csacacac
1 Tóm lược diễn biến thị trường cao su trong tuần 08 - 12/10/2012 I. Diễn biến tình hình cao su thiên nhiên trong nước - Tình hình giá cả thu mua cao su nguyên liệu Trong tuần giá thu mua cao su nguyên liệu trong nước giảm dần kể từ ngày 9/10. Theo tin từ Công ty phân tích thị trường (Agromonitor), giá cao su trong nước tại nhiều địa phương có diễn biến tương tự giá cao su trên sàn Tocom trong tuần này, vào ngày 9/10 giá tăng khá mạnh so với mức cuối tuần trước, nhưng sau đó đã suy giảm cho tới cuối tuần. Điều đáng chú ý là mức suy giảm trong cả tuần có loại t ương đương mức tăng tại đầu tuần, có loại giảm mạnh hơn cả mức tăng đầu tuần (1). Đối với loại mủ tươi (dạng nước), giá tăng tới 19 đồng/TSC trong ngày 9/10 nhưng đã giảm liên tiếp tới ngày 12/10 với tổng mức giảm 18 đồng/TSC. Hiện giá mủ tươi (dạng nước) tại nhiều địa phương dao động từ 515 – 520 đồng/TSC (1). Đối v ới loại mủ đông (tạp chén), tại nhiều địa phương, sau khi tăng 400 đồng/kg vào đầu tuần thì đã giảm với mức gấp đôi trong 3 ngày tiếp theo. Tương tự, các loại cao su thành phẩm cũng có diễn biến như vậy với tổng mức giảm trong tuần đều trên 2.000 đồng/kg trong khi mức tăng đầu tuần cao nhất khoảng 1.400 đồng/kg (1). Giá cao su tại thị trường Bình Phước, Tây Ninh trong tuần (1) Ngày Mủ tươi (dạng nước), đ/TSC Mủ đông (tạp chén), đ/Kg RSS 3 đ/kg SVR 3L đ/kg 9/10 538 24.400 64.400 66.400 10/10 529 24.000 63.300 65.300 11/10 522 23.700 62.500 64.400 12/10 520 23.600 62.200 64.200 TB tuần trước 516 23.825 64.050 66.125 - Tình hình xuất khẩu mậu biên sang Trung Quốc trong vòng 2 tuần gần đây Theo nguồn tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC), hoạt động xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái tuần 05/10 tiếp tục cải thiện đáng kể khi giá và lượng giao dịch tăng đồng loạt (2). 2 Lượng cao su đưa vào giao dịch tuần 05/10 đạt trung bình 600 tấn/ngày, tăng từ mức 500 tấn/ngày của tuần trước đó và đã gấp đôi mức giao dịch của cách đây hơn 1 tháng (2). Xu hướng phát triển giao dịch mặt hàng cao su thiên nhiên theo hệ mậu dịch chính ngạch qua cửa khẩu cầu Bắc Luân đã đậm nét hơn, do các cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã điề u chỉnh mức thuế giảm từng bước theo lộ trình nhằm hỗ trợ lực lượng kinh doanh. Do vậy trong quý 4 này, xuất khẩu cao su thiên nhiên sang Trung Quốc theo hệ chính ngạch sẽ chiếm tỷ lệ cao (dự báo từ 60% trở lên) trong giao dịch hàng tuần (2). Tính đến sáng ngày 08/10/2012, sản phẩm cao su khối SVR 3L của các công ty quốc doanh đạt giá xuất khẩu 18.500 NDT/tấn (# 2.941 USD/tấn). Sản phẩm cùng mã hiệu của tư nhân, phía đối tác chỉ chấp nhận đạt chất lượng loại 2 nên giá ở mức 18.400 NDT/tấn (# 2.925 USD/tấn) do khâu chế biến, đóng bánh còn tỷ lệ tạp chất trên quy định và đọng nhiều bọt khí (2). Như vậy, so với mức thấp 15.000 NDT/tấn trung tuần tháng 8, giá cao su hiện đã tăng tới 20 - 22% (2). Ngày cuối tuần 12/10, giá cao su SVR 3L (chưa bao gồm thuế) tại cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng được chào quanh mức 18.800 - 19.000 NDT/tấn (# 2.999 - 3.031 USD/tấn), tăng mạnh tới 400 - 500 NDT/tấn so v ới mức đầu tuần 18.400 - 18.500 NDT/tấn (# 2.925 - 2.941 USD/tấn) (3). II. Diễn biến tình hình cao su thiên nhiên thế giới trong tuần 08 - 12/10/2012 Trong phiên giao dịch đầu tuần 08/10, giá