Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
171,24 KB
Nội dung
MÔITRƯỜNGKHÔNGKHÍ-NGUỒNTHẢI – CHẤTÔ NHIỄM TIÊUCHUẨNCHẤTLƯỢNG I- CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM MTKK VÀ TÁC HẠI: 1/- Ôxit lưu huỳnh: Trong hai loại oxýt lưu huỳnh thì sunfurơ SO 2 đáng được quan tâm hơn cả vì có số lượng lớn hơn nhiều so với anhyđric sunfuric: SO 3 . Hai loại khí này sinh ra nhiều nhất là do đốt than đá và sản phẩm dầu mỏ có chứa lưu huỳnh. SO 2 là chấtkhíkhông màu, có vị hăng cay khí nồng độ trên 1ppm Khi khuếch tán trong khí quyển, SO 2 bị oxi hóa thành SO 3 hay muối sunfat, chúng sẽ tách khỏi khôngkhí rơi xuống mặt đất theo nước mưa. Đây là nguyên nhân gây ra các trận mưa acide phá hoại thảm thực vật trên mặt đất gần các khu công nghiệp. Khi con người hít phải khí có nồng độ SO x cao, SO x sẽ hòa tan trong các nước bọt ở trong miệng, dịch ở màng phổi, tạo thành acide kích thích hệ hô hấp, gây tổn thương niêm mạc ở cơ quan hô hấp, tạo ra các chứng bệnh ở đường hô hấp. Các giọt nước mưa hòa tan SO x tạo các loại acide sẽ làm hư hỏng mùa màng, hư hỏng các công trình xây dựng do hòa tan CaCO 3 trong kết cấu xây dựng. SO x là nguyên nhân chính gây ô nhiễm loại YOKKAICHI.( Tháng 6/1963 thành phố YOKAICHI bị ô nhiễm nặng bởi bụi , khí SO x , H 2 S làm số bệnh nhân bị ngộp thở , đau nhói ngực tăng cao bất bình thường). 2/-Dioxit cacbon: Cacbonic được sinh ra do sự hô hấp của động vật, do đốt nhiên liệu và do các hoạt động của núi lửa. Khi khuếch tán trong khí quyển, một phần CO 2 được thực vật và nước biển hấp thu, một phần nhỏ theo nước mưa rơi xuống đất và phần còn lại sẽ tồn tại trong khí quyển. Khi nồng độ cacbonic qua cao sẽ gây ảnh hưởng cho môi trường. Hiện nay CO 2 được xem là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ khôngkhí trên trái đất. 3/- Cacbon oxit CO: CO sinh ra trong quá trình cháy không hoàn toàn nhiên liệu gốc cacbon như than, củi, dầu, khí đốt…CO là khíkhông màu, không mùi, trong khôngkhí CO bị oxi hóa chậm thành CO 2 . CO có khả năng hòa tan vào nước mưa và rơi xuống đất. Sự nguy hại chủ yếu của CO cho con người và động vật là vì CO có ái lực rất mạnh với hồng cầu trong máu dẫn tới các tai biến gây tử vong vì thiếu ô xy trong máu. Hỗn hợp CO trong khôngkhíở nồng độ giới hạn sẽ trở thành hỗn hợp cháy nổ.CO là loại khí đặc biệt nguy hiểm cho các thiết bị lọc bụi tĩnh điện khi lọc khói lò nung hay khíthải lò đốt tích lũy trong không gian kín. 4/-NO x : Oxýt Nitơ có nhiều loại nhưng thường gặp nhất là NO và NO 2 . Chấtkhí này được hình thành khi Nitơ và oxy trong khôngkhí kết hợp với nhau ở điều kiện nhiệt độ cao. Do vậy nó chỉ thường thấy ở các khu công nghiệp và đô thị lớn. Trong khí quyển, NO 2 kết hợp với các gốc OH trong khôngkhí để tạo thành HNO 3 . Khi trời mưa NO 2 và các phân tử HNO 3 theo nước mưa rơi xuống đất làm giảm độ PH của nước mưa. NOx và CO 2 là nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm kiểu los angeles: Là một kiểu ô nhiễm đặc trưng do khói thải xe hơi gây ra với cường độ lớn gặp lúc thời tiết không thuận lợi cho việc khuếch tán và rửa sạch chấtô nhiễm trong không khí.(Mùa hè năm 1951 . 400 người chết , nhiều ngàn người ngứa mắt do khôngkhíô nhiễm khói xe hơi thải ra tích tụ trên đường phố gặp khi thời tiết không thuận lợi cho khuyếch tán chấtô nhiễm.) Con người tiếp xúc lâu với NO 2 ở 0.06 ppm sẽ gia tăng các bệnh về đường hô hấp. Người ta nhận biết được mùi của NO 2 khi trong khôngkhí có chứa NO 2 với nồng độ lớn hơn hoặc bằng 0.12 ppm .Với nồng độ ở 5 ppm, NO 2 gây tác hại cho bộ máy hô hấp sau vài phút và ở nồng độ từ 1.5 đến 50 ppm. NO 2 sẽ gây nguy hại cho tim phổI trong vài giờ. 5/-Clo và HCl: Clo và HCl có nhiều ở xung quanh các nhà máy hóa chất đặc biệt là các phân xưởng sản xuất NaOH bằng cách điện phân muối ăn NaCl. Clo còn thấy ở các nhà máy sản xuất nhựa tái sinh , các lò đốt rác thải có chứa chất dẻo. Do Clo dễ hòa tan vào nước nên thường gây kích thích cho vùng trên của đường hô hấp khi nồng độ Clo trong khôngkhí cao. Khi tiếp xúc với Clo ở nồng độ cao, người thường xanh xao, vàng vạch, nhiều bệnh tật, cây cối chậm phát triển hay dễ chết. Trên tầng cao khí quyển, gốc Clo trong hợp chất FREON được giải phóng sẽ làm tan rã các phân tử khí ô-dôn O 3 , làm thủng lớp vỏ ô-dôn bảo vệ trái đất khỏi bức xạ tử ngoại. 