Quá trình lãnh đạo đổi mới từng phần tiến lên đổi mới toàn diện

16 1.7K 38
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Quá trình lãnh đạo đổi mới từng phần tiến lên đổi mới toàn diện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chơng 2 Quá trình Đảng lãnh đạo đổi mới từng phần tiến lên đổi mới toàn diện Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nớc ta đã trải qua 20 năm ở miền Bắc (1954 1975), trong điều kiện có chiến tranh, đó là chủ nghĩa xã hội thời chiến. Từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đợc tiến hành trên cả nớc độc lập, thống nhất, quá trình đó diễn ra nhiều thời kỳ khác nhau. Từ năm 1975 đến giữa những năm 80 của thế kỷ XX, là thời kỳ Đảng lãnh đạo đổi mới từng phần tiến lên đổi mới toàn diện đất nớc, đây là thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. I. Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thời kỳ 1975 - 1979 1. Đảng lãnh đạo thống nhất nớc nhà về mặt Nhà nớc. Sau chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, nhân dân ta làm chủ đất nớc, nhng về mặt Nhà nớc ở hai miền vẫn còn hai chính phủ, có hai mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội riêng. Tháng 8 năm 1975. Hội nghị lần thứ hai mơi bốn Ban Chấp hành Trung ơng Đảng (khóa III) đã quyết định: Hoàn thành thống nhất nớc nhà, đa cả nớc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai mơi bốn, tháng 10 năm 1975 ủy ban Thờng vụ Quốc hội nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa hợp phiên đặc biệt bàn việc thống nhất nớc nhà và cử đoàn đại biểu hiệp thơng với đoàn đại biểu miền Nam. Tháng 11 năm 1975, ủy ban Trung ơng Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, ủy ban Trung ơng Liên minh các lực lợng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam, Hội đồng Vố vấn Chính phủ và đại biểu nhân sỹ, trí thức đã họp hội nghị liên tịch bàn thống nhất nớc nhà và cử đoàn đại biểu hiệp thơng với đoàn đại biểu miền Bắc. Từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 11 năm 1975, Hội nghị hiệp thơng chính trị của hai đoàn đại biểu Bắc, Nam họp tại Sài Gòn ra thông báo khẳng định: Nớc Việt Nam, dân tộc Việt Nam là một, nớc nhà cần sớm thống nhất về mặt Nhà nớc. Thực hiện chủ trơng thống nhất nớc nhà về mặt Nhà nớc của Đảng, ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã tiến hành Tổng tuyển cử, bầu Quốc hội chung của nớc Việt Nam thống nhất. Từ ngày 24 tháng 6 năm 1976 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976, kỳ họp thứ nhất Quốc hội của nớc Việt Nam thống nhất đã họp tại Thủ đô Hà Nội. Quốc hội quyết định đặt tên nớc ta là nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn đợc mang tên là thành phố Hồ Chí Minh. Quốc Hội bầu Chủ tịch và các Phó Chủ tịch nớc, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tớng Chính phủ và các thành viên Chính phủ. Tháng 6 năm 1976, các tổ chức quần chúng: thanh niên, phụ nữ, công đoàn và Mặt trận Tổ quốc cũng họp hội nghị hợp nhất, thống nhất cơ quan lãnh đạo trong toàn quốc, hoàn thành thống nhất nớc nhà về mặt Nhà nớc. 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976). Sau khí hoàn thành thống nhất nớc nhà về mặt Nhà nớc, tháng 12 năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã họp tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thông qua Báo cáo Chính trị, phơng hớng nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 1980), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ơng mới. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm cơ bản của đất nớc khi bớc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Báo cáo chính trị vạch ra đờng lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nớc ta trong giai đoạn mới là: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhând ân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng t tởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con ngời mới xã hội chủ nghĩa; xóa bỏ chế độ ngời bóc lột ngời, xóa bỏ nghèo nèn lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thờng xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội". Báo cáo Chính trị nêu lên đờng lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới ở nớc ta là: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đa nền kinh tế nớc ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nớc thành một cơ cấu kinh công nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ơng, vừa