1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Môi trường và con người pps

19 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

Ngày nay, có quá nhiều thành viên thế hệ @ thích dùng đồ ăn nhanh, những cuốn sách đọc lướt, quán Net siêu tốc với những “quả” game online giết thời gian, nhưng thời gian dành cho việc đọc thì hầu như có rất ít các bạn trẻ bố trí cho mình Không ít người trong số chúng ta quan niệm rằng, đọc đơn thuần chỉ là một hình thức để tiếp nhận thông tin. Quan niệm đó tuy không sai nhưng thực sự chưa đầy đủ. Ðọc được xem là một trong những loại hình văn hoá. Văn hoá đọc ở đây không chỉ dừng lại ở kỹ năng đọc mà hiểu rộng hơn đó chính là văn hoá tích luỹ thông qua cả kỹ năng nghe, nhìn. Tuy nhiên, văn hoá đọc của giới trẻ hiện nay lại là vấn đề đáng quan ngại của toàn xã hội, cũng như những người có tâm huyết với nó. Nói đến văn hoá đọc thì ông cha ta luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập như Lê Quý Ðôn, Nguyễn Trường Tộ Quá trình tự học, tự tìm tòi kiến thức qua sách vở, tài liệu đã giúp người xưa có vốn văn hoá sống thật đáng trân trọng. Vậy còn giới trẻ bây giờ thì sao? Quanh họ có biết bao trường học, trung tâm, thầy cô, gia sư với điều kiện có sẵn của một xã hội phát triển, họ có cơ hội chọn cho mình một con đường học “đơn giản” mà “hiệu quả” nhất. Họ quen nhận kiến thức từ người khác và chính điều này đã dẫn tới một hệ quả tất yếu, đó là sự ỉ lại và tính thụ động trong việc khai thác và tiếp nhận thông tin. Nếu không có những biện pháp khắc phục, hay một cách nhẹ nhàng hơn là khuyến khích các bạn trẻ có lòng ham mê đọc sách để tự tìm tòi và rút ra cho bản thân những bài học của riêng mình; nếu để cho hiện trạng này trở nên phổ biến và kéo dài thì thật khó hy vọng vào những ý tưởng sáng tạo, những công trình khoa học tầm cỡ trong tuong lai. Khi được hỏi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, giảng viên Khoa Báo chí, (Trường Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã trăn trở: “Văn hoá đọc của thanh niên Việt Nam hiện nay đang xuống cấp một cách nghiêm trọng. Thời gian, phương pháp học tập cũng như sự đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những nguyên nhân làm cho các bạn trẻ sao nhãng việc đọc và nghiên cứu những tác phẩm giá trị. Nhưng quan trọng hơn hết là ý thức duy trì và phát triển văn hoá đọc của giới trẻ chúng ta chưa cao” . Ngày nay, có quá nhiều thành viên thế hệ @ thích dùng đồ ăn nhanh, những cuốn sách đọc lướt, quán Net siêu tốc với những “quả” game online giết thời gian, nhưng thời gian dành cho việc đọc thì hầu như có rất ít các bạn trẻ bố trí cho mình Có lẽ, ai cũng ý thức rõ nhịp sống nhanh chính là biểu hiện của tính năng động, nhạy bén của giới trẻ ngày nay nhưng sự phát triển về lượng chỉ thực sự tồn tại một cách bền vững khi song hành với chất. Vấn đề đặt ra hiện nay là các bạn trẻ dường như dễ chấp nhận những giai điệu đơn giản của các bản nhạc viết vội, những cuốn sách nghèo nàn về thông tin, vụng về trong biên tập Họ chẳng mấy khi dừng lại ở những trang viết đầy tính nhân văn về cách đối nhân xử thế, về một thân phận đáng thương hay những cuốn sách kinh điển, những tuyển tập lịch sử hào hùng của các dân tộc để biết được trách nhiệm, bổn phận của mình. Dần dần người trẻ có một tâm lý “lười đọc” những gì buộc họ phải tư duy, động não. Và, hậu quả chúng có thể làm thô ráp đi những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ. Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại với tốc độ phát triển nhanh, phải đối mặt và xử lý vô vàn các thông tin, sự việc khác nhau, các bạn trẻ phải cố gắng hết sức để tồn tại đúng với thời đại của mình. Nhưng bên cạnh đó cũng rất cần sự tích luỹ, đó là sự tích luỹ về văn hoá, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, cách sống mà việc tích luỹ đó chỉ có thể có được qua việc ÐỌC. Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của các bạn trẻ để ngày càng tiến đến gần cái đích của VĂN HOÁ ÐỌC thì những người có trách nhiệm, có tâm huyết với vấn đề này cần cố gắng đa dạng hoá phương thức làm sách, đặc biệt là những cuốn sách nặng về lý luận, diễn giải để tạo ra những cuốn sách phổ thông với hình thức phù hợp, đáp ứng được những nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú có khả năng tiếp cận cao với độc giả, nhất là độc giả trẻ. Văn hóa đọc ở Việt Nam, cần dựng lại từ nền móng Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ VHTT&DL đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề "Định hướng và giải pháp phát triển văn hóa đọc ở VN" nhằm lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện "Chiến lược quốc gia về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng" đang được Bộ VHTT&DL xây dựng. Lật lại một vấn đề không mới tại một hội thảo có tính "chiến lược quốc gia", mới nhận ra rằng lâu nay chúng ta chưa hề có văn hóa đọc theo đúng nghĩa. Việt Nam chưa có văn hóa đọc theo đúng nghĩa Đó là một thực trạng buồn không chỉ tại hội thảo lần này mà từ trước đó, nhiều cuộc tọa đàm hội thảo, nhiều bài báo khác đã đề cập tới. Theo báo cáo của ngành văn hóa, trong năm qua, mỗi người Việt mua 3,3 quyển sách. Thế nhưng con số ấy mang nặng tính hình thức vì có tới 80% trong đó là sách giáo khoa, các loại sách còn lại chỉ chiếm 20%. Đã thế, việc mua sách giáo khoa không phải để phục vụ nhu cầu tự thân của người đọc mà nhiều khi vì bắt phải mua (học sinh, sinh viên). Như vậy, trên thực tế mỗi người Việt chỉ mua 0,6 quyển sách/năm. Không thể phủ nhận thị trường sách Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú. Song, văn hóa đọc ở nước ta vẫn chưa cao, thậm chí nếu so sánh cách đọc sách của người Việt với người nước ngoài, sẽ dễ dàng nhận thấy vấn đề đọc sách của người Việt đang có "vấn đề" hay nói đúng hơn chúng ta chưa có văn hóa đọc theo đúng nghĩa. Khó có thể định nghĩa đầy đủ về "văn hóa đọc". Nhưng chắc chắn một điều, văn hóa đọc không chỉ là việc tăng cường đọc sách văn học như một số người lầm tưởng, cũng không chỉ là đọc thật nhiều rồi ghi lưu niệm vào sách, hay sưu tầm sách cũ. Văn hóa đọc rộng lớn hơn rất nhiều. Những thư viện mênh mông mở cửa cả ngày, những tủ sách gia đình được giữ gìn cẩn thận và bổ sung qua nhiều thế hệ, những nhà xuất bản lớn có uy tín thật sự trong việc kiểm soát một cuốn sách từ khâu mua bản quyền đến khâu phát hành là hình ảnh quen thuộc tại một quốc gia đã có được văn hóa đọc. Còn ở ta, các thư viện vốn đã ít lại chỉ mở cửa vào giờ hành chính và được canh gác quá kĩ càng. Những buổi triển lãm sách quý chỉ diễn ra ở vài quán café sách nhỏ. Các hiệu sách cũ thường nằm ở nơi ngõ hẻm đường vòng. Thông tin về sách mới thì ít ỏi hoặc theo kiểu truyền miệng Tất cả chỉ có thể tác động đến những người có ý thức tự mình đi tìm, chứ không thể tác động đến đám đông. Sách bán chạy ở ta thường là sách mang tính chất giải trí thông thường, ít có giá trị tinh thần hoặc cung cấp cho người đọc kiến thức. Các sách có giá trị, đạt giải thưởng quốc tế thì bị xếp xó, tồn kho và phải bán giảm giá để thanh lý, khiến không ít nhà xuất bản lao đao và dần dà phải chấp nhận chạy theo dòng sách giải trí phục vụ nhu cầu của đa số độc giả nhằm đảm bảo độ an toàn trong kinh doanh. Những điều này khiến cho văn hóa đọc của Việt Nam khó được định hình, nếu có thì cũng mới chỉ là một nền văn hóa đọc giải trí và bình dân. Cũng cần phải nói thêm một phần tối quan trọng của văn hóa đọc, đó là kỹ năng đọc. Hầu hết độc giả Việt Nam chưa có kỹ năng đọc sách. Trong các nhà trường, chưa có một môn học nào dạy cho học sinh kỹ năng này. Học thuộc lòng - trả bài - rồi quên luôn là một quy trình quen thuộc của học sinh, sinh viên. Điều này khiến cho học sinh ghét sách và không thu được gì nhiều từ sách dù chương trình học có nhồi nhét đến mấy. Trong gia đình, thói quen đọc sách cũng không có nhiều điều kiện phát triển. Đến nhiều nhà có thể gọi là "gia đình trí thức" - bố mẹ giáo viên, con cái đều học đại học - cũng rất hiếm khi thấy một tủ sách đúng nghĩa. Vài cuốn sách giáo khoa, giáo trình, truyện tranh và tạp chí - đó là một cấu trúc thường thấy. Khó để tìm được một tủ sách gia đình được duy trì qua nhiều thế hệ. Thói quen mua sách thường xuyên vẫn có vẻ là một việc làm quá xa xỉ. Xây dựng văn hóa đọc - bắt đầu từ đâu? Nhiều chuyên gia nghiên cứu và quản lý văn hóa khẳng định rằng: Chúng ta cần phải bắt đầu từ gốc rễ, phải xây dựng hạ tầng cơ sở cho văn hóa đọc. Muốn vực dậy và phát triển văn hóa đọc trong quần chúng, phải thay đổi cả hệ thống giáo dục và nhận thức của người dân. Không phải cứ in ra nhiều sách là xây dựng được văn hóa đọc. Nhìn nhận một cách công bằng thì việc xây dựng văn hóa đọc phải là ý thức chung của toàn xã hội. Một khi việc đọc sách được phổ cập rộng rãi từ nhỏ tới lớn, hình thành và phát triển theo cả một chặng đường dài và cả quãng thời gian sống, con người mới phát triển và định hình được văn hóa đọc cho cá nhân mình. Từ đó, mỗi người sẽ tự phân hóa, chọn lọc dòng sách mình cần và thấy phù hợp với bản thân qua từng giai đoạn cuộc sống. Lúc đó tự bản thân mỗi người sẽ thấy việc đọc cần thiết như ăn cơm, uống nước hằng ngày. Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho văn hóa đọc, nhiều chuyên gia cho rằng, chúng ta cũng cần phải xây dựng môi trường trong sạch và lành mạnh cho văn hóa đọc phát triển. Điều này phụ thuộc vào các nhà quản lý chuyên ngành cấp quốc gia. Phải nhanh chóng lập ra một lộ trình cho việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cả nước theo những chặng đường dài 10 - 20 - 30 năm/lần, tuyệt đối không để phát triển tự phát hoặc theo những kế hoạch ngắn hạn một vài năm hay thực thi theo kiểu đối phó và hài lòng với những con số tăng trưởng nhỏ lẻ. Đồng thời, các ban, ngành cần thống nhất đường hướng phát triển, vạch ra những phương án tối ưu để nâng cao chất lượng sách làm ra. Làm sao để sách đa dạng hơn, phong phú hơn, luôn cập nhật được những kiến thức mới nhất của nhân loại trên toàn thế giới? Bên cạnh đó, việc giúp cho các đơn vị xuất bản tự tin sống đàng hoàng bằng nghề, chỉ chuyên tâm làm sách mà không phải lo đối phó với nạn sách lậu, sách giả, sách không bản quyền cũng là một vấn đề cần ưu tiên giải quyết. Chính phủ cần đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn nữa trong việc xử lý những sai phạm ở lĩnh vực phát hành. Đồng thời, phải tích cực tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ sách thật, sách có bản quyền, khuyến khích họ coi sách như một sản phẩm có đầy đủ giá trị như các sản phẩm tiêu dùng khác Không lúc nào là quá muộn để vực dậy nền văn hóa đọc cho một quốc gia. Tuy nhiên, việc Bộ VHTT&DL xây dựng chiến lược quốc gia để phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng lần này chắc chắn sẽ đụng đến rất nhiều thành trì cố hữu trong giáo dục, xuất bản cũng như mọi thứ liên quan đến sách ở Việt Nam. Bởi vậy những người bi quan (hoặc thực tế) đều có lý do để lo lắng trước khi trông đợi vào thành công của chiến lược. Chung tay đẩy lùi ô nhiễm văn hóa trong thanh thiếu niên ( 26/2/2009) Gần đây, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến 3 loại ô nhiễm, đó là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm trong ăn uống và ô nhiễm văn hoá. Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm trong ăn uống gây nên nhiều bệnh nan y như ung thư, tiêu chảy… trực tiếp làm cho đời sống người dân bất ổn, bị lên án gay gắt, báo chí nói đến nhiều và các ngành chức năng đã vào cuộc quyết liệt. Ô nhiễm văn hoá cũng được rung chuông báo động đỏ. Lứa tuổi vị thành niên và lứa tuổi thanh niên phạm pháp ngày càng tăng và ngày càng nghiêm trọng. Tuy một số tờ báo đã lên tiếng cảnh báo, nhưng chưa được xã hội quan tâm đúng mức. Có lẽ vì vấn đề tác hại này trừu tượng hơn và biện pháp giải quyết như thế nào là hiệu quả còn khó. Nhưng nên thấy rằng nó sẽ di căn nặng, nếu không có biện pháp phòng ngừa, chữa trị. Trong những nguyên nhân gây nên tệ nạn này, thì nguyên nhân do ô nhiễm văn hoá độc hại là thấy rõ nhất. Muốn giải quyết được vấn đề, cần tìm hiểu về thanh thiếu niên nhiều hơn. Thời đại ngày nay, lứa tuổi thanh thiếu niên có những đặc trưng tâm, sinh lý khác trước. Do cuộc sống ngày càng được cải thiện, sự phát triển của tuổi trẻ nhanh hơn. Ngày xưa các cụ nói “nữ thập tam, nam thập lục” (gái 13, trai 16) là nói đến sự bắt đầu của chu kỳ sinh lý, bây giờ ở lứa tuổi này nhiều em đã có sự ham muốn tình dục đầy đủ. Thanh thiếu niên ngày nay mong bản thân được độc lập sớm. Trước đây, thanh niên tuổi 18 còn nhiều lệ thuộc vào gia đình, bố mẹ nói con lắng nghe. Bây giờ, lớp trẻ được tiếp xúc rộng rãi với xã hội nên việc con cái nghe lời cha mẹ giảm đi, chúng có sự suy nghĩ riêng và nhiều khi thích sống riêng khỏi bố mẹ, do đó bố mẹ nắm được hành vi của con là rất khó. Ý thức sớm độc lập của con có mặt tốt nhưng nhiều khi do suy nghĩ chưa chín chắn mà bỏ nhà ra đi, theo bạn bè xấu rủ rê, trở thành kẻ phạm tội với xã hội. Trước đây khái niệm giáo dục con cái thường đi theo một công thức: Gia đình + Xã hội + Nhà trường. Công thức này về cơ bản vẫn cần thiết nhưng nội dung đã có sự khác biệt. Nhà trường trước đây quản lý học sinh gần như toàn diện nhưng bây giờ sau giờ học, học sinh làm gì nhà trường không nắm được. Học sinh trước đây hết giờ học là về nhà, bây giờ ngoài giờ học ra, chúng học thêm, đi chơi gì, với ai, bố mẹ khó lòng nắm vững nhất là khi bố mẹ bận rộn làm ăn, công việc suốt ngày, không quản lý được con. Con được tiếp xúc sớm với những kiến thức khoa học, trò chơi