cao su RSS 3 trên sàn Tocom ở các kỳ hạn từ tháng 10/2012 đến tháng 03/2013 đứng bằng với mức giá cuối tuần trước, hợp đồng giao tháng 03/2013 đạt 269,8 yên/kg (# 343,52 US cent/kg) (1). Vào ngày 9/10, giá cao su kỳ hạn tăng lên, đặc biệt kỳ hạn tháng 03/2013 đã lập mức giá cao nhất trong vòng 4,5 tháng qua. Chốt phiên giao dịch ngày 9/10, giá cao su RSS 3 kỳ hạn tháng 03/2013 trên sàn Tocom đạt 273,8 yên/kg (# 349,50 US cent/kg). Trên sàn Thượng Hải, giá cao su RSS 3 giao tháng 1 tăng 840 NDT/tấn so với phiên trước đó lên 25.425 NDT/tấn ( # 4.049 USD/tấn) (1). Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngày hôm sau (10/10) giá cao su Tocom giảm theo đà giảm của chứng khoán châu Á khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Thế giới (World Bank) gần đây cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Chốt phiên, giá cao su kỳ hạn tháng 03/2013 đã giảm 4,4 yên so với ngày hôm trước, xuống còn 269,4 yên/kg (# 345,07 US cent/kg). Trong khi đó, trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn vẫn tiếp tục gia tăng. Giá cao su RSS 3 kỳ hạn tháng 01/2013 tăng thêm 170 NDT/tấn, đạt 25.595 NDT/tấn (# 4.069 USD/tấn) (1). Đà giảm trên sàn Tocom tiếp tục phiên thứ 2 sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha, cùng với số liệu từ Văn phòng 3 Nội các Nhật Bản cho biết, số đơn đặt hàng máy móc của Nhật Bản giảm 3,3% trong tháng 8. Trên sàn Tocom, giá cao su giao tháng 03/2013 giảm 4,2 yên xuống còn 265,2 yên/kg (# 339,39 US cent/kg). Trái lại, trên sàn Thượng Hải, giá cao su giao tháng 1 tiếp tục tăng nhẹ 30 NDT lên 25.625 NDT/tấn (# 4.087 USD/tấn) (4). Trong phiên giao dịch cuối tuần (12/10), giá cao su trên sàn Tocom lại tiếp tục giảm với mức giảm tại các kỳ hạn từ 1-2 yên/kg, hợp đồng giao tháng 03/2013 đạt mức 264,50 yên/kg (# 337,20 US cent/kg). Tại sàn giao dịch Thượng Hải, sau 2 phiên giao dịch tăng liên tiế p trái với diễn biến trên sàn Tocom thì trong phiên giao dịch này cũng đã suy giảm. Giá giảm ở hầu hết các kỳ hạn, chỉ duy nhất kỳ hạn 10/2012 vẫn tiếp tục gia tăng (1). Tóm lại, giá cao su trên sàn Tocom (Nhật Bản) có xu hướng giảm trong tuần này và là tuần giảm đầu tiên trong vòng 6 tuần qua do lo ngại nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm làm giảm nhu cầu cao su. Tuy nhiên trên sàn Thượng Hải, ghi nhận tuần tăng khá với mức t ăng 955 NDT/tấn khi so sánh giữa phiên đầu tuần và phiên cuối tuần (5). GIÁ CAO SU THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI TẠI TOKYO (Chủng loại RSS 3) 310 330 350 370 01/10234589101112 THÁNG 10/2012 Đ VT: US cents /kg 10 / 2 0 12 11/ 2 0 12 12 / 2 0 12 01/2013 02/2013 03/2013 Nguồn: Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ www.tocom.or.jp III. Tình hình kinh tế thế giới liên quan đến ngành cao su trong tuần 08 - 12/10/2012 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang bi quan về triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới. Sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang có những dấu hiệu hụt hơi khi mà các biện pháp của các chính phủ đã không khôi phục được lòng tin. Về tổng thể, IMF đánh giá sản lượng kinh tế sẽ ‘chậm chạp ở các nền kinh tế phát triển nhưng vẫn tương đối ổn định ở nhiều thị trường mới nổi và các nước đang phát triển’. Cũng theo IMF thì phần lớn triển vọng kinh tế thế giới tùy thuộc phần lớn vào các hành động của các chính phủ châu Âu và Hoa Kỳ (6). 