Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
0,97 MB
Nội dung
NHỮNG VẤN ĐỀCHUNGVỀ THÚC ĐẨYXUẤTKHẨU 1.1Những vấnđềvềthúcđẩyxuấtkhẩu của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm thúcđẩyxuấtkhẩu của doanh nghiệp Khái niệm : là một phương thứcthúcđẩy tiêu thụ hàng hoá mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức . . . của Nhà nước và các doanh nghiệp xuấtkhẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của hàng dệt may được xuấtkhẩu ra thị trường nước ngoài. Bản chất của thúcđẩyxuấtkhẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuấtkhẩu của mình. 1.1.2 Nội dung thúcđẩy hoạt động xuấtkhẩu của doanh nghiệp 1.1.2.1 Thực hiện các nội dung xuấtkhẩu hàng hoá Trước khi thực hiện những nội dung của hoạt động thúcđẩyxuất khẩu, doanh nghiệp cũng phải thực hiện các nội dung của hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá như : nghiên cứu thị trường nước ngoài; lựa chọn thị trường xuất khẩu; lựa chọn đối tác xuất khẩu; lập phương án kinh doanh xuất khẩu; đàm phán và ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng. 1.1.2.2 Đềxuất các biện pháp thúcđẩyxuấtkhẩu Sau khi nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu, tìm ra mặt hàng cho từng thị trường thì doanh nghiệp sẽ nghiên cứu những biện pháp để có thể thúcđẩyxuấtkhẩu một cách có hiệu quả. Các biện pháp thúcđẩyxuấtkhẩu có thể chia làm 2 nhóm chính như sau: Các nhóm biện pháp tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu(biện pháp mục tiêu) có thể kể ra một số biện pháp như: - Kết hợp giữa xác định mặt hàng trọng điểm với việc đa dạng hoá các mặt hàng xuấtkhẩu đối với từng thị trường khác nhau Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn khi chọn sản phẩm đểxuất khẩu. việc đưa ra được những mặt hàng trọng điểm phù hợp với thị trường tạo ra sự tập trung chuyên môn sản xuất , làm tăng xuấtkhẩu mặt hàng đó trên thị trường đã nghiên cứu - Lựa chọn hình thức kinh doanh xuấtkhẩu phù hợp với doanh nghiệp Mỗi loại hình thức kinh doanh xuấtkhẩu lại có những ưu nhược điểm riêng. Mà không có một loại hình thức kinh doanh xuấtkhẩu nào gọi là hoàn hảo với mỗi doanh nghiệp. vì thế các doanh nghiệp cần phải tìm ra hình thức kinh doanh phù hợp nhất đối với doanh nghiệp mình còn với những điểm không phù hợp cần sáng tạo để dần dần thích nghĩ đó sẽ là biện pháp kinh doanh hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Từ việc thâm nhập đến mở rộng thị trường, nếu áp dụng những hình thức kinh doanh xuấtkhẩu phù hợp sẽ làm tăng số lượng cũng như gía trị xuấtkhẩu của công ty, đồng thời với việc bài toán thúcđẩyxuấtkhẩu đã có hướng giải quyết tốt. Ổn định nguồn hàng xuấtkhẩu - Doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuấtkhẩu là những doanh nghiệp thường thu gom hàng hoá dịch vụ trong nước để đem bán lại các các khách hàng nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuấtkhẩu này thì không phải lo vấnđề sản xuất , còn được lựa chọn bạn hàng tốt phù hợp với thị trường mình cần thâm nhập. nên nguồn hàng của họ phụ thuộc rất nhiều vào các bạn hàng trong nước. - Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu: những doanh nghiệp này thường tự sản xuất rồi tiến hành xuấtkhẩu hàng hoá của mình. Hình thứcxuấtkhẩu của họ chính là bán buôn trực tiếp cho nhà nhập khẩu. do là doanh nghiệp sản xuất nên tính chủ động trong việc cung cấp hàng hoá xuấtkhẩu cao hơn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên , ở Việt Nam hiện nay, nguồn đầu vào của các doanh nghiệp này sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, do đó, sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp nên lựa chọn những bạn hàng lớn, có uy tín, đồng thời phải nghiên cứu thị trường nơi nhà cung cấp đặt trụ sở và liên tục nắm bắt thông tin thị trường. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuấtkhẩu - Đểthúcđẩyxuấtkhẩu mạnh hàng hoá của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài, yếu tố tiên quyết chính là sản phẩm. sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp… chắc chắn sẽ có sức cạnh tranh rất lớn và thu hút sự chú ý của khách hàng, kích thích tiêu dùng của khách hàng đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuấtkhẩu bằng việc thay đổi công nghệ sản xuất mới, tinh giảm bộ máy nhân sự, bổ sung nhân lực tinh thông nghiệp vụ ngoại thương… để giảm những chi phí thừa trong sản xuất. Bên cạnh đó cần có những chiến lược phát triển sản phẩm một cách đồng bộ theo những hướng sau: Thích nghi hoá sản phẩm Đa dạng hoá sản phẩm Chuyên môn hoá, cá biệt hoá sản phẩm - Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá xuấtkhẩu - Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuấtkhẩu có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thúcđẩyxuấtkhẩu của doanh nghiệp. Đây là khâu cuối cùng trước khi hàng hoá được xuấtkhẩu sang thị trường nước ngoài, là khâu loại trừ lần cuối những sản phẩm có khuyết tật để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng. công tác kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp tốt sẽ đem lại uy tín cho doanh nghiệp trong làm ăn với những khách hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính. Vì thế, việc kiểm tra chất lượng hàng hoá xuấtkhẩu cần được tiến hành nghiêm ngặt ở cả 2 cấp cơ sở và cửa khẩu. trong đó kiểm tra ở cấp cơ sở giữ vai trò quyết định. Quy trình kiểm tra nên bắt đầu từ khâu đầu vào. Các nhóm biện pháp marketing xuấtkhẩu (Biện pháp điều kiện) - Nghiên cứu thị trường xuấtkhẩu Thông tin luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc thúcđẩyxuấtkhẩu hàng hoá ra nước ngoài của doanh nghiệp. để chất lượng thông tin về thị trường , sản phẩm được tốt, công tác nghiên cứu thị trường cần tiến hành bài bản, nhất là những doanh nghiệp mới tham gia thị trường xuấtkhẩu quốc tế. áp dụng các mô hình nghiên cứu như SWOT, năm lực lượng cạnh tranh của M.Port… để nghiên cứu thị trường được tổng quan và đầy đủ nhất. - Xây dựng thương hiệu thương mại cho doanh nghiệp Thương hiệu thương mại cho sản phẩm chính là điểm yếu của hầu hết những hàng hoá xuấtkhẩu của Việt Nam hiện nay. Thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của sản phẩm, cũng như của doanh nghiệp, là cách để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và sự ưu tiên của hàng hoá trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu xây dựng không chỉ là cái tên, mà nó còn bao gồm các bộ phận như biểu tượng, sologan, cách trình bày… để có thể cho ra đời một thương hiệu đúng quy cách. Các doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến biện pháp này, vì nó cũng chính là biện pháp hỗ trợ thúcđẩyxuấtkhẩu rất tốt và đạt hiệu quả lâu dài. - Hoàn thiện kỹ năng định giá hàng hoá xuấtkhẩu Nếu chất lượng sản phẩm tạo nên uy tín, thì giá cả lại tạo ra lực hấp dẫn để kích thích tiêu dùng của khách hàng, qua đó làm tăng doanh thu, kim ngạch xuấtkhẩu cho công ty. Hoạt động thúcđẩyxuấtkhẩu sẽ rất tốt nếu như doanh nghiệp định giá sản phẩm của mình ở mức cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. việc định