hiện đại như sử dụng máy vi tính, internet, trò chơi điện tử, lập trang Web Blog.v.v Có nhiều bậc cha mẹ không đủ trình độ kiến thức về lĩnh vực này, thấy con suốt ngày ngồi bên máy vi tính là mừng, nhưng có biết đâu nhiều khi chúng tiêu khiển những trò văn hoá độc hại mà không biết. Về mặt xã hội, trước đây thường dùng các đoàn thể để răn đe hoặc khuyến khích các em, bây giờ vẫn có đoàn, có đội, có hội phụ nữ, người cao tuổi tham gia giáo dục các cháu, nhưng hiệu quả không nhiều. Việc ngăn chặn văn hoá độc hại các đoàn thể khó làm, theo không kịp; trong khi đó việc quản lý văn hoá do các ngành văn hoá, truyền thông làm lại không theo kịp tình hình, có nơi buông lỏng, nên sự xâm nhập văn hoá “bẩn” vào lớp trẻ được sức tung hoành… Tất cả những sự kiện ấy lâu ngày tích hợp lại, dần dần gây ô nhiễm văn hoá nghiêm trọng trong lớp trẻ. Muốn đẩy lùi ô nhiễm văn hoá cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều giới. - Đầu tiên cần trang bị kiến thức mới cho bố mẹ, để các bậc phụ huynh nắm được nội dung các vấn đề như trò chơi điện tử, game online, sử dụng internet, chát.v.v… biết được cái nào cần phát huy, cái nào cần tránh. Con ngồi trước máy tính “lướt nét” “nháy chuột” trong chốc lát bao hình ảnh hiện ra mà có khi bố mẹ chẳng biết gì. Việc bồi dưỡng kiến thức này nên soạn thành chương trình đơn giản, nói ở các câu lạc bộ hoặc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng. - Nhà trường và các đoàn thể tổ chức nhiều trò chơi vui, bổ ích và lành mạnh như thể thao thể dục, ca hát, picnic, tham gia các phong trào tình nguyện và thu hút lớp trẻ thích thú nghiên cứu khoa học, lập thân lập nghiệp mà quên đi những hoạt động sa đoạ, tình dục xấu xa. - Nhà trường phấn đấu để không có học sinh bỏ học, trốn học; nếu bỏ học do nghèo phải giúp đỡ để các em đến trường; nếu bỏ học trốn học đi đến các quán internet phải phối hợp với gia đình và tìm cách ngăn chặn. - Củng cố mối quan hệ gia tộc với lớp trẻ như đưa các em về thăm quê, dự hội làng, họp họ, họp đồng hương để gợi cho chúng nhớ đến tình cảm quý mến ông bà, cha mẹ, quê hương, làng xóm. - Việc chiếu phim trên các đài truyền hình ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và hành động của thanh thiếu niên vì mỗi kênh truyền hình mỗi ngày chiếu tới 4-5 phim. Nên rà soát hạn chế phim kích dục và bạo lực. Do làm phim Việt Nam để chiếu trên truyền hình đắt tiền hơn mua phim ngoại nhiều, nên đài truyền hình chiếu nhiều phim ngoại. Nếu sáng ngủ dậy mở mắt ra đã thấy phim Trung Quốc, tối trước khi đi ngủ lại xem phim Hàn Quốc hay nước khác, lâu ngày thành quen, không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa. - Trước đây các nhà xuất bản là cơ quan sự nghiệp có thu, bây giờ theo cơ chế thị trường, các nhà xuất bản phải tự hạch toán. Nguồn bản thảo phải dựa vào các nhà kinh doanh sách, việc chọn bản thảo theo “gu” thị trường do họ tổ chức và đề xuất, nhà xuất bản chỉ duyệt nội dung, có lúc sơ hở và bị động trong việc tuyển chọn bản thảo. Nên cấp vốn để nhà xuất bản đầu tư vào công tác tuyển chọn bản thảo sẽ giúp nhà xuất bản chủ động hơn, có thể thanh lý những bản thảo không phù hợp. - Những văn hoá phẩm độc hại thường từ bên ngoài nhập vào theo con đường lậu, bất hợp pháp; từ trong nước phát ra cũng co,á nhưng ít hơn. Cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lý văn hoá, thông tin truyền thông và công an bảo vệ văn hoá có đủ năng lực và đạo đức để quản lý chặt nội dung hoạt động văn hoá. Từ việc cho mở vũ trường, quán karaoke, quán internet, nội dung biểu diễn, đến việc tiêu huỷ những văn hoá phẩm độc hại được quản lý theo quy chế, kiểm tra chặt chẽ, không nương nhẹ, buông lỏng. - Có những trào lưu văn hoá đầu tiên xuất hiện ở một nước Âu-Mỹ nào đó, về sau bản thân nước ấy thấy không lành mạnh đã ra sức khắc phục. Nhưng sau đó nó lại được du nhập vào nước ta. Hoặc như hiện nay đang xuất hiện những trào lưu mới, chưa biết đúng- sai thế nào thì không nên vội quảng bá trên các phương tiện truyền thông. Ban công tác thanh niên nên có cán bộ chuyên trách nghiên cứu về trào lưu văn hoá của các nước, phân biệt cái đúng, cái sai, học hỏi kinh nghiệm về chống tệ nạn văn hoá (như chống nghiện game online chẳng hạn) để hướng dẫn thanh, thiếu niên đi theo trào lưu đúng mà tránh những cái lệch lạc. Ngày nay, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để ngăn cản, cấm đoán lớp trẻ tiếp cận với những vấn đề mới, có xu hướng lạ đang phổ biến trên thế giới. Truyền bá văn hoá, nghệ thuật trên internet đang phát triển hơn bao giờ hết. Hướng dẫn cái đúng, gạt bỏ cái sai hết sức khó khăn và phức tạp. Nhưng để tệ nạn văn hoá độc hại xâm hại lớp trẻ là nỗi đau và nỗi lo của mỗi gia đình và xã hội. Mong được mọi người chung tay góp sức đẩy lùi ô nhiễm văn hoá độc hại trong thanh thiếu niên và trang bị cho lớp trẻ sự hiểu biết cần thiết, đủ sức đề kháng với các loại văn hóa độc hại./. Chung tay đẩy lùi ô nhiễm văn hóa trong thanh thiếu niên ( 26/2/2009) Gần đây, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến 3 loại ô nhiễm, đó là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm trong ăn uống và ô nhiễm văn hoá. Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm trong ăn uống gây nên nhiều bệnh nan y như ung thư, tiêu chảy… trực tiếp làm cho đời sống người dân bất ổn, bị lên án gay gắt, báo chí nói đến nhiều và các ngành chức năng đã vào cuộc quyết liệt. Ô nhiễm văn hoá cũng được rung chuông báo động đỏ. Lứa tuổi vị thành niên và lứa tuổi thanh niên phạm pháp ngày càng tăng và ngày càng nghiêm trọng. Tuy một số tờ báo đã lên tiếng cảnh báo, nhưng chưa được xã hội quan tâm đúng mức. Có lẽ vì vấn đề tác hại này trừu tượng hơn và biện pháp giải quyết như thế nào là hiệu quả còn khó. Nhưng nên thấy rằng nó sẽ di căn nặng, nếu không có biện pháp phòng ngừa, chữa trị. Trong những nguyên nhân gây nên tệ nạn này, thì nguyên nhân do ô nhiễm văn hoá độc hại là thấy rõ nhất. Muốn giải quyết được vấn đề, cần tìm hiểu về thanh thiếu niên nhiều hơn. Thời đại ngày nay, lứa tuổi thanh thiếu niên có những đặc trưng tâm, sinh lý khác trước. Do cuộc sống ngày càng được cải thiện, sự phát triển của tuổi trẻ nhanh hơn. Ngày xưa các cụ nói “nữ thập tam, nam thập lục” (gái 13, trai 16) là nói đến sự bắt đầu của chu kỳ sinh lý, bây giờ ở lứa tuổi này nhiều em đã có sự ham muốn tình dục đầy đủ. Thanh thiếu niên ngày nay mong bản thân được độc lập sớm. Trước đây, thanh niên tuổi 18 còn nhiều lệ thuộc vào gia đình, bố mẹ nói con lắng nghe. Bây giờ, lớp trẻ được tiếp xúc rộng rãi với xã hội nên việc con cái nghe lời cha mẹ giảm đi, chúng có sự suy nghĩ riêng và nhiều khi thích sống riêng khỏi bố mẹ, do đó bố mẹ nắm được hành vi của con là rất khó. Ý thức sớm độc lập của con có mặt tốt nhưng nhiều khi do suy nghĩ chưa chín chắn mà bỏ nhà ra đi, theo bạn bè xấu rủ rê, trở thành kẻ phạm tội với xã hội. Trước đây khái niệm giáo dục con cái thường đi theo một công thức: Gia đình + Xã hội + Nhà trường. Công thức này về cơ bản vẫn cần thiết nhưng nội dung đã có sự khác biệt. Nhà trường trước đây quản lý học sinh gần như toàn diện nhưng bây giờ sau giờ học, học sinh làm gì nhà trường không nắm được. Học sinh trước đây hết giờ học là về nhà, bây giờ ngoài giờ học ra, chúng học thêm, đi chơi gì, với ai, bố mẹ khó lòng nắm vững nhất là khi bố mẹ bận rộn làm ăn, công việc suốt ngày, không quản lý được con. Con được tiếp xúc sớm với những kiến thức khoa học, trò chơi hiện đại như sử dụng máy vi tính, internet, trò chơi điện tử, lập trang Web Blog.v.v Có nhiều bậc cha mẹ không đủ trình độ kiến thức về lĩnh vực này, thấy con suốt ngày ngồi bên máy vi tính là mừng, nhưng có biết đâu nhiều khi chúng tiêu khiển những trò văn hoá độc hại mà không biết. Về mặt xã hội, trước đây thường dùng các đoàn thể để răn đe hoặc khuyến khích các em, bây giờ vẫn có đoàn, có đội, có hội phụ nữ, người cao tuổi tham gia giáo dục các cháu, nhưng hiệu quả không nhiều. Việc ngăn chặn văn hoá độc hại các đoàn thể khó làm, theo không kịp; trong khi đó việc quản lý văn hoá do các ngành văn hoá, truyền thông làm lại không theo kịp tình hình, có nơi buông lỏng, nên sự xâm nhập văn hoá “bẩn” vào lớp trẻ được sức tung hoành… Tất cả những sự kiện ấy lâu ngày tích hợp lại, dần dần gây ô nhiễm văn hoá nghiêm trọng trong lớp trẻ. Muốn đẩy lùi ô nhiễm văn hoá cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều giới. - Đầu tiên cần trang bị kiến thức mới cho bố mẹ, để các bậc phụ huynh nắm được nội dung các vấn đề như trò chơi điện tử, game online, sử dụng internet, chát.v.v… biết được cái nào cần phát huy, cái nào cần tránh. Con ngồi trước máy tính “lướt nét” “nháy chuột” trong chốc lát bao hình ảnh hiện ra mà có khi bố mẹ chẳng biết gì. Việc bồi dưỡng kiến thức này nên soạn thành chương trình đơn giản, nói ở các câu lạc bộ hoặc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng. - Nhà trường và các đoàn thể tổ chức nhiều trò chơi vui, bổ ích và lành mạnh như thể thao thể dục, ca hát, picnic, tham gia các