1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

D:trangệt Nam sẽ chính thức có thêm

13 90 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 460 KB

Nội dung

ĐIÊU KHẮC ĐÁ CAMPUCHIA (TK IX – XII) Vương quốc Campuchia, trước đây còn gọi là Cao Miên (theo âm Hán - Việt của từ "Khmer"), là một quốc gia láng giềng phía Tây Nam của Việt Nam, nhiều quan hệ lịch sử, văn hóa với Việt Nam. 90% dân số Campuchia là người Khmer, chính là đồng bào ruột thịt của dân tộc Khmer Nam bộ Việt Nam. Trong quá trình lịch sử, nhân dân Campuchia đã hình thành một nền văn hóa mang bản sắc riêng, đậm chất tôn giáo Ấn Độ mà các di tích kiến trúc tôn giáo còn dày đặc khắp nơi trên lãnh thổ đến nỗi người ta gọi Campuchia là đất nước của chùa tháp! Trong các thời kỳ lịch sử của Campuchia, Angkor (thế kỷ IX – XIII) là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất, cường thịnh nhất. Trong thời kỳ này, với quốc hiệu Campuchia đã được xác định, nhân dân Campuchia đã xây dựng nên nền văn minh Angkor với những kỳ quan điêu khắc bằng đá: tượng tròn, phù điêu, lâu đài, đền tháp, thành lũy… mà mở đầu là triều đại Jayavarman II (802 - 830) Angkor hiện nay chỉ còn là Quần thể di tích nằm giữa vùng rừng già nguyên sinh ở phía Tây Bắc Biển Hồ Tonle Sap, cách Siem Reap 7km về phía Bắc. Đây từng là kinh đô của đế chế Khmer hùng mạnh vào thời hoàng kim từ thế kỉ IX đến thế kỉ XIII, khoảng thế kỷ XV Angkor vĩ đại dần bị lãng quên, rồi bị bao phủ bởi đại ngàn rừng nguyên sinh. Mãi đến năm 1860, một nhà thám hiểm người Pháp là Hessi Mouhot đã tình cờ phát hiện công trình này. Từ đó đến nay, hàng trăm nhà khảo cổ học trên thế giới đã đến Angkor để tìm hiểu, khám phá những bí ẩn của nó [101]. Angkor là một vùng đất rộng lớn (13km × 25km) bao gồm hơn 80 phức hợp công trình được xây dựng khoảng thời gian từ thế kỉ IX - XIII. Đó là những kiến trúc bằng đá thuộc loại hình đền dạng núi, gọi tắt là đền - núi, trong đó đồ sộ nhất, nổi tiếng nhất là phức hợp kiến trúc Angkor Vat và Angkor Thom. Ăngko Vat (đền Đế Thiên) là khu đền tháp Hinđu giáo thờ thần Vishnu, do vua Suryavarman II cho xây dựng làm khu lăng tẩm vào thế kỷ XII. Nhưng từ thế kỉ XV, đã chuyển thành khu đền tháp Phật giáo. Tổng thể mặt bằng Ăngko Vat hình chữ nhật gần vuông (1,55 km × 1,4 km), bao quanh là một hào nước rộng 190m chu vi 5,6km, hai bên lát đá phiến. Phức hợp tháp ở trung tâm nhiều bậc, 5 ngọn tháp gồm một tháp chính cao 63m nối 4 tháp khác chầu xung quanh bằng những đường trục vuông góc. Khu đền gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" nơi trú ngụ của các vị thần Bà la môn. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng các mảng chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can được thiết kế trang trí cân đối và nghiêm cẩn. Những bức phù điêu đá này miêu tả chân thực sử thi Ấn Độ "Mahabrata" và "Ramayana". Angkor Vat là đền núi duy nhất ở Campuchia lối vào chính ở hướng Tây, hướng mặt trời lặn: hướng của Vishnu hay hướng của cái chết. Cách bố cục này tạo ấn tượng mạnh mẽ và gây cảm giác kính ngưỡng cho người viếng đền vào buổi bình minh, bởi hình ảnh ngược sáng của khu đền đồ sộ nổi bật trên nền ánh sáng chói lòa của mặt trời mới mọc. Ăngko Thom (đền Đế Thích) cách Ăngko Vat khoảng 2km về phía Bắc, là phức hợp kiến trúc Phật giáo Tiểu Thừa gồm một quần thể các đền tháp, hoàn thành dưới triều vua Jayavarman VII (1181 - 1218). Tổng thể mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh dài hơn 3km, tường thành