phát triển kinh tế địa phơng phong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, kết hợp phát triển lực lợng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cờng quan hệ phân công hợp tác, tơng trợ với nớc xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nớc khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm cho nớc Việt Nam trở thành một nớc xã hội chủ nghĩa có kinh tế công nông nghiệp hiện đại; văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến; quốc phòng vững mạnh có đời sống văn minh hạnh phúc". Đồng thời, Đại hội quyết định phơng hớng nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976 1980 là: xây dựng một bớc cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bớc đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nớc mà bộ phận chủ yếu là cơ sở công nông nghiệp; cải thiện một bớc đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng là Đại hội thống nhất Tổ quốc, đa cả nớc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục khẳng định con đờng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn, xác định đờng lối chung, đờng lối kinh tế cho cả nớc đi lên chủ nghĩa xã hội. 3. Đảng chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV trong những năm 1976 1979. a. Về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Sau 30 năm chiến tranh giành độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc, nguyện vọng thiết tha của nhân dân ta là đợc sống trong hòa bình để xây dựng đất nớc, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhng do sự phản bội của tập đoàn Pôn pốt ở Campuhia, chúng đã thi hành chính sách cực kỳ phản động ở trong nớc và gây chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam Tổ quốc ta. Ngày 3 tháng 5 năm 1975 chính quyền Pôn pốt cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc và sau đó chiếm đảo Thổ Chu của ta. Tháng 4 năm 1977, họ coi Việt Nam là kẻ thù số một tiến hành chiến tranh quy mô lớn chống Việt Nam . Trớc hành động thù địch của tập đoàn Pôn pốt đối với cách mạng nớc ta, Đảng và Chính phủ Việt Nam nhiều lần đề nghị hai bên cùng đàm phán để giải quyết bằng con đờng thơng lợng, nhng họ đã khớc từ. Để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, từ đầu tháng 12 năm 1977 đến đầu tháng 1 năm 1979, quân và dân ta đã mở chiến dịch lớn đánh đuổi quân Pôn pốt ra khỏi đất nớc. Đồng thời theo lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nớc Campuchia, quân và dân ta đã giúp đỡ nhân dân Campuchia nổi dậy đánh đổ chính quyền phản động Pôn pốt. Hành động chính đáng của quân tình nguyện việt Nam một lần nữa thể hiện tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung, vì lợi ích của hai dân tộc. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, Thủ đô Nông Pênh đợc giải phóng, nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Ngày 18 tháng 2 năm 1979, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ớc hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Theo nội dung Hiệp ớc, Quân đội Việt Nam tiếp tục ở lại Campuchia để cùng với bạn bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của cả hai nớc, Việt Nam và Trung Quốc là hai nớc láng giềng có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời với nhau. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhng ngời cộng sản và nhân dân hai nớc đã đoàn kết, ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau rất to lớn và có hiệu quả. Đảng, Nhà nớc, nhân dân Việt Nam biết ơn sâu sắc sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nớc và nhân dân Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam. Nhng tháng 2 năm 1979, bọn phản động đã gây ra chiến tranh biên giới phía Bắc, nhân dân ta phải đứng lên chiến đấu giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa cụ quốc tế cao cả, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, tiếp tục tăng cờng tình hữu nghị và hợp tác giữa các nớc, góp phần củng cố hòa bình, ổn định ở Đông Nam á và trên thế giới. b. Về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng xác định, đến năm 1980 cơ bản hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam. Đối với xí nghiệp t bản t doanh cải tạo bằng con đờng công t hợp doanh, xóa bỏ ngay thơng nghiệp t bản chủ nghĩa, chuyển phần lớn tiểu thơng sang sản xuất. Kết quả cải tạo công thơng nghiệp, t bản t doanh ở miền Nam trong những năm 1976 1979 nh sau: Đối với công thơng