phong trào tình nguyện và thu hút lớp trẻ thích thú nghiên cứu khoa học, lập thân lập nghiệp mà quên đi những hoạt động sa đoạ, tình dục xấu xa. - Nhà trường phấn đấu để không có học sinh bỏ học, trốn học; nếu bỏ học do nghèo phải giúp đỡ để các em đến trường; nếu bỏ học trốn học đi đến các quán internet phải phối hợp với gia đình và tìm cách ngăn chặn. - Củng cố mối quan hệ gia tộc với lớp trẻ như đưa các em về thăm quê, dự hội làng, họp họ, họp đồng hương để gợi cho chúng nhớ đến tình cảm quý mến ông bà, cha mẹ, quê hương, làng xóm. - Việc chiếu phim trên các đài truyền hình ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và hành động của thanh thiếu niên vì mỗi kênh truyền hình mỗi ngày chiếu tới 4-5 phim. Nên rà soát hạn chế phim kích dục và bạo lực. Do làm phim Việt Nam để chiếu trên truyền hình đắt tiền hơn mua phim ngoại nhiều, nên đài truyền hình chiếu nhiều phim ngoại. Nếu sáng ngủ dậy mở mắt ra đã thấy phim Trung Quốc, tối trước khi đi ngủ lại xem phim Hàn Quốc hay nước khác, lâu ngày thành quen, không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa. - Trước đây các nhà xuất bản là cơ quan sự nghiệp có thu, bây giờ theo cơ chế thị trường, các nhà xuất bản phải tự hạch toán. Nguồn bản thảo phải dựa vào các nhà kinh doanh sách, việc chọn bản thảo theo “gu” thị trường do họ tổ chức và đề xuất, nhà xuất bản chỉ duyệt nội dung, có lúc sơ hở và bị động trong việc tuyển chọn bản thảo. Nên cấp vốn để nhà xuất bản đầu tư vào công tác tuyển chọn bản thảo sẽ giúp nhà xuất bản chủ động hơn, có thể thanh lý những bản thảo không phù hợp. - Những văn hoá phẩm độc hại thường từ bên ngoài nhập vào theo con đường lậu, bất hợp pháp; từ trong nước phát ra cũng co,á nhưng ít hơn. Cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lý văn hoá, thông tin truyền thông và công an bảo vệ văn hoá có đủ năng lực và đạo đức để quản lý chặt nội dung hoạt động văn hoá. Từ việc cho mở vũ trường, quán karaoke, quán internet, nội dung biểu diễn, đến việc tiêu huỷ những văn hoá phẩm độc hại được quản lý theo quy chế, kiểm tra chặt chẽ, không nương nhẹ, buông lỏng. - Có những trào lưu văn hoá đầu tiên xuất hiện ở một nước Âu-Mỹ nào đó, về sau bản thân nước ấy thấy không lành mạnh đã ra sức khắc phục. Nhưng sau đó nó lại được du nhập vào nước ta. Hoặc như hiện nay đang xuất hiện những trào lưu mới, chưa biết đúng- sai thế nào thì không nên vội quảng bá trên các phương tiện truyền thông. Ban công tác thanh niên nên có cán bộ chuyên trách nghiên cứu về trào lưu văn hoá của các nước, phân biệt cái đúng, cái sai, học hỏi kinh nghiệm về chống tệ nạn văn hoá (như chống nghiện game online chẳng hạn) để hướng dẫn thanh, thiếu niên đi theo trào lưu đúng mà tránh những cái lệch lạc. Ngày nay, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để ngăn cản, cấm đoán lớp trẻ tiếp cận với những vấn đề mới, có xu hướng lạ đang phổ biến trên thế giới. Truyền bá văn hoá, nghệ thuật trên internet đang phát triển hơn bao giờ hết. Hướng dẫn cái đúng, gạt bỏ cái sai hết sức khó khăn và phức tạp. Nhưng để tệ nạn văn hoá độc hại xâm hại lớp trẻ là nỗi đau và nỗi lo của mỗi gia đình và xã hội. Mong được mọi người chung tay góp sức đẩy lùi ô nhiễm văn hoá độc hại trong thanh thiếu niên và trang bị cho lớp trẻ sự hiểu biết cần thiết, đủ sức đề kháng với các loại văn hóa độc hại./. Giác Ngộ Online Từ vấn nạn ô nhiễm môi trường,nghĩ về môi trường văn hóa Phật giáo Môi trường ô nhiễm là vấn đề thời sự đang rất nóng hổi trên diễn đàn thông tin đại chúng, hàng ngày có hàng loạt vụ gây ô nhiễm môi trường bị phanh phui. Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi, thực ra trên đất nước ta đâu đâu cũng thấy “môi trường bị ô nhiễm”. Như môi trường văn hóa, môi trường giáo dục, môi trường đạo đức của nước ta cũng đang ngày càng bị ô nhiễm. Mà môi trường văn hóa chính là công cụ lý thuyết khá hữu hiệu để xem xét điều kiện bên ngoài, làm nên sự hình thành hay tha hóa nhân cách, sự phát triển hay thụt lùi của cá nhân, sự tiến bộ hay lạc hậu của nhóm xã hội hoặc cộng đồng. Môi trường văn hóa Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Phải nói rằng, chưa bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại phong phú và đa dạng như hiện nay. Nó vừa năng động và tích cực nhưng cũng quá nhiều cám dỗ tiêu cực. Sự phong phú, đa dạng, năng động của môi trường văn hóa Việt Nam hiện nay chưa đủ để nuôi dưỡng, khích lệ trí tuệ sáng tạo tuổi trẻ phát triển mạnh. Nhưng mặt khác, nó quá dư thừa những