giá sản phẩm chính là bí quyết, kinh nghiệm của những nhà kinh doanh xuất khẩu. định giá sản phẩm cạnh tranh sẽ giúp thâm nhập tốt thị trường mới và mở rộng hơn nữa về quy mô trên thị trường hiện tại. - Phát triển hệ thống phân phối Một biện pháp nữa để tăng kim ngạch xuấtkhẩu hàng hoá của doanh nghiệp đó là tìm cách để tăng số lượng khách mua hàng. Tức là, biện pháp để mở rộng và phát triển kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. phát triển đa dạng các kênh phân phối, để tận dụng tốt cơ hội tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên cũng cần tính đến chi phí để xây dựng kênh phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuấtkhẩuThực chất của hoạt động xúc tiến xuấtkhẩu là những kế hoạch định hướng dài hạn được doanh nghiệp xây dựng và áp dụng cùng với những phương tiện như: tiếp thị, quảng cáo, hội trợ triển lãm, khảo sát thị trường, thương mại điện tử… nhằm đảm bảo gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất, lưu thông và tiêu thụ, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người mua. Hoạt động xúc tiến được thực hiện thường xuyên sẽ đem về cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để tăng cường thúcđẩyxuấtkhẩu hơn nữa. 1.1.2.3 Lựa chọn biện pháp thúcđẩyxuấtkhẩu Đối với mỗi loại mặt hàng, mỗi loại thị trường, doanh nghiệp không chỉ sử dụng một biện pháp đểthúcđẩyxuất khẩu. vì mỗi biện pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó, việc kết hợp linh hoạt các biện pháp sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động thúcđẩyxuấtkhẩu được tốt hơn. Để lựa chọn được biện pháp tối ưu, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp so sánh giữa chi phí bỏ ra cho mỗi biện pháp với hiệu quả kinh tế ước tính mà doanh nghiệp thu được khi áp dụng biện pháp. Biện pháp nào cho hiệu quả cao với chi phí sẽ được lựa chọn. 1.1.2.4 Thực hiện các biện pháp thúcđẩyxuấtkhẩu Khi đã tìm ra được biện pháp phù hợp cho thúcđẩyxuất khẩu, doanh nghiệp sẽ tiến hành tổ chức thực hiện những biện pháp đó bằng cách huy động và phân phối nguồn lực doanh nghiệp cho từng khâu. Trong quá trình thực hiện hoạt động thúcđẩyxuấtkhẩu phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình để có những điều chỉnh kịp thời. Sau khi kết thúc thời gian thực hiện thúcđẩyxuấtkhẩu theo mục tiêu đề ra, doanh nghiệp tiến hành tổng kết và tính toán các chi tiêu đạt được, so sánh với mục tiêu đề ra, từ đó đưa ra kế hoạch thúcđẩyxuấtkhẩu cho kỳ tiếp theo. 1.2Đánh giá hiệu quả xuấtkhẩu Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuấtkhẩu sẽ cho phép doanh nghiệp xác định được doanh thu tiêu thụ, lỗ lãi trong kinh doanh và kết quả kinh doanh. Đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu sau: 1.2.1 Chỉ tiêu tổng hợp Hqdth = Tsd/ Tsx Trong đó: Tsd: thu nhập quốc dân có thể sử dụng được. Tsx: thu nhập quốc dân được sản xuất ra. Chỉ tiêu này cho biết thu nhập quốc dân của một quốc gia tăng giảm như thế nào trong thời kỳ tính toán khi có TMQT. Nếu tương quan lớn hơn 1 TMQT đã làm tăng thu nhập quốc dân, và ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì thu nhập quốc dân giảm. 1.