1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú.doc

35 609 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 195,5 KB

Nội dung

Hoạt động kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước đangđứng trước những thách thức vô cùng to lớn khi cạnh tranh với các doanh nghiệpnước ngoài Để tìm kiếm những nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi phát hành báocáo tài chính ra công chúng thì bắt buộc các báo cáo tài chính đó cần được kiểmtoán Do đó, kiểm toán ngày càng có vị trí quan trọng không thể thiếu trong nềnkinh tế quốc dân.

Hoạt động kiểm toán làm trung thực và hợp lý các thông tin công khaitrong báo cáo tài chính, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi gian lận, lừa đảo củacác tổ chức và cá nhân trong kinh doanh và các hoạt động kinh tế, tài chính giúpcho các nhà đầu tư có quyết định đúng đắn và đạt hiệu quả tối ưu Kiểm toán độclập hiện nay đang cùng với kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ góp phần tolớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta Một trong những công ty kiểm toán

có thể nói đến đó là Công ty TNHH Kiểm toán An Phú Qua quá trình thực tập tại

Công ty TNHH Kiểm toán An Phú, Em đã có điều kiện áp dụng những kiến thứcđã học trong Trường vào trong thực tế để từ đó củng cố kiến thức, đi sâu vào tìmhiểu và nắm bắt cách thức tổ chức công tác kiểm toán đối với từng loại hình.

Nội dung Báo cáo thực tập tổng hợp của Em gồm có 3 phần chính:Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán An Phú;

Chương 2: Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AnPhú;

Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện hoạt động của Công tyTNHH Kiểm toán An Phú.

Em xin chân thành cảm ơn GS TS Nguyễn Quang Quynh và các anh chịtrong Công ty TNHH Kiểm toán An Phú đã tận tình hướng dẫn giúp Em hoànthành báo cáo này Do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên Báo cáo của Em khôngtránh khỏi những thiếu sót nên Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầycô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁNAN PHÚ

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú

Công ty TNHH Kiểm toán An Phú được thành lập theo Giấy chứng nhậnĐăng ký kinh doanh Số 0102031751 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố HàNội cấp ngày 08/08/2007 Công ty có trụ sở tai Phòng 2003 Tòa nhà 34T TrungHoà Nhân Chính Cầu Giấy Hà Nội Công ty ra đời với tư cách là doanh nghiệpTNHH hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, tư vấn và đào tạo trên toànlãnh thổ Việt Nam.

Công ty có đội ngũ lãnh đạo và kiểm toán viên có trình độ, giàu tâm huyết,được đào tạo tại các trường đại học có uy tín tại Việt Nam và nước ngoài, có nhiềukinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn Đội ngũ lãnh đạo và các kiểmtoán viên chính của An Phú đều có kinh nghiệm trên 12 năm cung cấp dịch vụkiểm toán và tư vấn cho các doanh nghiệp, dự án quốc tế, các ban quản lý xâydựng…hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế Đội ngũ sánglập của An Phú đều là những nhân viên có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm ởVACO (tức Deloitte bây giờ) là một trong 4 công ty hàng đầu tại Việt Nam nên đãvận dụng và tiếp thu được những kinh nghiệm đã tích lũy trước đây để xây dựngquy trình kiểm toán phù hợp.

Trong những ngày đầu thành lập với số lượng nhân viên là 10 người chođến nay An Phú có một đội ngũ nhân viên gồm 50 người, với 7 người có chứngchỉ kiểm toán viên cấp nhà nước (CPA) hoạt động trên khắp 3 miền đất nước Đặcbiệt, Công ty có đội ngũ chuyên gia với trình độ nghiệp vụ cao, được đào tạo có hệthống tại Việt Nam và nước ngoài về kiểm toán, tài chính và kế toán Tại An Phú,đội ngũ nhân viên được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn liên tục doCông ty cũng như Bộ Tài chính tổ chức Đó là những nhân viên có trình độ chuyênmôn, tận tâm và giàu kinh nghiệm, họ luôn cập nhật sự thay đổi của các chuẩn

Trang 3

mực kế toán kiểm toán cũng như thay đổi về các chính sách thuế, tài chính liênquan tới môi trường kinh doanh.

Công ty TNHH Kiểm toán An Phú đã xây dựng được quy trình quản lý chấtlượng kiểm toán để đảm bảo nguyên tắc nghề nghiệp là độc lập, khách quan, bảomật số liệu và tuân thủ pháp luật Từ khi thành lập đến nay, tuy trong thời gianngắn nhưng Công ty luôn luôn giữ nguyên tắc hoạt động độc lập, đạo đức nghềnghiệp, chất lượng dịch vụ cung cấp và uy tín của Công ty; đó là tiêu chuẩn hàngđầu mà mọi nhân viên của An Phú luôn luôn thực hiện Về tài chính, Công ty hoạtđộng theo nguyên tắc tự chủ Tổng tài sản của công ty khoảng gần 4 tỷ đồng vớidoanh thu tính tới thời điểm 30/9/2008 vào khoảng 3,8 tỷ đồng.

