1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT 8-3

36 317 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 59,44 KB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BIỆN PHÁP 1. Đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt 8/3 1.1. Những ưu điểm và thuận lợi của Công ty Trong những năm qua, Công ty đã hòa nhập được với cơ chế mới mặc dù có rất nhiều khó khăn, nhất là đối với một Công ty Nhà nước như Công ty Dệt 8/3. Trước kia Công ty được Nhà nước bảo trợ thì nay Công ty phải tự mình lo liệu moị vấn đề Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua đã cho thấy sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể Công ty, thể hiện cụ thể ở chỉ tiêu lợi nhuận thuần, tuy mức tăng lợi nhuận của Công ty chưa cao nhưng nó cũng thể hiện rằng Công ty đã dần cải thiện tình hình của mình theo một xu hướng tốt đẹp hơn. Công ty cũng đã không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên thể hiện mức thu nhập tăng hàng năm * Về thị trường tiêu thụ: Công ty cũng đã có nhiều biện pháp để duy trì và mở rộng thị trường, giữ vững được mối quan hệ với các bạn hàng từ thời còn bao cấp. Sản lượng tiêu thụ hàng năm cũng đang dần được nâng lên. * Công ty được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía Tổng Công ty may Việt Nam và Chính phủ cũng đã hỗ trợ cho Công ty về nhiều mặt như giải quyết khó khăn về vốn, nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ…. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên Công ty cũng đang còn rất nhiều khó khăn và những tồn tại mà vẫn chưa được khắc phục. 1.2. Những tồn tại và nhược điểm cần vượt qua và khắc phục. Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, sua khi chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế thị trường, Công ty cũng gặp những khó khăn, tồn tại do ảnh hưởng của cơ chế cũ mà chưa được khắc phục. * Sản lượng tiêu thụ còn rất thấp: mặc dù đã cố gắng rất lớn trong công tác tiêu thụ nhưng sản lượng tiêu thụ so với công suất hàng năm còn có sự chênh lệch rất lớn (chỉ đạt khoảng 50-60% công suất thiết kế). 1 * Ứ đọng hàng tồn kho nhiều : hiện tại Công ty còn tồn đọng một phần vốn lưu động lớn trong hàng tồn kho. Mặc dù trong những năm 2000, 2001 Công ty có chủ trương giải phóng hàng tồn kho nhưng chưa được nhiều lắm. * Tỷ trọng thị phần của Công ty trên thị trường nội địa còn thấp. Trong nhiều năm Công ty chưa chú ý lắm đến thị trường nội địa, nếu không muốn nói là bỏ ngỏ thị trường nội địa. Công ty chưa tạo được hình ảnh của mình trên thị trường nội địa. Trên thị trường nội địa, sản phẩm của Công ty mới chỉ chiếm được một thị phận rất nhỏ. Thị trường của Công ty mới chỉ giới hạn ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, còn ở các tỉnh phía Nam, ngoại trừ thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm của Công ty chưa cạnh tranh được với sản phẩm của Dệt Hà Nội và Công ty Dệt Nha Trang, hai doanh nghiệp có uy tín trong ngành sản xuất dệt may ở miền Nam hiện nay. * Công tác thị trường chưa được thực hiện tốt. Công ty Dệt 8/3 là một công ty lớn nhưng hiện nay công tác thị trường còn nhiều vướng mặc và độ ngũ cán bộ thị trường chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như chuyên môn để giúp công ty đưa ra các chiến lược sản phẩm để thâm nhập thị trường trong và ngoài nước. Ví dụ như đối với sản phẩm dệt may, công ty chưa chú trọng đúng mức đối với thị trường trong nước, mà hầu như còn bỏ ngỏ. Đây là thị trường đầy tiềm năng với gần 80 triệu dân, là một nền kinh tế năng động trong khu vực Đông Nam Á, với tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Đối với sản phẩm dệt may, công ty còn bỏ hở khâu quan trọng mà khả năng của công ty có thể khai thách được đó là việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo mẫu mốt các sản phẩm dệt may để chào bán cho khách nước ngoài, làm tăng giá trị của sản phẩm may mặc xuất khẩu. Công ty chưa có sự quan tâm đáng kể đến các hoạt động Marketing để kích thích tiêu thụ sản phẩm. Công tác nghiên cứu thị trường chưa đáp ứng được những yêu cầu đề ra. Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty thường mang cảm tính nhiều hơn trên cơ sở thực tế, nếu có chỉ trên sổ sách qua gián tiếp chứ không trực tiếp nên số liệu thiếu chính xác và không đầy đủ. Do thiếu thông tin, Công ty chưa đánh giá đúng những điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh, để từ đó có những đối sách thích hợp. Công ty chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa chủ động đưa sản phẩm của mình ra thị 2 trường. Công ty chưa chủ động về mặt hàng, chủng loại, số lượng. Do vậy, Công ty ít nhiều còn phụ thuộc vào khách hàng, thụ động trong việc lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ. Nếu đơn đặt hàng dồn dập đến cùng một lúc Công ty phải từ chối một số hợp đồng để đảm bảo tiến độ giao hàng cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm, hơn nữa Công ty còn phải tăng thêm ca, thuê thêm nhân công. Ngược lại, nếu đơn đặt hàng ít, thì Công ty không tận dụng hết khả năng máy móc thiết bị hiện có. * Công tác lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ còn nhiều hạn chế: kế hoạch sản xuất tiêu thụ được xây dựng dựa trên cơ sở các đơn đặt hàng do khách hàng mang đến chứ không phải dựa trên cơ sở điều tra nghiên cứu thị trường. * Công ty đã bỏ ngỏ một số thị trường phù hợp với mình: đó là những thị trường cũ của Công ty trước đây như Liên Xô (cũ), các nước Đông Âu, mà chưa tìm cách quay lại thị trường này. * Chất lượng sản phẩm còn thấp: Sản phẩm sợi đạt chất lượng thấp, sản phẩm dệt, may mẫu mã chưa hợp với thị hiếu… * Chính sách giá cả chưa linh hoạt: Khi xây dựng giá bán các sản phẩm giá còn cao nên khách hàng không chấp nhận dẫn đến sản phẩm tồn đọng lâu trong kho và làm giảm tốc độ quay vòng vốn của công ty. * Công ty chưa làm tốt công tác yểm trợ bán hàng như quảng cáo, mở rộng nhiều đại lý đại diện ở các tỉnh, thành phố, các khu vực đông dân cư và áp dụng các chính sách ưu đãi để thu hút, khuyến khích họ mua hàng. * Công ty có lợi thế là một công ty lớn nhưng bản thân nó cũng bao hàm những bất lợi: việc sản xuất theo đơn đặt hàng với khối lượng đủ lớn thì mới có lãi cho công ty, trong sản xuất dệt vải việc đa dạng hóa sản phẩm gặp khó khăn do không thể đáp ứng toàn bộ các nhu cầu của các nhóm khách hàng bởi vì những nhu cầu đó còn nhỏ không phù hợp với quy mô sản xuất loạt lớn. Do vậy những khách hàng nhỏ lẻ thường bị bỏ ngõ. Những tồn tại này là do những nguyên nhân chủ yếu sau gây nên: 1.3. Những nguyên nhân dẫn đến tồn tại: • Những nguyên nhân chủ quan: 3 + Công ty chưa thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường, chưa có cán bộ chuyên trách về công tác Marketing. Cán bộ chức năng phải kiêm nhiệm nhiều việc, làm việc đơn lẻ, chưa có sự nhất quán trong việc thực hiện do đó hiệu quả của công tác này chưa cao, cũng chính vì vậy mà Công ty chưa kịp thời phát hiện, dự báo được những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường để tìm cách khắc phục, cũng chưa phát hiện được những cơ hội để tiến hành mở rộng thị trường, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác nghiên cứu thị trường ở Công ty mới chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin tại chỗ hoặc qua các hội chợ triển lãm mà chưa có sự nghiên cứu, phân tích kỹ về tình hình của từng thị trường, về