Bài viết: Kỷ niệmNgàyMôitrườngthếgiới Ô NHIỄMMÔITRƯỜNGKHÔNGKHÍGIẢIPHÁPPHÒNGCHỐNG Th.s Nguyễn Hồng Thái MỞ ĐẦU Nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, song song với sự tiến bộ của Khoa học – Kỹ thuật, sự phát triển của Kinh tế – Xã hội, cũng như việc lạm dụng quá mức các nguồn tài nguyên… con người đã làm cho môitrường sống của chính mình bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ônhiễmmôitrườngkhôngkhí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít. Trong bài báo này tác giả đề cập đến vấn đề chung về các nguồn, các tác nhân gây nên sự ônhiễmmôitrườngkhôngkhí và hậu quả của nó, qua đó đề xuất một số giảiphápphòngchốngônhiễmmôitrườngkhôngkhí nhằm giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan về môitrườngkhông khí, từ đó hiểu sâu hơn và có ý thức bảo vệ bầu khí quyển của chúng ta. 1.Định nghĩa về sự ônhiễmmôitrườngkhông khí: Sự ônhiễmmôitrườngkhôngkhí là quá trình thải các chất ônhiễm vào môitrường làm cho nồng độ của chúng trong môitrường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các động thực vật, cảnh quan và hệ sinh thái. 2. Các nguồn gây ônhiễmmôitrườngkhông khí: Hiện nay sự ônhiễmmôitrườngkhôngkhí có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng rất đa dạng và khó kiểm soát. Để nghiên cứu và xử lý có thể phân thành các loại nguồn như sau: * Theo nguồn gốc phát sinh: - Nguồn tự nhiên: do thiên nhiên hình thành nên. - Nguồn nhân tạo: do các hoạt động của con người. * Theo đặc tính hình học: - Nguồn điểm: ống khói - Nguồn đường: tuyến giao thông - Nguồn mặt: bãi rác, hồ ônhiễm * Theo Nhiệt độ: - Nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môitrường xung quanh - Nhiệt độ thấp hơn hoặc xấp xỉ bằng nhiệt độ môitrường xung quanh. Chỉ cần qua sự phân loại như trên ta có thể biết được quá trình ônhiễm của các nguồn gây ra với môitrường như thế nào. Trên cơ sở đó sẽ có biện pháp 1 hữu hiệu nhất để xử lý và tránh được mức độ nguy hiểm của chúng gây ra đối với cuộc sống của con người. Sau đây là một số nguồn ônhiễm phổ biến hiện nay trong cuộc sống hàng nay: a. Nguồn ônhiễm do thiên nhiên: - Núi lửa hoạt động mang theo nhiều nham thạch và hơi khí độc từ lòng đất vào môi trường, đặc biệt là các khí SO 2 , CH 4 và H 2 S. - Sự phân hủy tự nhiên của các chất hữu cơ, các xác chết động thực vật sẽ tạo ra nhiều mùi hôi và khí độc ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Sản phẩm phân hủy thường sinh ra: H 2 S, CO 2 , NH 3 , CH 4 và Sunfua. - Gió thổi sẽ tung bụi đất đá từ bề mặt đất vào không khí, chúng cũng có thể mang chất ônhiễm đi rất xa, gây ônhiễm cho nhiều khu vực. b. Các nguồn ônhiễm nhân tạo: * Nguồn thải do sinh hoạt: hàng nay con người đã sử dụng một khối lượng khá lớn các nhiên liệu đốt như: than, củi, dầu, khí đốt,…để đun nấu và phục vụ cho các mục đích khác. Trong quá trình cháy chúng sẽ tiêu thụ oxy của khí quyển, đồng thời tạo ra nhiều khói bụi, khí CO và CO 2 . * Nguồn giao thông: với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, con người đã tạo ra nhiều thiết bị máy móc, cơ giới, thể hiện bằng những dòng xe cộ nườm nượp trên đường phố, chúng chạy bằng xăng dầu nên sinh ra nhiều khói, các khí CO, CO 2 , NO và HC. Hiện nay trên thếgiới có