Năm 2008, Công ty TNHH Kiểm toán An Phú đã được Ủy ban Chứngkhoán Nhà nước chấp thuận được cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chínhnăm 2008-2009 cho các doanh nghiệp niêm yết theo Quyết định Số 773/QĐ-UBCK ngày 27/11/2008 “Vì sự thành công của khách hàng và nhân viên trongCông ty” là quan điểm cung cấp dịch vụ của An Phú cùng với mục tiêu phát triểnlà: “Trở thành công ty dịch vụ chuyên ngành hàng đầu tại Việt Nam và khu vực”.Sự kết hợp hài hòa hai yếu tố trên là cơ sở quan trọng để Công ty có thể đạt đượcmục tiêu và phương châm hoạt động của mình.

Khách hàng của An Phú rất đa dạng, bao gồm tất cả các loại hình doanhnghiệp và dự án hoạt động trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau của nềnkinh tế, các Doanh nghiệp hàng đầu trong nền kinh tế thuộc các Tập đoàn kinh tếvà Tổng Công ty lớn của Việt Nam như Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt

Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt

Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam,Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng Công ty Bia Rượu nước giải khát Sài Gòn…,các Doanh nghiệp Nhà nước khác, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cácCông ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp đồng hợp tác kinh doanh vàrất nhiều các Dự án ODA khác tại Việt Nam.

Trang 4

1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú

An Phú cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán…trên cơsở các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa An Phú với khách hàng Dưới đây lànhững dịch vụ mà Công ty đang cung cấp:

Thứ nhất là dịch vụ kế toán

An phú cung cấp các dịch vụ kế toán cho khách hàng bao gồm: Dịch vụ giữsổ kế toán, lập dự toán ngân sách, lập Báo cáo tài chính định kỳ Công ty cũng hỗtrợ các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theohệ thống kế toán Việt Nam (VSA) cho tương thích với các Chuẩn mực kế toánquốc tế được chấp nhận rộng rãi (IFRS) Điểm nổi bật trong các dịch vụ kế toáncủa An Phú có thể được minh chứng qua khả năng xây dựng các hệ thống kế toánđáp ứng yêu cầu quốc tế của các công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốctế mà vẫn tuân thủ hệ thống kế toán Việt Nam sẽ được trình lên Bộ tài chính đểphê duyệt Cụ thể, các dịch vụ kế toán của Công ty bao gồm: Xây dựng hệ thốngkế toán; Trợ giúp hạch toán kế toán; Lập kế hoạch tài chính; Lập kế hoạch ngânsách; Lập và dự toán lưu chuyển tiền.

Thứ hai là dịch vụ kiểm toán thẩm định

Công ty cam kết cung cấp các dịch vụ kiểm toán nhất quán, tối ưu chonhóm khách hàng có quy mô lớn của Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực chủchốt của nền kinh tế như: Năng lượng, Xây dựng, Khai thác khoáng sản, Kháchsạn, Tài chính-Ngân hàng Các dịch vụ kiểm toán công ty đang cung cấp gồm:Kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định; Kiểm toán Báo cáo tài chính cho mụcđích đặc biệt; Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; Soát xét các thông tintrên Báo cáo tài chính; Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục đã thỏathuận trước; Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ; Kiểm toán nội bộ;Kiểm soát và đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin; Các dịch vụ kiểm soátvà tư vấn rủi ro khác.

Thứ ba là dịch vụ kiểm toán quyết toán các công trình, dự án đầu tư

Trang 5

Với mục tiêu là đưa ra ý kiến độc lập về tính phù hợp và đúng đắn của cácthông tin trình bày trong Báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án Để đạt đượcmục tiêu đó, việc kiểm toán phải được thực hiện theo hệ thống Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam, Quy chế kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam, các văn bảnpháp quy của Nhà nước Việt Nam ban hành trong lĩnh vực quản lý đầu tư xâydựng.

Nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho sự thành công của An Phú trong thực hiệnkiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là sử dụng một nhómnhân viên chuyên nghiệp, các chuyên gia có trình độ cao được đào tạo chính quytrong lĩnh vực kiểm toán xây dựng cơ bản nhằm cung cấp cho khách hàng mộtdịch vụ hoàn hảo và có độ tin cậy cao nhất Kết quả kiểm toán của công ty đượccác cơ quan thẩm quyền tin cậy dùng làm cơ sở phê duyệt quyết toán vốn đầu tưcác dự án hoàn thành Các loại hình kiểm toán trong lĩnh vực đầu tư bao gồm:Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành các công trình, hạngmục công trình; Kiểm toán xác định giá trị quyết toán công trình; Kiểm toán báocáo tài chính hàng năm của Ban quản lý dự án, chủ đầu tư.

Thứ tư là dịch vụ tư vấn thuế

Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm:Trợ giúp lập chiến lược thuế; Tư vấn thuếtoàn cầu; Trợ giúp giải quyết khiếu nại thuế; Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụthuế quốc tế Trợ giúp lập chiến lược thuế bao gồm: Hoạch định chiến lược thuế;Cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế; Soát xét tính tuân thủ luậtthuế của doanh nghiệp; Tính thuế và lập tờ khai thuế Dịch vụ tư vấn thuế toàn cầugồm có: Đề xuất những mô hình thuế trong nước và quốc tế hiệu quả nhất; Lậpchiến lược cho các hoạt động đầu tư ở nước ngoài và chuyển lợi nhuận để giảmthiểu thuế; Dịch vụ tư vấn liên quan đến hải quan; chuyển chi phí và các khoảnthanh toán khác giữa các bên liên quan; Lập kế hoạch và chuẩn bị các thỏa thuậnchia sẻ chi phí liên quốc gia đối với các nghiệp vụ chuyển giao công nghệ qua biêngiới; Vận dụng hiệu quả các hiệp ước quốc tế về thuế Dịch vụ trợ giúp giải quyếtkhiếu nại thuế bao gồm: Trợ giúp giải trình, kê khai và thanh tra thuế; Tư vấn và

Trang 6

trợ giúp quy trình khiếu nại về thuế; Đại diện quá trình quyết toán thuế; Trợ giúpthương thảo và thông tin liên lạc giữa các bên Thuế thu nhập cá nhân và các dịchvụ thuế quốc tế bao gồm: Lập kế hoạch, thiết kế, lưu giữ và quản lý số liệu; Trợgiúp tính toán và sắp xếp các thủ tục hoàn thuế; Tuân thủ và lập kế hoạch thuế thunhập cá nhân và quốc tế; Tư vấn thuế cho quá trình thực hiện dự án ở nước ngoài;Nghiên cứu khả thi và đánh giá môi trường đầu tư; Tư vấn khung luật pháp và cơcấu quản lý; Phân tích chính sách của chính phủ đối với phát triển kinh tế; Nghiêncứu thị trường và đánh giá về ngành kinh doanh; Xác định và đánh giá cơ hội đầutư; Tư vấn thiết lập văn phòng đại diện và thành lập doanh nghiệp mới.

Thứ năm là dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp

Nhóm tư vấn tài chính của Công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chínhcho các công ty và các nhà đầu tư trong rất nhiều các lĩnh vực hoạt động, bao gồm:Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp; Dịch vụ tư vấn giải pháp quản lý; Dịch vụhỗ trợ Dự án Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp bao gồm: Tư vấn về sáp nhậpvà mua lại doanh nghiệp; Cổ phần hóa, tư nhân hóa và niêm yết chứng khoán(IPO); Định giá doanh nghiệp; Tư vấn nghiệp vụ kinh doanh; Tư vấn đầu tư;Nghiên cứu khả thi và đánh giá môi trường đầu tư; Tư vấn về khuôn khổ pháp lývà thủ tục hành chính; Tư vấn thành lập doanh nghiệp và văn phòng đại diện; Phântích chính sách Nhà nước về phát triển kinh tế Dịch vụ tư vấn giải pháp quản lýbao gồm: Hoạch định hạ tầng cơ sở và công nghệ thông tin; Lựa chọn giải phápquản lý; Chuyển đổi cơ cấu tài chính và tăng cường hoạt động; Triển khai và đánhgiá hệ thống mạng Dịch vụ hỗ trợ Dự án bao gồm: Chuẩn bị Dự án; Thực hiện Dựán; Tư vấn Dự án.

Thứ sáu là dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực

Công ty liên tục có các chính sách đào tạo và tăng cường tính chuyênnghiệp Nhiều khách hàng tin rằng dịch vụ đào tạo của Công ty là một dịch vụkhông thể thiếu được Một nhóm các chuyên gia có trình độ cao của Công ty về kếtoán, kiểm toán và quản lý sẽ cung cấp các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu

Trang 7

của khách hàng Các chương trình đào tạo này bao gồm từ đào tạo về các chuẩnmực kế toán và kiểm toán Việt Nam đến đào tạo về các chính sách và quy chế mớinhất áp dụng cho từng ngành cụ thể hay cho hoạt động kinh doanh trên cả nước.Công ty cũng tổ chức các chương trình đào tạo các kỹ năng kiểm toán nội bộ đểtrợ giúp khách hàng thực hiện các chương trình kiểm toán nội bộ Các chươngtrình này bao gồm: Tổ chức đào tạo và hội thảo; Quản lý nguồn nhân lực.