6/-Chì: Chì được dùng nhiều trong công nghiệp, người ta được biết tới 150 nghề và trên 400 quá trình công nghệ có sử dụng chì. Chì rất độc cho người và động vật. Chỉ với nồng độ 0.182 mg/lít không khí, đã đủ gây ngộ độc chì dẫn đến chết xúc vật sau 18 h tiếp xúc. Chì trong khôngkhí dưới dạng bụi nhỏ do các quá trình sản xuất gây ra. 7/-Hyđrô cacbon: Là tên gọi chung của các hợp chất hợp thành từ hyđrô và cacbon. Hyđrô cacbon trong khôngkhí có nguồn gốc từ thiên nhiên do quá trình phân hủy yếm khíchất hữu cơ, như mêtan, etylen,… Trong khôngkhíở các thành phố và khu công nghiệp, hyđrô cacbon có trong khôngkhí do khíthải của các lò đốt sản phẩm dầu mỏ, khíthải động cơ nổ, và còn do bay hơi của các sản phẩm dầu mỏ trong quá trình vận chuyển, tồn trữ và sử dụng. Các loại thường gặp là etylen, benden, xilen, toluen… Tuỳ thuộc vào bản chất hoá học.HC tác hại khác nhau tới người , gia súc và thực vật trong môitrường có chứa HC. 8/-Bụi: Những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0,1µm không lưu lại trong hệ thống hô hấp của con người. Loại từ 1 đến 5µm sẽ bám dính vào phế nang phổi. Loại lớn hơn 5µm được đọng lại phần trên hệ hô hấp. Tùy theo bản chất hóa học bụi có các tác hại gây bệnh khác nhau. Thường ta gặp các nhóm: +Bụi gây nhiễm độc (chì, thủy ngân) +Bụi gây dị ứng (bụi bông gai, phấn hoa, lông thú vật,…) +Bụi gây nhiễm trùng. +Bụi gây xơ phổi: bụi than, aniăng, silíc,… Bụi còn gây tác hại tới máy móc, thiết bị, tăng độ hao mòn, tăng tốc độ ăn mòn kim loại trong không khí. II- CÁC LOẠI NGUỒNTHẢICHẤT GÂY Ô NHIỄM MÔITRƯỜNG KHÍ: A.Nguồn thải công nghiệp: Nền công nghiệp ở nước ta ngày ngày càng phát triển tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Các khu công nghiệp, các nhà máy mọc lên với số lượng nhiều, qui mô lớn làm thay đổi cả bộ mặt xã hội theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực, trong đó phải kể đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Hoạt động của công nghiệp tăng cao sẽ kéo theo việc tăng chấtthải vào môitrường khí. Khilượngchấtthải đủ nhiều để phá vỡ chu trình cân bằng vật chất của môi trường, làm cho môitrường bị ô nhiễm. Nguồnthải gây ô nhiễm của các ngành công nghiệp gồm: a.Công nghiệp năng lượng: Công nghiệp năng lượng gồm 3 ngành chính: Điện - Than - Dầu khí 1. Ngành điện: ngành điện của nước ta có cơ cấu các nhà máy phát điện là: - Thủy điện 66% là ngành không gây ô nhiễm môitrườngkhí nhưng tiềm ẩn khả năng biến đổi môitrường- sinh thái vùng hồ chứa nước và thủy vực vùng hạ lưu. -Nhiệt điện: 21% -Tuabin khí và điezen: 13% Các nhà máy nhiệt điện dùng than làm nhiên liệu có lượngtiêu hao than từ 0,4 ÷ 0,8 kg/kwh. Nguồn cung cấp than là các mỏ than vùng đông bắc. Theo TS Phạm Ngọc Đăng: năm 1993 các nhà máy tiêu thụ gần 480.000 tấn than và thải ra khí quyển 6.713 tấn khí SO 2 ; 2.724 tấn NOx; 277,9 × 103 tấn CO 2 và 1491 tấn bụi. Đây là nguồn gây ô nhiễm rất lớn nhưng việc khắc phục còn rất khó khăn và tốn kém. Các nhà máy dùng dầu F.O làm nhiên liệu chủ yếu tập trung ở phía nam như Thủ đức - Cần thơ - Hiệp phước. Nguồnkhíthải chủ yếu là CO và SOx do trong dầu F.O hàm lượng lưu huỳnh rất cao (tới 3%). Với các nhà máy dùng khí làm nhiên liệu thì nguồn gây ô nhiễm khôngkhí chỉ là CO 2 , NO 2 . 