các đặc điểm của từng thị trường, về nhu cầu và khả năng thanh toán trên từng thị trường. Kết quả của công tác nghiên cứu thị trường ở Công ty chưa thực sự cung cấp được những thông tin hữu ích cho việc lập kế hoạch và ra các quyết định sản xuất của Công ty. + Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Cụ thể ta thấy trình độ cán bộ tốt nghiệp Đại học ở Công ty rất ít, trình độ trên Đại học không có, trong khi đó lượng cán bộ trình độ cao đẳng, tại chức lại chiếm nhiều. Mặt khác lượng công nhân nữ của công ty chiếm tỷ lệ cao, bên cạnh ưu điểm là cần cù chịu khó thì cũng là một yếu tố bất lợi là sức khỏe của công nhân nữ không tốt như công nhân nam, cho nên khi công ty cần tăng ca thì lực lượng lao động nữ lại không đảm bảo được, rồi đôi khi lực lượng nữ này lại phải nghỉ vì ốm đau, thai sản, điều này cũng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của Công ty. + Công tác quảng cáo tiếp thị và xúc tiến bán hàng chưa được thực hiện tốt. Trên thực tế cho thấy các khách hàng đến với Công ty chủ yếu là do sự giới thiệu của các bạn hàng truyền thống hoặc do sự ký kết giữa các Chính phủ hoặc do họ tìm đến chứ Công ty chưa tự mình chủ động tìm kiếm bạn hàng mới hay chưa tung ra các sản phẩm của mình ra bên ngoài thị trường để thu hút khách hàng . + Trên thị trường, Công ty chưa lấy được thế chủ động mà còn ở thế bị động. Điều này là do Công ty đã có một số khách hàng truyền thống lớn ổn định như một số các bạn hàng công nghiệp trong nước (Dệt 19/5, các Công ty tư nhân, khu vực TPHCM…) và các bạn hàng nước ngoài như Nhật Bản, Đài 4 Loan, Đức… nên Công ty có phần chủ quan, không chịu tìm kiếm bạn hàng mới. Cũng xuất phát từ lý do đó, việc chỉ phục vụ một số khách hàng quen thuộc chính duy nhất trong nhiều năm đã dẫn đến tình trạng thị trường bị bó hẹp, một số mẫu mã sản phẩm không phong phú. Hơn nữa, một khi thị trường bị biến động thì Công ty lại bị rơi vào thể bị động và các hoạt động kinh doanh khác lại bị xáo trộn. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vào năm 97-98 là một ví dụ. Khi thị trường Nhật Bản bị xáo trộn, đồng Yên bị mất giá thì lập tức các hợp đồng đã ký không thực hiện được và do đó sản phẩm của Công ty không tiêu thụ được dẫn đến hàng tồn kho nhiều, doanh thu xuất khẩu giảm. + Máy móc thiết bị công nghệ của Công ty còn chưa đồng bộ, phần lớn đã quá cũ nát, lạc hậu, trong số đó một số máy móc trước đây do không được đầu tư đúng hướng nên đã không sử dụng được gây ứ đọng vốn. Thiết kế công nghệ ban đầu cho đến nay không còn phù hợp với nhu cầu và kết cấu chủng loại mặt hàng mà khách hàng có nhu cầu, nhất là đối với khách hàng nước ngoài. Chất lượng sản phẩm sợi của Công ty chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế cho nên đối với thị trường sản phẩm sợi nước ngoài công ty chưa có chỗ đứng. + Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của Công ty là bông, xơ thì phần lớn phải nhập từ nước ngoài, do đó công ty đã mất đi một phần chủ động trong sản xuất kinh doanh, nhiều khi nguyên liệu không kịp về làm cho tiến độ sản xuất của công ty chậm trễ, không giao hàng đúng thời gian, do đó đã làm mất đi một số khách hàng của Công ty. + Nguyên nhân về vốn cũng là một khó khăn lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong huy động vốn. Trước đây, phần lớn vốn của Công ty do Nhà nước cấp, nay chuyển sang cơ chế thị trường các máy móc thiết bị hầu như đã khấu hao hết và Công ty đang phải thanh lý dần dần. Do mấy năm đầu trong cơ chế mới Công ty làm ăn thua lỗ nền nhiều lúc công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, phải vay ngân hàng, và các tổ chức khác. + Vấn đề chất lượng sẩn phẩm còn gặp nhiều khó khăn do chất lượng máy móc cũ còn nhiều, hơn nữa Công ty lại gặp khó khăn về vốn. Trong khi có rất nhiều doanh nghiệp khác đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng ISO vào 5 sản xuất thì Công ty vẫn chưa thực hiện được công việc đó. Điều đó dẫn đến uy tín của Công ty chưa được đẩy mạnh hơn và hàng hoá khó tiêu thụ. Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty vẫn thiên về công tác kiểm tra chất lượng - một bộ phận của quản trị chất lượng. Điều này thể hiện một sự nhận thức chưa đầy đủ về hệ thống quản trị chất lượng hiện đại dựa trên phương pháp quản trị chất lượng đồng bộ. Bản thân người lao động cũng chưa quan niệm được rằng chất lượng sản phẩm là trách nhiệm và quyền lợi của mình. • Những nguyên nhân khách quan: + Yếu tố thuộc tầm vĩ mô - Do một số chính sách của Nhà nước, của ngành có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chẳng hạn như: các chính sách về xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan còn rườm rà, việc thanh khoản hợp đồng, áp tải hàng gây mất nhiều thời gian cho Công ty. Thêm nữa, khi làm thủ tục lại mất thêm nhiều chi phí phát sinh. Và nhiều khi các mục tiêu của ngành cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế còn non trẻ, hành lang pháp lý của Việt Nam còn nhiều hở, việc các mặt hàng nhập lậu từ bên ngoài vào thị trường trong nước với giá rẻ làm cho sản phẩm trong nước bị cạnh tranh khốc liệt. Đôi khi Công ty còn gặp nhiều thiệt thòi trong khi làm ăn với các đối tác nước ngoài. - Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, tình hình cạnh tranh trên thị trường thế giới càng trở nên gay gắt. Các nhà sản xuất cạnh tranh nhau về mọi mặt từ chất lượng, giá cả, mẫu mã, kiểu dáng đến chất lượng các dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau khi bán. Khủng khoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã làm suy yếu một số nước gây ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của Công ty. + Yếu tố thuộc thị trường. - Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt: Đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, quy trình mở cửa giao lưu kinh tế với quốc tế đã mở rộng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa với hàng hoá chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng hoá đa dạng hơn, nhiều chủng loại hơn do đó 6 khách hàng có thể tùy ý lựa chọn hàng hoá cho mình, vì vậy mà sự cạnh tranh để giành giật khách hàng càng diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. - Do thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước hạn chế, Công ty phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguyên vật liệu chính cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là Sợi bông. Trong khi đó Việt Nam lại không phải là nước có nguồn bông chất lượng cao. Hơn thế nữa, các hoá chất, phụ liệu Công ty cũng phải nhập khẩu. Nhưng tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu cũng không ổn định và giá cả cao vì thế Công ty cũng không dám dự trữ nhiều, tình hình dự trữ lúc tăng lúc giảm, điều này tác động rất lớn đến giá thành sản phẩm. - Một nguyên nhân khác nữa là do đặc điểm của sản phẩm dệt may là những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, chu kỳ sản phẩm ngắn, nhu cầu về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng rất đa dạng, phong phú và luôn thay đổi, mức độ đòi hỏi ngày càng cao do đó nhiều khi Công ty không bắt kịp nhịp độ này. Trên đâythực trạng tình hình sản xuất cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nguyên nhân thì có rất nhiều, song những tồn tại và những khó khăn chính thì vẫn chưa được giải quyết. Ta có thể thấy được, vấn đề đặt ra bây giờ là làm sao khắc phục được những tồn tại và khó khăn trên để có thể thúc đẩy hơn nữa công tác sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty? Đế giải quyết vấn đề này, trước hết ta phải bám sát tình hình sản xuất của công ty, từ đó phân tích, đánh giá và tìm ra những nguyên nhân chính yếu gây nên những tồn tại trên. Kế đó, ta phải căn cứ vào phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty để đề xuất, xây dựng các phương án và biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại và khó khăn của công ty. 7 2. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới: Trong thời gian tới Công ty Dệt 8/3 sẽ triển khai, thực hiện những nội dung sản xuất kinh doanh chủ yếu sau: Đẩy mạnh nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, cải tiến cơ cấu mặt hàng đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thị trường. Công ty chú trọng đến những mặt hàng truyền thống và các mặt hàng mới có thế mạnh tăng việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Đồng thời tích cực xâm nhập và mở rộng thị phần tại các thị trường quốc tế có nhiều triển vọng như ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ và EU, tiếp tục khôi phục các thị trường: Liên Xô cũ (nay là cộng đồng các quốc gia độc lập SNG) thị trường Đông Âu, Trung Cận đông và thị trường Châu Phi. Việc sản phẩm của Công ty càng có nhiều thị trường chấp nhận càng chứng tỏ vị thế cũng như sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp cả thị trường trong và ngoài nước. Nâng cao và hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, từng bước cải thiện hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đảm bảo cho sản xuất được liên tục, nhịp nhàng, cân đối tạo khả năng linh hoạt trong sản xuất, kết hợp giữa chuyên môn hoá với kinh doanh tổng hợp để xây dựng một chiến lược cạnh tranh phù hợp với năng lực của Công ty. Thực hiện triệt để yêu cầu và nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh doanh trong quá trình xây dựng và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao. Đối với ngành dệt thì việc bảo đảm các yếu tố đầu vào cho sản xuất như bông, xơ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Công ty sẽ chủ động xây dựng các phương án pha bông để ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh thích hợp có hiệu qủa cao nhằm đảm bảo cho mỗi cán bộ công nhân viên của Công ty có việc làm ổn định, 8 đều đặn, tăng thu nhập, kích thích người lao động để mỗi cán bộ công nhân viên có trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu phát trển chung của toàn Công ty. II/. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 A/ Những biện pháp từ phía doanh nghiệp. 1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Thực trạng của công tác nghiên cứu thị trường ở Công ty dệt 8/3 đó là chưa nắm bắt được thị hiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu. Do vậy sản phẩm của Công ty yếu kém ở chỗ: Không hấp dẫn khách hàng, chưa thoả mãn mong muốn cho khách hàng khi mua sản phẩm về giá cả, phương thức bán hàng, thu nhập mỗi vùng, thời tiết, khí hậu… Vì thế, Công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường bằng việc quan tâm đến. - Xu hướng thẩm mỹ và thị hiếu người tiêu dùng. Trong bối cảnh hiện nay, đời sống mỗi ngày được nâng cao, sự giao lưu tiếp cận văn hoá Việt Nam với thế giới, khu vực và giữa các miền cũng theo đó mà phát triển. Nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thị hiếu, trình độ nhận thức, lối sống của mỗi người dân theo xu hướng tất yếu. Đây là điều mà Công ty cần làm sáng tỏ trong hoạt động nghiên cứu thị trường. Dự đoán và phát hiện nghiên cứu trước những vấn đề này sẽ trợ giúp đắc lực cho hoạt động hoạch định và thực thi chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Công ty. - Thu nhập thông tin về thị trường. Để công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường đạt kết quả mong muốn, Công ty cần chia thị trường nội địa thành các thị trường hợp như thị trường vùng đồng bằng và miền núi, thị trường thành phố và nông thôn, Đối với mỗi vùng, các cán bộ nghiên cứu thị trường cần phải nghên cứu mức sống, phong tục tập quán, mức sống, thu nhập, khí hậu để đưa ra những sản phẩm phù hợp. 9 Nếu tập trung nghiên cứu các tụ điểm dân cư lớn, có độ ổn định cao, thông tin có thể thu nhập về thông qua các đại lý bán hàng và các điểm đại lý của Công ty bằng các hình thức theo dõi thống kê chủng loại, mẫu mã, mầu sắc, kích cỡ hàng hoá đã tiêu thụ theo từng ngày, từng tháng, từng khu vực. Thông tin về chủng loại hàng hoá bán buôn, bán lẻ của các doanh nghiệp, đối thủ trên thị trường. Xác định giá cả, chất lượng các sản phẩm cùng loại, nắm được tình hình tiêu thụ của hàng hoá đó. Nghiên cứu chất lượng giá cả hàng ngoại nhập đang tiêu thụ trên thị trường. Tìm mặt mạnh, mặt yếu của loại hàng này, qua đó cải tiến sản phẩm của mình để dành thế chủ động trên thị trường. Các thông tin về phương thức bán hàng, hình thức phục vụ khác hàng tại các điểm bán, so sánh những điểu đã rút ra được với tình hình tại Công ty để lựa chọn phương thức phù hợp nhất về lợi ích và kinh tế. Sự cạnh tranh gay gắt đã khiến các nhà kinh doanh khôn ngoan hơn trong việc sử dụng dịch vụ và các hình thức bán hàng đánh vào tâm lý khách hàng, lôi kéo khách hàng để tiêu thụ sản phẩm của Công ty mình nhiều hơn. Lấy ý kiến khách hàng: Công ty có thể thông qua hội ghị khách hàng đều đặn để lấy ý kiến khách hàng đây là cách để đề ra các biện pháp giải quyết khó khăn, thiếu xót vướng mắc xảy ra với khách hàng chứng tỏ sự quan tâm của doanh nghiệp tới lợi ích của khách hàng. Nghiên cứu thị trường nước ngoài cũng là một biện pháp thúc đẩy tiêu thụ. Sự khác biệt về ngôn ngữ văn hoá, lối sống khiến cho công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài thêm khó khăn phức tạp hơn. Không giống như thị trường trong nước là có thể thông qua rất nhiều lực lượng thăm dò và nghiên cứu thị trường, thị trường nước ngoài đòi hỏi Công ty phải có đội ngũ cán bộ có khả năng nghiệp vụ ngoại thương ngoại ngữ giỏi để tham gia nghiên cứu thị trường. Nếu đội ngũ này yếu kém thì công tác tiêu thụ sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra Công ty có thể thông qua các cơ quan thương mại trong nước như bộ thương mại, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo quan hệ với các cá nhân đó, các cán bộ thị trường của Công ty sẽ 10 [...]... Trần Mạnh Hùng cùng với thời gian thực tập tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty Dệt 8/3, em đã mạnh dạn giải quyết đề tài” Một số biện pháp nhằm thúc đẩy công tác tiêu thụ tại Công ty Dệt 8/3” Em hy vọng những biện pháp em đưa ra sẽ giúp ích cho công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty và góp phần vào sự phát triển chung của Công ty Dệt 8/3 Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới... thành tựu và ưu điểm của Công ty ……………………… 63 1.2.Những tồn tại và nhược điểm của Công ty ……………………… 63 1.3.Nguyên nhân dẫn tới những tồn tại …………………………… 66 2.Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới… 70 II/ .Một số biện pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Dệt 8/3 71 A.Những biện pháp từ phía Công ty ………………………………… 71 1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường... 2.1.Chính sách sản phẩm …………………………………………… 56 2.2.Chính sách giá cả ………………………………………………… 58 2.3.Chính sách phân phối và tiêu thụ ……………………………… 60 2.4.Chính sách xúc tiến bán hàng và phục vụ hậu mãi………………… 61 PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 I/ Cơ sở khoa học của các biện pháp …………………………………… 63 1.Đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty ………………… 63... quản lý của Công ty ……………………… 34 4.Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty ……………………………… 38 5.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ……………… 39 II/.Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm gần đây 40 1.Đặc điểm sản phẩm của Công ty ………………………………… 40 2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty ………………………… 42 2.1.Kết quả thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm …………………... hàng hoá của Công ty ………………………….44 2.3.Tình hình tiêu thụ qua các kênh phân phối ……………………… 45 2.4.Tình hình tiêu thụ theo thị trường ………………………………… 47 2.5.Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo từng mặt hàng trong những năm gần đây .53 III/ .Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt 8/3……………… 54 1 .Công tác điều tra nghiên cứu thị trường……………………………… 54 2 .Công tác lập kế hoạch tiêu thụ ………………………………………... quan………………………………………………… 27 2.1 Sản phẩm – Hàng hoá…………………………………………… 27 2.2 Nguồn lực trong doanh nghiệp………………………………… 28 IV/.Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm ………………… …29 PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 32 I/.Giới thiệu chung về Công ty Dệt 8/3…………………………………… 30 1.Quá trình hình thành và phát triển…………………………………… 30 2.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ………………………………… 33... chất lượng sản phẩm Mặt khác, sản phẩm dệt may là loại sản phẩm thiết yếu, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn do vậy công ty phải luôn cải tiến sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, của khách hàng trên từng đoạn thị trường khác nhau 2.1 Nội dung thực hiện Nội dung của việc nâng cao chất lượng sản phẩmCông ty cần chú ý các vấn đề sau: * Đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu kịp thời, đủ số lượng,... với đỏi hỏi thị trường cụ thể Công ty tiến hành hoàn thiện chích sách sản phẩm cho từng loại sản phẩm sợi, vải và sản phẩm dệt may * Đổi với sản phẩm sợi Theo xu thế hiện nay sợi sản xuất ra chủ yếu phục vụ thị trường miền nam và nhu cầu sợi PES tại khu vực này tăng mộ cách ổn định Trong những năm tới, một số quan điểm chính sách chủng loại sản phẩm sẽ sản xuất của Công ty như sau: - Phải đảm bảo chất... doanh nghiệp Công nghiệp Bộ môn Thương mại - ĐHKTQD –1997 4 Chiến lược cạnh tranh thị trường Uỷ ban vật giá Chính phủ – 1990 5 Các báo cáo chuyên đề của những sinh viên đã từng thực tập tại Công ty Dệt 8/3 6 Các tài liệu của Công ty Dệt 8/3 MỤC LỤC 31 Lời nói đầu PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP I/.Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của công tác tiêu thụ sản phẩm ……………... công ty hiện nay có được là do khách hàng đến với Công ty họ đưa ra yêu cầu rồi Công ty dựa vào đó mà thực hiện chứ không phải do nghiên cứu thị trường Công ty chưa làm tốt công tác tiếp thị với các công ty may nên vải bán cho các công ty may còn rất ít Vì vậy công ty cần phải xây dựng một bộ phận Marketing để giúp Công ty tăng cường điều tra nghiên cứu thị trường, chủ động trong việc tổ chức công tác . MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BIỆN PHÁP 1. Đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm của Công. hiện mục tiêu phát trển chung của toàn Công ty. II/. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 A/ Những biện pháp từ

Ngày đăng: 04/10/2013, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w