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú

Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú

Hội đồng Thành viên là cơ quan ra quyết định cao nhất của Công ty Hộiđồng thành viên có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinhdoanh hàng năm của Công ty; quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, thời điểm vàphương thức tăng, giảm vốn điều lệ; phê duyệt tăng số lượng thành viên góp vốn

Hội đồng Thành viên

Ban Giám đốc

Trang 8

và chấm dứt tư cách thành viên; quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư cógiá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thờiđiểm công bố gần nhất của Công ty hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn đối với những dự ánquan trọng trong từng thời kỳ; đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển và kếhoạch kinh doanh hàng năm của Công ty thông qua báo cáo tài chính hàng năm,phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của Công ty;bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên; quyết định bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với các thành viên BanGiám đốc, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát và các chức danh Giám đốc nghềnghiệp và Giám đốc Chi nhánh; thông qua các quy chế quản lý nội bộ của Công ty(quy chế Ban Giám đốc; quy chế nhân viên; quy chế tiền lương; quy chế thi tuyển,tiếp nhận nhân viên; quy chế tiếp nhận và chấm dứt tư cách thành viên; quy chế tàichính; kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị, văn phòng hàng năm…); quyếtđịnh thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; sửa đổi bổ sung Điều lệCông ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Công ty; tái cấu trúc Công ty; quyếtđịnh tổ chức lại Công ty; quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty; cácquyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Điều lệCông ty.

Ban Giám đốc là những người chịu trách nhiệm cao nhất đối với tổ chức

hoạt động của toàn Công ty bao gồm các nhiệm vụ quan trọng như: Xây dựngchiến lược, lập kế hoạch hoạt động, phát triển kinh doanh, phát triển và duy trìkhách hàng, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý và phát triển nhân viên chuyênnghiệp, các vấn đề có liên quan về nhân sự, hành chính…Ban Giám đốc chịu tráchnhiệm và có quyền giám sát các hoạt động quản lý, kinh doanh của Công ty cũngnhư đề ra các chính sách hoạt động của Công ty.

Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách Giám đốcchịu trách nhiệm trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty, chịu tráchnhiệm trước Hội đồng thành viên về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình;đảm nhiệm chức năng quản lý và trực tiếp điều hành hoạt động của Công ty, cùng

Trang 9

với các Phó Giám đốc Công ty có quyền biểu quyết trong tất cả các cuộc họp củaBan Giám đốc; theo ủy quyền của Hội đồng Thành viên, Giám đốc cùng với banGiám đốc phụ trách các hoạt động, dịch vụ của Công ty; chịu trách nhiệm chínhtrong việc xây dựng chiến lược kinh doanh hàng năm trình Hội đồng Thành viênphê duyệt Giám đốc tham gia vào các hợp đồng kiểm toán với vai trò là Giám đốcđiều hành phụ trách khách hàng và quản lý chất lượng kiểm toán, duy trì mối quanhệ với các cán bộ cấp cao của khách hàng Đây là việc làm hết sức cần thiết đểCông ty có thể liên tục nắm bắt được hoạt động kinh doanh của khách hàng và cóthể sớm phát hiện được những vấn đề có thể phát sinh Giải đáp các thắc mắc vềkế toán và kiểm toán có tầm quan trọng lớn trong quá trình thực hiện công việckiểm toán và Giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng cho các vấn đề cònvướng mắc Đánh giá cồn việc kiểm toán đã thực hiện và chịu trách nhiệm bảođảm rằng công việc kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ làm cơ sở cho các kếtluận được rút ra trong những phần kiểm toán quan trọng.

Phó giám đốc Công ty là người đồng sáng lập và trực tiếp điều hành hoạtđộng của An Phú Với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và cáclĩnh vực tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ mục đích cổ phần hóadoanh nghiệp Là thành viên quan trọng của bộ máy lãnh đạo và điều hành An PhúPhó Giám đốc sẽ tham gia vào các hợp đồng kiểm toán với vai trò phụ trách kháchhàng và quản lý chất lượng kiểm toán Phó Giám đốc cũng giữ vai trò là Giám đốcđào tạo và tuyển dụng , đảm bảo đội ngũ nhân viên luôn đủ năng lực và kinhnghiệm cung cấp dịch vụ.