4 Đối với châu Âu, IMF nhấn mạnh tầm quan trọng của Cơ chế bình ổn Châu Âu (ESM), vốn là một quỹ thường trực nhằm cứu nguy cho các nền kinh tế và các nhà băng đang khốn khó. ESM có khả năng cho các chính phủ vay trực tiếp và cùng lúc cũng có thể mua lại nợ của các chính phủ. Hành động này sẽ giúp giảm chi phí vay mượn của các nước đang nợ ngập đầu như Tây Ban Nha và Ý (6). Theo đó, khối sử dụ ng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày 8.10 đã công bố quỹ ESM để giải cứu khủng hoảng trị giá 650 tỉ USD. Dự kiến ESM giai đoạn đầu sẽ có 260 tỉ USD từ nguồn ngân sách chính phủ vào cuối tháng 10 (7). Nhưng IMF nhận định Tây Ban Nha sẽ không thể đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trong năm 2012 và 2013, với nợ công của nước này sẽ tăng lên tương đương trên 90% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào nă m tới do phải tái cấp vốn cho lĩnh vực ngân hàng. Tây Ban Nha đã “thế gót” Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland thành tâm điểm trong khủng hoảng nợ của khu vực (Eurozone) sau khi nước này không thể thực hiện được các mục tiêu đề ra về ngân sách năm 2011 (8). Tổ chức xếp hạng Standard & Poor's (S&P) cũng đã hạ 2 bậc xếp hạng tín nhiệm đối với Tây Ban Nha, do cho rằng các rủi ro về kinh tế và chính trị của quốc gia này ngày càng gia t ăng (9). Đối với Hoa Kỳ, IMF dự báo trong năm nay nền kinh tế lớn nhất thế giới này tăng trưởng nhanh hơn, ở mức 2,2% so với 2% như dự đoán trước đó (6). Còn tại các nền kinh tế mới nổi, mặc dù có tốc độ tăng trưởng tương đối mạnh mẽ so với các nền kinh tế phát triển, IMF cũng hạ mức triển vọng tăng trưởng củ a các nước này (6). Đối với kinh tế châu Á nói chung, IMF nhận định ‘triển vọng ngắn hạn và trung hạn kém lạc quan hơn so với sự tăng trưởng của khu vực này trong những năm gần đây’. Theo đó, xuất khẩu yếu đi do sụt giảm nhu cầu của các nước phương Tây là nguyên nhân chính. Trong đó, đối với tình trạng kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo đánh giá cu ả IMF chỉ sẽ tăng 7,8% trong năm nay thay vì 8% như dự báo trước đó và sang năm 2013 sẽ tăng 8,2% so với mức dự báo trước là 8,5% (6). Về chính sách tài chính của Trung Quốc, nhằm tăng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, có thể giúp giảm chi phí đi vay đối với các doanh nghiệp, qua đó nhằm giúp nền kinh tế nước này phục hồi, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 09/10 đã bơm 265 tỷ nhân dân tệ (hơn 42 tỷ USD) cho hệ thống ngân hàng thông qua các thỏa thuận mua lại trái phiếu 28 ngày và 14 ngày trên thị trường mở. Đây là lượng tiền bơm vào hệ thống ngân hàng lớn thứ hai từ trước đến nay của Trung Quốc sau khi bơm kỷ lục 365 tỷ nhân dân tệ (46 tỷ USD) trong hai ngày 25/9 và 27/9. Trung Quốc ồ ạt bơm tiền cho hệ thống tài chính trong bối cảnh các ngân hàng thương mại nước này vẫn trong tình trạng thiếu vốn trong khi nền kinh tế đối mặt với sức ép suy giả m nghiêm trọng (10). 