1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

18 816 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 85,43 KB

Nội dung

Định nghĩa này cho thấy, khi nói về môi trường ta phải đứng trên một đối tượng nhất định và đối tượng này chịu tác động của các thành phần môi trường bao quanh nó, đối tượng này không n

Trang 1

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI 2.1 Môi trường & sự tiến hoá của môi trường

2.1.1 Khái niệm môi trường

Môi trường có thể được định nghĩa như sau: “Môi trường là tập hợp (aggregate) các vật thể (things), hoàn cảnh (conditions) và ảnh hưởng (influences) bao bọc quanh một đối tượng nào đó” Định nghĩa này cho thấy, khi nói về môi trường ta phải đứng trên một

đối tượng nhất định và đối tượng này chịu tác động của các thành phần môi trường bao quanh nó, đối tượng này không nhất thiết là con người (loài người, cá thể người hoặc cộng đồng loài người) mà có thể là bất cứ một vật thể, hoàn cảnh, hiện tượng nào đó tồn tại trong không gian có chứa các yếu tố tác động tới sự tồn tại và phát triển của nó Với cách nhìn này, có thể làm chúng ta lầm tưởng mỗi đối tượng chỉ tiếp nhận những tác động của các yếu tố khác ở xung quanh Thực ra, bản thân đối tượng đó cũng có những tác động ngược lại các yếu tố xung quanh và chính nó trở thành một yếu tố của môi trường đối với một yếu

tố khác được xem là đối tượng của môi trường Vì vậy môi trường có thể còn được định

nghĩa: Môi trường là khoảng không gian nhất định có chứa các yếu tố khác nhau, tác

dộng qua lại với nhau để cùng tồn tại và phát triển.

Khi nói tới môi trường, người ta nghĩ ngay đến mối quan hệ của những yếu tố xung quanh tác động tới đời sống của sinh vật mà trong đó chủ yếu là con người

Quan điểm về môi trường nhìn từ góc độ sinh học là những quan điểm phổ biến, sau đây là một số định nghĩa:

- Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế - xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng đồng người

(theo Liên hiệp quốc - UNEP chưng trình môi trường của Liên hiệp quốc, 1980).

- Môi trường là tất cả các hoàn cảnh bên ngoài tác động lên một cơ thể sinh vật hoặc một cơ thể nhất định đang sống, là mọi vật bên ngoài một cơ thể (theo G.Tyler Miler

-Environmental Science, USA, 1988).

- Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hoá học, sinh học bao quanh các sinh vật

(Encyclopedia of Environmental Science, USA, 1992).

- Môi trường là tất cả các hoàn cảnh hoặc điều kiện bao quanh một hay một nhóm sinh vật hoặc môi trường là tổng hợp các điều kiện xã hội hay văn hoá ảnh hưởng tới cá thể hoặc cộng đồng Vì con người vừa tồn tại trong thế giới tự nhiên và đồng thời tạo nên thế giới văn hoá, xã hội và kỹ thuật, và tất cả đều là thành phần môi trường sống của con người

Qua các định nghĩa trên, môi trường được xem như là những yếu tố bao quanh và tác động lên con người (cá thể hay cộng đồng) và sinh vật.

Định nghĩa theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."

2.1.2 Sự tiến hoá của môi trường

Lịch sử trái đất được đánh dấu bởi hai mốc cơ bản là xuất hiện sự sống và xuất hiện loài người

a) Trước khi sự sống xuất hiện

Trang 2

- Khí quyển nguyên thuỷ: là một khối cô đặc gồm hydro (H) và Helium (He) Khi

hành tinh nóng lên (cách đây khong 4,5-5 tỷ năm), H và He biến mất

- Khí quyển chuyển hoá: xuất hiện các khí trên hành tinh gồm: hơi nước (85%), CO2

(10-15%), nitơ và dioxit lưu huỳnh (1-3%) Các thành phàn này giống như các thành phần khí do núi lửa phun

- Hành tinh lạnh: đại dương đông lại quan trọng cho sự tiến hoá của sự sống Dưới

mặt đóng băng không bị đông, các tia cực tím không xuyên qua được nên sự sống có thể tồn tại