Giám đốc kiểm toán đứng đầu phòng kiểm toán, với vai trò phát triển kháchhàng, kiểm soát và quản lý chất lượng dịch vụ kiểm toán và tư vấn Các chủ nhiệmkiểm toán cấp cao phụ trách từng mảng kiểm toán cụ thể như kiểm toán báo cáotài chính, kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản, tư vấn…tham gia phát triển kháchhàng cũng như kiểm soát chất lượng kiểm toán, phụ trách kỹ thuật kiểm toán, bốtrí nhân sự, trực tiếp phụ trách các nhóm kiểm toán bao gồm kiểm toán viên, trợ lýkiểm toán viên và các nhân viên.

Trang 10

Kiểm toán viên là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán,có chứng chỉ hành nghề do Bộ Tài chính cấp (CPA) Họ có trách nhiệm tham giatrực tiếp các cuộc kiểm toán, cùng lập kế hoạch kiểm toán, bố trí nhân sự, xem xétgiấy tờ, giám sát các trợ lý kiểm toán trong công việc, chuẩn bị các công việc cầnthiết cho một cuộc kiểm toán, báo cáo trực tiếp cho người phụ trách cuộc kiểmtoán…Kiểm toán viên có thể được yêu cầu ký vào báo cáo kiểm toán, chịu tráchnhiệm trước pháp luật và Giám đốc công ty kiểm toán về cuộc kiểm toán.

Trợ lý kiểm toán là những người mới vào nghề, được đào tạo bài bản Đâylà những người tham gia vào quá trình kiểm toán, hỗ trợ cho các kiểm toán viêntrong công việc kiểm toán như quản lý hồ sơ kiểm toán, kiểm kê…Các trợ lý kiểmtoán viên không được ký báo cáo kiểm toán và chịu sự giám sát chặt chẽ củangười có trách nhiệm để không xảy ra sai sót Các trợ lý kiểm toán cần khôngngừng học hỏi nâng cao nghiệp vụ của mình.

Phòng Hành chính Kế toán gồm hai bộ phận là kế toán và thư ký Nhiệmvụ chủ yếu là tổ chức nhân sự, tổ chức hành chính, quan hệ với khách hàng và phụtrách về tài chính của công ty Bộ phận kế toán gọn nhẹ đáp ứng được nhu cầuhạch toán kế toán cần thiết trong đơn vị và đáp ứng được nhu cầu về quản lý thôngtin và cung cấp thông tin về tài chính kế toán cho người quan tâm.

Tuy được tổ chức theo hai phòng chính là Phòng Kiểm toán Tài chính vàPhòng Kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhưng dịch vụ của AnPhú là đan xen Phòng Kiểm toán có thể thực hiện cả dịch vụ tư vấn tài chính, tưvấn thuế, đào tạo nhân lực cho khách hàng.

Công ty TNHH Kiểm toán An Phú là một pháp nhân hạch toán độc lập, tựtrang trải chi phí bằng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ do khách hàng trả theohợp đồng và thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước.

Trang 11

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TYTHNN KIỂM TOÁN AN PHÚ

2.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán

Sau khi đã đánh giá rủi ro về hợp đồng kiểm toán, đạt được sự hiểu biết sơbộ về khách hàng Công ty bố trí đoàn kiểm toán theo yêu cầu công việc và kinhnghiệm nghề nghiệp của các nhân viên Đoàn kiểm toán do Trưởng phòng kiểmtoán trực tiếp phân công, chỉ định người tham gia sau khi có ý kiến chỉ đạo củaGiám đốc dựa trên quy mô và tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, số lượngnhân viên hiện có, khả năng chuyên môn, lịch trình công việc…để sắp xếp côngviệc cho phù hợp.

Đoàn kiểm toán thường từ 5 đến 8 người, thời gian làm việc tùy vào tínhchất và quy mô của cuộc kiểm toán Những người tham gia cuộc kiểm toán sẽchuẩn bị file tài liệu bao gồm các giấy tờ làm việc cần thiết, phương tiện tính toánvà kiểm tra thích ứng với đặc điểm tổ chức kế toán của khách hàng, phương tiệnkiểm kê thích ứng với từng loại vật tư, đá quý…Ví dụ đoàn kiểm toán tại Công tyCổ phần tư vấn Xây dựng Vinaconex cho kỳ kết thúc ngày 30/9/2009 như sau:Thành viên Ban Giám đốc phụ trách khách hàng là ông Vũ Bình Minh, Chủ nhiệmkiểm toán là bà Đoàn Thu Hằng, Kiểm toán viên chính/ Trưởng nhóm là bà ĐoànThu Hằng, Kiểm toán viên Trần Đức Hùng, Trợ lý kiểm toán viên gồm ông MaiLâm Đại và bà Đào Minh Loan Thời gian kiểm toán bắt đầu từ ngày 26/10/2009kết thúc ngày 30/10/2009.