tiêu cực để khiến cho bất cứ một cá nhân, một gia đình, một cộng đồng nào cũng phải bất an và cảnh giác. Nhan nhản những kênh thông tin đồi trụy, các thông tin trên mạng Internet, các sản phẩm nghe nhìn từ các phương tiện truyền thông đại chúng khác đang làm nhiễu loạn môi trường văn hóa truyền thống và dẫn đến việc tuổi trẻ xem thường văn hóa truyền thống quý báu của cha ông, của dân tộc. Nếu xét trong bối cảnh môi trường xã hội đang bị ô nhiễm hiện nay tại nước ta thì có lẽ hàng ngày chúng ta phải đối mặt và hít thở trong một môi trường văn hóa ô nhiễm đến nghẹt thở cả từ nông thôn đến thành thị. Một vị giáo sư đã nói với chúng tôi “mỗi buổi sáng thức dậy đọc hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ là người tôi đã mệt lả đi”. Vị giáo sư đó giải thích, các thông tin in trên hai tờ báo đều cho biết có quá nhiều tệ nạn đang diễn ra trên khắp đất nước ta mà phần lớn đến từ “sự ô nhiễm văn hóa” nào là xì ke ma túy, nào là cướp bóc chém giết, chồng giết vợ, mẹ giết con, nào là giả dối lừa gạt, nào là phá rừng, xả nước bẩn xuống sông gây ô nhiễm Mới đây thôi, người ta đã cố tình tạo ra thêm một kiểu “ô nhiễm văn hóa, giáo dục và đạo đức” khi cho xuất bản hàng loạt truyện tranh có nội dung và hình ảnh sex “gây sốc” cho trẻ em. Nếu xem phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức, pháp quyền, dân trí, tính năng động xã hội là điều kiện là cơ sở cho sự hình thành nhân cách, phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng xã hội thì đó chính là môi trường văn hóa lành mạnh. Vậy nên khi môi trường văn hóa đó đã bị “ô nhiễm” rồi thì chắc chắn sự phát triển nhân cách con người (từ cá nhân đến tập thể) khó mà thoát ra khỏi sự “ô nhiễm”, bởi cha ông ta đã dạy “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” mà. Phật giáo cần sớm nhập cuộc và chung vai gánh vác để làm “sạch môi trường văn hóa” của chúng ta hiện nay. Nói như vậy đương nhiên Phật giáo phải có lý luận của mình. Trong Phật giáo, ý nghĩa “đạo tràng” là chỗ thanh tịnh, nơi hành giả tham thiền tu luyện, mở rộng ra nó được hiểu như là “môi trường đạo hạnh”, trường giảng đạo, ngôi nhà giảng đạo nói chung là một môi trường sống không có sự ô nhiễm của thói hư tật xấu Như vậy có thể nói “đạo tràng” trong Phật giáo là môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh để phát triển bền vững. Một số “đạo tràng Phật giáo” đang sinh hoạt tuy còn cục bộ và tự phát nhưng cần được giới Phật giáo khắp nơi trong nước nghiên cứu và nhân rộng để “cứu nguy văn hóa”, hướng dẫn quần chúng tu tập và giúp tuổi trẻ vượt khó vươn lên theo tiêu chuẩn đạo đức của nhà Phật như các Khóa tu Mùa Hè của chùa Hoằng Pháp, TP.HCM thường xuyên có trên 2.000 em thanh thiếu niên tham dự, các kỳ hội trại của Báo Giác Ngô, của Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo TP.HCM là một điển hình; các khóa tu của TT.Chơn Quang tại Bà Rịa-Vũng Tàu cũng có nội dung sinh hoạt chất lượng. Tại Huế có đạo tràng Tịnh độ chùa Thiên Minh mỗi tháng có hơn 2.000 người sinh hoạt Những hoạt động tích cực này của một số chùa cần nhanh chóng được các Ban Trị sự, các Tăng Ni, các chùa trong cả nước phổ biến, tiếp thu và nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam. Dù đây là hiện tượng không mới nhưng trong bối cảnh của nền văn hóa đang bị ô nhiễm của nước ta hiện nay, môi trường này rất hữu hiệu cho đời sống tinh thần và tâm linh của chúng ta, của con em chúng ta và cho cả xã hội Việt Nam chúng ta nữa. Gần đây tại Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc, một số câu lạc bộ thanh niên Phật tử mới thành lập với nhiều nội dung sinh hoạt lành mạnh đã và đang hoạt động rất tốt, đây là một dấu hiệu rất đáng mừng mà không phải ở đâu cũng cập nhật được như thế. Ở miền Trung, tổ chức Gia đình Phật tử chính là môi trường văn hóa lành mạnh nhưng thật đáng tiếc là hình thái hoạt động còn nhiều đơn điệu và ít thay đổi để có thể tạo đà cho tuổi trẻ phát triển kỹ năng và tư duy sáng tạo. Các đạo tràng, các câu lạc bộ, các khóa tu, hội trại của Phật giáo tuy rất tích cực, nhưng vẫn còn mang tính cục bộ địa phương và tự phát mà PGVN vẫn chưa có chiến lược để phát triển thành hệ thống, thành thế mạnh trên phạm vi cả [...]