Trên khí quyển, O2 rất ít nên không ngăn chặn được sự xâm nhập các tia có hại vì thế sự sống không thể tồn tại (bất cứ sinh vật nào muốn lên bờ đều bị chết bởi các tia cực tím)

Địa cầu ban đầu tồn tại với các điều kiện hoạt động phi sinh vật Môi trường bao

gồm địa chất, đất, nước, khí, bức xạ mặt trời Trong quá trình tồn tại hàng tỷ năm, quả đất

và môi trường bao quanh đã sản sinh ra một sẩn phẩm đó là oxy với lượng không lớn lắm,

là kết quả của quá trình hoá học hoặc lý hoá đơn thuần Sau đó ozone được tạo thành dần dần Lớp ozone dày lên có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập các tia tử ngoại bức xạ mặt trời lên bề mặt trái đất, vì vậy sự sống xuất hiện và tồn tại

b) Từ khi xuất hiện sự sống

Khi xuất hiện sự sống đầu tiên, môi trường toàn cầu chuyển sang một giai đoạn mới Môi trường gồm hai thành phần, tuy lúc đầu chưa phân biệt rõ lắm đó là phần vô sinh và phần hữu sinh Các sinh vật đầu tiên sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, chủ yếu là

các vi khuẩn kỵ khí (3,5 tỷ năm) Lúc này chưa có quá trình hô hấp của các sinh vật mà chủ yếu thông qua bằng con đườmg sinh hoá lên men để cung cấp năng lượng cho các hoạt

động sinh vật Sinh vật phát triển thông qua chọn lọc tự nhiên, bước đầu là các sinh vật sơ khởi có diệp lục đơn giản (tảo lam đã xuất hiện cách đậy 2,5 tỷ năm) nên có khả năng quang hợp, hấp thụ CO2, H2O và thải ra khí O2 Nhờ quá trình quang hợp đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc về môi trường sinh thái địa cầu, O2 được tạo ra nhanh chóng từ đó, kéo theo sự

xuất hiện hàng loạt các vi sinh vật khác Lượng O2 tăng lên đáng kể đủ để tạo ra ozone (O3), lượng O3 từ từ tăng lên tạo thành lớp ozone Lớp ozone dày lên đủ để bảo vệ sự sống trên trái đất sinh sôi nẩy nở Cùng với quá trình này, nhiệt độ trái đất ấm dần lên, sự phát triển nhanh của sinh vật về chủng loại và số lượng Mặc dù trải qua hàng chục quá trình thay đổi địa chất, mối quan hệ phụ thuộc giữa các yếu tố của môi trường ngày càng chặt chẽ Sự phát triển hệ gen của sinh vật cũng theo đó ngày càng đa dạng và phong phú cả trên cạn lẫn dưới nước

Trên trái đất dần dần hình thành các quyển: Khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển (còn gọi là thạch quyển) và sinh quyển Sau đó xuất hiện loài người, quá trình tiến hoá loài đã

làm cho môi trường sinh thái địa cầu có sự phong phú vượt bậc về số lượng lẫn chủng loại Bên cạnh chọn lọc tự nhiên đã xuất hiện hệ sinh vật phát triển theo chọn lọc nhân tạo Loài người được xem như là một loài sinh vật siêu đẳng không những chỉ phụ thuộc vào môi trường tự nhiên mà còn có thể cải tạo môi trường, bắt môi trường phục vụ cho cuộc sống

của mình Từ đây môi trường không chỉ vô sinh và hữu sinh mà còn có con người và các hoạt động sống của con người Từ đó xuất hiện các dạng môi trường dân số xã hội, môi trường nhân văn, môi trường đô thị, môi trường nông thôn, môi trường ven biển.v.v các

Trang 3

loại môi trường này đều lấy con người làm trung tâm, các thành phần vật chất và môi trường khác liên quan chặt chẽ với sự sinh tồn và phát triển của loài người.