Các thành viên trong đoàn kiểm toán, theo sự phân công của trưởng nhómlà người chịu trách nhiệm về kết quả của cuộc kiểm toán với Giám đốc công ty vàPháp luật sẽ đảm nhận nhiệm vụ cụ thể được nêu trong giấy phân công công việc.Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ lập kế hoạch kiểm toán trình lên Trưởng phòngkiểm toán kế hoạch phục vụ và giao dịch với khách hàng, trong đó nêu rõ căn cứ choviệc hoạch định chương trình kiểm toán, kế hoạch về thời gian và nhân sự.

Trang 12

Trước khi đến làm việc tại khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán có tráchnhiệm thông báo cho khách hàng về ngày giờ và nội dung dự định kiểm toán, tàiliệu khách hàng cần cung cấp cho cuộc kiểm toán Trong quá trình làm việc, tất cảthành viên trong đoàn kiểm toán tuân theo sự sắp xếp và phân công của trưởngnhóm Các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên trong đoàn sẽ có nhiệm vụ kiểmtra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, xác định vùng có rủi ro,thực hiện các bước kiểm tra hệ thống và đánh giá, kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ,số dư trên báo cáo tài chính và các nghiệp vụ, số dư chưa được trình bày và thuyếtminh đầy đủ trên báo cáo tài chính liên quan Các kiểm toán viên cũng đồng thờiđánh giá nguyên tắc kế toán được sử dụng và các ước tính quan trọng của BanGiám đốc cũng như đánh giá tổng quát tính đúng đắn của thông tin được trình bàytrên Báo cáo tài chính Ví dụ: Trong cuộc kiểm toán tại Công ty cổ phần tư vấnXây dựng Vinaconex, bà Đoàn Thu Hằng là người lập kế hoạch của cuộc kiểmtoán trình lên trưởng phòng kiểm toán đồng thời thông báo cho thành viên BanGiám đốc của khách hàng về kế hoạch kiểm toán, yêu cầu tài liệu cần cung cấp.Bà Đoàn Thu Hằng chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ của các thành viên trongđoàn Cụ thể, các kiểm toán viên kiểm kê tiền và các khoản tương đương tiền củaVinaconex, đánh giá giá trị thực tế của các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành,kiểm tra các khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả, sổ chi tiết tàikhoản 154, 623…

2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại An Phú cụ thể như sau:

Bước 1: Các bước công việc trước kiểm toán

Đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán

Đối với những khách hàng mới công ty sẽ tiếp cận với khách hàng thôngqua thư chào hàng, cũng có thể khách hàng trực tiếp mời kiểm toán thông qua thưmời kiểm toán, fax, điện thoại…Trước khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán,kiểm toán viên và Công ty phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạtđộng, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ

Trang 13

máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị, qua đó đánh giá được khả năng vàcó thể thu thập được thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc kiểm toán.Việc tiếp nhận thư mời kiểm toán phải do người có thẩm quyền quyết định nhưGiám đốc hoặc Phó giám đốc thực hiện Đối với những khách hàng lâu năm Côngty cũng cần có sự tìm hiểu và xem xét có tiếp tục chấp nhận kiểm toán trong nămnay hay không thông qua việc xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước, cập nhật thôngtin mới có ảnh hưởng tới quyết định tiếp tục kiểm toán năm nay hay không nhưvấn đề liên quan tới khả năng hoạt động liên tục của khách hàng

Ví dụ đối với Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Vinaconex, để đánh giá rủiro kinh doanh khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ, kiểm toán viên tiến hành thuthập các thông tin ban đầu về khách hàng, đó là đặc điểm về loại hình kinh doanh;hình thức sở hữu vốn; ngành nghề kinh doanh; bộ máy kế toán… Để có các thôngtin trên kiểm toán viên thu thập từ những nguồn tài liệu như hồ sơ năm trước; quabáo chí, tạp chí chuyên ngành; trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc, Hội đồng quảntrị của Vinaconex; thu thập thông tin từ các bên liên quan, tiếp cận với các văn bảnpháp lý như Giấy đăng ký kinh doanh; Quyết định thành lập doanh nghiệp;…tìmhiểu thông tin qua các Biên bản họp Hội đồng quản trị; các quyết định bổ nhiệm,miễn nhiệm các chức danh chủ chốt trong Công ty Vinaconex.

