Từ năm 1989, sau khi đã ổn định tình hình và tư tưởng đối với một bộ phận Tăng sĩ và Phật tử Khmer qua một số vụ việc liên quan đến tình hình an ninh chính trị trong vùng đồng bào Khmer
Trang 1BẠCH THANH SANG
HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC
VÙNG TÂY NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI - 2020
Trang 2BẠCH THANH SANG
HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC
VÙNG TÂY NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 9229009 (Cũ: 62220309)
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS LÊ VĂN LỢI
HÀ NỘI - 2020
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định
Tác giả
Bạch Thanh Sang
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1.1 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến dân tộc, tôn giáo vùng Tây
1.2 Nhóm công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về Phật giáo Nam
1.3 Nhóm công trình liên quan đến tổ chức Phật giáo và Hội Đoàn kết sư
1.4 Câu hỏi, giả thuyết và lý thuyết nghiên cứu 20 1.5 Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án 25
Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TÍNH
CHẤT, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI
2.1 Khái quát Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam Bộ 27 2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước vùng
2.3 Tính chất và chức năng, nhiệm vụ của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước
Chương 3: THỰC TRẠNG HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC
3.1 Thực trạng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ 63 3.2 Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 85
Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT
HUY VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU
4.1 Dự báo các xu hướng tác động đến Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng
4.3 Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò tích cực của Hội Đoàn
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
Trang 5BTSPG : Ban Trị sự Phật giáo
GHPGVN : Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Hội ĐKSSYN : Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước
MTDTGP : Mặt trận Dân tộc Giải phóng
MTDTGPMNVN : Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam PGNTK : Phật giáo Nam tông Khmer
PGNT : Phật giáo Nam tông
UBĐKCG : Ủy ban Đoàn kết Công giáo
UBND : Ủy ban nhân dân
UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
UBTWMTTQVN : Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trang 6Trang
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tiêu chí trong cộng đồng người Khmer 92
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tin theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống
xã hội.Năm 1963, cùng với phong trào cách mạng của Nhân dân miền Nam, phong trào yêu nước của Tăng, Ni, Phật tử đã bùng nổ thành phong trào Phật giáo rộng lớn ở miền Nam - Việt Nam Chính quyền Sài Gòn tiến hành đàn áp phong trào Phật giáo, càn quét, bắt giam Tăng, Ni và Phật tử yêu nước; đồng thời, cho lập nên Giáo hội Phật giáo Khemaranikay và Giáo hội Phật giáo Theravada nhằm thực hiện ý đồ chính trị; lừa mị quần chúng, khống chế Tăng, Ni, Phật tử nói chung, Tăng sĩ và Phật tử Khmer ở miền Nam nói riêng Trước tình hình diễn biến phức tạp, Khu ủy Tây Nam Bộ chủ trương
thành lập “Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước” trong cộng đồng người Khmer
vùng Tây Nam Bộ nhằm tập hợp, đoàn kết, vận động các Tăng sĩ và Phật tử Khmer ủng hộ, tham gia đấu tranh chống lại chính quyền tay sai, phản động ở miền Nam Năm 1964, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) khu Tây Nam
Bộ chính thức được thành lập và hoạt động với tư cách là tổ chức thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) Tiếp theo đó, các tổ chức Hội ĐKSSYN cấp tỉnh và cấp huyện lần lượt được hình thành và hoạt động dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp của Ban Khmer vận cùng cấp
Giai đoạn 1964 -1975, Hội ĐKSSYN đã tập hợp, đoàn kết được các vị Tăng sĩ và Phật tử Khmer tích cực tham gia các phong trào kháng chiến chống
Mỹ cứu nước Sự ra đời của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ được xem là một tất yếu của lịch sử, phản ánh sự khát vọng độc lập, thống nhất đất nước của các vị Tăng sĩ và Phật tử Khmer ở Nam Bộ Tính chất hoạt động của Hội ĐKSSYN trong giai đoạn này vừa là tổ chức chính trị, vừa là tổ chức xã hội của giới Tăng sĩ và Phật tử Khmer Hội ĐKSSYN hoạt động như một tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; nội dung và phương thức hoạt động chủ yếu là
Trang 8tuyên truyền, vận động Tăng sĩ và Phật tử Khmer tham gia, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
Sau giải phóng, Ban Chấp hành Trung đảng Lao động Việt Nam tiến hành
Hội nghị lần thứ XXVI bàn về “nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai
đoạn mới”; ngày 29/9/1975, Hội nghị thống nhất ban hành Nghị quyết số
247-NQ/TW; quyết định: “Giải thể Trung ương Cục miền Nam, giải thể các Khu ủy
ở cả hai miền…”; theo đó, Khu ủy Tây Nam Bộ cùng với các tổ chức trực thuộc
kết thúc nhiệm vụ lịch sử và chấm dứt hoạt động Tuy nhiên, do sự tồn tại
khách quan, Hội ĐKSSYN tại một số địa phương vẫn tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tập hợp Tăng sĩ và Phật tử Khmer tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đặc biệt là việc duy trì hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer (PGNTK) trong những năm đầu khi đất nước mới giải phóng
Năm 1981, thể theo nguyện vọng của đa số các vị chức sắc, Tăng, Ni và Phật tử cả nước, Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN); theo đó, mặc dù Hội ĐKSSYN khu Tây Nam Bộ đã chấm dứt hoạt động nhưng do một số địa phương vẫn còn duy trì tổ chức này nên đã đại diện cho PGNTK vùng Tây Nam Bộ tham gia thống nhất việc thành lập và tự nguyện hoạt động trong ngôi nhà chung của GHPGVN
Từ năm 1989, sau khi đã ổn định tình hình và tư tưởng đối với một bộ phận Tăng sĩ và Phật tử Khmer qua một số vụ việc liên quan đến tình hình
an ninh chính trị trong vùng đồng bào Khmer và vùng biên giới Tây Nam sau những năm mới giải phóng, thống nhất đất nước; đồng thời, nhận thức được vị trí, vai trò của Tăng sĩ Khmer nói chung; Hội ĐKSSYN nói riêng qua quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Ngày 18/4/1991, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) ban hành Chỉ thị
số 68-CT/TW về công tác ở vùng đồng bào Khơ-me, trong đó đề ra chủ trương: “lập Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước hoặc các hình thức tổ chức
Trang 9thích hợp để động viên và phát huy truyền thống yêu nước của sư sãi góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [13, tr.04].
Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư; đến nay, có 8/13 tỉnh, thành phố
vùng Tây Nam Bộ có chùa PGNTK đã củng cố, kiện toàn Hội ĐKSSYN
nhằm động viên và phát huy truyền thống yêu nước của Tăng sĩ và Phật tử Khmer góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong hoạt động tôn giáo, hầu hết các vị lãnh đạo Hội ĐKSSYN đều giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng trong hệ thống tổ chức của GHPGVN Do vậy, mối quan hệ phối hợp giữa Ban Trị sự Phật giáo (BTSPG) và Hội ĐKSSYN ở các địa phương diễn ra khá thuận lợi
Tuy nhiên, sau năm 1975, Đảng đã có chủ trương chấm dứt hoạt động Khu ủy Tây Nam Bộ và các tổ chức trực thuộc; trong đó, có tổ chức Hội
ĐKSSYN nhưng: “Tại sao Hội ĐKSSYN tại một số địa phương vẫn duy trì
hoạt động”? “Vì sao Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đề ra chủ trương lập Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước”? Hiện nay, có một số ý kiến cho
rằng: “Sự tồn tại của Hội ĐKSSYN có cần thiết không”? “Nếu tồn tại thì phải
như thế nào” ? “Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với Hội ĐKSSYN ra sao”? “Cần những giải pháp gì để Hội ĐKSSYN tiếp tục phát huy vai trò tích cực của mình” ?
