GIỚI THIỆUKHÁIQUÁTVỀCÔNGTY TNHH DUYTHỊNH 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 1.1.1. Quá trình phát triển: Tên côngty : CÔNGTYTNHHDUY THỊNH. Tên giao dịch quốc tế: DUYTHINH COMPANY LIMITED. Tên viết tắt: DT.CO.,LTD. Hình thức kinh doanh: - Sản xuất phụ tùng, sửa chữa, gia công, lắp ráp xe gắn máy hai bánh. - Sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô, máy kéo các loại. - Sản xuất gia công hàng vật tư kim khí. - Cho thuê kho, nhà xưởng. Trụ sở chính: Xã Bình Phú, Huyện Thạch Thất, Tỉnh Hà Tây Điện thoại: 034.674211 Fax: 034.674749 Số tài khoản: 10201000023969 Tại Ngân hàng Công thương Quang Trung – Hà Tây Mã số thuế: 0302000924 CôngtyTNHHDuyThịnh là một doanh nghiệp tư nhân gồm 7 cổ đông góp vốn thành lập với số vốn điều lệ thành lập là 10.000.000.000 (mười tỷ đồng) côngty hạnh toán độc lập được thành lập lần đầu tiên vào ngày 07 tháng 11 năm 1998 và đăng ký thay đổi lần hai vào ngày 28 tháng 07 năm 2004. CôngtyTNHHDuyThịnh thành lập được bảy năm ,trong bảy năm qua côngty đã đạt được những thành tích đáng kể mà không phải một côngty nào cũng có được. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Côngty trong những năm gần đây. Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Côngty trong những năm gần đây. (Đơn vị: Ngàn đồng) TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1 Tổng vốn kinh doanh 15.471.390 15.527. 325 15.538. 795 15.471.390 2 Doanh thu 10.474.000 13.875.000 14.743.000 10.474.000 3 Tổng GTSL (Giá cố định) 10.981,6 9.300,9 9.970,9 9.975,9 4 Lao động bình quân 463 448 413 411 5 Lợi nhuận trước thuế 179.903 -17.953 147.420 179.903 6 Thu nhập bình quân 1 người 726 670 774 773 (Nguồn: Phòng KT-TC CôngtyTNHHDuy Thịnh) Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều có các xu hướng giảm từ năm 2002 đến 2005. Năm 2005 tuy tình hình sản xuất kinh doanh có phục hồi nhưng vẫn chưa đạt được như năm 2003. Tổng vốn kinh doanh năm 2004 bằng 100,1% so với năm 2003. Doanh thu năm 2004 bằng 140,8% so với năm 2003 nhưng chỉ bằng 94,9% so với năm 2001. Lợi tức năm 2004 bằng 147,4 triệu đồng, tuy lớn hơn năm 2003 (-17,9 triệu đồng) nhưng vẫn thấp hơn năm 2001 (232,8 triệu đồng). Như vậy Côngty vừa trải qua thời kỳ thua lỗ và đang trong quá trình phục hồi sản xuất cần tiếp tục có những giải pháp hợp lý để sản xuất phát triển trong những năm tiếp theo. 1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của CôngtyTNHHDuy Thịnh: a. Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Côngty là cơ cấu theo mô hình trực tuyến chức năng hay còn gọi là cơ cấu hỗn hợp. Theo kiểu cơ cấu này thì quản lý lãnh đạo phục tùng theo trực tuyến và theo chức năng, vẫn tuân thủ theo chế độ một thủ trưởng mà tận dụng được sự tham gia của các bộ phận chức năng, giảm bớt gánh nặng cho các cấp lãnh đạo cao nhất của Công ty. Ban Gám đốc Phòng Kĩ thuậtBan Dự án Phòng Hành chính Phòng Kế toán-TC Phòng Kinh doanh Phòng KHSX Phân xưởng Ôtô I Phân xưởng Ôtô II Phân xưởng Cơ khí IPhân xưởng Cơ khí IIPhân xưởng Cơ khí IIIPhân xưởng Cơ khí IV Sơ đồ tổ chức quản lý của Côngty Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng chung của các phòng ban trong Côngty là giúp giám đốc nắm tình hình, giám sát, kiểm tra, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chuẩn bị sản xuất và phục vụ sản xuất, hướng dẫn công tác kỹ thuật, công tác nghiệp vụ cho các cán bộ chức năng và cấp quản lý phân xưởng giúp thủ trưởng trực tuyến chuẩn bị và thông qua các quyết định kiểm tra quá trình sản xuất chung, theo dõi để tổ chức công việc không sai lệch về kỹ thuật và những điều kiện thời gian. Mặc dù các phòng ban chức năng không có quyền đưa ra quyết định đối với cơ quan ngành dọc, tuy nhiên trong những công việc nhất định họ cũng được giao quyền trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn đối với cán bộ chức năng và cấp phân xưởng, thậm chí đến tận công nhân sản xuất. Bộ máy quản lý của Côngty hiện nay được chia thành 3 khối chính đó là khối kỹ thuật, khối sản xuất, khối kinh doanh, mỗi khối do một phó giám đốc phụ trách chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Ngoài ra còn có nhiều phòng ban chức năng khác làm tham mưu cho ban Giám đốc và chịu sự chỉ đạo của các Phó giám đốc theo các chức năng, các lĩnh vực hoạt động tương ứng. b. Cơ chế hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận : Bộ máy quản lý của Côngty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng quyền quyết định cao nhất thuộc về Giám đốc, mỗi cấp dưới chỉ nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp, các phòng chức năng chỉ làm công tác tham mưu cho các lãnh đạo trực tuyến. Các Phó giám đốc, quản đốc sử dụng quyền mà Giám đốc giao cho để thống nhất quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực công việc được phân công hoặc trong đơn vị mình phụ trách. + Giám đốc: Là người có quyền ra quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động của Công ty, giám đốc là người giữ vai trò chỉ huy với chức trách quản lý, sử dụng toàn bộ vốn, đất đai, nhân lực và các nguồn lực của Công ty. Trong khi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao, các Phó giám đốc chủ động giải quyết công việc theo đúng chức năng và trong giới hạn về quyền hành. + Phó Giám đốc sản xuất kinh doanh: Giúp Giám đốc điều hành, tổ chức quản lý quá trình sản xuất của Công ty, lập kế hoạch sản xuất, phụ trách lĩnh vực công tác kinh doanh, hành chính, quản trị, đời sống. Tiến hành triển khai thực hiện thông qua sự chỉ đạo của các quản đốc đối với các phân xưởng, tổ, ca… Chỉ huy thống nhất kỹ thuật sản xuất hàng ngày, điều phối lao động và duy trì kỹ thuật lao động cho toàn Công ty. Cho từng phân xưởng, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nhịp nhàng. Đồng thời tổ chức sắp xếp, bố trí hợp lý lực lượng lao động trực tiếp sản xuất sao cho đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất, đề xuất và tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Khi giám đốc vắng mặt, uỷ quyền cho Phó Giám đốc sản xuất chỉ huy điều hành mọi mặt hoạt động của Công ty. + Phó Giám đốc kỹ thuật: Giúp Giám đốc Côngty phụ trách kỹ lĩnh vực quản lý kỹ thuật và xây dựng cơ bản của Công ty. Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, phương án đầu tư, phát triển công nghệ, kỹ thuật sản xuất, xây dựng chính sách quản lý kỹ thuật cho từng giai đoạn, từng loại sản phẩm khác nhau sao cho đáp ứng được yêu cầu sản xuất của từng thời kỳ khác nhau cũng như của từng sản phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn hóa sản phẩm truyền thống và các đề án cải tiến mẫu mã, kết cấu sản phẩm hướng đến hoàn thiện các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm qua từng giai đoạn. Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ tổ chức điều hành các mặt công tác quản lý kỹ thuật cụ thể như chuẩn bị kỹ thuật về thiết kế, công nghệ, thiết bị kiểm tra chất lượng theo kế hoạch và tiến độ sản xuất, duy trì, bảo trì máy móc thiết bị, năng lượng đảm bảo tiến hành sản xuất liên tục, xây dựng định mức chi phí vật tư, năng lượng, nhiên liệu, lao động cho từng đơn vị sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động… * Các phòng ban chức năng : - Phòng tài chính kế toán là một bộ phận không thể thiếu của bất cứ đơn vị nào? Nó có trách nhiệm giám sát kiểm tra và cố vấn cho giám đốc về mặt tài chính và theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời tham mưu cho lãnh đạo về tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ, về tình hình tư vấn sử dụng và luân chuyển vốn, thực hiện các chế độ về tài chính của Công ty. - Phòng kinh doanh: Chi phối chủ yếu mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nó có trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đồng thời có trách nhiệm tìm thị trường tiêu thụ, tìm bạn hàng, nắm bắt thông tin về những bạn hàng mà Côngty sản xuất kinh doanh và giá cả các mặt hàng đó. - Phòng Hành chính: Theo dõi tình hình tăng giảm số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty, có trách nhiệm thực hiện và giải quyết các vấn đề về chế độ, chính sách mà Nhà nước quy định với cán bộ công nhân