2. Ngành khai thác than: Ngành khai thác than ít có nguy cơ trực tiếp gây ô nhiễm không khí, có chăng chỉ có nguồn phát sinh bụi từ các tuyến vận chuyển, phân loại than mà thôi. Ngành này tiềm ẩn khả năng làm biến đổi môitrường- sinh thái vùng khai thác do cây cối bị triệt phá, đất đá bị đào xới… 3. Ngành khai thác dầu khí: Nguồn phát thảichấtô nhiễm là việc đốt bỏ khí đồng hành và những sự cố dò rỉ khí đốt trên các tuyến vận chuyển, sử dụng. b.Công nghiệp hóa chất: 1.Hóa chất cơ bản: chúng ta ít có nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản lớn , nhất là ở khu vực phía nam. Nhưng có một số nhà máy công nghiệp khác có theo dây chuyền sản xuất hóa chất xút - clo trên cơ sở điện phân muối ăn. Tại những cơ sở này, hơi Clo được thải bỏ tự do vào khôngkhí là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tùy theo các dạng sản phẩm làm ra mà các cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản có chấtthải làm ô nhiễm môitrường khí. Ví dụ: SO 2 từ công nghệ sản xuất acide sunfuric; clo từ công nghệ điện phân muối ăn. 2. Phân hóa học: nguồnô nhiễm lớn nhất tại các nhà máy phân hóa học là bụi, sau đó là hơi SO 2 và fluo nếu là dây chuyền sản xuất super lân, hay NH 3 , CO 2 nếu là sản xuất phân đạm. 3. Thuốc trừ sâu: các nhà máy thuốc trừ sâu ở nước ta có hai dạng chính là thuốc trừ sâu dạng lỏng và rắn. Ở các nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ là loại có độc tính cao. Trong quá trình pha chế, đóng gói thành phẩm, có hơi thuốc trừ sâu bay hơi vào không khí gây ô nhiễm môitrường khí. Ngoài ra phải kể tới bụi ở các dây chuyền sản xuất thuốc bột và hột bay vào môitrườngkhông khí. Tuy khối lượngkhông nhiều nhưng khíthải của các xí nghiệp này rất độc hại nên cần đặc biệt chú ý. c. Công nghiệp luyện kim: Cả nước chỉ có một nhà máy luyện gang từ quặng sắt ởThái nguyên, nhà máy này vừa luyện gang và luyện cốc, khíthải của nhà máy chứa nhiều CO, CO 2 , C y H x , SO x , NH 3 và bụi…Hiện nay nhà máy sản xuất với năng suất rất thấp. Thường gặp nhất là lò luyện thép Hồ quang ở cả miền nam và miền bắc. Khi hoạt động, lò luyện thường làm ô nhiễm khu xung quanh vì khói bụi của quá trình sản xuất. Trong khíthải của lò, lượng CO cho tới 15% – 20% (thể tích); H 2 chiếm 0.5% - 35%.Tải lượng bụi trung bình tính theo thành phẩm là 6-9Kg/tấn thép hay 3~10g/m 3 khí thải. Thành phần chủ yếu của bụi là oxýt sắt, ngoài ra còn có oxít măng gan, canxi, ma nhê… Đây đang là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhất ở các khu công nghiệp, chưa kể tới trong các nhà máy này còn có các lò nung đốt dầu FO thải ra môitrường các loại khí độc hại đặc trưng. Cùng ở dạng này ta còn gặp các lò sản xuất đất đèn, đá mài…Cũng là loại lò nung dùng hồ quang điện. Chúng ta còn phải chú ý đến khíthải của hàng trăm cơ sở nấu đúc kim loại nằm trong khu vực dân cư .Các loại lò này thường dùng dầu FO và than đá làm nhiên liệu,nấu lại kim loại và phế liệu nên khói thải của các cơ sở thường làm ô nhiễm khu vực xung quanh. d. Công nghiệp vật liệu xây dựng: 1. Sản xuất xi măng: Hiện chúng ta đang có rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng. Bao gồm hai công nghệ chính là xi măng lò đứng công suất thấp, chấtlượng thấp, sản xuất thô sơ và xi măng lò quay có công suất và chấtlượng cao. Khíthải từ lò nung xi măng có hàm lượng bụi, CO, CO 2 , Fluor rất cao và cỏ khả năng gây ô nhiễm nếu không được kiểm soát tốt. Hiện tại, vấn đề ô nhiễm môitrường do bụi và khói ở một vài nhà máy xi măng vẫn đang chưa được giải quyết. 