Bên cạnh đó, do chưa có sự hướng dẫn thống nhất chung về Điều lệ và Quy chế hoạt động nên cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của Hội ĐKSSYN ở mỗi địa phương đều có sự khác nhau nhất định; trong đó, có sự chồng chéo lấn sân lẫn nhau trong hoạt động giữa BTSPG và Hội ĐKSSYN cùng cấp Vấn đề này, một mặt làm giảm sút vai trò của BTSPG gây ra những mâu thuận trong nội bộ Phật giáo; mặt khác cũng đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo Hoặc là, trong khi có các địa phương chưa lập Hội ĐKSSYN như: An Giang và các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ có PGNTK thì lại có ý kiến cho rằng cần thành lập hệ thống Hội ĐKSSYN trên cấp tỉnh để có sự chỉ đạo thống nhất hoạt động cho các cấp hội
Trang 10Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về “Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ” nhằm thống nhất nhận thức và quan điểm, qua
đó, có những giải pháp sát hợp để tiếp tục phát huy vai trò tích cực của loại
hình tổ chức “vừa có yếu tố dân tộc, vừa có yếu tố tôn giáo” trong đời sống
xã hội vùng Tây Nam Bộ là rất cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn theo chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm nâng cao chết lượng, hiệu quả công tác dân tộc, tôn giáo và công tác đối với tổ chức hội - hội quần chúng trong tình hình hiện nay
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích quá trình hình thành và phát triển; tính chất và thực trạng hoạt động của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ Luận án đề xuất các quan điểm, đưa ra một giải pháp; đồng thời kiến nghị nhằm phát huy vai trò tích cực của Hội ĐKSSYN trong đời sống xã hội vùng Tây Nam Bộ
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, Luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận, phương pháp và lý thuyết nghiên cứu
để vận dụng phân tích, luận giải, đánh giá vai trò của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ
Hai là, nghiên cứu sự hình thành và phát triển; tính chất, chức năng và
nhiệm vụ của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ trong quá trình lịch sử
Ba là, nghiên cứu thực trạng hoạt động của Hội ĐKSSYN vùng Tây
Nam Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay
Bốn là, đưa ra các quan điểm, đề xuất những giải pháp cơ bản và kiến nghị
nhằm phát huy vai trò tích cực của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộthời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 11Đối tượng nghiên cứu của luận án: Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng
Tây Nam Bộ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: các tỉnh/thành phố vùng Tây Nam Bộ có Hội Đoàn kết Sư
sãi yêu nước (cụ thể là: Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang)
- Thời gian: Từ năm 1991 đến năm 2019 (từ khi có Chỉ thị số 68-CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng - khóa VI)
4 Cơ sở lý luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về công tác dân tộc, tôn giáo; về công tác đối với các tổ chức hội - hội quần chúng Luận án xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược được thực hiện nhất quán trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam trên cơ sở kế thừa, phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng, đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các cá nhân yêu nước , người Việt Nam ở nước ngoài, kể cả những người đã lầm đường, lạc lối nhưng biết hối cải trở về với Nhân dân Đặc biệt là tư tưởng đoàn kết lương - giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã góp phần hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc Ngoài ra, luận án
có kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của các tác giả trong một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu
4.2 Cách tiếp cận
- Tiếp cận tôn giáo học: Nhìn nhận tôn giáo là hiện tượng xã hội, có tác
động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội và hiện nay, tôn giáo ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau.Mặt
Trang 12khác, vấn đề tôn giáo - dân tộc luôn gắn liền và là một trong những nhân tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định Vì thế, không một quốc gia nào không đặt
ra vấn đề phải nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo, công tác dân tộc; do vậy, khi nghiên cứu tôn giáo, ngoài phương pháp của bản thân ngành tôn giáo học thì phải kết hợp nhiều phương pháp của một số ngành khoa học khác; trong
đó, có ngành dân tộc học
- Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này giúp tìm hiểu hệ thống nội tại của
Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ cùng các chức năng tôn giáo và chức năng
xã hội của nó Giúp nhìn nhận Hội ĐKSSYN như một hệ thống động, giao thoa, tác động qua lại với các hệ thống khác, như: hệ thống chính trị, hệ thống giáo hội, hệ thống tổ chức xã hội
- Tiếp cận chính trị học: Nhìn nhận tôn giáo nói chung, PGNTK, Hội ĐKSSYN nói riêng và Nhà nước có quan hệ rất gắn bó trong quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tôn giáo cũng là những hình thái ý thức được lựa chọn để xây dựng mô hình nhà nước sao cho phù hợp với sự phát triển của quốc gia - dân tộc; phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại
- Tiếp cận lịch sử: Nhìn nhận Hội ĐKSSYN như một hiện tượng lịch sử,
có quá trình ra đời, quá trình vận động, biến đổi, tác động; có vai trò đối với cộng đồng người Khmer, đối với xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
- Tiếp cận dân tộc học: Giúp nhìn nhận Hội ĐKSSYN trong mối quan hệ
tộc người Khmer - Nam bộ
- Tiếp cận vùng: Tiếp cận vùng sẽ giúp nhìn nhận Hội ĐKSSYN gắn với
đặc trưng vùng địa lý với những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa và tộc người ở vùng Tây Nam Bộ Qua đó, nhận thức khách quan
về sự tồn tại của Hội ĐKSSYN trong đời sống xã hội ở vùng Tây Nam Bộ
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm phân tích mối quan hệ giữa đổi mới đường lối chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo; mối quan hệ giữa đời sống tôn
Trang 13giáo và chính sách tôn giáo; mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội qua công tác tôn giáo; mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: Phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch
sử, thống kê, so sánh, SWOT, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, dự báo, phương pháp chuyên gia, tọa đàm khoa học
Trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu thứ cấp về lịch sử và thực trạng của Hội
ĐKSSYN Phương pháp tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh, SWOT, điều
tra xã hội học được sử dụng để nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội ĐKSSYN; so sánh tương quan giữa các Hội ĐKSSYN của các địa phương Phương pháp dự báo được sử dụng nhằm dự báo các xu hướng tác động đến sự tồn tại và phát triển của Hội ĐKSSYN trong thời gian tới Phương pháp chuyên gia, tọa đàm khoa học được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác nhằm nghiên cứu các phương diện khác nhau của sự tồn tại
và phát triển của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ, cũng như quan điểm, giải pháp phát huy vai trò tích cực của tổ chức này trong công đồng người Khmer
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án khái quát được quá trình hình thành , đánh giá khách quan thực trạng và dự báo các xu hướng có tác động đến Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam
Bộ Qua đó, đưa ra các quan điểm, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò tích cực của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ Điểm mới của luận
án là những luận cứ khoa học, những chứng cứ thực tiễn đang đặt ra hiện nay
ở vùng Tây Nam Bộ cho thấy sự tồn tại của tổ chức “Hội Đoàn kết Sư sãi yêu
Trang 14ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự vùng Tây Nam Bộ - nơi có đông
đồng bào dân tộc Khmer theo PGNTK sinh sống
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Về lý luận
Luận án chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn từ khi có chủ trương thành lập - giải thể - (tồn tại khách quan) - củng cố, kiện toàn Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ; luận giải được tính chất hoạt động và dự báo các xu hướng tác động đến Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ, góp phần bổ sung vào nhận thức về vị trí, vai trò của tổ chức này trong quá trình lịch sử
6.2 Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đóng góp quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào tôn giáo nói chung; vùng Tây Nam Bộ - nơi có đông đồng bào Khmer theo PGNTK sinh sống nói riêng
7 Kết cấu của luận án
Ngoài lời cam đoan, mục lục, các chữ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo; luận án được kết cấu gồm 04 chương,
15 tiết
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 NHÓM CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÙNG TÂY NAM BỘ
Đối với công trình nghiên cứu có liên quan đến dân tộc, tôn giáo vùng
Tây Nam Bộ; nghiên cứu sinh tham khảm: Sách Tôn giáo - Tín ngưỡng của
các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long [20] Công trình dày 488 trang, gồm
7 chương; các tác giả đã trình bày được bức tranh tổng thể, với những nét cơ bản
về các tộc người ở đồng bằng sông Cửu Long; cũng như về tôn giáo, tín ngưỡng của từng tộc người cụ thể Trong chương II và III, các tác giả đề cập các vấn đề liên quan đến người Khmer ở Nam Bộ Đây là tài liệu góp phần rất lớn cho các nhà quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo vùng Tây Nam Bộ; hiểu hơn
về đồng bào dân tộc, hiểu hơn về các tôn giáo tránh xảy ra các xung đột sắc tộc
và xung đột tôn giáo như một số nước trong khu vực Đông Nam Á
Sách Miền Nam giữ vững thành đồng [38]; công trình dày 422 trang, tác giả Trần Văn Giàu đề cập đến sự ra đời của Liên minh các lực lượng dân tộc,
dân chủ và hòa bình Việt Nam; một tổ chức xã hội yêu nước có sự tham gia
đầy đủ của các thành phần xã hội, trong đó có tín đồ tôn giáo Hoạt động của
tổ chức này luôn sát cánh với MTDTGPMNVN, đấu tranh chống Mỹ cứu
nước với mục đích rất rõ ràng Kết quả hoạt động được Thông tấn xã Giải
phóng (03/05/1968) đánh giá rất cao; bên cạnh đó, Tạp chí Học tập (05/1968) xem sự ra đời của Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình là một biểu hiện của sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh
có nhận xét: “Việc thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa
bình là một thắng lợi to lớn của chính sách đại đoàn kết toàn dân chống Mỹ cứu nước” [38, tr.189]
Sách Cao Triều Phát - Nghĩa khí Nam Bộ [45] Công trình dày 245
trang, tác giả Phan Văn Hoàng giành 11 trang (136 -147) để khái quát các
Trang 16hoạt động của tổ chức yêu nước trong đạo Cao Đài qua hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gồm: Cao Đài Cứu Quốc, Cao Đài Liên Giao I và Cao Đài Liên Giao II Trong Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức để lãnh đạo chức sắc và tín đồ đạo Cao Đài các hệ phái góp phần vào công cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, cụ