viên. Theo dõi tình hình làm việc, tình hình thực hiện định mức công việc của cán bộ công nhân viên, tổ chức công tác lao động tiền lương, lập định mức lao động trên một sản phẩm, đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho công nhân viên. - Phòng kế hoạch sản xuất: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Thực hiện kiển tra tiến độ kế hoạch sản xuất đảm bảo cung ứng đầy đủ những thông tin kịp thời, những thông tin cần thiết, cân đối cấp phát vật tư đúng định mức. - Phòng kỹ thuật: Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách từng mặt hàng có thiết kế, khuôn mẫu, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, khoa học kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho sản xuất. - Ban dự án: Lập các dự án sản xuất, mua trang thiết bị. Cộng tác chặt chẽ với phòng kế hoạch sản xuất để đảm bảo quá trình sản xuất. Tất cả các mối liên hệ và hoạt động của các phòng, ban, bộ phận đều dưới sự chỉ đạo của Giám đốc tâm huyết với nghề cơ khí nhưng cũng rất năng động trong cơ chế thị trường, đã đem đến những thắng lợi nhất định cho côngty như ngày nay. Số lượng cơ cấu các phòng ban trong Côngty được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: Số lượng cán bộ các phòng ban trong Công ty: Tên phòng ban Số lượng cán bộ công nhân viên Phòng Hành chính 11 Phòng Kế toán tài chính 16 Phòng Kỹ thuật 14 Phòng Kinh doanh 24 Phòng Kế hoạch sản xuất 17 Ban dự án 15 (Nguồn: Phòng Hành chính - CôngtyTNHHDuy Thịnh) 1.3. Đội ngũ lao động: Nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với lao động sản xuất nhìn chung nhân tố này ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện qua các điểm như trình độ tay nghề (bậc thợ), kinh nghiệm sản xuất (thâm niên công tác) và thái độ làm việc. Ở CôngtyTNHHDuyThịnh hiện nay đội ngũ lao động là một điểm mạnh, chứa đựng một tiềm năng vô cùng lớn, nếu phát huy tốt sẽ là điểm hết sức quan trọng tác động đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, số lượng cán bộ công nhân viên trong côngty là 353 người. Trong đó: Số kỹ sư, đại học: 46 người Số trung cấp kỹ thuật: 21 người Tổng số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý của Côngty là 102 người. Trong đó có 40 người có trình độ đại học, 24 người có trình độ trung cấp, 38 sơ cấp. Như vậy, số người có trình độ đại học chiếm 39,2%. Số người có trình độ trung cấp chiếm 15,4% tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, nó thể hiện ở số cán bộ quản lý có trình độ cao. Điều này tạo điều kiện tốt cho Côngty trong việc điều hành và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Số lao động gián tiếp chiếm 39,2% tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty. Với chức năng chính của Côngty là sản xuất kinh doanh thì việc có nhiều lao động gián tiếp so với số lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Côngty nên có biện pháp giảm bớt số lao động gián tiếp này. Năm 2003 Côngty có 251 công nhân sản xuất với cơ cấu bậc thợ như sau: Bậc thợ 1/7 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 Số công nhân 17 21 33 31 81 68 (Nguồn: Hành chính - CôngtyTNHHDuy Thịnh) Bậc thợ bình quân = 251 768681531433321217 xxxxxx +++++ ≈ 5,36 Số lượng công nhân kỹ thuật, bậc thợ cao trong Côngty chiếm tỷ lệ lớn: Công nhân thợ bậc 5 - 7 là 180 người, chiếm 71,7% tổng số công nhân của Công ty. Công nhân bậc thợ 3-4 là 54 người, chiếm 21,5% tổng số công nhân của Công ty. Như vậy công nhân bậc thợ 3-7 chiếm 93,2% tổng số công nhân của Công ty. Đây là một tỷ lệ khá cao góp phần rất quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Với trình độ cán bộ công nhân viên kỹ thuật cao, nếu Côngty biết bố trí lao động một cách hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. . GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DUY THỊNH 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 1.1.1. Quá trình phát triển: Tên công ty : CÔNG TY TNHH DUY THỊNH 1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Duy Thịnh: a. Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là cơ cấu theo