ChươngICƠSỞLÝLUẬN CÁC HÌNHTHỨCTRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG I. Cơsởlýluận các hìnhthứctrảlương 1. Một số quan niệm về tiền lương - Trước thời ký đổi mới ở nước ta: Người ta quan niệm tiền lương là một phần của thu nhập Quốc dân được biểu hiện bằng tiền và được phân chia cho người lao động một cách có kế hoạch theo quy luật phân phối theo lao động. - Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo một sốlượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng…. 1.2 Khái niệm tiền lương trong nền kinh tế thị trường Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơsở thoả thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động một cách thường xuyên và ổn định trong khoảng thời gian hợp đồng lao động. 1.3 Yêu cầu của tiền lương - Tiền lương đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện quy luật phân phối theo lao động, đồng thời vận động trong mối quan hệ chặt chẽ với các quy luật kinh tế khác. - Tiền lương phải là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động theo sự phát triển kinh tế xã hội trong quá trình làm việc cũng như khi hết độ tuổi lao động. - Tiền lương được xác định dựa trên các yếu tố điều kiện lao động, các tiêu chuẩn lao động và chế độ làm việc ngày càng hoàn thiện theo quy định của pháp luật lao động. - Tiền lương phải được đặt trên mối quan hệ hợp lý với các chỉ tiêu lợi nhuận, năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các chính sách xã hội. - Tiền lương phải thực hiện đầy đủ hơn, ưu tiên hơn đối với lực lượng lao động mang đặc trưng của nền kinh tế tri thức. 1.4 Chức năng của tiền lương * Chức năng thước đo giá trị sức lao động Tiền lương là giá cả sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được hình thành trên cơsở giá trị sức lao động nên phản ánh được giá trị sức lao động. Giá trị này được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để tạo ra nó và mối quan hệ cung cầu về hàng hoá sức lao động đó trên thị trường lao động. * Chức năng tái sản xuất sức lao động Nó là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người có sức lao động theo điều kiện kinh tế xã hội và trình độ văn minh của mỗi nước. Trong quá trình lao động sức lao động bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm, con người cần phải bù đắp lại sức lao động đã hao phí. Để duy trì sức lao động người lao động phải học tập, tích luỹ rèn luyện kỹ năng , sinh con Cho nên tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất sức lao động bao gồm cả chi phí sinh hoạt cho họ và gia đình. Như vậy chức năng cơ bản của tiền lương là phải duy trì và phát triển được sức lao động cho người lao động. * Chức năng kích thích Là hìnhthức kích động, tạo ra động lực trong lao động. Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thoả mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động. Do vậy sử dụng các mức tiền lương khác nhau là đòn bẩy kinh tế quan trọng để hướng sự quan tâm và động cơ trong động lực lao động trên cơsở lợi ích cá nhân. * Chức năng bảo hiểm và tích luỹ Bảo hiểm là nhu cầu cơ bản trong quá trình làm việc của người lao động. Chức năng bảo hiểm và tích luỹ của tiền lương biểu hiện ở chỗ, trong hoạt động lao động người lao động không ngừng duy trì cuộc sống hàng ngày trong thời gian còn khả năng lao động, và đang làm việc mà còn khả năng dành lại một phần tích luỹ dự phòng cho cuộc sống sau này, khi họ hết khả năng lao động hoặc chẳng may gặp rủi ro. * Chức năng xã hội Cùng với việc kích thích không ngừng nâng cao năng suất lao động tiền lương là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động. 2. Tiền lương danh nghĩa và tiền lươngthực tế 2.1 Tiền lương danh nghĩa Tiền lương danh nghĩa là sốlượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, phù hợp với số lượng, chất lượng lao động mà họ đã bỏ ra. 2.2 Tiền lươngthực tế Là sốlượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người