Cao Triều Phát phát biểu: “Các Phật tử đã có Hội Phật giáo cứu quốc, các giáo
dân đã có Hội Công giáo kháng chiến Người Cao Đài chúng ta phải thành lập Hội Cao Đài cứu quốc, vì hiện nay cứu quốc là hành đạo, hành đạo là cứu quốc” [45, tr.140] Sau khi thành lập và chỉ trong một gian ngắn hoạt động, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã có lời khen: “Mười hai phái Cao Đài do cụ Cao Triều Phát
lãnh đạo luôn luôn cùng đồng bào toàn quốc hăng hái kháng chiến, Tổ quốc và Chính phủ sẽ nhớ công những người con trung thành” [45, tr.143]
Bên cạnh đó, trong đạo Cao Đài còn có tổ chức được thành lập từ năm
1991; qua bài viết Ban Qui ước các phái Cao Đài thành phố Cần Thơ - Một hình
thức phát huy truyền thống yêu nước của đồng bào đạo Cao Đài trong thời kỳ đổi mới [108] Tác giả Nguyễn Thị Ánh Ngà đã khái quát được quá trình hình
thành và phát triển; đồng thời, đánh giá kết quả hoạt động của Ban Qui ước các phái Cao Đài thành phố Cần Thơ góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các công trình này giúp nghiên cứu sinh nhìn nhận sự tồn tại của các tổ chức xã hội có yếu tố tôn giáo là khách quan và có tính lịch sử
Bài viết Đặc điểm của phong trào yêu nước phi vô sản ở Nam kỳ đầu thế
kỷ XX và vị trí của nó trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam
[18], tác giả Võ Văn Sen và Trần Nam Tiến đã phân tích các sự kiện liên quan đến phong trào chống Pháp của các Hội kín ở Nam kỳ và đưa ra nhận định:
Về mặt tư tưởng, phong trào Hội kín Nam kỳ thể hiện rõ tư tưởng yêu nước
qua khẩu hiệu “Phản Pháp phục Nam” và lời thề một lòng cứu nước, cứu dân
của những người gia nhập hội Yêu nước là tư tưởng chủ đạo, nó quy định mục đích và đối tượng đấu tranh của Hội kín Tuy nhiên, ngoài tư tưởng yêu nước thì tư tưởng phong kiến cũng rất đậm nét và mang đậm tư tưởng tôn
Trang 17giáo pha lẫn ma thuật với các lễ nghi thần bí, bùa chú được sử dụng phổ biến
Pháp thuật và bùa chú đóng vai trò như một thứ “vũ khí tinh thần”; đối với
những người lãnh đạo phong trào thì tư tưởng tôn giáo, ma thuật được dùng như một phương tiện để họ thực hiện mục đích cứu nước
Riêng đối với các công trình liên quan đến dân tộc Khmer: Trước năm
1975, vấn đề dân tộc Khmer ở Nam bộ - Việt Nam được nhiều nhà nghiên cứu người Pháp như: Barrault, Francois Martine, Louis Malleret, S Bernard Thierry…đặc biệt quan tâm nhưng họ chủ yếu nghiên cứu và đề cấp đến từng khía cạnh riêng biệt về lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc chùa, nghi lễ tôn giáo, sinh
hoạt dân gian, thơ ca dân gian Ngoài ra, còn có các công trình“Người Việt
gốc Miên” (1969) của Lê Hương và bản ghi chép “Chân lạp phong thổ ký”
của Châu Đạt Quan do Lê Hương dịch (1973) đã giới thiệu cơ bản về nguồn gốc, dân số, sinh hoạt, xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer Nam bộ - Việt Nam
Từ năm 1975 đến năm 1986, việc nghiên cứu liên quan đến người Khmer ở Nam bộ liên tục được chú trọng và đạt nhiều kết quả đáng quan tâm; trong đó phải kế đến tác giả Phan An, một trong những nhà nghiên cứu hàng
đầu về cộng đồng người Khmer ở Nam bộ như: “Vài khía cạnh dân tộc học về
người Khmer ở Việt Nam và Camphuchia” (1980); “Một số vấn đề kinh tế -
xã hội của vùng nông thôn Khmer Đồng bằng sông Cửu Long - Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long” (1984); “Dân tộc Khmer trong các dân tộc
ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam)”(1984); “Nghiên cứu người Khmer
ở đồng bằng sông Cửu Long”(1985) …Qua các công trình nghiên cứu, tác giả
đã chỉ rõ các mối quan hệ, những tương đồng và dị biệt giữa người Khmer ở Việt Nam và người Khmer ở Campuchia; đồng thời, chú trọng nghiên cứu về vấn đề dân tộc và tôn giáo của người Khmer ở Nam bộ trong quá trình cộng
cư với các dân tộc người khác trong khu vực
Trong giai đoạn này, tác giả Nguyễn Khắc Cảnh cũng có công trình
nghiên cứu về Loại hình công xã của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu
Trang 18Long [25]; tác giả giới thiệu các loại hình công xã của người Khmer dưới
nhiều góc độ khác nhau và xem đó là một đơn vị cư trú truyền thống của người Khmer, qua đó nghiên cứu về cấu trúc và chức năng, về những biến động trong lịch sử Theo đó, phum là một tập hợp người Khmer dựa trên mối quan hệ huyết thống là chính, còn sóc là một tập hợp người dựa trên cùng cư trú trên một địa vực nhất định Sóc truyền thống của người Khmer ở Nam Bộ mang tính cộng đồng của một công xã nông thôn của cư dân canh tác lúa nước ở vùng châu thổ sông Cửu Long Việc nghiên cứu loại hình công xã của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy rõ hơn những đặc điểm
về tổ chức xã hội truyền thống của người Khmer
Sau năm 1986, những công trình nghiên cứu của người nước ngoài về dân tộc Khmer ở Nam bộ rất hạn chế nhưng công trình của các tác giả ở trong
nước thì đa dạng và phong phú; trong đó, phải kể đến sách Quá trình phát
triển dân cư và dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long từ Thế kỷ thứ XV đến thế
kỷ thứ XIX; sau đó là Vấn đề dân cư và dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long
(Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long) [32] Tác giả Mạc Đường đã
khái quát quá trình hình thành các tộc người Việt, Khmer, Hoa và Chăm; đồng thời, làm rõ đặc điểm các cộng đồng tộc người này ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm làm cơ sở nghiên cứu những đặc trưng riêng của từng tộc người, của các cộng đồng dân cư trong vùng sinh thái nhân văn cụ thể Ngoài
ra, còn có nhiều công trình của các tác giả: Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Đinh Văn Liên, Phan Thị Yến Tuyết, Lâm Văn Tòng, Nguyễn Xuân Nghĩa,
Đỗ Khắc Tùng, Thạch Voi, Huỳnh Ngọc Trảng, Sorya, Văn Công Chí, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo…
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, tác giả Nguyễn Thuận Quý có công
trình nghiên cứu về Quan hệ tộc người của người Khmer ở hai bên biên giới
Việt Nam - Campuchia (khu vực Tây Nam Bộ) [87], công trình dày 145 trang
đã phân tích sâu mối quan hệ tộc người của người Khmer khu vực biên giới Tây Nam Bộ được biểu hiện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa thông
Trang 19qua những trục quan hệ: Với Quốc gia - Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; với các tộc người cận cư (tộc người đa số và các tộc người thiểu số khác); với người đồng tộc (nội tộc và xuyên biên giới) Đồng thời, tác giả phân tích ý thức và hành động của người Khmer đối với quốc gia - Tổ quốc Việt Nam như: Việc chấp hành tốt chính sách, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước; có ý thức
là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện nghĩa vụ của công dân…Việc phân tích các mối quan hệ dân tộc và tộc người khu vực biên giới Tây Nam Bộ; tác giả nhận định có xu hướng cố kết, đoàn kết sâu sắc nhưng mối quan hệ này ít nhiều còn chịu ảnh hưởng từ quốc gia láng giềng và một số nước lớn chi phối Quá trình cộng cư của các tộc người ở khu vực biên giới Tây Nam Bộ đã giúp các tộc người có sự giao thoa văn hóa vật chất và tinh thần, là sợi dây liên kết giúp các tộc người xích lại gần nhau, siết chặt tình đoàn kết giữa các tộc người cùng cư trú ở vùng biên cương Tuy nhiên, với đặc trưng đa tộc người, đa tôn giáo thì vùng Tây Nam Bộ vẫn còn nhiều nguy cơ mất ổn định do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị đề xuất góp phần cho việc quản lý nhà nước
về công tác dân tộc được hiểu quả hơn
Qua các công trình như đã nêu trên, có thể thất rõ tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở vùng Tây Nam Bộ, nhất là những vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo
1.2 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU MANG TÍNH CHUYÊN SÂU
VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER
Nhóm công trình này, nghiên cứu sinh tham khảo: Sách Phật giáo
Khmer Nam bộ (Những vấn đề nhìn lại) [26] Đây là công trình mang tính
chuyên đề nghiên cứu sâu về PGNTK ở Nam Bộ, tác giả Nguyễn Mạnh Cường khái quát được lịch sử hình thành và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, quá trình hình thành tộc người Khmer ở khu vực Đông Nam Á, người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, mối quan hệ giữa người Môn với người Khmer; đề cập đến quá trình du nhập và phát triển của Phật
Trang 20giáo trong vùng đồng bào Khmer ở Nam bộ; những triết lý Phật giáo và kinh
kệ mà người Khmer đã thực hành trong hành đạo; đề cập đến vai trò của trường chùa đối với đời sống giáo dục, văn hóa Khmer, vai trò của Tăng sĩ Khmer đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của người Khmer, vai trò của Phật giáo trong quản lý cộng đồng phum sóc, vai trò của chùa trong đời sống người Khmer và một số nghi thức tụng niệm kinh kệ trong PGNTK Qua
đó, tác giả cũng đưa ra những định hướng và những đề xuất các chủ trương, chính sách phù hợp với tâm tư, nguyện vọng với đồng bào Khmer
Luận văn Biến đổi trong đời sống văn hóa của tu sĩ Phật giáo Nam tông
Khmer tỉnh Kiên Giang (từ sau năm 1986 đến nay)[102] Tác giả Danh Út đã
trình bày đời sống văn hóa của Tăng sĩ Khmer ở Kiên Giang trước năm 1986
trên các lĩnh vực về văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử
Đặc biệt, trong văn hóa tổ chức, tác giả đã trình bày và mô tả được các loại hình tổ chức truyền thống trong PGNTK gồm: Wên (một tổ chức trong Phật tử), Ban Quản trị chùa, Hội Mêkon, Hội ĐKSSYN Đặc biệt, công trình đã trình bày được các hoạt động của Tăng sĩ Khmer trong các mối quan hệ xã hội giúp nghiên cứu sinh có cở sở đánh giá các hoạt động tôn giáo trong đời sống xã hội
Luận văn Công tác vận động sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay [68] Tác giả Kiên Ngọc Khánh trình bày được
đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán, tín ngưỡng; truyền thống đoàn kết yêu nước của các vị Tăng sĩ và Phật tử Khmer; tình hình PGNTK và thực trạng công tác vận động quần chúng trong giới Tăng sĩ Khmer hiện nay Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc tổng kết thực tiễn và đề xuất một số giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động, tranh thủ các vị Tăng sĩ Khmer trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong thời gian tới
Ngoài ra, còn có nhiều công trình, bài viết đăng tải trên các tạp chí như: Bài viết: “Phật giáo tiểu thừa Khmer ở vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu
Trang 21Long: chức năng xã hội truyền thống và động thái xã hội” của tác giả Nguyễn
Xuân Nghĩa in trong Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5 (2003) Tác giả luận
giải về thời gian du nhập Phật giáo Nam tông vào vùng đồng bằng sông Cửu Long; trình bày những nghi thức thờ cúng cũng như những sinh hoạt tinh thần của cộng đồng người Khmer; bên cạnh đó, tác giả thống kê được số Tăng sĩ Khmer từ năm 1974 đến năm 1984 Bài viết “Phật giáo trong đời sống của
người Khmer Nam Bộ” của Phan An in trong Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo,
số 5 (2003) Tác giả nghiên cứu sâu về chức năng, vai trò của chùa và các Tăng sĩ Khmer trong đời sống của cộng đồng người Khmer