2.2 Các thành phần của môi trường

Môi trường nói chung bao gồm tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật

Môi trường sống của con người bao gồm các thành phần môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo

- Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên với tính chất vật lý, thành phần

hoá học, sinh học tồn tại khách quan, ngoài ý muốn con người hoặc ít chịu tác động chi phối của con người

- Môi trường nhân tạo: gồm các yếu tố nhân tạo có tính chất vật lý, thành phần hoá

học, sinh học, tính xã hội v.v… do con người tạo dựng và chịu sự chi phối của con người

- Môi trường xã hội: gồm mối quan hệ giữa con người với con người (con người ở

đây với tư cách là cá thể, cá nhân và nhân cách nghĩa là quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng

Ba thành phần môi trường này cùng tồn tại, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt chẽ với nhau Các thành phần môi trường luôn chuyển hoá và diễn ra theo chu kỳ, thông thường

là ở dạng cân bằng động Sự cân bằng này đảm bảo cho sự sống trên trái đất phát triển ổn

định Các chu trình tuần hoàn phổ biến thường gặp là: chu trình tuần hoàn các bon, nitơ, lưu huỳnh, phospho gọi chung là chu trình sinh địa hoá học

Sinh vật và môi trường xung quanh luôn có quan hệ tương hỗ lẫn nhau về vật chất

và năng lượng thông qua các thành phần về môi trường như khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển và sinh quyển, cùng các hoạt động của hệ mặt trời Sự sống là phương thức tồn tại với những thuộc tính đặc biệt của vật chất trong điều kiện nhất định của môi trường Trong quá trình xuất hiện, phát triển, tiến hoá, sự sống luôn gắn chặt với môi trường mà nó tồn tại Không hề có sự sống trong môi trường mà nó tồn tại mà lại không thích ứng

Con người vừa là một thực thể sinh học, vừa là một thực thể văn hoá – Môi trường sống của con người, là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá bao quanh và có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của từng cá nhân và của các cộng đồng người.

2.2.1 Các quyển trên trái đất

2.2.1.1 Khí quyển (Atmosphere)

+ Cấu trúc của khí quyển

Khí quyển hay môi trường không khí là hỗn hợp các khí bao quanh bề mặt trái đất,

có khối lượng khoảng 5,2x1015 tấn (0,0001% khối lượng trái đất) Khí quyển đóng vai trò quyết định trong việc duy trì cân bằng nhiệt của trái đất, thông qua quá trình hấp thụ bức xạ hồng ngoại từ mặt trời và tái phản xạ khỏi trái đất Khí quyển được chia thành nhiều tầng khác nhau theo sự thay đổi của chiều cao và chênh lệch nhiệt độ, bao gồm:

- Tầng đối lưu (Troposphere): cao đến 10km tính từ mặt đất Nhiệt độ và áp suất

của tầng này giảm dần theo chiều cao Trên mặt đất có nhiệt độ trung bình là 150C, lên đến

độ cao 10km chỉ còn -50 đến -800C

- Tầng bình lưu (Stratosphere): ở độ cao từ 10-50km Đặc điểm của tầng bình lưu

là nhiệt độ và áp suất của tầng này tăng theo chiều cao Các nhà khoa học giải thích rằng sự gia tăng nhiệt độ là do càng lên cao càng gần với lớp ozone Lớp ozon là lớp khí trong đó

Trang 4

có hàm lượng khí ozone rất cao, có khả năng hấp thụ tia cực tím của mặt trời Lớp ozone xuất hiện ở độ cao từ 18-30km Nồng độ ozone cao nhất ở độ cao 20-25km, cao hơn 1000 lần so với ở tầng đối lưu

- Tầng trung lưu (Mesosphere): ở độ cao từ 50-90km Đặc điểm của tầng trung lưu

là nhiệt độ giảm dần từ đỉnh của tầng bình lưu (50km) đến hết tầng trung lưu (90km) Nhiệt

độ giảm nhanh hơn ở tầng đối lưu có thể đạt nhiệt độ -1000C

- Tầng nhiệt quyển (Thermosphere), và tầng ngoài (Exosphere): Đặc điểm của tầng

khí quyển là nhiệt độ tăng lên rất nhanh và rất cao Mật độ phân tử khí ở đây rất loãng

+ Thành phần khí ở tầng đối lưu:

Khí quyển gồm các thành phần sau: Các khí không thay đổi như O2 (20,95%), N2

(78,08%), Ar (0,93%), và một số khí khác như Ne (18,18ppmV), He (5,24 ppmV), Kr(1,14 ppmV), Xe (0,087 ppmV); Các khí thay đổi như hơi nước (1- 4%, thay đổi tuỳ theo nhiệt độ) và CO2 (0,03%, thay đổi tuỳ theo mùa); các dạng vết như O3, NOx, SO2, CO các khí này thường thay đổi có hàm lượng rất thấp và thường là các chất ô nhiễm trong không khí

Bảng 2.1: Hàm lượng trung bình của khí quyển

Chất khí % thể tích % trọng lượng Khối lượng ( n 1010tấn)

+ Chế độ nhiệt, bức xạ và hoàn lưu khí quyển

Trái đất tiếp nhận năng lượng từ vũ trụ, chủ yếu là năng lượng mặt trời Theo tính toán, dòng năng lượng đến từ mặt trời ở tầng cao khí quyển là 2 Cal/cm2/phút, nhưng 30-40% bị khí quyển phản xạ vào vũ trụ, 60% - 70% bị khí quyển hấp thụ Hàng năm,trái đất nhận được 1,4.1013Kcal năng lượng từ Mặt trời, khoảng 1-2% số lượng đó ứng với bước sóng 6.700- 7.350A được cây xanh sử dụng để tạo ra sinh khối Trái đất hoàn trả lại vũ trụ một phần năng lượng từ mặt trời dưới dạng bức xạ nhiệt sóng dài Phần còn lại được tích lũy dưới dạng nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối Quá trình tiếp nhận và phân phối dòng năng lượng từ Mặt trời đến Trái đất thông qua khí quyển, sinh quyển, thạch quyển và thủy quyển đạt trạng thái cân bằng trong suốt thời gian gần 2 tỷ năm trở lại đây Do đó nhiệt độ trên bề mặt Trái đất hầu như không có thay đối đáng kể theo thời gian Dòng nhiệt từ Mặt Trời phân bố không đồng đều trên bề mặt Trái đất Do chuyển động tự quay quanh Mặt Trời, trên Trái đất có hiện tượng ngày đêm và biến đổi mùa Do ánh sáng Mặt trời chiếu xuống bề mặt Trái đất theo những góc độ khác nhau, nên lượng nhiệt ở các khu vực trên

Trang 5

Trái đất hấp thụ cũng khác nhau.Tất cả các hiện tượng trên làm cho nhiệt độ bề mặt Trái đất thay đổi theo chu kỳ ngày đêm, theo mùa và giữa các vùng có vĩ độ khác nhau

Bề mặt Trái đất tiếp nhận nhiều năng lượng Mặt trời bị nung nóng lên kéo theo sự nóng lên của toàn bộ khối khí nằm trên Dòng khí nóng trở nên nhẹ hơn không khí xung quanh, hướng lên các tầng cao của khí quyển Không khí ở các vùng lạnh hơn có xu hướng chuyển tới khu vực nóng để thay thế cho không khí nóng bay đi, xuất hiện chuyển dịch của các khối không khí dưới dạng gió Quá trình trên diễn ra liên tục, theo xu hướng san bằng

sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất không khí ở các đới khí hậu, các khu vực cục bộ trên Trái đất Không khí nóng, khi bay lên trên hoặc chuyển động ngang, mang theo nhiều hơi nước tạo ra mưa Do vậy, quá trình hoàn lưu của khí quyển luôn đi kèm với chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên

Sự chênh lệch về tính chất của các khối không khí theo chiều ngang tạo nên gió, bão

và các hiện tượng thời tiết khác.Năng lượng và hơi nước đi kèm với các hiện tượng thời tiết trên góp phần đáng kể điều hòa nhiệt độ và khí hậu của các vùng khác nhau trên Trái đất Bão, giông, vòi rồng là những hiện tượng đặc biệt của quá trình hoàn lưu khí quyển Hoàn lưu khí quyển và chu trình hoàn lưu nước trong tự nhiên là các nguyên nhân cơ bản tạo nên đặc điểm khí hậu, thời tiết, chúng tác động mạnh mẽ tới chất lượng MT không khí và điều kiện sống của sinh vật, con người