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận LN = TR - TC Trong đó: TR: lợi nhuận TR: Tổng doanh thu TC: Tổng chi phí 1.2.3 Chỉ tiêu doanh lợi xuấtkhẩu Dx = (Tx/cx) * 100% Trong đó: Dx: Doanh lợi xuấtkhẩu Tx: Thu nhập về bán hàng xuấtkhẩu tính ra tiền Việt Nam Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu. 1.2.4 Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu(TSNTXK) = Tổng chi phí (VND)/ Doanh thu xuấtkhẩu (USD) Điểm hoà vốn là điểm mà TSNTXK = TGHĐ ( Tỷ giá hối đoái) Nếu TSNTXK > TGHĐ : không nên xuấtkhẩu Trong buôn bán quốc tế, với mọi trường hợp đều không thể dùng các thủ thuật gian dối. Muốn nâng cao lợi nhuận phải cố gắng từng bước, cải tiến hoạt động thương mại, phải nẵm vững và tiến hành theo quy trình, không thể nóng vội đốt cháy giai đoạn. Nếu không tôn trọng nguyên tắc trên dễ dẫn đến thua thiệt trong kinh doanh. Dù là có kinh nghiệm sành sỏi lão luyện hay người mới vào nghề, đều phải tuân thủ các bước đi. Đó là việc quan trọng nhất của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.3 Các chính sách thúcđẩyxuấtkhẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam 1.3.1 Chính sách phát triển sản xuất 1.3.1.1 Quyền sử dụng đất đai Luật đất đai sửa đổi( chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2003) đã thể chế hoá và nới rộng quyền của người sử dụng đất. Đây là một chính sách khuyến khích người trồng cây cao su đầu tư vào sản xuất dài hạn, thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển sản xuất hàng hoá một cách có hiệu quả. Việc khẳng định bằng pháp lý quyền của người sử dụng đất và giao quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định cho người dân. Luật đất đai sửa đổi đã tạo động lực khuyến khích người trồng cây cao su chuyển đổi cơ cấu, phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Chính sách giao quyền sử dụng đất canh tác lâu dài giúp người trồng cây cao su ổn định sản xuất,đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng hướng theo xuất khẩu, phát huy được thế mạnh từng vùng gắn với thị trường và lợi thế so sánh nhờ quy mô đối với cây cao su, sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả hơn. Chính sách đất đai còn có tác dụng thúcđẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vùng trồng cây cao su, thúcđẩy phát triển sản xuất theo hướng đồn điền cao su. Nhờ chính sách này mà đã hình thành những trang trại trồng cây cao su ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên cho một khối lượng mủ cao su lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu. Cây cao su là cây trồng được Chính phủ đánh giá cao về tính bền vững, tính hiệu quả kinh tế cao, do đó những năm qua Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ cho đầu tư, phát triển như: - Chính phủ hỗ trợ kinh phí đầu tư cho việc khảo sát, quy hoạch các vùng trồng cao su - Cho phép phát triển cao su dưới nhiều hình thức: quốc doanh, liên doanh, liên kết, tư nhân, tiểu điền… 1.3.1.1 Chính sách về giống Nhà nước hỗ trợ kinh phí khuyến nông thông qua Ngân sách địa phương chi hàng năm khoảng 1 tỷ đồng để hỗ trợ về giống mới, đầu tư cho nghiên cứu để tạo ra các giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, cử các chuyên gia về cây cao su hướng dẫn người trồng áp dụng kỹ thuật thâm canh và chăm sóc vườn cây cao su, kỹ thuật sơ chế mủ cao su… ngân sách hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho công nhân. 1.3.2 Chính sách thị trường 1.3.2.1 Chính sách khuyến khích tiêu thụ Quyết định số 80/2002/QD-TTG ngày 24/06/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, theo đó Nhà nước khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với các nhà sản xuất, hợp tác xã, trang trại, đồn điền… nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Chính sách khuyến khích các hình thức tiêu thụ đã phát huy tác dụng thúcđẩy liên kết giữa các đối tượng hoạt động trong ngành cao