1.3 NHÓM CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC PHẬT GIÁO VÀ HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC
Riêng đối với nhóm công trình này, nghiên cứu sinh tham khảo một số
công trình và các tài liệu như sau: Sách Phật giáo sử [112] Công trình dày
464 trang có đề cập đến 02 tổ chức xã hội có yếu tố tôn giáo gồm: “Hội
Chúng cư sĩ” và“Hội Phật giáo Đại Bồ Đề” Hội Chúng cư sĩ là tổ chức có
nhiều cư sĩ được xem là những vị pháp tu sĩ lỗi lạc biết đem tài sản, của cải ra cứu tế; Hội Phật giáo Đại Bồ Đề là tổ chức do ông Sri D M Dhammapala thành lập nhằm khởi động phong trào phục hưng văn hóa dân tộc và Phật giáo Tuy tác giả không đề cập đến cơ chế hoạt động nhưng đây là tổ chức có yếu tố tôn giáo được hình thành từ rất sớm ở quốc gia có Phật giáo Nam tông
Sách Về sự ra đời của các tổ chức Phật giáo ở miền Nam Việt Nam, giai
đoạn 1951-1954 [76]; tác giả Dương Thanh Mừng phân tích và trình bày khác
rõ về sự ra đời, cơ cấu tổ chức và một số kết quả hoạt động của Hội Phật học Nam Việt và Hội Tăng già Nam Việt Tuy đây là tổ chức đoàn thể tôn giáo nhưng hai tổ chức này đã luôn giữ vai trò nòng cốt trong các hoạt động chấn hưng, cũng như trong cuộc đấu tranh để giữ vững sự vẹn toàn của Đạo pháp trước Pháp nạn năm 1963 tại miền Nam - Việt Nam
Sách Maha Sơn Thông - cách mạng là sự nghiệp cả cuộc đời [11] Công
trình dày 88 trang, tập trung giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng
Trang 22của Maha Sơn Thông Ông đã sớm giác ngộ cách mạng khi bản thân còn khoác trên mình chiếc áo “càsa” (xuất gia từ năm 13 tuổi) Ông chính là người
đề xuất việc thành lập Hội ĐKSSYN với Khu ủy Tây Nam Bộ và được Ban Thường vụ Khu ủy Tay Nam Bộ nhất trí tán thành Năm 1994, Hội ĐKSSYN khu Tây Nam Bộ được thành lập; cố Hòa thượng Thạch Som ở chùa Ô Mịch được suy cử làm Hội trưởng Việc thành lập Hội ĐKSSYN chứng minh thêm rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã khơi dậy trong mọi tầng lớp Nhân dân tinh thần yêu nước mãnh liệt Mặc dù, công trình chưa miêu tả một cách chi tiết quá trình hình thành và kết quả hoạt động nhưng cũng giúp nghiên cứu sinh biết được ai là người khởi xướng hình thành Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ nhằm tập hợp, đoàn kết Tăng sĩ và Phật tử Khmer tham gia phong trào giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
Sách Phật giáo trong cộng đồng người Việt ở Nam bộ Việt Nam, từ thế
kỷ XVII đến 1975 [72] Công trình dày 125 trang gồm 03 phần Tác giả Trần
Hồng Liên giành riêng phần 03 để viết về PGNT của người Khmer ở Nam Bộ; trong đó, có đề cập đến kết quả hoạt động của Hội ĐKSSYN qua trích dẫn bài tham luận của Hòa thượng Dương Nhơn in trong Kỷ yếu Hội nghị Đại
biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam (ngày 4-7/11/1981); với nội dung: Trong
phong trào đấu tranh chống Mỹ cứu nước của các vị sư sãi càng lên cao, đến mùa Thu năm 1964, Hội Sư sãi yêu nước miền Tây Nam Bộ đã ra đời, do Đại đức Thạch Som làm Hội trưởng, là một tổ chức đoàn kết rộng rãi với các tôn giáo, dân tộc anh em, đấu tranh vì lợi ích của tổ quốc và Nhân dân Có thể nói Hội Sư sãi yêu nước miền Tây Nam Bộ là sản phẩm trong sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ cứu nước của đồng bào Khmer và sư sãi nói chung
Đề tài khoa học cấp bộ Vai trò của chùa Khmer đối với đời sống văn hóa
của đồng bào Khmer Nam Bộ [104] Công trình tuy dày chỉ 64 nhưng nhóm
tác giả đã trình bày khái quát đặc điểm và phân tích khá sâu về vai trò của PGNTK; trong đó có vai trò của Hội ĐKSSYN đối với cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ; nhóm tác giả có đề ra một số kiến nghị đối với Hội
Trang 23ĐKSSYN nhằm tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong đời sống xã hội vùng Tây Nam Bộ
Đề tài khoa học cấp bộ: Truyền thống đấu tranh cách mạng của đồng
bào Khmer Nam bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 1975) [103] Công trình dày 112 trang, có đề cập đến việc thành lập các tổ
(1939-chức mang tính xã hội trong cộng đồng người Khmer dưới sự lãnh đạo của Đảng như: Hội Cao Miên tự do, Hội Isarắk hoặc Hội Ủng hộ Isarăk, Ban Khmer vận, Mặt trận Sư sãi yêu nước, đội võ trang tuyên truyền liên quân Miên - Việt nhằm tập hợp Tăng sĩ và Phật tử Khmer tham gia, ủng hộ phong trào cách mạng tại các địa phương Công trình trình bày khá đầy đủ và chi tiết các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, bất công có sự tham gia của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ nhằm bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc
Ngày 20/5/2013, Ban Dân vận Trung ương ban hành Kế hoạch số
26-KH/BDVTW về việc khảo thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội Đoàn kết
Sư sãi yêu nước trong Phật giáo Nam tông Khmer; với tư cách là cán bộ của
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, nghiên cứu sinh cũng có điều kiện trực tiếp khảo sát và tiếp cận được các báo cáo chuyên đề về thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội ĐKSSYN tại 08 địa phương có PGNTK vùng Tây Nam Bộ Cụ thể, nghiên cứu sinh trực tiếp khảo sát và tham khảo các báo cáo chuyên đề của các Ban Dân vận Tỉnh ủy/Thành ủy: (1) Cần Thơ (số 134, ngày 4/7/ 2013), (2)
An Giang, (số 131, ngày 20/6/2013), (3) Bạc Liêu (số 133, ngày 01/7/2013), (4) Hậu Giang (số 228, ngày 26/06/2013), (5) Kiên Giang (số 145, ngày 20/6/2013), (6) Sóc Trăng (số 186, ngày 27/06/2013), (7) Trà Vinh (số 23, ngày 11 /7/2013), (8) Vĩnh Long (số 35, ngày 28/06/2013), (9) Cà Mau (ngày 20
/5/2014) về thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội ĐKSSYN trong PGNTK
Qua đó, giúp nghiên cứu sinh tham khảo được lịch sử hình thành và phát triển; thực trạng hoạt động của Hội ĐKSSYN và một số đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò tích cực của Hội ĐKSSYN của từng địa phương
Trang 24Mặc dù, đây là công trình và kết quả nghiên cứu mang tính rời rạc nhưng đã giúp nghiên cứu sinh có sự hình dung nội dung tổng thể cần đạt được trong luận án Một năm sau đó, Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo
Tây Nam Bộ tổ chức buổi tọa đàm: Tổ chức và hoạt động của Hội Đoàn kết
sư sãi yêu nước trong Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giải pháp
vào ngày 20/5/2014 tại Cần Thơ Trong tài liệu tọa đàm có các tham luận của Ban Dân vận Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ban Dân vận và các cơ quan quản lý Nhà nước về dân tộc, tôn giáo của 09 tỉnh, thành có đông người Khmer vùng Tây Nam Bộ có đề cập trực tiếp đến vị trí, vai trò của Hội ĐKSSYN; đồng thời, đề xuất ý kiến nhằm kiện toàn và phát huy vai trò của Hội ĐKSSYN trong tình hình hiện nay là cần thiết Qua buổi tọa đàm, nghiên cứu sinh có dịp nghe nhiều ý kiến phát biểu của các đại biểu làm công tác quản lý nhà nước, các đại biểu trong cấp ủy am hiểu về vấn đề Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ
Song song đó, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh triển khai thực
hiện Đề án Tổng thể về chính sách đối với Phật giáo Nam tông Khmer và
đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Nghiên cứu sinh đã có dịp tham khảo Kỷ yếu hội thảo khoa học với đề tài
nhánh: “Chính sách đối với tổ chức, hội đoàn, chức sắc, nhà tu hành, cơ sở
thờ tự của Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam Bộ” do PGS.TS Hoàng
Minh Đô (chủ nhiệm) [52] Kỷ yếu đề tài dày 389 trang, tập hợp được 17 bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý về công tác dân tộc, tôn giáo đầu ngành Đây là tài liệu có các bải viết nghiên cứu sâu về vùng đất, cư dân, về các thể chế chính trị trong lịch sử; về tình hình tôn giáo trong cộng đồng người Khmer Ngoài ra, các tác giả cũng đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết và đưa ra những giải pháp góp phần để bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với tổ chức, hội đoàn, chức sắc, nhà tu hành, cơ sở thờ tự của PGNTK và đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ
Trang 25Bên cạnh đó, đối với các công trình nghiên cứu về Hội ĐKSSYN;
nghiên cứu sinh cũng có bài viết: Phát huy vai trò của Hội Đoàn kết sư sãi
yêu nước trong Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam Bộ trên con đường hội nhập và phát triển hiện nay [109] Qua đó, nghiên cứu sinh cũng đã khái
quát được lịch sử hình thành và phát triển; thực trạng về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ Đồng thời, có đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò tích cực của Hội ĐKSSYN đối với cộng đồng người Khmer vùng Tây Nam Bộ trong thời gian tới
Tác giả Nguyễn Hồng Dương có 02 bài viết: Thực trạng tình hình và
thực hiện chính sách đối với Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước [52] và Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước một tổ chức gắn đạo với đời của Phật giáo Nam tông Khmer Việt Nam [107] Qua hai bài viết, tác giả đề cập khá chi tiết về mô hình tổ chức
và có những đánh giá kết quả hoạt động của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ; qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Hội ĐKSSYN trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Luận văn Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước trong đời sống văn hóa của
người Khmer tỉnh Sóc Trăng [97] Công trình được kết cấu gồm 03 chương,
10 tiết Tác giả Thạch Thanh Tùng tập trung tìm hiểu vai trò của Hội ĐKSSYN trong đời sống văn hóa cộng đồng người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng; đồng thời, khẳng định vai trò của Hội ĐKSSYN trong việc kêu gọi, dẫn dắt Phật tử Khmer đề cao cảnh giác với âm mưu chia rẽ tình đoàn kết các dân tộc, đồng lòng đồng sức xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no và thật sự là trung tâm đoàn kết trong giới Tăng sĩ và Phật tử Khmer nói riêng; tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói chung
Tóm lại, dưới những góc nhìn khác nhau, các tác giả đã khái quát được bức tranh khá toàn diện về các tổ chức Phật giáo nói chung, Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ nói riêng Tuy nhiên, qua các công trình của các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu mang tính chuyên sâu đối với Hội ĐKSSYN - tổ chức đặc thù của giới Tăng sĩ và Phật tử Khmer vùng Tây Nam Bộ Do vậy, còn
Trang 26nhiều khoảng trống cần bổ sung, hoàn thiện để tiếp tục làm rõ đối với loại
hình tổ chức xã hội “vừa có yếu tố dân tộc, vừa có yếu tố tôn giáo”, hiện
đang tồn tại trong cộng đồng người Khmer vùng Tây Nam Bộ góp phần vào công tác lý luận về vấn đề dân tộc, tôn giáo gắn với công tác đối với tổ chức hội - hội quần chúng ở nước ta trong tình hình hiện nay Cụ thể, các công trình chưa nghiên cứu sâu để làm rõ bối cảnh lịch sử; quá trình hình thành, tồn tại và phát triển; chưa nghiên cứu sâu về mô hình, tổ chức và hoạt động; chưa đánh giá một cách cụ thể về thực trạng và kết quả hoạt động của Hội
ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ qua các thời kỳ lịch sử
1.4 CÂU HỎI, GIẢ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Một là, Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ có vị trí, vai trò như thế nào và
hiện nay, tổ chức này có cần thiết tồn tại hay không?