2. Sản xuất gạch đất nung: Tại các cơ sở công nghiệp lớn, gạch đất nung trong các lò tuy-nen dùng nhiên liệu là dầu DO hay FO, các nhà máy này phát thải vào khôngkhíchất gây ô nhiễm do đốt dầu vẫn đang tồn tại, còn chưa được giải quyết triệt để. Chất gây ô nhiễm là tro bụi, CO 2 , SO x . Tại các lò gạch thủ công dùng trấu, củi, than làm ô nhiên liệu,do đặc tính công suất nhỏ, ở rải rác nên khíthải chứa tro bụi, CO 2 ảnh hưởng tới các nhà dân lân cận. Khi tập trung thành các làng nghề thì vấn đề sẽ trở nên bức xúc hơn. 3. Sản xuất gạch gốm, đồ gốm sứ: Các nhà máy sản xuất gạch ceramic có nguồn phát thải lớn chất gây ô nhiễm vào khôngkhí là tháp sấy Kaolin và lò nung. Trong khíthải thường chứa: CO, CO 2 , Fluor, SO x … Lò nung thảikhíthải đốt nhiên liệu dầu mỏ trừ các xí nghiệp có lò nung dùng gaz. Bụi từ dây chuyền cân trộn nghiền cao line và phụ gia. e. Khíthảichấtô nhiễm từ lò đốt: Lò đốt nhiên liệu là tên gọi chung cho tất cả các loại như lò hơi, lò nung, lò rèn, buồng sấy…dùng để đốt nhiên liệu rắn hay lỏng lấy nhiệt lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đời sống. Quá trình cháy trong lò sẽ sinh ra khíthải có nồng độ CO 2 , CO, SO x , NO x và tro bụi. Tùy theo đặc điểm của mục đích sử dụng mà khíthải của lò đốt còn mang theo các chấtô nhiễm đặc trưng khác. Khi tính toán lắp dựng lò đốt và ống thảikhông hợp lý, khíthải lò đốt sẽ làm ô nhiễm khôngkhí vùng lân cận dưới chiều gió. Cần phải có sự chú ý đặc biệt tới lò đốt rác thải vì ngoài khíthải do cháy nhiên liệu còn có khíthải do các thành phần của rác cháy hay bốc hơi vào khí thải. B. Ô nhiễm giao thông: Cùng với đà phát triển của công nghiệp hóa, số lượng các phương tiện giao thông ngày càng nhiều. Vì vậy trên các tuyến giao thông đông đúc ở các đô thị thường xuất hiện vấn đề ô nhiễm khôngkhí do bụi và khíthải của xe có động cơ gây ra. Đặc điểm của loại khíthải này là nguồnthải thấp, di động và không đều. Ở các tuyến có mật độ lưu thông cao khíthải hợp lại thành nguồn phát thải theo tuyến làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môitrường hai bên đường. Những chấtô nhiễm đặc trưng của khíthải giao thông là bụi, CO, C y H x , SO x , chì, CO 2 và No x , Benzen. III- ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ KHÍ HẬU TỚI CON NGƯỜI . a/- Toả nhiệt của cơ thể: Con người có nhiệt độ trung bình toàn cơ thể là 37 0 C. Trong quá trình tồn tại, có thể người ta luôn sản sinh ra nhiệt, lượng nhiệt này được các bộ phận chức năng điều hoà thân nhiệt thải ra môitrườngkhôngkhí xung quanh. Lượng nhiệt cơ thể sinh ra và toả ra khôngkhí phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý, lứa tuổi, và cường độ vận động. Nó dao động từ mức 70 Cal/h cho trạng thái ngủ, 100 – 120 Cal/h cho người đọc sách, làm việc trí óc và tối đa là 420 Cal/h cho người lao động thủ công nặng nhọc. Lượng nhiệt do người thải ra truyền vào khôngkhí bằng các cách thức như sau: + Theo hơi thở, khôngkhí vào qua phổi sẽ được làm nóng và sao đó bay ra ngoài sẽ mang theo một lượng nhiệt của cơ thể. + Trao đổi nhiệt do làm nóng lớp khôngkhí sát bề mặt da hay truyền qua quần áo làm nóng lớp khôngkhí ngoài. Lượng truyền nhiệt này xảy ra dưới hình thức dẩn nhiệt và đối lưu. + Bay hơi mồ hôi trên bề mặt da và quần áo. Khi có cảm giác nóng, cơ quan điều chỉnh thân nhiệt sẽ kích thích tuyến mồ hôi tiết mồ hôi làm ước bề mặt da. Mồ hôi sẽ bay hơi vào khôngkhí và mang theo nó lượng nhiệt hoá hơi nhận từ da. + Trao đổi bức xạ nhiệt với các bề mặt xung quanh. Bề mặt da( hay quần áo trên người) luôn trao đổi nhiệt bức xạ với các bề mặt khác ở xung quanh. Lượng nhiệt này có thể dương khi tổng lượng nhiệt phát xạ từ con người nhỏ hơn tổng lượng nhiệt hấp thụ từ bức xạ nhiệt của vật bao quanh và lượng nhiệt này có thể âm trong trường hợp ngược lại. Điều này thấy rõ khi con người ở dưới trời nắng hay gần các nguồn nhiệt lớn. - Cơ thể con người cảm thấy mát mẽ dể chịu khi thân nhiệt được giử vững tức là khilượng nhiệt trong người sinh ra vừa cân bằng với lượng nhiệt trao đổi với môitrường khí. Cảm giác nóng bức xảy ra khilượng nhiệt cơ thể sinh ra không toả hết ra ngoài mà phải sử dụng tới phương thức thoát mồ hôi để tránh thân nhiệt tăng cao. Cảm giác lạnh xảy ra khilượng nhiệt cơ thể sinh ra nhỏ hơn lượng nhiệt trao đổi với môi trường. - Việc trao đổi nhiệt của con người phụ thuộc vào các yếu