+ Vai trò của khí quyển

Khí quyển cung cấp oxy (cần thiết cho sự sống trên trái đất), CO2 (cần thiết cho quá trình quang hợp của thực vật), cung cấp nitơ cho vi khuẩn cố định nitơ và các nhà máy sản xuất amoniac để tạo chất nitơ cần thiết cho sự sống Khí quyển còn là phương tiện vận chuyển nước từ các đại dương tới đất liền trong chu trình tuần hoàn nước Khí quyển có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên trái đất, nhờ khí quyển hấp thụ hầu hết các tia vũ trụ và phầm lớn bức xạ điện từ của mặt trời không tới được mặt đất Khí quyển chỉ truyền các bức xạ cận cực tím, cận hồng ngoại (3000-2500nm) và các sóng radio (0,1-0,4 micron), đồng thời ngăn cản bức xạ cực tím có tính chất huỷ hoại mô (các bức xạ dưới 300nm)

2.2.1.2 Thuỷ quyển (Hydrosphere)

Thuỷ quyển bao gồm mọi nguồn nước, ở đại dương, biển, các sông hồ, băng tuyết, nước dưới đất, hơi nước, khối lượng thuỷ quyển ước chừng 1,3818 tấn (0,03% khối lượng trái đất) trong đó: 97% là nước mặn, có hàm lượng muối cao, không thích hợp cho sự sống của con người; 2% dưới dạng băng ở hai đầu cực trái đất; 1% được con người sử dụng (30% dùng cho tưới tiêu, 50% dùng để sản xuất năng lượng, 12% dùng cho sản xuất công nghiệp và 7% dùng cho sinh hoạt của con người) Khoảng 71 % với 361 triệu km2 bề mặt Trái đất được bao phủ bởi mặt nước

Nước là yếu tố không thể thiếu được của sự sống và được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau Tuy nhiên, hiện nay nước mặt và nước ngầm đang bị nhiễm bẩn bởi các loại thuốc trừ sâu, phân bón có trong nước thải vùng sản xuất nông nghiệp, các loại nước thải sinh hoạt và công nghiệp Các bệnh tật được mang theo nước sinh hoạt đã từng gây tử vong hàng triệu người Hiện nay người ta chia thủy quyển làm 4 đại dương, 4 vùng biển và 1 vùng vịnh lớn

Bảng 2.2: Diện tích các Đại dương và các Biển chính

Trang 6

Đại Tây Dương 82.362 23,38

Bảng 2.3: Thể tích các khí trong không khí và trong đại dương

Bảng 2.4: Các dạng tồn tại của nước

Dạng nước Thể tích (km3x106) Tỷ lệ (%)

Bảng 2.5: Thời gian tồn tại của các dạng nước trong tuần hoàn nước

Tầng pha trộn của các đại dương 120 năm

2.2.1.3 Thạch quyển (Lithosphere)

Trang 7

Thạch quyển, còn gọi là môi trường đất, bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày khoảng 60-70km trên mặt đất và 2-8km dưới đáy biển Đất là hỗn hợp phức tạp các hợp chất vô cơ, hữu cơ, không khí, nước và là bộ phận quan trọng nhất của thạch quyển Thành phần vật lý, tính chất hoá học của thạch quyển nhìn chung tương đối ổn định và có ảnh hưởng lớn đến

sự sống trên địa cầu Đất trồng trọt, rừng, khoáng sản là những tài nguyên đang được con người khai thác triệt để, dẫn đến những nguy cơ cạn kiệt

Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời, vào thời điểm sau khi hình thành (cách đây khoảng 4,5 tỷ năm), Trái đất là một quả cầu lạnh, không có khí quyển, tự quay xung quanh Mặt trời Sự phân hủy của các chất phóng xạ làm cho quả cầu Trái đất nóng lên dần, dẫn đến sự phân dị của vật chất bên trong và thoát khí, hơi nước, tạo nên khí quyển nguyên sinh gồm CH4, NH3 và hơi nước Các chất rắn trong lòng Trái đất phân dị, phần nặng nhất gồm Fe, Ni tập trung tạo thành nhân Trái đất Các phần nhẹ hơn gồm các hợp chất MgO, FeO, SiO2, tạo nên Manti Phần nhẹ nhất gồm các kim loại Al, Si tập trung ở lớp ngoài Dần dần, lớp ngoài Trái đất nguội dần trở nên đông cứng và tạo nên Vỏ Trái đất Thành phần và cấu trúc của khí quyển, thủy quyển thay đổi theo thời gian cho đến hiện nay