sử dụng lao động, trao đổi bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng góp các khoản thuế, khoản đóng góp phải nộp theo quy định. 2.3 Vai trò của tiền lương trong sản xuất kinh doanh - Tái sản xuất sức lao động: Tiền lương phải đảm bảo được tái sản xuất sức lao động giản đơn và sức lao động mở rộng. - Tiền lươngcó vai trò điều phối người lao động: Với mức thu nhập thoả đáng mà doanh nghiệp trả, sẽ có trách nhiệm hơn trong công viêc và họ sẽ tự giác nhận công việc được giao trong điều kiện phù hợp. - Tiền lươngcó vai trò quản lý lao động: Qua việc trả lương, doanh nghiệp có thể giám sát, quản lý người lao động theo cách của từng công ty và phù hợp với luật lao động Việt Nam. - Tiền lươngcó chức năng thanh toán: Dùng tiền lương để thanh toán các chi phí phát sinh trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. 2.4 Những nguyên tắc cơ bản trong tiền lương - Trảlương theo số lượng, chất lượng lao động. Kết quả sản xuất biểu hiện ở chất lượng và hiệu quả công việc. Nó thể hiện ở chỗ ai lao động nhiều, công việc hiệu quả trình độ tay nghề cao thì được trảlương cao và ngược lại. - Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Tiêu dùng không thể vượt quá khả năng sản xuất mà cần có tích luỹ. Việc đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân sẽ tạo điều kiện tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, tạo cơsở để hạ giá thành sản xuất. - Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Mỗi ngành nghề có sự hao phí lao động khác nhau, điều kiện để sản xuất cũng khác nhau. Chính vì thế mà cần xây dựng các chế độ tiền lương hợp lý giữa các ngành nghề, tạo sự công bằng trong trả lương, có thể thu hút và điều phối lao động trong từng ngành nghề giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân. - Trảlương theo yếu tố thị trường Trong nền kinh tế thị trường đối với các khu vực doanh nghiệp tiền lương được xác định theo các yếu tố của thị trường lao động, hiệu quả kinh tế cũng như tư tưởng của nhà quản lý và chấp hành chính sách quy định về tiền lương. - Kết hợp hài hoà các dạng lợi ích trong trả lương. Kết hợp hài hoà các dạng lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích ngưòi lao động. Vì vậy yêu cầu trong trảlương cho cá nhân ngoài việc căn cứ vào những đóng góp, công sức cá nhân, còn phải tính đến lợi ích của tập thể, những cống hiến của tập thể người lao động cho sự nghiệp với kết quả cuối cùng. Sao cho đạt được sự thống nhất giữa lợi ích trước mắt và lâu dài. 3. Cáchìnhthức trong trảlương 3.1 Hình thứctrảlương theo sản phẩm Trảlương theo sản phẩm là hìnhthứctrảlương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào sốlượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành. Tiền lương sản phẩm nhiều hay ít phụ thuộc vào đơn giá sản phẩm. số lượng, chất lượng sản phẩm được hoàn thành. a) Trảlương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Là hìnhthứctrảlương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là trảlương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà người lao động làm ra. Cách tính: Lsp = ĐG x Q Trong đó: - Lsp: tiền lương sản phẩm của công nhân - Q: Sản lượngthực tế của công nhân - ĐG: Đơn giá sản phẩm b) Hìnhthứctrảlương sản phẩm tập thể Là chế độ trảlương căn cứ vào sốlượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc cho tập thể. 3.2 Hìnhthứctrảlương theo thời gian Là hìnhthứctrảlương căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức. Thực chất của hìnhthức này là trả công theo số ngày công thực tế đã hoàn thành. 4. Quy chế trảlương trong cáccơ quan, doanh nghiệp * Khái niệm: Quy chế trảlương là văn bản quy định những nội dung, nguyên tắc, phương pháp hình thành, sử dụng và phân phối quỹ lương trong cơ quan doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo động lực trong trả lương. 