Hai là, nếu Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ tiếp tục tồn tại thì cần giải
quyết những vấn đề tồn tại gì ?
Ba là, cần những quan điểm và giải pháp gì để Hội ĐKSSYN vùng Tây
Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong đời sống xã hội?
1.4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Với những vấn đề cần tiếp tục làm rõ đối với Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ, luận án đưa ra một số giả thuyết để nghiên cứu như sau:
Một là, trải qua quá trình phát triển gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, Hội
ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ đã có những đóng góp tích cực cho khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Phải chăng sự tồn tại của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ hiện nay là cần thiết?
Hai là, phải chăng cơ cấu tổ chức, hoạt động của Hội ĐKSSYN vùng
Tây Nam Bộ dần ổn định và đi vào nề nếp? Việc phát huy vai trò của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ trong đời sống xã hội còn hạn chế nhất định?
Ba là, để tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò tích cực của Hội ĐKSSYN
vùng Tây Nam Bộ trong đời sống xã hội Phải chăng các cấp ủy Đảng,
Trang 27Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và GHPGVN cần thống nhất quan điểm và tiến hành đồng bộ các giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức bộ máy, cơ chế, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng… phù hợp với điều kiện thực tiễn vùng Tây Nam Bộ đáp ứng đời sống xã hội của đồng bào Khmer hiện nay?
1.4.3 Lý thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết cấu trúc - chức năng: Lý thuyết cấu trúc - chức năng gắn
liền với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng như: A Comte (1798-1857),
H Spencer (1820-1903), E Durkheim (1858-1917), T Parsons (1902-1979),
R Merton (1910-2003), P Blau (1918-2002) Họ coi xã hội như một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành phần có những chức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định
Lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu tôn giáo” [02], tác giả Phạm Minh
Anh cho rằng: (1) Mọi hệ thống đều bao gồm các yếu tố có quan hệ chặc chẽ với
nhau và mạng lưới các mối quan hệ đó tạo thành cấu trúc của hệ thống; (2) Mỗi yếu tố của hệ thống, đến lượt nó, đều có thể là một hệ thống con (tiểu hệ thống)
và dưới tiểu hệ thống lại có những hệ thống nhỏ hơn nữa; (3) Mọi hệ thống đều
có mối quan hệ mật thiết với môi trường cảnh quan xung quanh chúng
Các tác giả của thuyết chức năng đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà từng bộ phận có chức năng nhất định, góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững Sự biến đổi chức năng của từng bộ phận sẽ kéo theo sự biến đổi của cấu trúc của cả chỉnh thể xã hội Thuyết cấu trúc - chức năng không chỉ lý giải và đưa ra cách giả quyết các chức năng tích cực mà cả mặt tiêu cực của nó
Ngoài ra nó còn tập trung vào sự cân bằng giữa các chức năng và phi chức năng cũng như nhấn mạnh vai trò của trạng thái cân bằng động trong sự
biến đổi cấu trúc xã hội Mặt khác, “ Vì chức năng đích thực của tôn giáo là
gắn kết cá nhân và nhóm xã hội - đoàn kết cộng đồng dựa trên nền tảng niềm
Trang 28tin tôn giáo, làm cho họ hoạt động một cách tự tin và giúp cho họ sống theo quan niệm của họ” [02, tr.113]
Khi nghiên cứu tôn giáo dưới cách tiếp cận lý thuyết này sẽ giúp nghiên cứu sinh thấy rõ tôn giáo là tiểu hệ thống trong hệ thống xã hội; tuy nhiên, thuyết chức năng - cấu trúc thường hay tính đến chức năng mà ít đề cập đến vấn đề loạn chức năng, nhấn mạng sự tồn tại, thống nhất mà ít đề cập đến sự biến đổi, xung đột Vận dụng quan điểm này để thấy rằng sự tồn tại của tổ chức tôn giáo nói chung, của tổ chức xã hội có yếu tôn giáo nói riêng có vai trò nhất định đối với cộng đồng tín đồ; sự tồn tại của Hội ĐKSSYN trong cộng đồng người Khmer vùng Tây Nam Bộ là tất yếu và khách quan
- Lý thuyết thế tục hóa: Thuật ngữ thế tục hoá được sử dụng lần đầu
trong Hòa ước Wessphalie (1648) để chỉ việc giáo hội chuyển giao tài sản cho các thế lực trần tục Thế tục hóa là kết quả của cuộc đấu tranh đòi tách tôn giáo ra khỏi chính trị, giải phóng Nhà nước ra khỏi Nhà thờ Nói cách khác, thế tục hóa là tiến trình đưa tôn giáo ra khỏi lĩnh vực công, cả Nhà nước lẫn
xã hội, để khoanh lại trong lĩnh vực tư, nghĩa là trong đời sống tinh thần cá nhân Quá trình thế tục hóa diễn ra có sự khác nhau giữa các tôn giáo, giữa các quốc gia và châu lục Hiện nay, thuật ngữ thế tục hóa nói lên những thay đổi bên trong của các giáo hội tôn giáo Nội dung cơ bản của thế tục hoá được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất ở các đặc điểm như sau:
Một là, thế tục hóa biểu hiện trong cuộc đấu tranh của một bộ phận tiến
bộ trong từng tôn giáo muốn xoá bỏ những điểm lỗi thời trong giáo lý, những khắt khe trong giáo luật, muốn tiến tới sự đoàn kết giữa các tín đồ tôn giáo và
không tôn giáo; Hai là, thế tục hoá còn biểu hiện ở chỗ con người dường như
ra khỏi tôn giáo nhất định nhường lại một tâm thức tôn giáo bàng bạc; Ba là,
thế tục hóa biểu hiện ở các nước công nghiệp nhất là với bộ phận dân cư thành thị và tầng lớp thanh niên vai trò của tôn giáo bị giảm đi Sự quyết định đời sống chủ yếu dựa vào bản thân chứ không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc
Trang 29vào đấng siêu nhiên; Bốn là, những hành vi nhập thế của mọi tôn giáo bằng
cách tham gia vào những hoạt động trần tục phi tôn giáo nhằm cứu thế
Nhìn chung, thế tục hoá xoay quanh ba vấn đề cơ bản là quá trình chuyên môn hoá, duy lí hoá và nhập thế, trong đó nhập thế là quá trình xoay chuyển các quan tâm của con người từ các lĩnh vực tôn giáo đến các nhu cầu trần thế Ngoài ra, trong những năm gần đây, có một số quan điểm mới về thế tục hóa cho rằng:
Lý thuyết thế tục hóa được hình thành và lý giải hiện tượng trong bối cảnh ở Châu Âu nhưng tác động của chủ nghĩa cá nhân và lý tính cũng khác nhau ở xã hội này Nhìn chung ở Châu Âu, trong khi
có sự phát triển về mặt kinh tế và chính trị thì tôn giáo đã mất đi ảnh hưởng công cộng và vai trò xã hội Thế tục hóa trở thành một hậu
quả không tránh khỏi được của quá trình hiện đại hóa [82, tr.25]
Vận dụng lý thuyết thế tục hóa để luận giải về sự giảm dần Tăng sĩ và một bộ phận người Khmer chuyển đổi niềm tin tôn giáo là xu thế chung trong thế giới hiện đại Và nếu như khẳng định PGNTK là tôn giáo truyền thống và
là thành tố chủ yếu trong bản sắc văn hóa của người Khmer ở Việt Nam thì rất cần những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện để đồng bào Khmer giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình; trong đó, vai trò của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ đóng vai trò quan trọng
- Lý thuyết mâu thuẫn (thuyết xung đột): Lý thuyết mâu thuẫn gắn liền với
tên tuổi của hai nhà triết học: C Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895)
Lý thuyết này nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột và biến đổi xã hội Luận điểm góc của thuyết này là sự khang hiếm nguồn lực, bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực, quyền lực và sự phân công lao động nên quan hệ giữa các cá nhân, nhóm xã hội luôn trong trạng thái mâu thuẫn, cạnh tranh, xung đột lẫn nhau Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì toàn bộ phát triển xã hội từ buổi đầu văn minh đến nay diễn ra trong sự mâu thuẫn thường xuyên và chính là sự mâu