cao 8m và hào nước rộng 120m bao quanh, 4 đường trục vuông góc, mở ra 5 cổng?. Hai bên đường nhiều dãy tượng thần khổng lồ ôm kéo rắn thần Naga, gợi lên huyền thoại "khuấy biển sữa" . Bên trong, còn một số công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Ăngko Vat. Trung tâm Ăngko Thom là khu đền tháp Bayon đồ sộ, 2 tầng nền, tượng trưng cho núi thần Meru, bao gồm 49 tháp, tạc khắc 177 hình mặt người khổng lồ trên đá, 4 mặt nhìn ra 4 hướng, mô phỏng hình tượng Vua - Phật Jayavarman VII, mang nụ cười bí ẩn. Hai vòng tường chạm khắc nhiều phù điêu miêu tả các thần thoại tôn giáo, sinh hoạt cung đình, chiến trận và đời sống lao động thường ngày. Bayon là tác phẩm vĩ đại cuối cùng của nền nghệ thuật Angkor. Angkor là một thành tựu kiến trúc kiệt xuất mà Angkor Vat và Angkor Thom là hai phức hợp đăng đối không kể 78 phức hợp còn lại. Nếu Ăngko Vat là kiến trúc Ấn Độ giáo thì Ăngko Thom là kiến trúc Phật giáo Tiểu Thừa; nếu ở Ăngko Vat các phù điêu chỉ thể hiện vua chúa, thần tiên, thì phù điêu Bayon ở Ăngkor Thom thể hiện cảnh đời thường, cảnh quân lính và thuỷ chiến, cảnh sinh hoạt và lao động của dân chúng, nếu Ăngko Vat đầy màu sắc thiêng liêng, thì Ăngkor Thom đậm đà tính chất suy tư và gần gũi với đời thường… cả hai đều thể hiện một trình độ bậc thầy về kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật chạm khắc, chế tác và xử lý những khối đá mang lại hiệu quả toàn diện về mỹ thuật. thể nói những cảm hứng về đề tài Phật giáo, Bà la môn giáo đã bắt nguồn cho nghệ nhân Campuchia đưa nghệ thuật điêu khắc đá thời kỳ Angkor lên tới đỉnh cao, đầy biểu cảm và đậm đà tính dân tộc, đã kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống văn hóa bản địa với các yếu tố văn hóa Ấn Độ, thể hiện được sự tinh tế về thẩm mỹ và sự sùng đạo của nhân dân Campuchia. Chiêm ngưỡng những công trình này, không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của người dân Khmer cổ đại. Vì vậy, từ lâu Ăngkor đã được đánh giá là một kì quan mang tầm cỡ hoàn cầu và năm 1992, Angkor được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hàng năm, quần thể này thu hút hàng triệu du khách từ khắp các châu lục đến tham quan, thưởng ngoạn. Không thể nói hết về Angkor, hãy chỉ nhìn xem hiện vật tại TPHCM để tưởng tượng ra một Angkor huy hoàng cách TP.HCM hơn 500 cây số nếu du khách chưa điều kiện để đến với Angkor. Phù điêu 4 mặt thần Visnu và Laksmi (Angkor Thom TK 10 - 12): Là một khối đá lập phương hình tháp, đỉnh như nụ hoa sen (?), bốn mặt chạm sâu vào lòng tháp làm nổi rõ Visnu và Laskmi từng cặp đối xứng trong khung viền của tháp. - Visnu với khuôn mặt tròn trầm tưởng, đầu đội mũ trụ vành. Dáng đứng thẳng, phía dưới mặc Sămpốt ngắn quấn thành vành ngang bụng theo kiểu mặc đặc trưng Khmer, Vishnu đeo khuyên tai, yếm cổ hoa văn hình thoi, vòng bắp tay, cổ tay và cổ chân. 4 tay cầm các vật đặc hữu: 2 tay trước bụng một tay ngửa cầm vật hình tròn, tay kia đặt trên đốc chùy chống cây chùy xuống đất, 2 tay còn lại cầm đĩa và vỏ ốc đưa lên ngang đầu. - Laksmi theo thần thoại Ấn Độ, được coi là vợ của thần Vishnu, là nữ thần sắc đẹp và nữ thần thịnh vượng. Laksmi xuất hiện trong cuộc quấy biển sữa giữa các thần và loài quỷ hình thành thế giới. Laksmi được chạm tương tự như Vishnu nhưng đầu đội mũ chóp nhọn vành, phía dưới quấn sarông dài. Tuy nhiên, khác với 2 phù điêu Vishnu được khắc giống nhau, 2 phù điêu Laksmi lại thể hiện khác nhau: 1 Laksmi 2 tay, Laksmi còn lại 4 tay. Chim thần Garuda (Bayon – TK XII - XIII): vật cưỡi của thần Vishnu. Phù điêu thể hiện một hình dạng đầu chim mình người đang bắt rắn Naga. Theo thần thoại Ấn Độ, chim thần Garuda là kẻ thù không đội trời chung với rắn Naga, vì mẹ của Garuda bị rắn Naga hại chết, nên Garuda thường tìm bắt Naga ăn thịt. Trong các tác phẩm điêu khắc thường hình Garuda đang nuốt Naga, chân quắp chặt hoặc dẫm lên Naga. Hiện vật gồm 3 khối đá chồng lên nhau thể hiện Garuda ngay cạnh góc vuông, chạm khắc một dạng đầu chim mình người đứng, ngực nở ưỡn về phía trước, mặt lông vũ xếp lớp, mắt lồi mở to nhìn thẳng, mỏ hơi khoằm khép chặt, 2 tay nắm chặt thân rắn đưa cao khỏi đầu, thân dưới mặc Sămpốt và ngồi đè lên Naga, hai chân chặn cổ Naga. Garuda đeo những vòng cườm tròn ở cổ, tay và chân; ngực và thắt lưng chạm những hình xoắn móc. Tượng Lokesvara- Thế tự tại Bồ tát (Angkor Thom - TK XII): mang hình dáng một người đàn ông đứng thẳng 4 tay, tóc bới hình trụ cao cài miện: mặt trước miện chạm Phật đang ngồi thiền trên tòa sen sau lưng nền ngọn lửa. Vẻ mặt hiền từ, mắt nhìn xuống, sống mũi thẳng, miệng hơi mỉm cười, tai dài… 4 cánh tay đã bị gãy mất nên không thể xác định vật cầm của Phật, nhưng thường thì tay Phật bắt quyết, cầm xâu chuỗi và hoa sen. Thân trên để trần, phía dưới mặc Sămpốt trang trí đuôi cá, cánh hoa và kẻ sọc, bàn chân to và dài đứng trên bệ đỡ hình vuông. Sự tương đồng về nét mặt của vô số khuôn mặt khổng lồ ở trên các tháp của đền Bayon – Angkor Thom với các bức tượng khác của vua Jayavarman VII khiến nhiều học giả đi đến kết luận đây chính là khuôn mặt của nhà vua. Người khác thì cho là của Quán Âm Bồ Tát (Avalokitesvara). Các vua Khmer tự cho mình là vua thần (Devaraja), là hình ảnh của thần Shiva, trong khi Jayavarman VII là một Phật tử nên cho hình ảnh Phật và Bồ tát là chính mình, vì vậy tượng Bồ tát theo hình Jayavarman VII thường hình Phật trên đầu. tất cả 37 đền tháp đá tạc hình nhiều khuôn mặt nhìn xuống và nhìn đi bốn hướng như thể quan sát chúng sanh và che chở cho đất nước. Bức phù điêu (Vat Kralan – TK X - XI): Hiện vật bằng đá sa thạch hồng – loại chất liệu chính dùng chạm khắc phù điêu ở các đền tháp Angkor. Bức phù điêu là một hình khối chữ nhật, chạm khắc hoa văn thể hiện thần Indra - đứng trên vật cỡi là con voi ba đầu, cùng các vị thần tiên khác trong truyền thuyết “khuấy biển sữa” hình thành nên vũ trụ. Tượng Dvarapala (Hộ Pháp): Còn gọi là thần bảo vệ đền tháp, thường được đặt thành một cặp bên ngoài cổng hoặc cửa tháp. Tượng dáng một người đàn ông lực lưỡng, đứng thẳng, ngực ưỡn vững chãi đầy sức mạnh, kích thước phần to lớn hơn các tượng mang chủ đề khác. Dvarapala bới tóc thành hình trụ cao thắt vành sát chỏm sọ, tai to, mặt chữ điền, mắt mở vừa phải, sống mũi cao, miệng rộng mím chặt. Mình trần mang trang sức ở cổ, eo thon. Phía dưới quấn sampot ngang đùi, thắt đuôi cá 3 tầng ở giữa, bên trên trang trí văn kẻ sọc. Một chân và hai cánh tay đã bị gãy mất. . Tây Nam của Việt Nam, có nhiều quan hệ lịch sử, văn hóa với Việt Nam. 90% dân số Campuchia là người Khmer, chính là đồng bào ruột thịt của dân tộc Khmer Nam. một hào nước rộng 190m có chu vi 5,6km, hai bên lát đá phiến. Phức hợp tháp ở trung tâm có nhiều bậc, có 5 ngọn tháp gồm một tháp chính cao 63m nối 4 tháp

Ngày đăng: 06/10/2013, 17:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh tư liệu ĐIÊU KHẮC ĐÁ CAMPUCHIA (TK IX – XII) - D:trangệt Nam sẽ chính thức có thêm
nh ảnh tư liệu ĐIÊU KHẮC ĐÁ CAMPUCHIA (TK IX – XII) (Trang 13)
w