tố vật lý của khôngkhí là: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và nhiệt độ bức xạ của các vật thể quanh mình. Nhiệt độ bức xạ là giá trị trung bình diện tích nhiệt độ các bề mặt bao quanh. ( ) ∑ ∑ × = n 1 i n 1 ii bx f ft t (9) Khi nhiệt độ này > 35 0 C thì cơ thể con người còn phải thải vào khôngkhílượng nhiệt xâm nhập vào con người qua con đường bức xạ. -Khiở trong bầu khí nóng (có t & t R cao), oi bức và không thoáng đãng ( v nhỏ) con người cảm thấy nóng bức, toát mồ hôi, mất tập trung, giảm sức lao động và trí nhớ. Khi thân nhiệt tăng cao tới 42 – 43 0 C có thể dẩn tới tử vong. -Khiở trong bầu khôngkhí quá lạnh con người bị giá lạnh sẽ hạ thân nhiệt, cho tới khi thân nhiệt giảm tới 25 – 28 0 C con người sẽ bị tử vong. - Bức xạ nhiệt cường độ cao chiếu trực tiếp vào người làm bề mặt da hấp thu và sẽ tăng cao nhiệt độ cục bộ. Hiện tượng rám nắng, cháy nắng, tróc da khi bị mặt trời chiếu sáng trực tiếp là kết quả tăng cao nhiệt độ mặt da tới mức bị phỏng nhẹ. Bức xạ mặt trời ngoài bức xạ nhiệt gây cảm giác nóng còn có bức xạ tử ngoại gây tổn thương da dẩn tới ung thư. b/-Điều kiện tiện nghi nhiệt của cơ thể. Quyết định 3733/2002-QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành một số thông số giới hạn các yếu tố vật lí của môitrườngkhôngkhí mà con người lao động có thể chịu đựng được và có thể phục hồi sau khoảng nghỉ ngơi. Tuy nhiên đó không là các tham số cho khoảng thích nghi, dể chịu nhất của con người với môi trường. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng: Các yếu tố vật lí của môitrường tác động đồng thời lên cảm giác nhiệt của con người, vì thế điều kiện ôn hoà, dể chịu của cảm giác nhiệt phải được xây dựng trên tác động đồng thời của 4 yếu tố t, j, v, t R . Hơn nữa cảm giác nhiệt của các cộng đồng người không hoàn toàn giống nhau do sự thích nghi môitrường khác nhau. Các nhà nghiên cứu môitrườngkhí hậu quan tâm đến một vài tổ hợp các thông số như sau: */- Hội thông gió cấp nhiệt và điều hòa khôngkhí Mỹ để nghị dùng nhiệt độ hiệu quả tương đương làm thước đo nóng lạnh của môitrườngkhí hậu trong điều kiện nhiệt độ bức xạ không cao( không có bề mặt nhiệt độ lớn hay quá nhỏ). Nhiệt độ hiệu quả tương đương là một thông số đánh giá tổng hợp các giá trị nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió lên cảm giác nhiệt của con người. Nó xác định bằng biểu đồ từ 3 thông số nhiệt độ khô của khôngkhí t, nhiệt độ ướt của khôngkhí t u , tốc độ thông thoáng gió v. Cho con người Việt Nam, có nhà khoa học kiến nghị giới hạn từ 20 – 27 là khoảng giá trị nhiệt độ hiệu quả tương đương , tương ứng với cảm giác mát mẻ dễ chịu của người Việt Nam. Một cách gần đúng có thể xác định nhiệt độ hiệu quả tương đương qua công thức của Weeb. ( ) v94,1tt5,0T uktd ×−+×= (10) */-Để đánh giá đồng thời cả 4 yếu tố t, t u , t R, v lên cảm giác nhiệt của con người. Có nhà khoa học kiến nghị dùng các thông số: Chỉ số Kôrenkôv hay còn gọi là chỉ số điều kiện nhiệt: ( ) ( ) vt37,80,09d0,1tt0,24H kbxk ×−×−×++×=∑ (11) Trong đó: t k : nhiệt độ khô của không khí. o C t bx: : nhiệt độ bức xạ của môi trường. o C d : dung ẩm. g/kg v : tốc độ gió m/s hay Chỉ tiêu tam cầu WBGT: kcduWBGT t1,0t2,0t7,0T ×+×+×= (12) Trong đó : t k : nhiệt độ khô của không khí. o C t u : nhiệt độ ướt của không khí. o C t cd : nhiệt độ cầu đen của môitrườngkhông khí. o C Theo BIJ: Loại lao động Nhẹ Trung bình Nặng T WBGT 30 26,7 25 11/-Nồng độ cho phép của các loại bụi và hơi khí độc trong không khí. -Nồng độ chất độc hại: là đại lượng biểu thị lượngchất độc hại hòa lẫn vào không khí. Thường được ký hiệu C. đơn vị đo của C là mg/lít hay mg/m 3 . (TCVN). C còn được đo theo ppm thể tích. (cho môitrường khí) và ppm trọng lượng (cho môitrường nước). 