su. 1.3.2.2 Chính sách khuyến khích xuấtkhẩuThực hiện chính sách mở cửa, thị trường cao su tự nhiên được mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Bên cạnh hệ thống xuấtkhẩu truyền thống, nhiều thị trường mới đã mở ra, đây là những thị trường đầy tiềm năng cho ngành sản xuất và xuấtkhẩu cao su tự nhiên. Để mở rộng thị trường xuất khẩu, Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và xuấtkhẩu như hỗ trợ thông tin và tìm kiếm thị trường… Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng và hội nhập với các nước khu vực và trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi bước đầu cho ngành trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc duy trì và phát triển quan hệ với thị trường truyền thống, ngành cao su cũng tìm kiếm và mở rộng thêm một số thị trường mới như Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á… Tuy nhiên ,thị trường Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng xuấtkhẩu cao su tự nhiên mỗi năm. Có thể nói, do chất lượng của cao su tự nhiên xuấtkhẩu của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu cao, mặt hàng chưa phong phú, chi phí sản xuất lớn nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm cao su tự nhiên vẫn còn khó khăn và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Hiện nay, Luật thương mại đã được sửa đổi, những quy định mới đã được đưa vào Luật thương mại như quy định về sàn giao dịch hàng hoá… Với những quy định này, các hình thức trao đổi, buôn bán cao su tự nhiên hiệu quả hơn với thời gian được rút ngắn. Mặt khác, các giao dịch kỳ hạn cũng là cơ sở bảo hiểm rủi ro cho người sản xuất, giúp người sản xuất yên tâm hơn trong sản xuất vì họ có thể phân tán rủi ro trên thị trường. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển thị trường nhằm khuyến khích mở rộng thị trường cao su tự nhiên. Nhiều chương trình xúc tiến thương mại đã được thực hiện. 1.3.2.3 Chính sách hội nhập Việt Nam là thành viên mới nhất gia nhập Hiệp hội cao su quốc tế, một tổ chức do Indonesia, Malaysia, Thái Lan thành lập vào năm 2001 để quản lý việc sản xuất cao su trên thị trường thế giới. Sự gia nhập của Việt Nam sẽ giúp cho Hiệp hội trở thành một tổ chức cao su chính với khối lượng xuấtkhẩu trên 90% lượng cao su mua bán trên thị trường thế giới. Việc tham gia của Việt Nam trong Hiệp hội này làm tăng khả năng điều tiết thị trường cao su thế giới trong những năm tới, đặc biệt là khả năng bình ổn giá cao su. [...]... lại , những chính sách trong phát triển nông nghiệp nông thông nói chung và trong phát triển ngành cao su xuấtkhẩu của Thái Lan nói riêng , là những kinh nghiệm rất quý báu Bằng những công cụ biện pháp đúng đắn Thái Lan đã vươn lên vị trí hàng đầu trong xuấtkhẩu các sản phẩm nông sản trong đó có cao su 1.4.1.2 Kinh nghiệm cuả Indonesia 1.4.1.2.1 Khái quát chung về tình hình sản xuất và xuấtkhẩu cao... các khâu sản xuất, chế biến và xuấtkhẩu Về các biện pháp hỗ trợ, nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất cao su và những thuận lợi có được, chính phủ Malaysia đã đưa ra những chính sách khuyến khích đầy hấp dẫn về tài chính, đầu tư, thuế nhằm hỗ trợ và bảo đảm người sản xuất và nhiều chương trình hỗ trợ cho phát triển như hỗ trợ về tài chính, công nghệ, kỹ thuật và tư vấn sản xuất, tư vấn tiếp thị... ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên con đường phát triển 1.4.1 Kinh nghiệm thúcđẩyxuấtkhẩu cao su tự nhiên của một số nước 1.4.