nghiệp t bản t doanh, đã cải tạo đợc 3.452 cơ sở trong tổng số 3.560 cơ sở với các hình thức xí nghiệp quốc doanh, công t hợp doanh và xí nghiệp hợp tác gia công. Đối với tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp, đã tổ chức đợc 4.000 tổ đoàn kết sản xuất, thu hút 70% lao động chuyên nghiệp trong các ngành nghề quan trọng. Đối với thơng nghiệp, đã chuyển gần 5.000 hộ t sản thơng nghiệp và 9 vạn hộ tiểu thơng sang sản xuất. Về cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp. Năm 1979 toàn miền Bắc có 4.154 hợp tác xã quy mô toàn xã. Đến năm 1980 quy mô của một số đội sản xuất đã lớn gấp đôi so với năm 1970. Trong các hợp tác xã đều hình thành các đội chuyên, thu hút phần lớn lực lợng lao động trẻ, khỏe làm việc theo chế độ khoán việc, vừa chịu sự điều hành của ban quản trị hợp tác xã, vừa chịu sự điều động của huyện. Các đội cơ bản phần lớn là lao động nữ và lao động già yếu, làm việc theo chế độ ba khoán rất chặt chẽ, thu nhập rất thấp. Đó là cách thức đa quy trình lao động trong công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp nhng không phù hợp với thực tiễn lúc đó. Mô hình hợp tác xã, tập thể hóa đợc đẩu tới trình độ cao, bộc lộ những nhợc điểm của nó. Tình trạng thất thoát, mất mắt, t hao tiền vốn, tài sản cố định trong các hợp tác xã trở nên phổ biến. Tình hình đó làm cho nông dân trễ nải trong công việc hợp tác xã, hiện tợng ruộng đất bị bỏ hoang, xã viên không thiết tha với đồng ruộng ra thành thị tìm việc làm ngày càng nhiều . Từ cuối những năm 1970 đã xuất hiện hiện tợng "khoán chui" ở một số nơi. Tháng 8 năm 1977 Ban Bí th ra chỉ thị 15 về việc làm thí điểm cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam. Từ cuối năm 1978 đến cuối năm 1980. phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Nam đợc đẩy mạnh. Tính đến tháng 7-1980 toàn miền Nam đã xây dựng đợc 1.518 hợp tác xã, 9.350 tập đoàn sản xuất, thu hút 35,6% nông dân vào làm ăn tập thể. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đến đầu năm 1979 đã căn bản hoàn thành việc đa nông dân vào làm ăn tập thể dới hai hình thức: hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. ở Nam Bộ đã lập đợc 12.246 tập đoàn sản xuất. Trong những năm 1976 1980 trên phạm vi cả nớc, đầu t cho nông nghiệp không ngừng tăng lên (chiếm tỉ trọng từ 19%-23%) nhng năng suất lúa, sản lợng lơng thực giảm mạnh, không đáp ứng nhu cầu trong nớc. Nhà nớc buộc phải nhập khẩu l- ơng thực ngày càng lớn. Về phát triển sản xuất công nghiệp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đề ra cho ngành công nghiệp phấn đấu đến năm 1980 đạt các chỉ tiêu sau: 10 triệu tấn than, 5 tỷ KW giờ điện, 2 triệu tấn xi măng, 1,3 triệu tấn phân bón hóa học, 25-30 vạn tấn thép, 450 triệu mét cải, 13 vạn tấn bông . Trong vài năm đầu công nghiệp phát triển đều, nhng sau đó tụt dần xuống. Tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 1976 1980 là 0,6%. Các mục tiêu do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đề ra đều không đạt. Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân hàng năm là 1,4%, thu nhập quốc dân tăng 0,4%, trong khi đó dân số tăng 2,24% một năm. Nền kinh tế nớc ta thời kỳ 1976 1980 có chiều hớng đi xuống. Từ cuối những năm bảy mơi của thế kỷ XX, nớc ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội; sản xuất trì trệ, năng suất, chất lợng, hiệu quả thấp; giá cả tăng vọt, đồng tiền mất giá; đời sống nhân dân, nhất là cán bộ, viên chức nhà nớc, lực lợng vũ trang rất khó khăn. Nguyên nhân tình hình trên là: Về khách quan: Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trải qua nhiều năm chiến tranh để lại hậu quả rất nặng nề. Từ sau năm 1975, nguồn viện trợ nớc ngoài đối với ta giảm nhiều, tác động không nhỏ đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nớc ta. Về chủ quan: Do chúng ta còn lạc hậu về nhận thức, lý luận trong việc hoạch định đờng lối, chủ trơng chính sách; vừa "tả" khuynh, vừa "hữu" khuynh trong tổ chức thực hiện; vận dụng kinh nghiệm nớc ngoài một cách máy móc; thiếu tính sáng tạo; trình độ đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, nhất là kiến thức kinh tế, trình độ quản lý xã hội cha theo kịp yêu cầu trong giai đoạn mới. Thừa nhận khuyết điểm, sai lầm và nguyên nhân của tình trạng trên, một mặt nói lên Đảng ta đã nghiêm khắc nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng tình hình kinh tế xã hội của đất