760 P t273 273 4,22 TLPTppm m/mg 3 × + × × = Công thức tính đổi đơn vị trong môitrườngkhí như sau: (13) Trong đó: t- nhiệt độ 0 C. p - áp suất khí quyển mmHg. TLPT – Trọng lượng phân tử của chất cần đổi. -Trị số nồng độ lớn nhất ghi nhận được trong quá trình quan trắc gọi là nồng độ tức thời. Trong tiêuchuẩnchấtlượngmôitrường thường dùng trị số nồng độ tức thời cho phép. Đây là nồng độ chất độc hại lớn nhất trong khôngkhí mà không gây tác hại đối với con người. Về môitrườngkhôngkhí , chúng ta đã có các tiêu chuẩn: - QCVN 02:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khíthải lò đốt chấtthải rắn y tế. 30 -12 - 2008. - TCVN 5937 - 2005: chấtlượngkhông khí. Tiêuchuẩnchấtlượngkhôngkhí xung quanh. - TCVN 5938 - 2005: chấtlượngkhông khí. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong khôngkhí xung quanh. - TCVN 5939 - 2005: chấtlượngkhông khí. Tiêuchuẩnkhíthải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ. - TCVN 5940 - 2005: chấtlượngkhông khí. Tiêuchuẩnkhíthải công nghiệp đối với chất hữu cơ. - Quyết định 3733-2002- QĐ-BYT giới hạn cho phép các chất độc hại trong môitrườngkhôngkhíở cơ sở sản xuất. Gồn các thông số: +Nồng độ giới hạn cho phép chất độc trong khôngkhíở cơ sở sản xuất. +Nồng độ bụi giới hạn cho phép có trong khôngkhíở cơ sở sản xuất. +Vi khí hậu vùng làm việc. - Chỉ số AQI (Air quality index): Chỉ số chấtlượngkhôngkhí (AQI) là chỉ số đại diện cho nồng độ của một nhóm các chấtô nhiễm gồm: CO, NO 2 , SO 2 , O 3 và bụi nhằm cho biết tình trạng chấtlượngkhôngkhí khu vực ven đường hoặc dân cư trong Thành phố. Phân loại: +Chỉ số AQI khu vực ven đường . + Chỉ số AQI khu vực dân cư . Chỉ số AQI và các lưu ý. Nhóm điểm Chấtlượngkhôngkhí Ảnh hưởng sức khỏe 0 - 50 Tốt Không 51 - 100 Trung bình Nhóm nhạy cảm, đôi khi nên giới hạn thời gian ở ngoài nhà 101 - 200 Kém Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở ngoài 201 - 300 Xấu Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoại Những người khác nên hạn chế thời gian ở ngoài >300 Nguy hại Mọi người nên ở trong nhà Theo hướng dẫn của Cơ quan Bảo vệ môitrường Hoa Kỳ (US Federal Resgister Part III - EPA - 40 CFR Part 58 ), chỉ số AQI được tính toán dựa trên tiêuchuẩn hiện hữu về chấtlượngkhôngkhí Việt Nam (TCVN - 5937 - 1995 ). Chấtlượngkhôngkhí thường được đo bởi mạng lưới quan trắc ghi lại nồng độ của các chấtô nhiễm chính tại hơn một nghìn vị trí trong cả nước theo từng ngày. Những phương pháp này chuyển đổi vào giá trị AQI thông qua việc sử dụng các phương pháp tiêuchuẩn được phát triển bởi EPA. Một giá trị AQI được tính toán cho từng chấtô nhiễm riêng lẻ cho một khu vực (Ozone sát đất, bụi, SO2, NO2, CO) theo số liệu nồng độ của các chấtô nhiễm dựa vào bảng giá trị tới hạn (bảng 1) và được tính thông qua công thức (1) dưới đây. ( ) ( ) ( ) LOLOP LOHI LOHI p IBPC BPBP II I +− − − = Trong đó: Ip chỉ số AQI tương ứng với giá trị nồng độ của chấtô nhiễm Cp I Hi giới hạn trên của khoảng giá trị AQI tương ứng với một khoảng cảnh báo µ I Lo giới hạn dưới của khoảng giá trị AQI tương ứng với một khoảng cảnh BP Hi giới hạn trên của khoảng giá trị nồng độ chấtô nhiễm p tương ứng với khoảng cảnh giá trị AQI cho mức cảnh báo tương ứng. BP Lo giới hạn dưới của khoảng giá trị nồng độ chấtô nhiễm p tương ứng với khoảng cảnh giá trị AQI cho mức cảnh báo tương ứng Cp giá trị nồng độ của chấtô nhiễm p Bảng -2 Các ngưỡng nồng độ tương đương với AQI (theo TCVN 1995 – 5937) Giá trị AQI lớn nhất cho chấtô nhiễm riêng lẻ trở thành giá trị AQI của ngày hôm đó. IV-KIỂM TOÁN NGUỒN THẢI: Kiểm toán nguồnthải là công tác thống kê tải lượng và dặc điểm các nguồnthảichấtô nhiễm trong một khu vực xem xét để phục vụ cho công tác quản lý , dự báo và kiểm soát ô nhiễm môitrườngkhí . Kiểm toán nguồnthải cần tiến hành song song với các công việc: Quan trắc khí tượng, phân tích thành phần khí quyển và xác lập các tham số của nguồnthảichấtô nhiễm vào không khí. Các tham số cần biết của nguồnthảichấtô nhiễm là: Lưu lượngkhí