Trang 30thuẫn, đấu tranh là nguồn gốc, động lực của sự biến đổi phát triển xã hội Tôn giáo như là một hiện tượng xã hội phức tạp, đa dạng, gắn liền với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Bản chất của tôn giáo có tính chất hai mặt, vừa là biểu hiện của thế giới hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại thế giới đó Trong đời sống xã hội có nhiều loại mâu thuẫn, có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng; tuy các nhà khoa học chưa đưa ra khái
niệm mâu thuẫn xã hội - tôn giáo nhưng qua bài viết: Lý thuyết xã hội học trong
nghiên cứu tôn giáo của tác giả Phạm Minh Anh cho thấy: “Lý thuyết mâu thuẫn nhìn nhận xã hội - tôn giáo về cơ bản luôn có sự chia rẽ, mâu thuẫn và xung đột giữa các cá nhân hoặc nhóm xã hội - tôn giáo khác nhau” [02, tr.114]
Bên cạnh đó, bài viết: Những biểu hiện mới của vấn đề tôn giáo - dân
tộc trong tình hình hiện nay của tác giả Đỗ Quang Hưng đăng trong Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, (số 02/2003) cũng đã đề cập đến học thuyết của ông
Samuel Hungtinton trong công trình nghiên cứu “Xung đột các nền văn minh” nhưng đến nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cải, khi ông ta đưa ra luận đề: Sau
chiến tranh lạnh, xung đột ý thức hệ đã nhường bước cho kỉ nguyên các xung đột sắc tộc, tôn giáo, xung đột các nền văn hóa, văn minh và khi đi tìm
nguyên nhân xung đột sắc tộc, người ta thường nghỉ đến ba lý do:
Một là, các truyền thống văn hóa và di sản lịch sử dễ khơi dậy những
“mối hận thù trong lịch sử”; Hai là, những mâu thuẫn, căng thẳng về kinh tế
- xã hội, hậu quả của hiện đại hóa và phát triển không đồng đều đã nhen nhóm
tư tưởng bạo lực giữa các nhóm sắc tộc; Ba là, sự bất ổn về chính trị và “các
nhà nước bất lực”, đã tạo ra thế “tiến thoái lưỡng nan về an ninh”, giữa các
nhóm sắc tộc và nó thường bị các thế lực chính trị đầy tham vọng khai thác Ngoài ra, tác giả Đỗ Quang Hưng còn đưa ra một lý luận khá thuyết
phục nảy sinh trong xung đột là: cái cốt lõi của di sản lịch sử và những “hận
thù lịch sử” chính là truyền thống tôn giáo - văn hóa và những kí ức về xung
đột xa xưa Tóm lại, các mâu thuẫn, xung đột dân tộc/sắc tộc, tôn giáo trên thế giới rất phức tạp, căng thẳng, gây ra nhiều hậu quả hết sức nặng nề; không chỉ
Trang 31làm suy yếu các lực lượng cách mạng và tiến bộ, mà còn làm các quốc gia bị chia rẽ, phân lập, chìm trong nội chiến kéo dài
Tóm lại, mâu thuẫn, xung đột xã hội là các quan hệ và quá trình xã hội
mà ở đó có thể phân biệt hai hay nhiều cá nhân, nhóm có quyền lợi đối lập nhau trong những cách giải quyết vấn đề nhất định Vận dụng khung lý thuyết này để luận giải nhìn nhận xã hội - tôn giáo về cơ bản luôn có sự chia rẽ, mâu thuẫn và xung đột giữa các cá nhân hoặc nhóm xã hội - tôn giáo khác nhau Mâu thuẫn là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong đời sống xã hội, là thuộc tính vốn có của quá trình phát triển Nắm được quy luật này, giải quyết, giải tỏa và quản lý xung đột xã hội - tôn giáo theo xu hướng phát triển khách quan thì mâu thuẫn, xung đột xã hội - tôn giáo không sinh ra những điểm nóng tôn giáo hoặc điểm nóng chính trị, xã hội - tôn giáo
1.5 MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Thuật ngữ “Hội”: Công trình Vai trò của các hội trong đổi mới và phát
triển đất nước [86], nhóm tác giả đã đưa ra các văn bản và các công trình đã
nghiên cứu nhằm thống nhất cách hiểu của khái niệm về hội Theo đó, trên cơ
sở phân tích các dấu hiệu về tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, hệ thống tổ chức, phương thức hoạt động nhiều nhà khoa học thống nhất với nhau cách hiểu khái niệm về hội như sau: Hội là những tổ chức tự nguyện của quần chúng; là nơi tập hợp đông đảo người cùng ngành nghề, hoặc cùng giới, hoặc cùng sở thích cùng góp kiến thức, sức lực và hành động một cách thường xuyên để đạt một mục đích nào đó, do những người tự nguyện sáng lập đề ra, mục đích đó không trái với lợi ích của quốc gia - dân tộc; không vụ lợi và trong khuôn khổ pháp luật
Thuật ngữ “dân tộc Khmer” là một trong 54 dân tộc Việt Nam; nghiên cứu
sinh sử dụng từ “Khmer” theo tinh thần của Chỉ thị 117/CT-TW ngày 29/9/1981 Nếu trong luận án có sử dụng dân tộc “Khơ-me” (do trích dẫn nguyên văn của
các tác giả) thì cũng được hiểu là dân tộc “Khmer”; điều đó có nghĩa: dân tộc
“Khơ-me” và “Khmer” là cùng một tộc người ở Việt Nam
Trang 32Thuật ngữ “Phật giáo Nam tông” là dùng để chỉ một trong 02 hệ phái: Bắc tông và Nam tông “Phật giáo Nam tông Khmer” là Phật giáo Nam tông
của người Khmer ở Nam bộ, phân biệt với Phật giáo Nam tông của người Kinh ở Việt Nam
Thuật ngữ “Sư sãi”: Sư sãi là người xuất gia (tu sĩ) theo hệ phái Nam
tông thực hành tôn giáo trong vùng đồng bào Khmer theo cách gọi phổ thông
nhưng người Khmer thường gọi người xuất gia là: “Presh Song” (tạm dịch là:
Tăng sĩ) hoặc gọi thông dụng hơn là: “Lốt Soong” (gọi theo người Kinh là
“Lục” hoặc “Sư”) Tuy nhiên, trong luận án, nghiên cứu sinh thống nhất sử
dụng thuật ngữ “Tăng sĩ” thay cho thuật ngữ “Sư sãi”; nếu trong luận án có
xuất hiện thuật ngữ “Sư sãi” do trích dẫn nguyên văn thì cũng được hiểu là
“Tăng sĩ” và ngược lại
Thuật ngữ “Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước” là tổ chức xã hội của giới
Tăng sĩ và Phật tử Khmer; là thành viên của Mặt trận Tổ quốc; Hội hoạt động chủ yếu là tuyên truyền, vận động Tăng sĩ và Phật tử Khmer ủng hộ, tham gia phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thuật ngữ “Vùng”: Vùng là thuật ngữ địa lý được sử dụng theo nhiều
cách khác nhau tùy theo từng ngành khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, khái niệm Vùng được hiểu: là diện tích trung bình của một vùng đất hoặc theo cách hiểu thông thường, một vùng là một
bộ phận giới hạn của không gian trái đất Ngoài ra, vùng còn được xem là
những cấu trúc nhân văn có thể tự thể hiện bằng cả những cách thức hiện thực
và tưởng tượng Nhưng trước hết, vùng chỉ có ý nghĩa khi được tạo bởi các mối quan hệ giữa các tác nhân tạo vùng, mà trung tâm là các mối quan hệ xã hội, con người, môi trường và các nguồn của một vùng
Thuật ngữ “Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ”: là tên
gọi chung cho tất cả các cấp Hội ĐKSSYN của các tỉnh/thành phố vùng Tây Nam Bộ; tránh nhầm lẫn với tên gọi Hội ĐKSSYN khu Tây Nam Bộ đã từng tồn tại trong giai đoạn 1964- 1975
Trang 33Chương 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC
VÙNG TÂY NAM BỘ
2.1 KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER VÙNG TÂY NAM BỘ 2.1.1 Lịch sử du nhập và phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam Bộ
Nam bộ - Việt Nam nói chung, vùng Tây Nam Bộ nói riêng vốn là phần đất của Vương quốc Phù Nam; đây là một thực thể lịch sử được hình thành từ khoảng đầu Công nguyên và tồn tại cho đến thế kỷ thứ VII Một số công trình nghiên cứu cho thấy, từ sau thế kỷ thứ II, Phù Nam đã mở rộng cương giới ra gần hết phía Nam bán đảo Đông Dương và một vài khu vực khác ở Đông Nam Á kế cận Cụ thể, theo ghi chép trong một bộ sử Trung Hoa thì cương giới Phù Nam ngoài phần đất đai ở lưu vực miền Trung và châu thổ sông Mê Kông, còn mở rộng đến một phần đất Thái Lan hiện nay tiếp giáp với Ấn Độ Dương và một phần đất nay thuộc Mã Lai
Với những đặc điểm lịch sử và vị trí địa lý như đã nêu, Phù Nam sớm trở thành trung tâm lớn giao lưu buôn bán đường biển giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á và nhanh chóng chịu sự ảnh hưởng nền văn hoá Ấn Độ; thể hiện
rõ nét nhất trong việc cư dân Phù Nam vừa sùng bái đạo Bàlamôn, vừa tín ngưỡng Phật giáo Đáng lưu ý, Phù Nam là một quốc gia sớm có chữ viết; chữ Phạn đã trở thành văn tự sử dụng phổ biến trong triều đình và tôn giáo; nhiều minh văn, bia đá của Phù Nam cho thấy chữ Phạn đã được sử dụng khá thành thục