nớc. Mặt khắc, cũng chỉ rõ, nếu chúng ta cứ tiếp tục thực hiện theo đ- ờng mòn, lối cũ, cách mạng sẽ gặp khó khăn, thậm chí thụt lùi hoặc thất bại. Yêu cầu khách quan đòi hỏi Đảng phải tìm tòi đổi mới cách nghĩ, cách làm để đa cách mạng nớc ta tiến lên. II. Đảng lãnh đạo đổi mới từng phần từ năm 1979 đến năm 1985 Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, Từ cuối những năm 70, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cách mạng nớc ta giành đợc nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song còn nhiều khuyết điểm sai lầm, đất nớc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Yêu cầu bức thiết đòi hỏi đa cách mạng nớc ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, ổn định tình hình mọi mặt đa cách mạng tiến lên. Vào thời điểm lịch sử đó, tình hình thế giới có nhiều biến đổi nhanh chóng, phức tạo, tác động vào cách mạng nớc ta. Đó là sự phát triển của khoa học công nghệ; sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa t bản; công cuộc cải tổ, cải cách của các nớc xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu đạt đợc, còn nhiều khuyết điểm sai lầm, chủ nghĩa xã hội trên thế giới có nguy cơ sụp đổ, tan rã. Tình hình trong nớc và thế giới đặt ra đòi hỏi Đảng phải tìm tòi, đổi mới. Từ năm 1979 đến năm 1985 là thời kỳ đổi mới từng phần, có vị trí rất quan trọng đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. 1. Đảng lãnh đạo đổi mới từng phần từ năm 1979 đến năm 1981. Mở đầu của quá trình đổi mới từng phần là Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ơng khóa IV (8-1979), họp bàn về những vấn đề cấp bách về kinh tế xã hội và sản xuất hàng tiêu dùng. Hội nghị đã có những đổi mới t duy quan trọng, thể hiện trên những nội dung cơ bản sau: Trớc hết, hội nghị đã nhìn thẳng vào sự thật, vạch rõ những khuyết điểm, sai lầm trong lãnh đạo kinh tế: xây dựng kế hoạch tập trung quan liêu, cha kết hợp chặt chẽ kế hoạch hóa với sử dụng thị trờng, cha sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, cha khắc phục sự bảo thủ, trì trệ trong việc xây dựng các chính sách kinh tế cụ thể Hai là, hội nghị chủ trơng phải ban hành các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ng nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Trớc hết là sản xuất nông nghiệp, với các chính sách nhằm ổn định mức nghĩa vụ lơng thực trong 5 năm, phần còn lại bán cho nhà nớc với giá thỏa thuận và đợc tự do lu thông. Ba là, hội nghị xác định rõ: Phải tận dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập thể kể cả t bản t nhân đợc kinh nghiệm hợp pháp để tận dụng mọi khả năng lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ quản lý, nhằm phát triển sản xuất. Bốn là, về cải tạo đối với nông nghiệp ở miền Nam phải nắm vững phơng châm tích cực và vững chấc, hiện nay phải nhấn mạnh tính vững chắc, chống t tởng nóng vội, chủ quan, cỡng ép theo mệnh lệnh, làm ồ ạt gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ơng Đảng (khóa IV), đánh dấu bớc mở đầu của quá trình tìm tòi đổi mới của Đảng về con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta. Tuy cha toàn diện, đầy đủ nhng đó là bớc mở đầu có ý nghĩa quan trọng. T t- ởng cơ bản của nghị quyết là "làm cho sản xuất bung ra", khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, sử dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể để phát triển sản xuất, ổn định cải thiện đời sống nhân dân. Nghị quyết ra đời đợc nhân dân cả nớc hồ hởi đón nhận, bớc đầu phát huy tác dụng tích cực. Nhng sau một thời gian thực hiện lại xuất hiện những tiêu cực mới: sản xuất bung ra ít hơn so với dịch vụ; sản xuất quốc doanh bung ra ít hơn so với sản xuất tập thể và cá thể; hàng lậu, hàng giả xuất hiện nhiều giá cả ngày càng tăng cao. Điều đó chứng tỏ những tìm tòi, đổi mới của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ơng Đảng khoá IV cha đủ sức tháo gỡ khó khăn do thực tiễn đặt ra, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới. Thực hiện Nghị quyết Trung ơng sáu, tháng 9 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định tận dụng đất đai nông nghiệp hoang hoá để phát triển sản xuất. Tháng 10 năm 1979, Hội đồng Chính phủ công bố quyết định xoá bỏ các trạm kiểm soát không cần thiết, xoá bỏ ngăn sông, cấm chợ. Ngời sản xuất sau khi làm tròn nghĩa vụ với Nhà nớc có quyền đợc đa sản phẩm d thừa ra trao đổi trên thị trờng. Những chính sách trên đợc lòng