Bảng 2.6: Các đặc trưng chủ yếu của Thái Dương hệ

Thiên thể

Bán kính (km)

Thể tích (Trái đất=1) Khối lượng (Trái đất =1)

Tỷ trọng riêng (g/cm 3 )

Nhiệt độ cực đại bề mặt ( o C)

Chất khí trong khí quyển

-Vỏ Trái đất là một lớp vỏ cứng rất mỏng, có cấu tạo hình thái rất phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý Vỏ Trái đất được chia làm 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương

*Vỏ đại dương có thành phần chủ yếu là các đá giàu CaO, FeO, MgO, SiO2 trải dài trên tất

cả các đáy của các đại dương với chiều dày trung bình 8 km

*Vỏ lục địa gồm 2 lớp vật liệu chính là đá bazan dày 10-20km ở dưới và các loại đá khác

như granit, sienit giàu SiO2, Al2O3 và đá trầm tích ở bên trên Vỏ lục địa thường rất dày, trung bình 35km, có nơi 70-80km như ở vùng núi cao Hymalaya Ở vùng thềm lục địa, nơi tiếp xúc giữa đại dương và lục địa, lớp vỏ lục địa giảm còn 15-20km

+ Thành phần hóa học của Trái đất : bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự từ 1-92

trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleep

Bảng 2.7 Các nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ Trái đất

Trang 8

TT Nguyên tố % trọng lượng toàn vỏ % thể tích so với toàn vỏ

8 nguyên tố hóa học phổ biến trên chiếm 99% trọng lượng thạch quyển Đất là lớp ngoài cùng của thạch quyển, bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt,

Đất có cấu trúc phân lớp rất đặc trưng, xem xét một phẩu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:

- Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân hủy ở mức độ khác nhau;

- Tầng mùn thường có màu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất;

- Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới;

- Tầng tích tụ chứa các chất hòa tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên;

- Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá;

- Tầng đá gốc chưa bị phong hóa hoặc biến đổi;

Các nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ, có nguồn gốc chủ yếu từ đá mẹ Hàm lượng các nguyên tố hóa học của đất không cố định, biến đổi phụ thuộc vào quá trình hình thành đất Theo hàm lượng và nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng, các nguyên tố hóa học của đất được chia thành 3 nhóm:

- Nguyên tố đa lượng: O, Si, Al, Fe, Ca, Mg, K, P, S, N, C, H

- Nguyên tố vi lượng: Mn, Zn, Cu, B, Mo, Co,…

- Nguyên tố hiếm và phóng xạ: Br, In, Ra, I, Hf, U, Th,…

Địa hình mặt đất và cảnh quan là kết quả tác động tương hỗ đồng thời, ngược với nhau và liên tục của hai nhóm quá trình nội sinh và ngoại sinh Địa hình phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau trên các cấu trúc địa chất rất khác nhau, nên rất đa dạng

2.2.1.4 Sinh quyển (Biosphere).

Sinh quyển là nơi có sự sống tồn tại, bao gồm các phần của thạch quyển có độ dày

từ 2-3 km (kể từ mặt đất), toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển (độ cao đến 10km - đến tầng ozone) Các thành phần trong sinh quyển luôn tác động tưng hỗ lẫn nhau (ví dụ: khí O2 và

CO2 phụ thuộc vào mức độ sinh tồn của thực vật và mức độ hoà tan của chúng trong môi trường nước) Sinh quyển có các cộng đồng sinh vật khác nhau từ đơn giản đến phức tạp,

từ dưới nước đến trên cạn, từ xích đạo đến các vùng cực (trừ những miền khắc nghiệt) Sinh quyển không có giới hạn rõ rệt vì chúng nằm cả trong các quyển và không hoàn toàn liên tục vì chỉ tồn tại và phát triển trong những điều kiện môi trường nhất định Trong sinh quyển ngoài vật chất, năng lượng còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu trúc và cơ chế

Trang 9

tồn tại, phát triển của các vật thể sống Dạng thông tin phức tạp và cao nhất là trí tuệ con người, có tác dụng ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển trên trái đất