4.1 Các nguyên tắc xây dựng quy chế trảlương - Công khai, dân chủ trong xây dựng quy chế trả lương. - Phân phối theo lao động, trảlương gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng người, từng bộ phận lao động khắc phục tình trạng phân phối bình quân, không gắn với kết quả lao động. - Người lao động làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì được hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó. - Làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, có trách nhiệm cao hơn được trảlương cao hơn những công việc làm việc trong điều kiện bình thường. - Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp…. 4.2 Trình tự xây dựng quy chế trảlương Bước 1: Công tác chuẩn bị - Thành lập Hội đồng xây dựng quy chế trả lương: Hội đồng gồm có; đại diện ban lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp làm chủ tịch hội đồng, đại diện tổ chức công đoàn… - Nghiên cứu các quy định hiện hành về việc xây dựng quy chế trả lương. - Khảo sát, nghiên cứu quy chế trảlương của các đơn vị khác Bước 2: Xác định nguồn và phương pháp phân phối nguồn để trả lương. Bước 3: Xây dựng bản thảo quy chế trảlương và lấy ý kiến dân chủ Bước 4: Hoàn thiện quy chế trảlương sau khi lấy ý kiến công nhân viên. Bước 5: Xét duyệt và ban hành quy chế trảlương Bước 6: Tổ chức thực hiện quy chế Bước 7: Đăng ký quy chế trảlương 4.3 Xác định một số nội dung của quy chế trảlương * Xác định nguồn hình thành quỹ tiền lương Dựa trên công thức: F NTL = F đg + F bs + F nđg + F đp Trong đó: - F NTL : Tổng nguồn để trảlương - F đg : Quỹ tiền lương theo đơn giá - F bs : Quỹ lương bô sung - F nđg : Quỹ lương từ hoạt động sản xuất - F đp : Tiền lương dự phòng năm trước * Xác định nguồn tiền thực hiện F th = F ®g + F pc + F bs + F tg Trong đó: - F th : Quỹ lươngthực hiện - F đg : Quỹ lương theo đơn giá được giao tương ứng với khối lượng sản phẩm thực hiện - F pc : Phụ cấp lương và các chế độ khác - F tg : Quỹ lương làm thêm giờ * Sử dụng tổng quỹ tiền lương - Quỹ lươngtrả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian. - Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất chất lượng cao, có thành tích trong công tác. - Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn cao có tay nghề giỏi - Quỹ dự phòng cho năm sau 5. Quản lý tiền lương tại doanh nghiệp - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động nói chung và quy phạm pháp luật về tiền lương nói riêng - Căn cứ vào những hành lang pháp lý để lựa chọn và quyết định mức lương cụ thể phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp và yêu cầu khuyến khích đội ngũ lao động. - Chủ động xây dựng các loại tiêu chuẩn - Xây dựng các đơn giá về tiền lương, trên cơsở định mức lao động - Chủ động lựa chọn các hìnhthứctrảlương và tiền thưởng phù hợp với từng loại công việc của doanh nghiệp. - Tập trung nhất là xây dựng và thực hiện đầy đủ quy chế trảlươngtrả thưởng của doanh nghiệp. - Ghi đầy đủ tiền lương và doanh nghiệp hàng tháng của người lao động - Thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của nhà nước. - Hoàn thiện nâng cao tính chuyên nghiệp cho người lao động, năng lực của bộ máy… II Cơsởlýluậncáchìnhthức thưởng 1. Khái niệm về tiền thưởng Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung theo lương, tiền thưởng góp phần làm thoả mãn nhu cầu vật chất của người lao động và trong chừng mực nhất định được người sử dụng lao động sử dụng như một biện pháp khuyến khích vật chất có hiệu quả đối với người lao động, nhằm tác động đến động cơ thái độ, năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động. 2. Ý nghĩa của tiền thưởng - Tiền thưởng thực hiện đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Tiền lương là khoản thu nhập chính có tính chất thường xuyên tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng hơn, còn tiền thưởng là khoản được hiểu thêm, không mang tính chất thường xuyên, chỉ những người có thành tích mới được