Thiết lập các điều khoản hợp đồng kiểm toán

Sau khi chấp nhận kiểm toán, đã có sự hiểu biết sơ bộ về khách hàng và yêu cầucủa công việc thì Giám đốc sẽ xem xét và thiết lập các điều khoản cần thiết tronghợp đồng như: khối lượng công việc thực hiện trong cuộc kiểm toán, phạm vi thựchiện, thời gian thực hiện, trách nhiệm các bên, phương pháp làm việc, giá phí,hình thức báo cáo kiểm toán phát hành… Được sự đồng ý của khách hàng, hợpđồng kiểm toán được kí kết và phải do giám đốc ký tên đóng dấu theo quy địnhhiện hành Trong hợp đồng kiểm toán phải có các điều khoản về trách nhiệm củaban giám đốc khách hàng cũng như trách nhiệm của kiểm toán viên trong việcthực hiện các công việc kiểm toán.

Trang 14

Bước 2 : Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Xác định kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán được xây dựng cho mọi cuộc kiểm toán và được xâydựng phù hợp nhằm đảm bảo khái quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểmtoán, phát hiện gian lận và rủi ro, những vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo cho cuộc kiểmtoán hoàn thành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán giúp cho kiểm toán viên phâncông trong công việc, phối hợp giữa các bộ phận nhân sự.Phạm vi kế hoạch kiểmtoán sẽ thay đổi theo quy mô khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểmtoán, kinh nghiệm và những hiểu biết về khách hàng cũng như tình hình hoạt độngcủa khách hàng.

Lựa chọn nhóm kiểm toán

Sau khi đã đánh giá sơ bộ rủi ro hợp đồng kiểm toán, đạt được sự hiểu biếtsơ bộ về khách hàng thì bố trí nhân sự là một công việc quan trọng dựa trên yêucầu của công việc và kinh nghiệm nghề nghiệp của các nhân viên trong công ty.Khi phân công công việc ban giám đốc công ty luôn phải cân nhắc các yếu tố như:Quy mô và tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, số lượng nhân viên hiên có, khảnăng chuyên môn, lịch trình công việc,… để có thể sắp xếp công việc cho phùhợp.

Tìm hiểu về doanh nghiệp và môi trường hoạt động, hệ thống kiểm soátnội bộ và hệ thống kế toán

Trong bước lập kế hoạch kiểm toán, những người có trách nhiệm sẽ thựchiện các thủ tục để đạt được sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh củakhách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng Tìmhiểu về kinh tế, đặc điểm lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị được kiểmtoán, năng lực của ban quản lý, kết quả hoạt động kinh doanh Tìm hiểu về hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thông qua tìm hiểu cácchính sách kế toán mà đơn vị áp dụng, những thay đổi trong chính sách và hiệuquả của sự thay đổi đó…Trên cơ sở của sự hiểu biết này để đánh giá các rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát gắn liền với hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Trang 15

Soát xét và phân tích sơ bộ tình hình tài chính

Cũng trong giai đoạn này thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm đánhgiá sơ bộ về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của khách hàng trong năm vàlàm cơ sở để xác định các rủi ro có thể có đối với Báo cáo tài chính và hoạt độngkinh doanh của khách hàng Thủ tục phân tích trong giai đoạn này không nhằmmục đích thu thập bằng chứng kiểm toán mà trên cơ sở những hiểu biết về đánhgiá đó, tập trung vào việc đánh giá rủi ro chi tiết cho từng loại tài khoản và nghiệpvụ chủ yếu trên báo cáo tài chính của khách hàng, từ đó lập kế hoạch kiểm toánchi tiết.

Xác định mức độ rủi ro và mức độ trọng yếu

Giai đoạn này kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát vàxác định những vùng kiểm toán trọng yếu, xác định mức độ trọng yếu cho từngmục tiêu kiểm toán, khả năng có những sai sót trọng yếu.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Đánh giá mức độ rủi ro cho từng tài khoản chi tiết

Dựa trên những hiểu biết về ngành nghề cũng như thông qua việc phân tíchsơ bộ tình hình tài chính, kiểm toán viên đưa ra mức độ rủi ro dự kiến cho từng tàikhoản, khoản mục cần thiết.