dân, khuyến khích nông dân tận dụng hoang hoá để phát triển sản xuất. Nhà nớc và nhân dân ngày càng đầu t cao cho sản xuất nông nghiệp. Do đó, năm 1979 sản lợng lơng thực tăng 1.718.500 tấn so với năm 1978. Trong khó khăn ở một số địa phơng, quần chúng nhân dân mạnh dạn tìm tòi, đổi mới tìm lối thoát, khoán chui trong các hợp tác xã nông nghiệp, xé rào trong các doanh nghiệp Nhà nớc xuất hiện, ở những nơi đó sản xuất phát triển, đời sống nhân dân đợc cải thiện. Nhờ sớm nắm bắt nhu cầu thực tiễn, kịp thời tổng kết thực tiễn, ngày 22 tháng 6 năm 1980. Ban Bí th Trung ơng Đảng ra Thông báo số 22 về khoán thí điểm xây lúa trong các hợp tác xã nông nghiệp. Tháng 12 năm 1980, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ơng Đảng (khoá IV) bàn về phơng hớng, nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 1981 và xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhằm giải quyết lơng thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tăng nhanh nông sản xuất khẩu, coi trọng đầu t sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; thăm dò và khai thác dầu khí, đầu t thích đáng cho các ngành điện, than, giao thông vận tải, cơ khí, sản xuất phân bón hoá học và vật liệu xây dựng . Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín, kinh tế nớc ta có bớc phát triển mới theo hớng mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Rút kinh nghiệm khoán thí điểm xây lúa theo Thông báo số 22, ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí th ra Chỉ thị 100/CT-TW về khoán sản phẩm đến nhóm và ngời lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp (thờng gọi là khoán 100). Thực hiện chỉ thị này, nông nghiệp có bớc phát triển tốtg trong thời gian đầu, sau đó dần chững lại, chứng tỏ Chỉ thị 100 cha đủ sức tháo gỡ khó khăn, vỡng mắc trong sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực công nghiệp. Trên cơ sở tổng kết các hiện tợng xé rào và làm thí điểm nhằm phát triển công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Long An . ngày 21 tháng 1 năm 1981, Chính phủ ra Quyết định 25/QĐ-CP về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Quyết định quy định cho các cơ sở thực hiện đúng kế hoạch ba phần (phần nhà nớc giao, phần tự làm và phần sản xuất phụ). Cùng ngày 21 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 26/QĐ-CP về việc mở rộng hình thức trả lơng khoán, lơng sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nớc. Những chủ trơng, chính sách đúng đắn trên, góp phần làm cho sản xuất công nghiệp năm 1981 đạt kế hoạch đề ra, riêng công nghiệp địa phơng tăng 7,5%. Trên mặt trận phân phối lu thông, ngày 23 tháng 6 năm 1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 26/NQ-TWveef cải tiến công tác phân phối, lu thông. Nghị quyết nhấn mạnh nguyên tắc giá cả phù hợp với chi phí sản xuất và lu thông; tạo tiền đề cần thiết để tiến tới xoá bỏ từng bớc chế độ cung cấp theo tem phiếu. Cùng với những chủ trơng đổi mới từng phần trong lĩnh vực kinh tế xã hội, Đảng còn quan tâm kiện toàn bộ máy Nhà nớc, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng c- ờng công tác xây dựng Đảng, bảo đảm cho Đảng vững mạnh về chính trị, t tởng, tổ chức, đủ sức lãnh đạo, đa cách mạng tiến lên. Nhìn tổng quát, thời kỳ 1979 1981. Đảng có khiều tìm tòi, đổi mới, nhng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. Điều đó phản ánh đúng thực tiễn nớc ta đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Những chủ trơng, chính sách đổi mới thời kỳ này là những giải pháp mang tính thế, nhằm tháo gỡ những khó khăn trớc mắt. Qua tổ chức thực tiễn đã đa lại nhiều kết quả, song cha vững chắc. Điều đó chứng tỏ những tìm tòi, đổi mới đó cha mang tính đoàn diện, cha đủ sức giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, đòi hỏi Đảng cần tiếp tục tìm tòi, đổi mới hơn nữa. 