thải; Nhiệt độ khí thải; Vị trí và đặc điểm của ngọn ống thải; Nồng độ từng chấtô nhiễm trong khíthải để qua đó có thể biết tổng lượngthải của mỗichấtô nhiễm trong một đơn vị thời gian. Tuy vậy, không phải với nguồnthải nào cũng có thể biết hay đo được các tham số trên vì nhiều lý do khác nhau.Ví thế,người ta phải kiểm toán nguồnthải qua hệ số thải hay qua công thức kinh nghiệm hoặc lý thuyết. Hệ số phát thải là lượngthảichấtô nhiễm tính bình quân trên một đơn vị nhiên liệu tiêu hao hay trên một đơn vị thành phẩm làm ra. Hệ số thải được xác định qua tập hợp nhiều số liệu thống kê để rút ra hệ số chung. Bảng 1-3 và 1-4 là ví dụ về hệ số phát thảichấtô nhiễm không khí. Bảng 1-3: Hệ số thảichấtô nhiễm của nhà máy nhiệt điện đốt than angtraxit: Mức độ xử lý ĐV.(U) Than Hệ số phát thải ( kg/tấn ) Bụi SO 2 NO x CO VOC Không có lọc bụi Tấn 5xA 19,5xS 9 0,3 0,055 Lọc bụi bằng cyclon Tấn 1,25xA 19,5xS 9 0,3 0,055 lọc bụi Tĩnh điện Tấn 0,36xA 19,5xS 9 0,3 0,055 Lọc bụi túi vải Tấn 0,01xA 19,5xS 9 0,3 0,055 Bảng 1-4: Hệ số thảichấtô nhiễm của xe ô-tô Loại xe ĐV. Bụi SO 2 NO x CO VOC Xe ca và xe con (trung bình) 1000 km 0,07 2,05xS 1,19 7,72 0,83 Xe tải ( Trung bình ) 1000 km 0,9 4,76 10,3 18,2 4,2 Cũng có thể kiểm toán nguồnthải qua các công thức rút ra từ nghiên cứu thống kê hay từ các cân bằng hóa học…Các công thức này bỏ qua phương pháp và công nghệ sản xuất . Ví dụ: - Xác định lượng SO 2 thải ra khi đốt nhiên liệu có chứa lưu huỳnh : SB20M 2 SO ××= Kg/h (14) Trong đó: B- lượng nhiên liệu đốt (Tấn /h ) S- Hàm lượng lưu huỳnh ( % ) -Xác định lượngthải NOx của lò hơi: k k NO D1000 D B20M X + ××= kg/h (15) D k – Công suất hơi ( tấn /h ) Hoặc trong một số trường hợp tính từ phương trình lý thuyết. Ví dụ: Khi đốt dầu F.O. chứa 3% S ,lượng SO 2 sinh ra như sau: S + O 2 = SO 2 32,06 + 2 x 16 = 64,06 Khi đốt 32,06 g S ta sẽ thu được 64,06 g SO 2 .Trong 1 tấn dầu có chứa 30kg S,khi đốt sẽ sinh ra lượngkhí SO 2 là : (64,06 x 30) / 32,06 = 59,94 kg SO 2 / t Nhìn chung số liệu kiểm toán nguồnthải có mức độ chính xác rất khiêm tốn.Tuy nhiên số liệu này rất cần cho công tác quản lý , dự báo và kiểm soát ô nhiễm môi trường. V. ĐO ĐẠC CHẤTÔ NHIỄM TRONG ỐNG THẢI. Việc xác định lượng phát thảichất gây ô nhiễm môitrườngkhôngkhí trong ống thải nhằm mục đích kiểm toán môi trường, tính kiểm tra phát thảichất gây ô nhiễm tới vùng dưới gió của ống thải; và kiểm tra nồng độ chất gây ô nhiễm trong ống thải với các tiêuchuẩn phát thải cho phép. Chất gây ô nhiễm môitrườngkhôngkhí có rất nhiều loại, tuy thế chỉ phân làm hai loại khi tiến hành đo đạc, đó là: Bụi và các chất dạng hơi khí. 1. Đo nồng độ bụi trong ống thải: Bụi là các hạt rắn khuyếch tán trong dòng khí có khối lượng và trọng lượng riêng khác nhiều với môitrường khí. Khi chuyển động trong dòng khí, hạt bụi chịu chi phối rất nhiều của các lực quán tính, lực lý tâm và lực ma sát với dòng khí nên khi lấy mẫu khí để xác định nồng độ bụi cần phải có các yêu cầu riêng. Đo đạc nồng độ bụi trong ống thải thường phải tiến hành lấy mẫu khí lẫn bụi từ trong ống thải và đưa ra các thiết bị phân tích đặt ngoài ống. Sơ đồ hệ thống như sau: Bộ thu hạt bụi Bộ lọc nước Máy hút khí Ống thải Lưu lượng kế Ống lấy mẫu [...]... nguội Cân H : Sơ đồ khối đo nồng độ bụi trong ống thải 2 Đo nồng độ hơi khí độc trong ống thải: Các chấtô nhiễm ở dạng hơi và khí khuyếch tán tốt trong khôngkhí nên khi di chuyển trong ống thải, nồng độ chấtô nhiễm đồng đều trong toàn bộ không gian ống thải Vì thế, việc đo đạc nồng độ chấtô nhiễm trong ống thải tương tự như đo trong môi trườngkhôngkhí xung quanh Vị trí lấy mẫu nên ở mặt cắt ngang... trong hệ thống khi đo đạc khíthải của lò đốt Nó sẽ không cần thiết nếu đo dòng khíthải có nhiệt độ và độ ẩm không cao, các ống thảikhí của hệ thồng hút bụi Lưu lượng kế là thiết bị cần thiết để chỉ báo và điều chỉnh lưu lượngkhí