khoảng trên 400 triệu ô tô (Tại Việt Nam theo Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng năm 2007 có khoảng 20 triệu ô tô, xe máy các loại) hàng ngày thải vào bầu khí quyển 770.000 tấn CO 2 , 40.000 tấn NO x và 153.000 tấn hydrocacbon. * Nguồn Công nghiệp: một xu hướng đi ngược với chất lượng môitrường là quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, đó là quá trình giảm bớt diện tích cây xanh và sông hồ, thế vào đó là những nhà cao tầng, những nhà máy công nghiệp với những ống khói tuôn thải nghi ngút các chất ônhiễm khác nhau vào môitrường làm cho chất lượng môitrườngkhôngkhíở đô thị bị ảnh hưởng rất lớn. Bảng 1: Nguồn ônhiễm công nghiệp tạo ra trong khôngkhí Ngành nghề, nguồn ônhiễm Chất ônhiễm chỉ thị và tải lượng (kg/tấn sản phẩm) SO x NO x CO THS H 2 S Bụi Chế biến hải sản 0,05 4,0 Sản xuất rượi bia 0,25 1,300 0,35 4,0 Sản xuất giấy ( không có hệ xử lý ) 3,5 5,50 6,00 90,00 Sản xuất sơn 15,00 10,0 Sản xuất thủy tinh 1,7 3,1 0,100 0,10 0,7 Đúc kim loại 0,10 6,5 Đốt nhiên liệu than 19,5 9,00 0,500 0,15 10,0 Quá trình đốt dầu 18,5 7,00 0,025 0,23 0,7 2 Xe ô tô chạy dầu (g/km) 1,5- 1,8 13,00 15-18 2,5-3,0 3. Các tác nhân ônhiễmmôitrườngkhông khí: Các chất gây ônhiễm trong môitrường tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, nhưng có thể được xếp thành 2 loại chính: - Khí: SO x , NO x , CO x , H 2 S,… và các hơi độc. - Rắn: tro, bụi, khói và các Sol khí a. Các khí gây ônhiễmmôitrườngkhông khí: * Khí CO x : ( CO: Cacbon monoxit, CO 2 : Cacbon dioxit ) CO x là khíkhông màu, không mùi và không vị. Sinh ra trong quá trình cháy không hoàn toàn của các nhiên liệu có chứa cacbon ( than, củi, dầu,…): CO + O 2 CO x - Với CO: trữ lượng sinh ra hàng năm là 250 triệu tấn/năm. Hàm lượng CO trong khôngkhíkhông ổn định, chúng thường biến thiên nhanh nên rất khó xác định được chính xác. Khí CO xâm nhập vào cơ thể bằng con đường hô hấp, chúng sẽ tác dụng thuận nghịch với oxy hemoglobin ( HbO 2 ) tách oxy ra khỏi máu và tạo thành cacboxyhemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu và gây ngạt: HbO 2 + CO HbCO + O 2 CO tác dụng với Hb mạnh gấp 250 lần so với O 2 Triệu chứng của con người khi bị nhiễm bởi CO thường bị nhức đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Nếu bị lâu sẽ có triệu chứng đau đầu dai dẳng, chóng mặt mệt mỏi, sút cân. Nếu bị nặng sẽ bị hôn mê, co giật, mặt xanh tím, chân tay mềm nhũn, phù phổi cấp. Thực vật ít nhạy cảm với CO, nhưng khi nồng độ cao ( 100 – 10.000ppm) sẽ làm xoắn lá cây, chết mần non, rụng lá và kìm hãm sự sinh trưởng của cây cối. - Với CO 2 : có lợi cho cây cối phát triển trong quá trình quang hợp nhưng gây nên Hiệu ứng nhà kinh làm nóng bầu khí quyển của Trái đất. * Khí SO x ( SO 2 : Sunfua dioxit; SO 3 : Sunfua trioxit ) Chủ yếu là SO 2 , là khíkhông màu, có vị hăng cay, mùi khó chịu. SO 2 trong khôngkhí có thể biến thành SO 3 dưới ánh sáng mặt trời khi có chất xúc tác. Chúng được sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, đặc biệt là trong công nghiệp có lò luyện gang, lò rèn, lò gia công nóng,… Hàm lượng lưu huỳnh thường xuất hiện nhiều trong than đá ( 0,2 – 0,7%) và dầu đốt ( 0,5 – 4%) nên trong quá trình cháy sẽ tạo ra khí SO 2 : S + O 2 SO 2 Trữ lượng của SO 2 là khoảng 132 triệu tấn/năm, chủ yếu do đốt than và sử dụng xăng dầu. SO 2 sẽ kích thích tới cơ quan hô hấp của người và động vật, nó có thể gây ra tức ngực, đau đầu, nếu nồng độ cao có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong. 3 Trong khôngkhí SO 2 gặp nước mưa dễ chuyển thành axit Sulfuric (H 2 SO 4 ). Chúng sẽ làm thay đổi tính năng của vật liệu, ăn mòn kim loại,… Thực vật tiếp xúc với SO 2 sẽ bị vàng lá, rụng lá, giảm khả năng sinh trưởng. * Khí NO x : ( NO: nitric oxit, NO 2 : nitơ dioxit ) NO x thường xuất hiện nhiều trong giao thông và công nghiệp. Trong khôngkhí nitơ và oxy có thể tương tác với nhau khi có nguồn nhiệt cao ≥ 1100 0 C và làm lạnh nhanh để tránh phân hủy: t ≥ 1100 0 C N 2 + xO 2 2NO x Làm lạnh nhanh Trữ lượng NO x sinh ra khoảng 48 triệu tấn/năm ( chủ yếu là NO 2 ) Tùy theo nồng độ mà NO 2 làm cây cối, con người bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau. Khi nồng độ NO 2 lớn hơn 100ppm, có thể gây chết người và động vật trong vài phút. NO 2 là tác nhân gây ra hiện tượng khói quang hóa. * Khí H 2 S: còn gọi là Sunfur hydro, là khíkhông màu, có mùi trứng thối H 2 S được sinh ra là do quá trình phân hủy các chất hữu cơ, các xác chết động, thực vật, đặc biệt ở các bãi rác, khu chợ, cỗng rãnh thoát nước, sông hồ bị ô nhiễm. Trữ lượng H 2 S sinh ra khoảng 113 tấn/năm. H 2 S có tác hịa làm rụng lá cây, thối hoa quả và giảm năng xuất cây trồng. Đối với con người khi tiếp xúc với H 2 S sẽ cảm thấy khó chịu, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi. * Chì và các hợp chất của chì: Chì xuất hiện nhiều trong giao thông vì có sử dụng xăng pha chì (khoảng 1%), nó là chất lỏng, bốc hơi ở nhiệt độ thấp, có mùi thơm. Ngoài ra trong công nghiệp luyện kim, in ấn, sản xuất pin, công nghiệp hóa chất,…cũng gây ônhiễm chì rất lớn. Chì xâm nhập vào cơ thể người gây tác hại đến não, thận, đặc biệt làm phụ nữ mang thai dễ bị sẩy thai, thai yếu. Ngoài ra còn có các khí : NH 3 , khí C x H y ( mêtan, êtylen, anilin, … ) cũng rất nguy hiểm. b. Bụi và Sol khí: Bụi được sinh ra trong giao thông và công nghiệp, hầm lò khai thác than và đặc biệt là trong một số công nghệ sản xuất có sử dụng các nguyên vật liệu sản sinh ra bụi. Những hạt bụi kích thước lớn có khả năng gây chấn thương bên ngoài cơ thể như da và mắt, những hạt bụi nhỏ ( ≤ 10µm ) có thể đi vào cơ thể theo con đường hô hấp. Bụi có nhiều loại khác nhau, hình dạng, kích thước và thành phần khác nhau sẽ gây ảnh hưởng khác nhau đối với cuộc sống của con người. 4 - Bụi silic: gây nguy hại cho phổi, gây nhiễm độc tế bào, để lại dấu vết sơ hóa các mô làm giảm nghiêm trọng sự trao đổi khí của các tế bào trong lá phổi. Công nhân trong các ngành công nghiệp khai thác than, khai thác đa, đúc gang, phun các dễ bị mắc bệnh phổi nhiễm bụi silic. - Bụi amiăng: thường có dạng sợi, kích thước dài, dễ gây xơ hóa lá phổi và làm tổ thương trầm trọng hệ hô hấp. Ngoài ra nó còn có khả năng gây ung thư phổi. - Bụi sắt, bụi thiếc: bụi này khi đi vào dạ dày có khả năng gây niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra cón có các loại bụi như: bụi bông, bụi sợi lanh, bụi đồng, bụi nhựa than, bụi kìm, bụi axit, bụi vi sanh vật, bụi phấn