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982), bớc phát triển mới t duy của Đảng về con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta. Đại hội đã đánh giá tình hình kinh tế xã hội sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, trên cơ sở đó đề ra một số chủ trơng, chính sách có tính đổi mới quan trọng. Một là, bên cạnh việc khẳng định những thành tựu đạt đợc sau những năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng cũng đã chỉ ra những khuyết điểm sai lầm nh : cha thấy hết những khó khăn phức tạp của con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ là phổ biến ; cha thấy hết tính chất phức tạp của những đảo lộn về kinh tế sau những năm chiến tranh kéo dài, những khó khăn, phức tạp, những yếu kém trong quản lý kinh tế xã hội ; cha lờng hết những diễn biến phức tạo của tình hình thế giới. Do đó, đã chủ quan nóng vội trong việc đề ra một số chỉ tiêu quá lớn cả về quy mô, tốc độ trong xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất. Đại hội còn chỉ ra những t tởng bảo thủ, trì trệ duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp, chậm thay đổi các chính sách và chế độ đã kìm hãm sản xuất. Đại hội cũng chỉ rõ, khuyết điểm, sai lầm về lãnh đạo và quản lý kinh tế là nguyên nhân chủ yếu gây ra, hoặc làm trầm trọng thêm khó khăn về kinh tế xã hội trong những năm qua. Vạch ra khuyết điểm, sai lầm và nguyên nhân của những khuyết điểm sau lầm nói trên cũng thể hiện sự đổi mới trong t duy của Đảng. Hai là, Đại hội xác định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta là lâu dài, trải qua nhiều bớc quá độ ngắn, đồng thời chỉ rõ chúng ta đang ở chặng đờng đầu tiên của thời kỳ quá độ. Chặng đờng đầu tiên bao gồm thời kỳ 5 năm 1981 1985 và kéo dài đến năm 1990, có tầm quan trọng đặc biệt. Đại hội đã nêu ra các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh trong chặng đờng đầu tiên. Ba là, Đại hội xác định hai nhiệm vụ chiến lợc của cách mạng nớc ta trong giai đoạn mới là : xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ; nêu rõ vị trí, mối quan hệ của hai nhiệm vụ chiến lợc đó. Bốn là, Đại hội điều chỉnh nội dung công nghiệp hoá trong chặng đờng đầu tiên : tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đa nông nghiệp một bớc lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ; ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công nông nghiệp hợp lý. Đại hội cũng chỉ rõ trong một thời gian nhất định ở miền Nam còn 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công t hợp doanh, cá thể và t bản t doanh). Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ơng Đảng đã tiến hành 11 hội nghị, trong đó có 8 hội nghị chuyên bàn về phát triển kinh tế xã hội. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ơng Đảng (12-1982), xác định mục tiêu kinh tế xã hội 3 năm (1983-1985). Nghị quyết của hội nghị sau này đã đợc cụ thể hoá, thể chế hoá thành Nghị quyết của Quốc hội trong kỳ hợp thứ 3 Quốc hội khoá VII (6-1982) và trong kỳ hợp thứ 4 Quốc hội khoá VII (12-1982). Hội nghị lần thứ t Ban Chấp hành Trung ơng khoá V (6-1983) bàn về những vấn đề cấp bách về t tởng và tổ chức bảo đảm thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ơng khoá V (12-1983), đánh giá tình hình kinh tế xã hội nớc ta đang có nhiều chuyển biến đi lên, song vẫn còn nhiều khó khăn và mất cân đối lớn, Hội nghị xác định trong hai năm 1985 1985 phấn đấu bảo đảm ổn định tình hình kinh tế xã hội. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ơng khoá V (7-1984), bàn về phân phối, lu thông. Hội nghị nhận định chính sách giá, lơng, tiền không còn phù hợp với thực tế, hội nghị chủ trơng đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trờng tự do và thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lơng, tài chính cho phù hợp với thực tế. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ơng khoá V (12-1984) bàn về kế hoạch Nhà nớc năm 1985, nhận định : Sản xuất lu thông có chuyển biến khoá hơn tr- ớc, nhiều nhân tố mới xuất hiện trong nông nghiệp, công nghiệp và phân phối, lu thông song nền kinh tế nớc ta còn nhiều bất cập, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tiêu cực xã hội có chiều hớng gia tăng. Trớc tình hình trên, tháng 6 năm 1985, Hội nghị lền thứ tán Bành Chấp hành Trung ơng khoá V, bàn về giá, lơng, tiền. Hội nghị cho rằng : phải dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Hội nghị khẳng định, khâu đột phá có tính chất quyết định để chuyển hẳng nền kinh tế sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa là xoá quan liêu, bao cấp qua giá và lơng. Nội dung chính giải quyết giá, lơng, tiền là : Thực hiện cơ chế một giá (tính chủ chi phí trong giá thành sản phẩm) ; bảo đảm tiền lơng thực tế cho ngời hởng lơng sống chủ yếu bằng lơng, xoá bỏ cung cấp bằng hiện vật ; các cơ sở sản xuất, xác địa phơng chuyển hẳn mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang chế độ hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghiã, xoá