hút trong hệ thống vì đầu vào lưu lượng kế thường gắn liền với van điều chỉnh lưu lượngkhí Máy hút khí là máy hút khôngkhí thông thường có đủ lưu lượng và áp suất hút... = 57 l/ph 4 Chú ý: Lượngkhí lấy mẫu không phải là lượngkhí đưa vào công thức tính nồng độ bụi vì sự khác biệt về nhiệt độ Khi tính nồng độ bụi phải thêm vào hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ khíthải trong chế độ đo đạc khác 0oC Sơ đồ khối quy trình đo đạc như hình vẽ sau Giấy lọc Sấy khô Cân Ống thải Đầu lấy mẫu Bộ lọc hạt bụi Van Lưu lượng kế Bộ tách hạt nước Máy hút khí Sấy khô Để nguội Để nguội Cân H... lấy mẫu ởmọi tốc độ Lưu lượngkhí lấy mẫu phải tuân thủ các thường quy kỹ thuật chuyên ngành Đặc biệt khi đo hơi khí có nồng độ cao thì phải qua hấp thu nhiều bậc để có giá trị đo gần với thực tế Dung dịch hấp phụ Ống thải Đầu lấy mẫu Bộ hấp thu khí Van Lưu lượng kế Máy hút khí Xử lý mẫu Máy so màu H 3: Sơ đồ khối đo nồng độ hơi khí độc trong ống thải Bộ hấp thu khí Bộ hấp thu khí ... lượng lấy mẫu (lít / phút) v – Tốc độ dòng khí tronbg ống ( m /s) f – Tiết diện ngang đầu lấy mẫu (m2 ) Ví dụ: Ống khói có đường kính D=320 mm Thải khói có lưu lượng L=3.500 m 3/h Tính lưu lượng lấy mẫu như sau: Tốc độ khí trong ống khói: 3500 v= = 12,1 m/s 0,32 2 × π 3600 × 4 Với đường kính đầu lấy mẫu d = 10 mm, Lưu lươngkhí lấy mẫu cần thiết là: π × 0,012 l = 12,1× × 60.000 = 57 l/ph 4 Chú ý: Lượng. .. bụi trong ống thải, nhất thiết phải biết tốc độ dòng khí trong mặt cắt muốn đo đạc bằng cách đo đạc hay tính từ lưu lượng hệ thống đã biết Đây là yếu tố có tính quyết định tới kết quả đo đạc vì muốn có kết quả đúng như thực tế thì tốc độ dòng khí đi vào đầu ống lấy mẫu bụi phải vừa bằng với tốc độ dòng khí đi bên ngoài (được gọi là chế độ đẳng tốc) Ở chế độ đẳng tốc đó, các hạt bụi sẽ không bị đổi hướng... suất hút yêu cầu cho hệ thống Ngoài các thiết bị cơ bản kể trên, khi tiến hành đo, người ta còn phải có thêm nhiệt kế để đo nhiệt độ dòng khí và đồng hồ bấm thời gian hay timer tự đóng ngắt hệ thống đo để định lượnglượngkhíthải đã hút Nơi lấy mẫu bụi trong ống thải cần chọn là mặt cắt có dòng chảy đều trên toàn mặt cắt ngang để đảm bảo nồng độ bụi cũng đồng đều tại mọi điểm Mặt cắt như thế thường... hưởng tới kết quả đo Bộ thu hạt bụi ở nhiệt độ thường là các màng lọc hiệu quả cao để thu các hạt bụi trong dòng khí thu được Bằng cách so sánh trọng lượng màng trước và sau khi lọc, người ta có được lượng bụi thu được trên màng lọc và từ đó biết được nồng độ bụi trong ống thảiKhikhíthải có nhiệt độ cao, người ta phải dùng các loại màng lọc bằng vật liệu đặc biệt hoặc phương pháp khác Hình 2: Hình... Sơ đồ khối hệ thống đo đạc nồng độ chấtô nhiễm trong ống thải Ống lấy mẫu thường là một ống tròn rỗng bằng kim loại như đồng hay INOX có đường kính chừng 6 ~ 12mm, một đầu thường được uốn cong 90o còn đầu kia để thẳng và nối với ống dẫn khí hút về các thiết bị khác Khi thu mẫu bụi, đầu ống uốn cong được hướng sao cho miệng ống vuông góc với chiều đi tới của dòng khí Đầu ống lấy mẫu bụi có cấu tạo... hiện tượng rẽ dòng khíở trước đầu ống lấy mẫu bụi Hiện tượng này sẽ làm giảm số hạt bụi đi vào trong đầu ống lấy mẫu Trong trường hợp ngược lại, tốc độ trong đầu ống lấy mẫu lớn hơn tốc độ bên ngoài sẽ sinh ra hiện tượng thu dòng khíở trước đầu ống lấy mẫu bụi Hiện tượng này sẽ làm tăng số hạt bụi đi vào trong đầu ống lấy mẫu Những hiện tượng đó sẽ làm sai lạc kết quả đo đạc Lưu lượngkhí lấy mẫu đo . tế. 30 -1 2 - 2008. - TCVN 5937 - 2005: chất lượng không khí. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - TCVN 5938 - 2005: chất lượng không khí. Nồng. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ - NGUỒN THẢI – CHẤT Ô NHIỄM TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG I- CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM MTKK VÀ TÁC HẠI: 1 /- Ôxit lưu huỳnh: Trong