hoa,…cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và thảm thực vật. 4. Ônhiễm thứ cấp ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu: a. Mưa axít: Các khí SO 2 và NO x trong khí quyển dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chúng nhận những nguyên tử oxy trong khí quyển rồi hòa tan trong những giọt nước để hình thành axít Sunfuric ( H 2 SO 4 ) và axít Nitric ( HNO 3 ) riêng biệt và làm cho nước trong khí quyển dưới dạng các đám mây, sương mù và tuyết bị oxy hóa. Những dạng nước của khí quyển này đọng lại ở bề mặt đất dưới dạng khô như khí và sol khí, hoặc là theo mưa rơi xuống đất tạo ra những trận mưa có độ axít cao gấp nhiều lần so với bình thường, đó là mưa axít. Thông thường khi nước mưa có độ pH < 5,6 ( ở nhiệt độ 20 0 C ) gọi là mưa axít. 5 SO 2 , NO x - L ng t d ng tắ ụ ạ ướ : (m a, tuy t, s ng mu i)ư ế ươ ố - L ng t d ng khôắ ụ ạ (khí, sol khí) Chuy n hóa thành:ể H 2 SO 4 vaø HNO 3 SO 2 , NO x M A AXÍT Ư V N QU C T XUYÊN BIÊN GI IẤ ĐỀ Ố Ế Ớ Tác hại của mưa axít: - Ảnh hưởng đến khí quyển: Các hạt sulphate và nitrate tạo thành trong khí quyển sẽ làm hạn chế tầm nhìn, các sương mù axít làm ảnh hưởng đến khả năng lan truyền của ánh sáng mặt trời. - Ảnh hưởng đến các vật liệu: mưa axít làm hư vải sợi, sách và các đồ cổ quí giá. - Ảnh hưởng đến thủy sản: mưa axít làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ao hồ và hệt thủy sinh vật. Mưa axít làm cho các ao hồ bị chua, gây nên hiện tượng cá chết vì bị nghẹt thở do mang bị bít chặt. Các ảnh hưởng của mưa axít đến hệt thủy sinh vật được tóm tắt như sau: pH< 6,0 Các sinh vật bậc thấp của chuỗi thức ăn bị chết ( như phù du, stonefly ) đây là nguồn thức ăn quan trọng của cá pH < 5,5 Cá khôngthể sinh sản được, cá con rất khó sống sót, cá lớn dễ bị dị dạng do thiếu dinh dưỡng, cá bị chết ngạt. pH < 5,0 Quần thể cá bị chết pH < 4,0 Xuất hiện các sinh vật mới khác với sinh vật ban đầu - Ảnh hưởng tới lâm nghiệp: khi có mưa axít, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. - Ảnh hưởng tới nông nghiệp: mưa axít làm sản lượng nông nghiệp bị giảm, trước hết nó làm cho lá các loại cây trồng bị hư hại, xuất hiện các vết đốm, làm yếu tác dụng quang hợp, làm mất các chất đường, chất keo và axít amin khiến cho cây trồng mọc rất khó khăn. Mưa axít còn ức chế việc phân giải các chất hữu cơ và cố định đạm trong đất, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất như: Canxi, Magiê và Kali làm cho đất bị nghèo hóa. - Ảnh hưởng tới các công trình xây dựng: các hạt axít khi rơi xuống nhà cửa và các tượng điêu khắc sẽ ăn mòn chúng. Bởi vì, do axít Sunfuaric có khả năng ăn mòn rất mạnh, có thể bào mòn lớp đá vôi theo phản ứng: H 2 SO 4 + CaCO 3 H 2 O + CO 2 + CaSO 4 ( Ảnh minh họa về tác hại của mưa axít đối với các công trình xây dựng) 6 Ví dụ như tòa nhà Capitol ở Ottawa đã bị tan rã bởi hàm lượng SO 2 trong khôngkhí quá cao hay tượng đài tổng thống Mỹ A.Lincoln khánh thành năm 1922 đã bị nưa axít ăn mòn 8mm… ngoài ra mưa axít còn làm tăng nhanh độ ăn mòn đường ray xe lửa, cầu xây bằng kim loại, các công trường hầm mỏ, dây cáp điện khi có mưa axít sẽ bị giảm tuổi thọ. b. Hiệu ứng nhà kính: Trong các hoạt động của con người đã thiêu đốt rất nhiều nhiên liệu có