Mặt khác, những dữ liệu của địa - sử học, khảo cổ học, những ghi chép trong thư tịch cổ đã cho chúng ta có những hiểu biết từ quá trình hình thành đến những nét đặc thù của vùng đất này Cụ thể, năm 1944, ông Louis
Malleret (nhà khảo cổ học người Pháp) đã tiến hành khai quật khu di tích văn
Trang 34hóa Óc Eo Đây là một phát hiện, một công trình khoa học mang ý nghĩa mở đầu công cuộc nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam trên vùng đất Nam bộ - Việt Nam Mặc dù đã chấm dứt sự tồn tại nhưng lịch
sử Phù Nam cùng với di sản Văn hóa Óc Eo trên vùng châu thổ sông Mê Kông là một dòng chảy góp phần tạo thành lịch sử, văn hóa Việt Nam trong
đó có văn hóa Phật giáo
Theo tác giả Ngô Văn Lệ: Văn hóa Óc Eo được phân bố rộng ở vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười, vùng U Minh - Năm Căn, vùng Duyên Hải
và vùng Đông Nam Bộ Như vậy cư dân Óc Eo đã mở rộng địa bàn cư trú trên một diện rộng ở vùng châu thổ sông Mê Kông và một phần Đông Nam Campuchia Trên địa bàn này từ đầu công nguyên đã phát triển một nền văn hóa với nhiều thành tựu và bản sắc riêng Văn hóa Óc Eo tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa Ấn Độ như đạo Bàlamôn, đạo Phật du nhập vào thế kỷ đầu Công nguyên và
đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống dân cư [67, tr.320]
Qua phân tích những đặc điểm lịch sử và vị trí địa lý thời kỳ Phù Nam, cho thấy Phật giáo du nhập bằng đường biển qua quá trình giao lưu buôn bán giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á đến vùng đất Nam Bộ ngày nay từ thế
kỷ thứ II Tuy nhiên, tùy theo giai tầng xã hội mà cư dân Phù Nam sùng bái đạo Bàlamôn hoặc tín ngưỡng Phật giáo Đến thế kỷ thứ IV thì PGNT mới
được thể hiện rõ nét qua niên đại xây dựng của“chùa Som Bua Răng Sây, ấp
Trà Kháu, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, xây dựng năm 373 ” [40,
tr.96-97] trên nền tảng và mang dấu ấn của đạo Bàlamôn còn lưu giữ trong khuôn viên của các chùa Khmer hiện nay
Sau Phù Nam là vương triều Chân Lạp, Phật giáo tồn tại có lúc thịnh, lúc suy nhưng tư tưởng, văn hóa, đạo đức đã bám rễ và ảnh hưởng sâu sắc đến cộng đồng người Khmer; từ thế kỷ thứ VII nhiều chùa ở đồng bằng sông Cửu Long đã được xây dựng như: ở Trà Vinh có chùa Kos Keo Sế Rây (xây dựng năm 613), chùa Knông Sróc (xây dựng năm 641), chùa Somrong Ek và chùa Compong (xây dựng năm 642); ở tỉnh Vĩnh Long có chùa Hạnh Phúc Tăng (xây dựng năm
Trang 35632) Đến thế kỷ thứ XVIII thì hầu hết các tỉnh ở Nam Bộ có đông người
Khmer sinh sống đều có chùa thờ Phật theo hệ phái Nam tông; cụ thể: “năm
1970, toàn Nam Bộ có 402 chùa, 11.979 tu sĩ” [40, tr.94]
Từ khi truyền vào vùng đất Nam Bộ, hòa với văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Khmer; PGNT được bản địa hóa và biến thành một thành tố không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể văn hóa tư tưởng và in dấu sâu đậm trong tâm thức của người Khmer Trải qua nhiều thăng trầm, cùng với những chính sách được áp dụng qua các thời kỳ lịch sử ở Việt Nam, PGNTK luôn gắn liền và đồng hành cùng dân tộc từ nhiều thế kỷ, tạo nên bản sắc văn hóa đặc thù riêng của tộc người Khmer ở Nam Bộ Tuy nhiên, từ thế kỷ XVIII, khi người Kinh đã chiếm số đông ở Nam Bộ thì triều đình nhà Nguyễn bắt đầu thiết lập bộ máy cai trị xuống tận vùng cực Nam của Tổ quốc Vấn đề này
đã gây tác động mạnh mẽ đến thiết chế tự quản truyền thống của người Khmer Bộ máy hành chính dần dần thay thế bộ máy tự quản truyền thống của người Khmer, phum - sóc không được coi là đơn vị hành chính chính thức, nó dần được tích hợp vào cơ cấu làng, xã của người Kinh
Trước những tác động ấy, người Khmer càng dựa vào hệ thống tổ chức trong PGNT để duy trì và bảo vệ cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống của mình Mặt khác, vua Minh Mạng vì muốn thống nhất việc tu hành trong Phật giáo nên đã bắt buột Tăng sĩ Khmer mặc áo cổ vuông và ăn chay như các Tu sĩ hệ phái Bắc tông Chính sách này đã gây sự phản đối của cộng đồng người Khmer dẫn đến phong trào chống đồng hóa của đồng bào Khmer ở huyện Trà Cú, tỉnh Vĩnh Bình (nay là tỉnh Trà Vinh); kết quả, các vị Tăng sĩ Khmer vẫn duy trì sinh hoạt đạo theo truyền thống của dân tộc đến nay
Trong thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp khi mâu thuẫn xã hội, đàn áp dân tộc ngày càng tăng do ảnh hưởng chính sách chia để trị thì người Khmer lại càng xây nhiều chùa và gắn bó tha thiết với Phật giáo Trong thời kỳ này PGNTK ở Việt Nam trực thuộc Giáo hội Phật giáo Vương quốc Campuchia nên các địa phương ở Nam Bộ có chùa Khmer đều hình thành hệ thống tổ
Trang 36chức Hội Đồng kỷ luật sư sãi (02 cấp) để thực hiện giáo quyền theo tính biệt truyền của tôn giáo Đến những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, cùng với phong trào yêu nước và cách mạng của Nhân dân miền Nam, cuộc đấu tranh của Tăng, Ni, Phật tử miền Nam chống lại Chính quyền Ngô Đình Diệm
và sự ra đời của MTGPDTMNVN (22/12/1960); PGNTK đã thể hiện vai trò
và tích cực tham gia Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo Người Khmer đã sát cánh với các dân tộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập; nhiều vùng
cư trú của đồng bào Khmer trở thành căn cứ địa cách mạng vững chắc, nhiều
chùa Khmer là cơ sở cách mạng (còn được gọi là Chùa Mặt trận); Nhiều
Tăng sĩ, Phật tử Khmer không ngại khó khăn, nguy hiểm đào hầm trong nhà, trong chùa nuôi dấu cán bộ cách mạng ; góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại trong lịch sử Việt Nam
Sau năm 1975, PGNTK có sự đổi mới về tổ chức; các giáo phái khác nhau từ trước giải phóng đã tự giải tán và quay lại với phái gốc của mình
là Mahanikaya Thế nhưng, trong những năm đầu giành độc lập, thống nhất đất nước; việc thực hiện chính sách đối với vùng đồng bào Khmer chưa được quan tâm đúng mức, chính sách đối với cán bộ Khmer còn nhiều thiếu sót; có trường hợp vi phạm nghiêm trọng chính sách dân tộc
và tôn giáo tại một số địa phương gây tác động tiêu cực đến cộng đồng người Khmer
Vấn đề này đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên, Tăng sĩ và Phật
tử Khmer bất mãn, nghi ngờ, mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng; kẻ địch lợi dụng kích động, lôi kéo làm cho tình hình những năm mới giải phóng diễn biến rất phức tạp, một bộ phận khá đông trong Tăng sĩ và đồng bào Khmer trốn sang Campuchia sinh sống; một số làm tướng lĩnh ở Campuchia, một số khác trong những người này đã tham gia trong các tổ chức phản động Khmer Campuchia Krom gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thuần túy của PGNTK
ở Nam Bộ - Việt Nam và làm cho hoạt động của PGNTK ở một số tỉnh như
Trà Vinh, Sóc Trăng bị ngưng lại
Trang 372.1.2 Một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo Nam tông Khmer
2.1.2.1 Đặc điểm về giáo lý, giáo luật và lễ nghi
PGNTK gồm 02 chi phái Mahanikaya và Dhammayutta (thường gọi
Thommadut) thuộc hệ phái Theravada, có mối quan hệ mật thiết với Phật giáo
tại các quốc gia như: Srilanka, Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia Hệ phái Theravada được xem là hệ phái thực hành đạo đúng nhất theo kinh sử của Phật giáo; cụ thể: từ y phục, cách đọc kinh, cách hành đạo, cách sinh hoạt
và cách thiền định đều dựa trên kinh điển của đức Phật được lưu truyền và ghi chép đầy đủ trong bộ Tam Tạng kinh bằng tiếng Pali nên còn gọi là Phật giáo Nguyên Thủy Hiện nay, bộ Tam tạng kinh đã được dịch bằng nhiều ngôn ngữ, trong đó có ngôn ngữ Khmer