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng tài khoản

Dựa trên mức độ rủi ro kiểm toán viên phân bổ cho từng tài khoản, khoảnmục cần thiết, kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng tài khoảnvà khoản mục đó: thu thập tài liệu như thế nào, sử dụng thử nghiệm nào, khi nàosử dụng thủ tục phân tích, khi nào sử dụng thử nghiệm cơ bản hay kết hợp cảhai…

Tóm tắt kế hoạch và phổ biến

Trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm toán đượcsoát xét bởi Chủ nhiệm kiểm toán phụ trách khách hàng, thành viên Ban Giám đốcphục vụ khách hàng, thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát rủi rovà chất lượng kiểm toán Sau đó được phổ biến cho các thành viên trong nhóm

Trang 16

kiểm toán để các thành viên kịp thời nắm bắt được những công việc mình cần phảithực hiện.

Bước 4: Thực hiện kiểm toán

Việc thực hiện kiểm toán bao gồm việc kiểm tra đánh giá hệ thống kiểmsoát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng và kiểm tra chi tiết cho từng chỉtiêu trình bày trên Báo cáo tài chính của đơn vị Tổng hợp và đánh giá kết quảkiểm tra chi tiết cho từng khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính.

Thực hiện kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Đây là bước thực hiện chi tiết cho bước lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Tạibước này kiểm toán viên sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán nhưquan sát, kiểm tra tài liệu, phỏng vấn…để tìm hiểu chi tiết về hệ thống kiểm soátnội bộ của khách hàng và kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống này.

Thực hiện các thủ tục cơ bản

Bước này cụ thể hóa kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với các tài khoản,khoản mục, nghiệp vụ và thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp Các kiểm toánviên trong quá trình kiểm toán cần ghi chép những phát hiện kiểm toán, nhận địnhvề các nghiệp vụ, các con số để tích lũy bằng chứng kiểm toán Các bước côngviệc cần được cụ thể hóa trong các giấy tờ làm việc và những người có thẩmquyền có trách nhiệm soát xét cẩn thận kế hoạch kiểm toán Tùy vào tính chất, quymô và đặc điểm của từng cuộc kiểm toán để kiểm toán viên thực hiện những thủtục kiểm toán phù hợp Các bước công việc bao gồm:

Thứ nhất là thực hiện thủ tục phân tích

Bao gồm phân tích sự biến động (so sánh số dư tài khoản kỳ này so với kỳtrước, so với dự toán và so với chuẩn chung của ngành, so sánh có thể thực hiệntheo chi nhánh, theo bộ phận và theo dây chuyền sản xuất), so sánh các tỉ suất tàichính (tính toán các tỉ suất như tỉ suất khả năng thanh toán, tỉ suất thể hiện cơ cấuvốn,…), trắc nghiệm sự hợp lý (so sánh giá trị thực tế với giá trị dự đoán) Thủ tụcphân tích chủ yếu được sử dụng để phân tích đối với các tài khoản chi phí như chi

Trang 17

phí quản lý, chi phí bán hàng, doanh thu trong kỳ, tài sản cố định, các khoản mụcmà có sự biến động lớn trong kỳ, có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thường đơn giản hơntrong giai đoạn thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viêndựa trên các số liệu mà khách hàng cung cấp sẽ thực hiện phân tích qua các nămđể có sự hiểu biết sơ bộ về từng khoản mục và tập trung nhiều vào các khoản mụccó sự biến động lớn Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch, các số liệu được cungcấp đầy đủ hơn, vì vậy, kiểm toán viên sẽ thực hiện phân tích chi tiết hơn qua cáctháng và giải thích được sự biến động lớn và bất thường của các khoản mục trongkỳ.

Thứ hai là thực hiện trắc nghiệm trực tiếp số dư

Kiểm toán viên kết hợp kiểm tra giữa việc sử dụng các phương pháp cânđối, phân tích và đối chiếu trực tiếp với kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định, tiềnmặt tại két và điều tra thực tế nhằm xác định lại độ tin cậy của các số dư các tàikhoản tại thời điểm cuối kỳ

Thứ ba là phân bổ lại các giá trị chênh lệch lên các tài khoản tươngứng và tính toán lại số dư cuối kỳ.

Đánh giá chung về sai sót và phạm vi kiểm toán

Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp để tìm bằng chứng kiểmtoán, kiểm toán viên có những đánh giá chung về các bằng chứng thu được để xemxét các sai phạm có thể xảy ra, xem xét về phạm vi kiểm toán có bị giới hạn haykhông.

Thực hiện soát xét các báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính cần được soát xét tính hợp lý nói chung trước khikiểm toán viên đi đến bước kết thúc kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán.

Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán sẽ được thực hiện tại các đơn vị bởi cácnhóm kiểm toán Mỗi nhóm kiểm toán sẽ bao gồm có trưởng nhóm và nhân viênkiểm toán Toàn bộ công việc kiểm toán đều được soát xét bởi Chủ nhiệm kiểm

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:32

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w