chứa cacbon, điển hình là sinh hoạt, công nghiệp và giao thông. Tính tổng khối lượng CO 2 sinh ra do đốt nhiên liệu là khoảng 2,5 x 10 13 tấn/năm. Ngoài ra hoạt động núi lửa hàng năm sinh ra lượng CO 2 bằng khoảng 40.000 lần CO 2 hiện có. Toàn bộ CO 2 sinh ra không phải lưu đọng mãi trong khí quyển mà nó được cây xanh và biển hấp thụ đi một nửa. Phần CO 2 do biển hấp thụ được hòa tan và kết tủa trong biển. Các loại thực vật ở dưới biển đóng vai trò chủ yếu duy trì sự cân bằng CO 2 giữa khí quyển và bề mặt đại dương. Còn lượng CO 2 lưu tồn trong khí quyển, thực vật hấp thụ để tồn tại và phát triển, nhưng khi hàm luwongj CO 2 quá cao sẽ là nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Hiện tượng này là do trong khí quyển có chứa nhiều CO 2 , CH 4 , N 2 O, CFC và O 3 nhưng thành phần chủ yếu vẫn là CO 2 (chiếm 55%). Đây là những chất gần như trong suốt đối với tia có bước sóng ngắn nên tia bức xạ Mặt trời dễ dàng đi qua để xuống Trái đất ( vì bức xạ Mặt trời là tia có bước sóng ngắn ), nhưng các chất này lại hấp thụ rất mạnh các tia có bước sóng dài phản xạ từ bề mặt Trái đất ( tia hồng ngoại ), chính vì thế Trái đất chỉ nhận nhiệt từ Mặt trời mà không thoát được ra ngoài làm cho nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên, người ta goi đó là hiện tượng hiệu ứng nhà kính, vì khí CO 2 và một số khí kể trên có tác dụng như một lớp kính ngăn các tia phản xạ nhiệt từ Trái đất. Nhiệt độ Trái đất tăng lên là nguyên nhân làm băng tan ở Bắc cực, nâng cao mực nước biển, làm trũng ngập các vùng đất liền ven bờ. ngoài ra khi nhiệt độ tăng còn làm tăng các trận mưa, bão, lụt, úng ngập gây rất nhiều thiệt hại cho cuộc sống con người. 7 c. Hiện tượng thủng tầng Ozon: Tầng ozon được hình thành ở độ cao khoảng 25km ( tầng bình lưu ), có tác dụng chắn tai tử ngoại của Mặt trời chiếu xuống Trái đất, chê chở cho loài người và các vi sinh vật. Ngày nay với công nghệ làm lạnh phát triển mạnh, chất được sử dụng trong quá trình làm lạnh là CFC, xuất hiện nhiều trong tủ lạnh, máy điều hòa, các xí nghiệp đông lạnh, thủy sản và trong các dung dịch tẩy rửa… Nó có nhiều dạng F-11( CCL 3 F ), F-12 ( CCL 2 F 2 )… Nói chung đó là hợp chất có chứa Clo, khi rò rỉ và thoát ra ngoài, các chất này sẽ khuyếch tán lên đến tầng bình lưu và bị tấn công bởi các tia cực tím của Mặt trời và phân hủy giảiphóng ra các nguyên tử Clo. Chính các nguyên tử Clo này gây ra sự suy giảm tầng ozon: Cl + O 3 ClO + O 2 ClO + O 3 Cl + 2O 2 Người ta ước lượng mỗi nguyên tử Cl có thể phản ứng với 100.000 phân tử ozon và gây thủng tầng ozon. Tầng ozon bị thủng sẽ tạo điều kiện cho tia cực tím của Mặt trời chiếu xuống Trái đất, gây ra các bệnh ung thư da và mắt cho con người, nhiều loại thực vật không thích nghi với tia tử ngoại sẽ bị mất dần hệ miễn dịch, các sinh vật dưới biển sẽ bị tổn thương và chết. 5, Các giảiphápphòngchốngônhiễmmôitrườngkhông khí. a. Giảipháp qui hoạch: Hiện nay nhiều nhà máy, xí nghiệp nằm ngay giữa khu dân cư và đô thị, gây ra nhiều bụi khói, tiếng ồn và thải ra các chất gây ô nhiễm, nhiều ống khói nằm ngay đầu hướng gió đối với khu dân cư,…tất cả những nhược điểm đó là do chưa có biện pháp qui hoạch hợp lý trong quá trình xây dựng. Trước tình hình đó Nhà nước phải có qui định, yêu cầu các cơ sở cần phải có sự đánh giá tác động môitrường đối với các cơ sở cũ để có biện pháp khắc phục, đối với các công trình mới bắt đầu được thực thi thì cần phải có báo cáo những ảnh hưởng có thể có đối với môi trường, phải đảm bảo không gây ra những ảnh hưởng lớn trong quá trình xây dựng và cả trong quá trình vận hành, sử dụng sau này. Do vậy, cần phải xem xét các điều kiện khí tượng thủy văn, để bố trí các công trình cho hợp lý. Bên cạnh đó phải xét đến sự phát triển của đô thị trong tương lai, để các công trình hiện tại và tương lai không ảnh hưởng lẫn nhau. b. Giảipháp cách ly vệ sinh: Thường càng gần nguồn ônhiễm thì sự ảnh hưởng của nó gây ra càng lớn, do vậy cần phải qui định vanh đai bảo vệ xung quanh khu công nghiệp, đó là khoảng cách tính từ nguồn thải đến khu dân cư. Khoảng cách đó tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng loại hình nhà máy, loại hình sản xuất gây nên, khoảng cách này đảm bảo nồng độ chất ônhiễmở khu dân cư do nguồn này gây nên không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 8 c. Giảipháp công nghệ kỹ thuật: Cần phải hoàn thiện các công nghệ sản xuất, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, công nghệ sản xuất kín, sản xuất sạch, giảm các khâu sản xuất thủ công, áp dụng cơ giới hóa và tự động hóa trong dây chuyền sản xuất. Ví dụ như tách lưu huỳnh trong trong nhiên liệu than dầu, thay phương pháp sản xuất khô các vật liệu sinh ra nhiều bụi bằng phương pháp xản xuất ướt, thay việc sử dụng than dầu trong đun nấu bằng diện năng hoặc năng lượng Mặt trời, năng lượng gió,… d. Giảipháp xử lý chất thải ngay tại nguồn: * Các phương pháp xử lý bụi: + Sử dụng lưới lọc bụi + Buồng lắng bụi + Xiclon tách bụi + Lọc bụi bằng thiết bị tĩnh điện * Các phương pháp xử lý khí thải: + Hấp thụ + Hấp phụ + Thiêu đốt TÓM LẠI Những năm cuối của thếkỷ 20 đầu thếkỷ 21 đã và đang để lại những di chứng của các sự kiện cực đoan: Băng tan, mực nước biển dâng, bão tố, sóng thần, động đất, mưa axít, hiệu ứng nhà kính ,…liên tiếp xảy ra trên thế giới, rung lên một hồi chuông cảnh báo về môitrường sống của con người. Hậu quả của ônhiễmmôitrườngkhôngkhí là rất lớn Vậy, để ngăn ngừa và giải quyết các hậu quả của ônhiễmmôitrườngkhông khí, chúng ta phải thực hiện việc khống chế ônhiễmmôitrườngkhông khí. Khống chế ônhiễmmôitrườngkhôngkhí bao gồm các biện pháp hành chính, luật pháp và kỹ thuật nhằm giảm đến mức cho phép nồng độ ônhiễm thải vào không khí. Ngoài ra tham gia các Công ước quốc tế như: Công ước Viên về bảo vệ tầng ozon, Nghị định thư Kyoto về giảm thiểu phát thải khí nhà kính,…Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môitrường nói chung và môitrườngkhôngkhí nói riêng bằng các hành động cụ thể như: các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, di dời các nhà máy gây ônhiễm vào các khu công khu công nghiệp tập trung, xây dựng các chương trình quan trắc chất lượng không khí, trồng cây và bảo vệ cây xanh. 9 . quả của ô nhiễm môi trường không khí, chúng ta phải thực hiện việc khống chế ô nhiễm môi trường không khí. Khống chế ô nhiễm môi trường không khí bao gồm. Bài viết: Kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Th.s Nguyễn Hồng Thái MỞ ĐẦU