Tam Tạng kinh bao gồm: (1) Kinh tạng là các bài thuyết pháp của đức Phật; (2) Luật tạng là các giới luật do đức Phật định ra để làm khuôn phép cho đời sống và cho việc tu học của các đệ tử, nhất là để giữ gìn kỷ luật trong những người xuất gia; (3) Luận tạng được các đệ tử xây dựng sau khi Phật nhập Niết bàn nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật một cách có hệ thống; đồng thời phê bình, uốn nắn những nhận thức sai trái, những quan điểm xuyên tạc đạo Phật Trong đó, có các đặc điểm cơ bản như sau:
- Đặc điểm cơ bản về giáo lý: Giáo lý căn bản nhất của đạo Phật không
ngoài tư tưởng diệt khổ, tu đạo để đến Niết Bàn; giáo lý không phải chỉ là một
hệ thống giáo huấn về luân lý thông thường mà nó được trình bày từ thấp đến cao phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể để người Phật tử dễ dàng tiếp thu Mặc dù hệ phái Bắc tông và Nam tông có sự khác nhau về tư tưởng và thực hành đạo nhưng giáo lý căn bản dường như tương đồng; bởi vì, giáo lý Phật giáo Bắc tông thực chất là sự phát triển trên nền tảng của Phật giáo Nguyên Thủy nên nội dung cơ bản của cả hai hệ này đều là: vô tạo giả, vô
thường, vô ngã, nhân quả… Đặc biệt là bốn chân lý “tứ diệu đế” đều luận
giải sự hợp tan của sự vật, hiện tượng, lý giải cuộc sống của con người từ khi sinh ra cho tới khi chết đi đều như nhau Phật giáo cho rằng: đời là bể khổ;
Trang 38đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ của con người Với sự lý giải căn nguyên về nỗi khổ, Phật giáo đã đưa ra phương pháp để loại bỏ nỗi khổ của con người với thuyết “tứ diệu đế” Tóm lại, giáo lý Phật giáo bao hàm rất nhiều nội dung phong phú, ngoài vô tạo giả, vô ngã, vô thường, thuyết tứ diệu
đế thì còn đề cập đến thuyết nhân duyên, luân hồi, nghiệp báo…Trong đó, tứ diệu đế là giáo lý căn bản mà bất kỳ người xuất gia tu học dù thuộc hệ phái nào đều phải biết tới và tu theo để mong giải thoát, đạt đến Niết bàn
- Đặc điểm cơ bản về giới luật: Khi đức Phật còn tại thế, Phật giáo vốn là
một thể thống nhất, không có sự phân chia hệ phái; chỉ đến khi đức Phật nhập Niết bàn, các đệ tử Phật kết tập để đọc tụng, ghi nhớ lại những điều Phật dạy; khi đó mới xuất hiện những quan điểm, hệ tư tưởng khác biệt về việc thực hành giới luật Giới luật là những phép tắc, qui định về những điều răn cho người xuất gia, tăng sĩ đã thọ giới và Phật tử tại gia Mục đích của giới luật nhằm để giáo dục đạo đức con người, hướng mọi người đến cái chân - thiện -
mỹ Đạo đức Phật giáo tuy thể hiện rộng rãi trong giáo lý nhưng tương đối tập trung trong giới luật Giới luật mà đức Phật cấm được gọi là điều học (giới), tiếng Pali gọi là (Sikkhapada), cụ thể như sau:
+ Đối với người tu tại gia: Trong giới luật có ghi rõ người tu tại chùa
phải cạo râu tóc và lông mày, mặc y cà sa và giữ giới luật nghiêm chỉnh Đối với trường hợp người tu tại gia thì không cần phải cạo râu tóc và lông mày, có thể mặc quần áo nhiều màu, nhiều kiểu nhưng phải giữ ngũ giới suốt đời hoặc giữ bát quan trai hay thập giới một ngày đêm theo định kỳ
+ Đối với Tăng sĩ: Người mới vào tu khi đã được mặc y cà sa gọi là Sadi
thì phải giữ 30 điều học được chia làm 03 phần: (1) phép học (Sikkàpada) có
10 điều; (2) phép hành phạt (Dandakamma) có 10 điều; (3) phép trục xuất (Nàsananga) có 10 điều Ngoài 30 điều trên, tu sĩ ở bậc Sadi còn phải thọ trì thêm 75 điều trong Patidesaniya (Ưng học pháp); tổng cộng giới luật dành cho tăng sĩ bậc Sadi là 105 điều Riêng đối với bậc Tỳ khưu là những Tăng sĩ
đã thọ giới Sadi khi đã đủ 20 tuổi thì được phép thọ giới lên bậc Tỳ khưu
Trang 39nhưng phải thọ trì được 227 điều; được chia làm 07 phần: (1) Parajika: Bất
cộng trụ có 04 điều; (2) Sanghadisesa: Tăng tàn có 13 điều; (3) Aniyata: Bất tịnh có 02 điều; (4) Nissaggiya: Ưng xã đối trị có 30 điều; (5) Suddhika pàcittiya: Ưng đối trị có 92 điều; (6) Pàtidesanìya: Ưng phát lộ có 04 điều; (7) Patidesaniya: Ưng học pháp có 75 điều Ngoài ra Tăng sĩ ở bậc Tỳ khưu còn phải học thêm 07 điều Diệt tránh (adhikarana samatha) nữa nên tổng cộng có
227 điều mà bậc Sadi thọ giới lên bậc Tỳ Khưu
Đặc biệt, trong chùa PGNTK không có Tu sĩ nữ, phần lớn nữ giới tu tại gia theo sự truyền đạt lại của người chồng, người cha, người anh hoặc thông qua các lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm tại phum/sóc Trong đời sống, PGNTK thực hành theo giới luật Phật giáo Nguyên thủy nên không ăn
chay như Phật giáo Bắc tông Các vị Tăng sĩ chỉ ăn hai bữa một ngày (vào
sáng sớm và trước giờ Ngọ); sau giờ Ngọ cho đến hết đêm chỉ được dùng vật
lỏng như: cà phê, sữa, trà…
- Đặc điểm về lễ nghi: Lễ nghi của Phật giáo nói chung thể hiện sự trang
nghiêm, tôn kính đối với người sáng lập Ban đầu, lễ nghi của Phật giáo khá đơn giản và đồng nhất nhưng cùng với quá trình truyền thừa, Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái, hệ phái, chi phái và du nhập vào cộng đồng tộc người khác nhau Mặt khác, để tồn lại và phát triển, Phật giáo đã hòa đồng cùng với tín ngưỡng dân gian của người bản địa nên lễ nghi của Phật giáo dần dần có sự khác biệt giữa các cộng động người, các tộc người, khu vực và vùng miền…Tuy nhiên, riêng đối với PGNTK, xuất phát từ lý tưởng truyền thống là hướng về đức Phật nên trong cuộc sống hằng ngày, dù là Tăng sĩ ở
chùa hay dân chúng tại gia đều phải rèn luyện theo đạo pháp: thọ giới - bố thí
- tụng niệm Người Khmer lấy việc làm thiện, tránh điều ác để làm lẽ sống và
cho rằng bố thí, làm phước, cứu giúp đồng loại là việc làm thiện, làm phước Hằng ngày, người dân trong các phum/ sóc dâng cơm cho các vị Tăng sĩ, mong muốn các vị chiếu cố dùng cơm; đó là một điều phước lớn nên ngoài việc thực hành tôn giáo thường xuyên có định kỳ vào các ngày: 08, 15, 23, 30
Trang 40(âm lịch) hàng tháng thì còn có việc tổ chức tại chùa những nghi lễ do Tăng đoàn hoặc Ban Quản trị chùa tiến hành theo kinh điển quy định như: Lễ Ban hành giáo lý, lễ Phật Đản, lễ Nhập hạ, lễ Dâng y…Bên cạnh đó, các lễ truyền thống của người Khmer cũng được tổ chức tại chùa gắn liền với văn hóa nông nghiệp và sinh hoạt cộng đồng như: Ngày 13 - 15/4 dương lịch: Lễ mừng năm
mới (Chôl Chnăm Thmây - Tết cổ truyền của dân tộc Khmer); ngày 30/8 âm lịch: Lễ cúng ông bà, tổ tiên (Sene Đôn Ta); khoảng tháng 9 - tháng 10 âm lịch (sau khi kết thúc khóa hạ): Lễ Dâng Y (hay lễ Dâng Bông hoặc lễ
Kathina); ngày 15/10 âm lịch: Lễ hội cúng trăng (OkOmBok)
2.1.2.2 Đặc điểm về chi phái và giáo phái
- Chi phái Mahanikaya: Người Khmer phần lớn thực hành tôn giáo
thuần túy theo Phật giáo Nguyên thủy - Theravada có nguồn gốc từ Ấn Độ, Srilanka… còn gọi là chi phái Mahanikaya; chi phái này dùng chỉ hội chúng đông, không phải là giáo hội hay tông phái; theo nghĩa này thì Mahanikaya có
nghĩa là chi phái lớn, chi phái phổ thông hoặc chi phái bình dân
- Chi phái Dhammayutta (thường gọi phái Thommayutt): Chi phái này ra
đời là do vị trưởng lão tên là Preah Saukonn bất mãn trong tăng đoàn ở Campuchia nên qua Thái Lan tu hành và lập nên Năm 1864, sau khi thành lập chi phái Dhammayutta tại Thái Lan, ngài Preah Saukonn trở lại Campuchia để truyền bá; được Hoàng gia Campuchia ủng hộ và xuất gia theo nên có tầm ảnh hưởng khá mạnh Sau khi hoạt động ổn định ở Campuchia, chi phái này cử Tăng đoàn sang Nam Bộ - Việt Nam để truyền đạo và được
19 ngôi chùa Khmer ở An Giang theo Mặc dù số lượng ít nhưng trước đây
chi phái này vẫn “bầu cử một Hội đồng kỷ luật Sư sãi ở huyện Tri Tôn đặt trụ
sở tại chùa Preyveng”[26, tr 70] thuộc tỉnh An Giang để chỉ đạo đường
hướng hoạt động của chi phái Tuy nhiên, về mặt kinh điển và nghi lễ thì hai chi phái (Mahanikaya và Dhammayutta) cơ bản là đồng nhất, chỉ có một vài điểm khác biệt nhỏ như: giáo phái Dhammayutta đi khất thực thì để bình bát trần vì theo họ đức Phật ngày xưa cũng như thế chỉ có khăn lót bát chứ không