2.3 Vai trò của môi trườngqwerqweruiop879+

Môi trường có các chức năng cơ bản sau (Lê Văn Khoa, Khoa học môi trường, trang 10):

• Không gian sinh sống của con người và sinh vật;

• Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên;

• Nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin;

• Nơi chứa đựng các phế thải con nguời tạo ra trong cuộc sống

2.3.1 Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật

Mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ ngơi, đất để sản xuất nông nghiệp, Mỗi người mỗi ngày cần trung bình 4 m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uốqweruiop879+ng, một lượng lương thực, thực phẩm tương ứng 2000-2500Calo Tuy nhiên, không gian này ngày càng bị thu hẹp (xem bảng 1.1)

Bảng 2.8: Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới (ha/người)

Bảng 2.9: Diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam

Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và công nghệ Trình độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất sẽ càng giảm Tuy nhiên, con người luôn cần một khoảng không gian riêng cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo chất lượng MT Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết nhất cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như: khai hoang, phá rừng,

Có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau đây:

Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công

nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn

Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao

thông đường thủy, đường bộ và đường không

Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải, chức năng mặt bằng giải

trí của con người, chức năng cung cấp mặt bằng và không gian xây dựng các hồ chứa, chức năng cung cấp mặt bằng, không gian cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản

2.3.2 MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất của con người

Trang 10

Trong lịch sử phát triển, loài người đa trãi qua nhiều giai đoạn Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVIII Mọi sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên Trái đất và không gian bao quanh Trái đất Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của

xã hội Chức năng này của MT còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:

- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính ĐDSH và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái

- Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thủy hải sản

- Động thực vật: cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm

- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước: để chúng ta hít thở, cây cối ra hoa và kết trái

- Các loại quặng, dầu mở: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp,…

2.3.3 MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau:

- Chức năng biến đổi lý – hóa học

- Chức năng biến đổi sinh hóa

- Chức năng biến đổi sinh học

2.3.4 MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái đất

Trái đất là nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ các điều kiện môi trường đặc biệt như: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ ôxy và các khí khác tương đối ổn định,…Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên Trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các thành phần của MT Trái đất như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển

- Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt

độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người,…

- Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật

- Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của Trái đất, giảm tác động tiệu cực của thiên tai tới con người và sinh vật

2.3.5 MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

- Cung cấp sự ghi chép lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, điều kiện thời tiết khí hâu, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người

- Cung cấp các chỉ thị về không gian và thời gian, từ các thông tin, tín hiệu lưu giữ của quá khứ, nhờ đó có thể dự báo các hiểm họa có thể xảy ra

- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen

2.4 Tác động qua lại giữa con người và môi trường

2.4.1 Các hình thái kinh tế và môi trường

Ngày đăng: 03/10/2013, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Hàm lượng trung bình của khí quyển - MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Bảng 2.1 Hàm lượng trung bình của khí quyển (Trang 4)
Bảng 2.4: Các dạng tồn tại của nước - MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Bảng 2.4 Các dạng tồn tại của nước (Trang 6)
Bảng 2.3: Thể tích các khí trong không khí và trong đại dương - MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Bảng 2.3 Thể tích các khí trong không khí và trong đại dương (Trang 6)
Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời, vào thời điểm sau khi hình thành (cách đây khoảng 4,5 tỷ năm), Trái đất là một quả cầu lạnh, không có khí quyển, tự quay xung  quanh Mặt trời - MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
r ái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời, vào thời điểm sau khi hình thành (cách đây khoảng 4,5 tỷ năm), Trái đất là một quả cầu lạnh, không có khí quyển, tự quay xung quanh Mặt trời (Trang 7)
Địa hình mặt đất và cảnh quan là kết quả tác động tương hỗ đồng thời, ngược với nhau và liên tục của hai nhóm quá trình nội sinh và ngoại sinh - MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
a hình mặt đất và cảnh quan là kết quả tác động tương hỗ đồng thời, ngược với nhau và liên tục của hai nhóm quá trình nội sinh và ngoại sinh (Trang 8)
Bảng 2.8: Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới (ha/người) - MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Bảng 2.8 Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới (ha/người) (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w