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan 1.4.1.1.1 Khái quát tình hình sản xuất và xuấtkhẩu cao su tự nhiên Thái Lan hiện là nước sản xuất và xuấtkhẩu cao su lớn nhất thế giới về khai thác mủ cao su Về công nghiệp chế biến cao su, Thái Lan được đánh giá là nước có trình độ công... địa chỉ xuấtkhẩunhững sản phẩm sau thu hoạch và chế biến nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho ngành tiêu thụ nông sản bằng cách đẩy mạnh hình thức hợp đồng’’ chính phủ với chính phủ’’ Đối với sản phẩm cao su xuấtkhẩu nói riêng, chính phủ Thái Lan hợp tác cùng phối hợp hành động với chính phủ Malaysia về sản xuất, quản lý sản xuất, trao đổi thông tin, thu mua và dự trữ cao su, cùng ngừng xuấtkhẩu và... thế là quốc gia đứng đầu về sản lượng sản xuất cao su, Thái Lan liên tục là quốc gia đứng đầu vềxuấtkhẩu cao su tự nhiên với sản lượng xuấtkhẩu hàng năm chiếm khoảng 40-42% thị phần thị trường xuấtkhẩu thế giới Tiếp theo là Indonesia với thị phần là 30-31%; Việt Nam đứng thứ 3 với 11,4%; Malaysia với 11% thị phần Như vậy, 4 nước đứng đầu đã chiếm tới 96,1% thị phần xuấtkhẩu cao su tự nhiên trên... sản xuất ra dùng đểxuấtkhẩu vì các nước đang phát triển lại là những nước xuấtkhẩu cao su Đông Nam Á là khu vực sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, trong đó 3 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia chiếm đến 75% sản lượng cao su tự nhiên Theo tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế, sản lượng cao su tự nhiên thế giới năm 2006 tăng 4,5% so với năm 2005 Trong đó Thái Lan là nước có sản xuất và xuất khẩu. .. trường xuấtkhẩu cao su , không bị chèn ép về giá cả so với các nước cùng xuấtkhẩu Ngoài ra còn có Indonesia là nước sản xuất cao su tự nhiên đứng thứ hai trên thế giới sau Thái lan Thực tế hiện nay, Indonesia có diện tích cao su lớn nhất thế giới, xong năng xuất cao su còn thấp cao su của Indonesia chủ yếu là đểxuấtkhẩu trực tiếp cho các nước công nghiệp hoặc vận chuyển qua cảng Singapore Trong những. .. một số tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp đủ mạnh về quy mô và lợi thế so sánh trong xuấtkhẩu theo kinh nghiệm của Nhật Bản sau đại chiến thế giới thứ 2, trong đó có tập đoàn sản xuất – xuấtkhẩu cao su Thúcđẩy phát triển công nghệ Tại hội chợ cao su năm 2007, Thủ tướng Thái Lan Sarayud Chulanont nhấn mạnh, ‘’ Thái Lan sẽ đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ và kỹ thuật hiện đại đồng thời kết hợp... Indonesia, Malaysia đều nhất quán chủ trương liên minh hợp tác khá toàn diện giữa 3 nước sản xuất và xuấtkhẩu cao su lớn nhất thế giới, đồng thời kêu gọi thêm các nước sản xuất, xuấtkhẩu cao su ở Đông Nam Á tham gia liên minh nhằm mục tiêu tạo thế lực điều tiết thị trường cao su của toàn thế giới Về thu hút đầu tư, Indonesia ưu tiên cho đầu tư nước ngoài trong khâu chế biến, sản xuất , bao tiêu sản... chung về tính hình sản xuất và xuấtkhẩu cao su tự nhiên Malaysia là nước đứng thứ 3 chiếm lĩnh thị trường cao su thế giới Cao su của Malaysia được khai thác chủ yếu là phục vụ cho hoạt động xuấtkhẩu bởi vậy đến nay, Malaysia vẫn đứng vững ở vị trí thứ 3 so với tất cả các nước xuấtkhẩu cao su 1.4.1.3.2 Các công cụ biện pháp của chính phủ Malaysia Về các biện pháp tổ chức sản xuất, các vườn cây cao . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 1. 1Những vấn đề về thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu của doanh. thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 1.1.2.1 Thực hiện các nội dung xuất khẩu hàng hoá Trước khi thực hiện những nội dung của hoạt động thúc đẩy