hưởng. - Là đòn bẩy kinh tế Thực hiện cáchìnhthức và chế độ tiền lương đúng đắn là thể hiện sự đãi ngộ thoả đáng cho cá nhân và tập thể có thành tích trong sản xuất, công tác. Người đạt thành tích cao thì sẽ được mức thưởng tương ứng và ngược lại. Tiền thưởng góp phần thúc đẩy người lao động thực hiện tốt các mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Khi xây dựng các phương án thưởng, doanh nghiệp có thể đề ra các tiêu chí thưởng phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của doanh nghiệp. Động lực về tiền thưởng sẽ thúc đẩy người lao động phấn đấu thực hiện tốt các tiêu chí thưởng qua đó mục tiêu của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả. 3. Nguyên tắc tổ chức tiền thưởng - Việc lựa chọn cáchình thức, cơ chế thưởng phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, công tác yêu cầu, tầm quan trọng của sản phẩm hay công việc và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. - Tổ chức tiền thưởng phải coi trọng chỉ tiêu số lượng, chất lượng và chỉ tiêu an toàn tiết kiệm. - Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về mức thưởng trong cùng đơn vị. Mức thưởng được quy định cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ thành tích và hiệu quả cao của từng công việc. - Phải kết hợp hài hoà các dạng lợi ích. Thành tích của tập thể, đơn vị là do đóng góp công sức của các cá nhân. Vậy nên cần đảm bảo kết hợp hài hoà giữa thưởng cá nhân và thưởng cho tập thể. - Phải tổ chức thưỏng linh hoạt, phải thực hiện tiền thưởng cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Thực tế cho thấy có thời gian doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động khó khăn, kém hiệu quả doanh nghiệp không vì thế mà bỏ cáchìnhthức thưởng, ngược lại doanh nghiệp phải tiếp tục duy trì. - Các tiêu chí thưởng phải rõ ràng, có thể định lượng được đa số chấp nhận. Việc trả thưởng có mục đích khuyến khích và tạo động lực, do vậy nếu tiêu chí thưởng không rõ ràng, không được lượng hoá bằng những tiêu chí cụ thể sẽ khó xác định các thành tích của người lao động. - Quy chế trả thưởng phải công khai minh bạch; trong quy chế xét thưởng phải có sự tham gia của tập thể người lao động hoặc đại diện của họ. Việc công khai minh bạch quy chế thưởng sẽ giúp người lao động định hướng phấn đấu, biết trước được mức độ thành tích của mình nếu phấn đấu tốt, qua đó các mục tiêu được đặt ra của tiền thưởng sẽ được thực hiện. 4. Cáchìnhthức thưởng 4.1 Thưởng từ lợi nhuận Nhằm động viện người lao động thực hiện tốt mọi chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đồng thời tăng trách nhiệm làm chủ tập thể của người lao động, đóng góp sức mình vào việc khai thác mọi khả năng tiềm tàng để hoàn thành mọi chỉ tiêu của đơn vị đặt ra góp phần cho lợi ích chung của xã hội. 4.2 Thưởng tiết kiệm vật tư Nhằm khuyến khích nhân viên nâng cao trách nhiệm trong sử dụng, bảo quản tốt vật tư, khuyến khích người lao động hạ thấp định mức tiêu hao vật tư trong một đơn vị sản phẩmđể hạ giá thành sản xuất. 4.3 Thưởng nâng cao tỷ lệ hàng có chất lượng cao Mục đích nhằm khuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thứclý thuyết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất chất lượng hàng hoá. 4.4 Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật Đó là một hợp lý hoá sản xuất đã được công nhận là một giải pháp kinh tế kỹ thuật hoặc giải pháp tổ chức mới có tính khả thi và mang lại lợi ích thiết thực. 4.5 Thưởng sáng chế Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, có tính sáng tạo, khả thi, trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và đem lại hiệu quả kinh tế. . Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG I. Cơ sở lý luận các hình thức trả lương 1. Một số quan niệm về tiền lương - Trước th i ký. mắt và lâu d i. 3. Các hình thức trong trả lương 3.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho ngư i lao động