bỏ mọi khâu bù lỗ bất hợp lý trừ trờng hợp cá biệt. Hội nghị này đánh dấu sự đổi mới t duy một cách căn bản trên lĩnh vực phân phối, lu thông của Đảng. Tinh thần cơ bản là thừa nhận sản xuất hàng hoá, coi trọng thị trờng. Sau Hội nghị Trung ơng lần thứ tám, ngày 14 tháng 9 năm 1985 Chính phủ tiến hành tổng điều chỉnh giá, lơng, tiền lần thứ hai, bắt đầu từ việc đổi tiền, ban hành một số giá mớitiền lơng mới, xoá bỏ hoàn toàn giá cung cấp và chế độ tim phiếu, chỉ giữ lại sổ gạo cho ngời ăn lơng. Đổi tiền (1 đồng mới = 10 đồng cũ), thay đổi tỷ giá hối đoán 17 đồng thành 210 đồng RCN (rúp chuyển nhợng). Hậu quả lớn nhất của cuộc cải cách giá, lơng, tiền lần này đã dẫn đến tình trạng lạm phát phi mã trong 3 năm 1986-1988. Tỷ lệ lạm phát hàng năm tăng 3 con số, là hiện tợng cha từng có. Vì thế năm 1986 đã phải lùi một bớc, thực hiện trở lại chính sách hai giá bán lẻ 6 mặt hàng, sau rút xuống 4 mặt hàng theo giá cung cấp mới. Đồng thời, giá mua cũng áp dụng trở lại giá thoả thuận, đối với phần lớn nông sản phẩm mua bằng tiền, không có hiện vật đối lu. Tình hình trên, đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ở nớc ta ngày càng trầm trọng hơn. Nguyên nhân của tình hình trên là, giải quyết giá, lơng, tiền cha đồng bộ ; làm ồ ạt, toàn diện, mức độ lớn, làm dồn dập trong một thời gian ngắn gay ra cú sốc lớn cho nền kinh tế, đời sống, kinh tế xã hội. Không tính đến khả năng tác động, hệ quả xấu đối với ngân sách Nhà nớc. Đặc biệt thực hiện chủ trơng trên nhng vẫn giữ nguyên cơ chế cũ. Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ơng khoá V (12-1985). bàn về kế hoạch nhà nớc năm 1986. Hội nghị nhận định : Thực hiện các Nghị quyết sáu, bảy và tám của Ban Chấp hành Trung ơng nền kinh tế nớc ta đạt đợc một số tiến bộ, song vẫn còn nhiều khó khăn gay gắt, cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng hơn. Trớc tình hình đó, Hội nghị lần thứ mời Ban Chấp hành Trung ơng khoá V (6- 1986) đã khẳng định : Nghị quyết Trung ơng tám là đúng đắn và nhất trí không ra nghị quyết mới, mà giao cho Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về một số chủ trơng, biện pháp trớc mắt tập trung thực hiện Nghị quyết Trung ơng tám. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tham khảo ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và các chuyên gia đối với những vấn đề kinh tế ở nớc ta, tháng 8 năm 1986, Bộ Chính trị ban hành bản : Kết luận của Hội nghị Bộ Chính trị đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế. Bản kết luận đã chỉ rõ quan điểm, chủ trơng, sự chỉ đạo của Bộ Chính trị trong giải quyết ba vấn đề lớn về cơ cấu kinh tế, về cải tạo xã hội chủ nghĩa, về cơ chế quản lý kinh tế. Những kết luận của Bộ chính trị về các quan điểm kinh tế nói trên, là sự đổi mới rất cơ bản về t duy kinh tế của Đảng. Đây là một căn cứ quan trọng để hình thành nên Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng sau này. III. Đảng lãnh đạo đổi mới toàn diện từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 6 năm 1991 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, hình thành đờng lối đổi mới toàn diện, đồng bộ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đợc tiến hành tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986. Đại hội đề ra đờng lối đổi mới toàn diện, đồng bộ, đa cả nớc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là Đại hội đổi mới, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Đại hội đã khẳng định những thành tựu quan trọng trong 5 năm 1981 1985. Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5%, tổng sản lợng lơng thực năm 1986 tăng hơn 3 triệu tấn so với năm 1981. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5%. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm tăng 6,4% . Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc giành đợc thắng lợi to lớn. Nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Campuchia đợc thực hiện tốt, góp phần tăng cờng quan hệ giữa ba nớc Đông D- ơng với các nớc trong khu vực và thế giới. Những thành tựu trên đã tạo cho sự nghiệp cách mạng nớc ta những nhân tố mới để tiến lên. Đồng thời, Đại hội cũng nghiêm khắc chỉ ra những khuyết điểm sai lầm còn mắt phải là: Sản xuất tăng chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch 5 [...]