... ánh chính xác môi trường gia đình, nhà trường, xã hội mà giới trẻ đang sống Dù trong trường hợp nào, tại gia đình, nhà trường hay xã hội thì người lớn - người có tuổi cũng chính là người hướng dẫn, làm gương trẻ Gia đình: Gia đình của chúng ta hiện nay và cả ngày xưa nữa là gia đình hạt nhân gồm cha mẹ và con cái (ít có đại gia đình với tam đại, tứ đại đồng đường) Ngày xưa vì nghèo khó nên con cái phải... trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp" Lối sống thực dụng, vị kỷ đang dẫn đến thái độ bàng quan, thờ ơ với công việc của cộng đồng và với những người xung quanh Điều đó làm cho mối dây liên kết giữa cá nhân và cộng đồng, giữa người và người trở nên "lỏng lẻo" Đây thực sự là nguy cơ của việc đẩy xa nhau giữa con người với con người, ... trật tự đã không còn nữa, con người đã sống ngược lại hoàn toàn với đạo lý làm người Tôi cũng thuộc lớp trẻ hiện nay nhưng tôi không đồng tình với lối sống buông thả này Đừng cho rằng những lời dạy của ông bà từ xưa là dư thừa, cổ hủ, lạc hậu Nếu không có những đạo lý răn dạy con người thì con người sẽ sống sa đọa, sai lầm và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng Con người khác với con thú là biết thế nào... giản, dễ dãi, chưa đi đến ngọn nguồn của vấn đề và thường cuối cùng là đổ lỗi "sự suy đồi về đạo đức, lối sống trong xã hội ta hiện nay, đặc biệt là bộ phận giới trẻ" cho "mặt trái cơ chế thị trường" , cho sự kém tu dưỡng, rèn luyện ở trẻ Môi trường giáo dục của giới trẻ Như chúng ta đã thấy, gia đình, nhà trường và xã hội chính là môi trường văn hoá, môi trường giáo dục đào luyện lên thế hệ trẻ Văn hoá,... sâu, vực thẳm, mời gọi, cuốn hút trẻ vào các tệ đoan, sa ngã Môi trường giáo dục ấy bây giờ ra sao? Gia đình: Hãy tưởng tượng, như trên phần nào tôi đã đề cập, trong gia đình, bố mẹ sáng dạy mải móng nhét mấy đồng vào tay con tự lo bữa sáng (thậm chí cả bữa trưa) trong ngày Tối về, vội vã chuẩn bị bữa ăn, vội vã và vài bát cơm sau đó ai rút về phòng người ấy Cha mẹ và con cái hầu như rất ít giao lưu Nhưng... Nguyễn Việt Tiến, của Nguyễn Thanh Bình mà phấn đấu Có người nghe vậy sẽ phản bác: chỉ có vài con sâu đáng gì với nồi canh lớn, xã hội thời nào chẳng có những con người như thế Thì đó là lời của những bạn lạc quan hoặc đui mù Nhưng người lạc quan hiện nay rất ít (chỉ đông người tham vọng thôi) và con mắt của người thời nay ai cũng sáng cả Chúng ta làm một thí nghiệm nhỏ: Bạn hãy lên một danh sách lãnh... người trẻ tuổi trong độ tuổi lao động chiếm số đông xã hội, trong đó có rất đông những người được gọi là "giới trẻ" Ở đây khó có sự phân giới rõ ràng thế nào là giới trẻ, tôi xin tạm lấy mốc 1975 theo cách nhìn của nhiều người "có tuổi" làm phân giới Những người sinh từ 1975 và trước đó ít năm trở lại đây, không thông dự vào các sự kiện chiến tranh và khó khăn của đất nước, lớn lên trong hoà bình và. .. biết thế nào là đúng, thế nào là sai Con thú sống chỉ vì bản năng, còn con người thì vừa sống theo bản năng, mà vừa sống theo lý trí Nhưng cái quan trọng là bản năng mạnh hay lý trí mạnh? Nếu bản năng mạnh hơn lý trí thì ta không khác gì con thú, chữ "người" đã bị xóa đi chỉ còn lại chữ "con" mà thôi Còn nếu lý trí mạnh hơn bản năng thì ta thực chất là một con người có nhân cách, có biết đủ Tôi sợ... định rất lớn vào tính cách, lối sống, hành vi của con em Một gia đình thiếu nền nếp, cha mẹ lục đục, sống thiếu tình thương, bị hơi lạnh của đồng tiền tri phối rõ ràng khó tạo lên những đứa con ngoan trò giỏi, công dân tốt cho xã hội Nhà trường: Nhà trường là môi trường giáo dục không chỉ dạy kiến thức mà còn, và quan trọng hơn hết, là dạy cách làm người Ngày xưa có câu "Tiên học lễ, hậu học văn",... hậu học văn", nhưng mấy mươi năm trước câu này đã bị gỡ bỏ ở các trường Các trường hiện nay ít chú ý đến hành vi đạo đức của trẻ, chủ yếu là trang bị kiến thức, là nơi "giữ trẻ" trong những lúc bố mẹ chúng còn mải mê công sở, kiếm tiền Xã hội: là nơi hoạt động của con người Một xã hội văn minh, lành mạnh sẽ là môi trường tốt nâng đỡ và thôi thúc giới trẻ dấn thân cống hiến công sức, trí tuệ xây dựng . những đạo lý răn dạy con người thì con người sẽ sống sa đọa, sai lầm và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Con người khác với con thú là biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Con thú sống chỉ. cho sự kém tu dưỡng, rèn luyện ở trẻ. Môi trường giáo dục của giới trẻ. Như chúng ta đã thấy, gia đình, nhà trường và xã hội chính là môi trường văn hoá, môi trường giáo dục đào luyện lên thế hệ. chính xác môi trường gia đình, nhà trường, xã hội mà giới trẻ đang sống. Dù trong trường hợp nào, tại gia đình, nhà trường hay xã hội thì người lớn - người có tuổi cũng chính là người hướng

Ngày đăng: 08/07/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w