5 Bên cạnh đó, IMF cũng cắt giảm đáng kể dự báo tăng trưởng của Ấn Độ. Theo đó, nước này chỉ tăng trưởng 4,9% trong năm nay và 6,1% vào năm tới (6). IV. Nhận định chung Trong tuần này, thông tin về diễn biến tình hình kinh tế thế giới đối mặt với hàng loạt dự báo của IMF cắt giảm trong tăng trưởng ở các nước so với trước đây đã cho thấy không có tín hiệ u lạc quan nào trong sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm nay. Mặc dù vậy, giá cao su trong và ngoài nước tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn còn được hỗ trợ và vẫn nhờ vào lực nâng đỡ của thông tin ba nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn trên thế giới như Thái Lan, Indonesia và Malaysia thỏa thuận cắt giảm xuất khẩu từ đầu tuần trước, và nhu cầu cao su thiên nhiên sau kỳ nghỉ lễ của Trung Quốc cũ ng cải thiện phần nào nhờ thông tin hệ thống ngân hàng nước này tăng thanh khoản khi được PBOC bơm thêm tiền (10), nên nhìn chung mức giảm giá mặt hàng cao su thiên nhiên trong tuần không mạnh. Hiện giá cao su thiên nhiên trong nước (theo phương thức FOB) đối với hầu hết các chủng loại cuối tuần này đều giảm khoảng 1% so với giá đầu tuần, cụ thể các chủng loại SVR L (giá 12/10 khoảng 3.105 USD/tấn), SVR 3L (giá 12/10: 3.095 USD/tấn), SVR 5 (3.065 USD/tấn), SVR 10 (3.045 USD/tấn), SVR 20 (3.025 USD/tấn) và mủ ly tâm (latex, 2.055 USD/tấ n) đều giảm khoảng 30 USD/tấn so với giá đầu tuần, còn đối với SVR CV50 (giá 12/10: 3.175 USD/tấn) và SVR CV60 (3.165 USD/tấn) giảm khoảng 20 USD/tấn. Tuy nhiên, giá bình quân (TB) của tuần này cao hơn mức giá bình quân của tuần trước trên 2 % đối với các chủng loại, như tuần trước SVR 3L chỉ ở mức giá TB cả tuần là 3.036 USD/tấn, tuần này, giá SVR 3L đạt bình quân 3.113 USD/tấn (11). Nguồn giá tham khảo hội viên Hiệp hội Cao su Việt Nam (11). 6 Nguồn tham khảo: (1) http://agromonitor.vn/tin-tuc/13/13671/AGROMONITOR--THI-TRUONG-CAO-SU- TUAN--08-10---12-10---GIA-CAO-SU-THE-GIOI-VA-NOI-DIA-LIEN-TUC-SUY-GIAM- MANH-SAU-KHI-GIA-TANG-TAI-DAU-TUAN (2) http://cafef.vn/20121008033148658CA52/nhu-cau-nhap-khau-cao-su-cua-trung-quoc-tang- manh.chn (3) http://thitruongcaosu.net (4) http://gafin.vn/20121011051953591p39c46/gia-cao-su-tocom-giam-phien-thu-2-lien- tiep.htm (5) http://gafin.vn/2012101205477250p39c46/Gia-cao-su-Tocom-co-tuan-giam-dau-tien-trong- 6-tuan.htm (6) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/10/121009_imf_lowers_growths.shtml (7) http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121009/eurozone-khoi-dong-quy-giai-cuu-khung- hoang-tri-gia-650-ti-usd.aspx (8) http://www.stockbiz.vn/News/2012/10/10/329832/tay-ban-nha-chua-dat-muc-giam-tham- hut-ngan-sach.aspx (9) http://www.stockbiz.vn/News/2012/10/11/329854/s-p-ha-xep-hang-tin-nhiem-cua-tay-ban- nha-xuong-gan-muc-rac.aspx (10) http://infotv.vn/quoc-te/71932-trung-quoc-lai-bom-ky-luc-42-ty-usd-cho-he-thong-ngan- hang (11) http://www.vra.com.vn/web/index.jsp?idx=price&cat=price Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp Lưu ý: Thông tin và nhận định trong báo cáo này được Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp dựa vào các nguồn hợp pháp, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo nội bộ. Người sử dụng thông tin này chịu trách nhiệm về quyết định của mình. . hội Cao su Việt Nam (11). 6 Nguồn tham khảo: (1) http://agromonitor.vn/tin-tuc/13/13671/AGROMONITOR- -THI- TRUONG- CAO- SU- TUAN- -08- 10- - -12- 10- --GIA -CAO- SU- THE-GIOI-VA-NOI-DIA-LIEN-TUC-SUY-GIAM-. hình cao su thi n nhiên thế giới trong tuần 08 - 12/ 10/ 2 012 Trong phiên giao dịch đầu tuần 08/ 10, giá cao su RSS 3 trên sàn Tocom ở các kỳ hạn từ tháng 10/ 2012