... tìm tòi, đổi mới đa cách mạng nớc ta tiến lên thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, là thời kỳ Đảng lãnh đạo đổi mới từng phần, từng lĩnh vực riêng lẻ, tiến lên đổi mới toàn diện triệt để và đồng bộ Quá trình đó t duy mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội, con đờng tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta từng bớc... nhân, xác định đúng con đờng đổi mới Hai là, tổng kết thực tiễn đòi hỏi phải biết lắng nghe các ý kiến khác nhau, dân chủ bàn bạc, khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí Ba là, đổi mớiquá trình từng bớc, từ thấp đến cao, từ đổi mới từng phần, từng bộ phận, tiến lên đổi mới toàn diện, đồng bộ, chống nôn nóng, chủ quan đốt cháy giai đoạn 2 Đảng lãnh đạo thực hiện đờng lối đổi mới từ năm 1987 đến tháng... độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta Tuy nhiên, Đại hội cũng còn một số hạn chế trong việc đề ra những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn trớc mắt của cách mạng nớc ta Quá trình tìm tòi con đờng quá độ thích hợp lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta của Đảng từ tháng 8 năm 1979 đến tháng 12 năm 1986 là quá trình từ đổi mới từng phần, từng lĩnh vực riêng lẻ, tiến lên đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để Quá. .. cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI nêu rõ ba quan điểm chỉ đạo công cuộc đổi mới ở nớc ta là - Đổi mới là tất yếu khách quan, là yêu cầu bức thiết của cách mạng nớc ta Chỉ có đổi mới thấy đúng, thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát huy, những sai lầm để sửa chữa.1 - Đổi mới không phải là phủ định sạch trơn, đổi mới phải... kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ơng khoá VII Nhìn chung, từ tháng 12 năm 1986 đến giữa năm 1991 là khoảng thời gian Đảng triển khai thực hiện đờng lối đổi mới toàn diện, từng bớc tổng kết thực tiễn bổ sung, phát triển đờng lối đổi mới đa cách mạng nớc ta từng bớc đạt đợc những thành tựu rất quan trọng Trên lĩnh vực kinh tế, đã đạt tiến. .. thời kỳ quá độ ở nớc ta Báo cáo Chính trị của Đại hội đã đề cập đến chính sách đối ngoại, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động; nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nớc và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới Đờng lối đổi mới, trớc hết là đổi mới t duy kinh tế của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã đa đến cho cách mạng nớc ta nguồn sức mạnh mới trên... đờng tiến lên chủ nghĩa xã hội Đại hội VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bớc ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển lý luận, Đại hội đánh giá thực trạng kinh tế xã hội đất nớc, đề ra đờng lối đổi mới toàn diện, tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đờng thích hợp quá. .. quyết về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý văn học nghệ thuật và văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo, đa văn học nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một bớc mới Hội nghị lần thứ t Ban Chấp hành Trung ơng khoá VI (12-1987) ra nghị quyết về phơng hớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong ba năm 1988 1990 Ngày 5 tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ-TW, về đổi mới quản... những đổi mới quan trọng Đáng chú ý là chúng ta đã tiến hành điều chỉnh chiến lợc bảo vệ Tổ quốc theo quan điểm chiến tranh nhân dân, bố trí lại lực lợng trên các địa bàn chiến lợc Tình hình trong nớc và quốc tế có những biến đổi phức tạp, nhng chúng ta có nhiều nỗ lực bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, góp phần ổn định chính trị xã hội, tạo môi trờng thuận lợi cho công cuộc đổi mới phát... tiến lên đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để Quá trình đó diễn ra từ hai phía: từ các phong trào quần chúng ở cơ sở và sự lãnh đạo chặt chẽ, sáng tạo của Đảng ta Đờng lối đổi mới của Đảng là sản phẩm của ý Đảng, lòng dân Do đó, đờng lối sớm đợc hiện thực hoá, mang lại kết quả trong cuộc sống Điều đó chứng tỏ quá trình tìm tòi con đờng thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta là đúng đắn, phù hợp . là thời kỳ Đảng lãnh đạo đổi mới từng phần, từng lĩnh vực riêng lẻ, tiến lên đổi mới toàn diện triệt để và đồng bộ. Quá trình đó t duy mới của Đảng về. quan, duy ý chí. Ba là, đổi mới là quá trình từng bớc, từ thấp đến cao, từ đổi mới từng phần, từng bộ phận, tiến lên đổi mới toàn diện, đồng bộ, chống nôn

Ngày đăng: 06/10/2013, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan