1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

HÀNG HÓA CÔNG

6 247 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HÀNG HÓA CÔNG 3.1. HÀNG HÓA CÔNG 3.1.1. Khái niệm Ngoài các loại hàng hóa - dịch vụ chúng ta đã tìm hiểu ở các phần trên, còn có một loại hàng hóa - dịch vụ rất cần thiết cho các nhu cầu của xã hội. Tuy vậy, loại hàng hóa - dịch vụ này lại không được thị trường cung cấp hoặc nếu có thì sản lượng cung cấp cũng không đầy đủ hoặc có thể là phải dùng một khoản phí rất lớn để kiểm soát việc cung cấp so với chi phí sản xuất; loại hàng hóa - dịch vụ được gọi là hàng hóa công cộng (hay còn gọi là hàng hóa công). Với các hiểu trên, hàng hóa công là loại hàng hóa - dịch vụ mang hai thuộc tính đó là không cạnh tranh và không thể loại trừ. Đối lập với hàng hóa cônghàng hóa - dịch vụ tư nhân do nó không mang hai tính chất trên. - Thuộc tính không loại trừ có thể được hiểu trên góc độ tiêu dùng, một khi hàng hóa công được cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa công đó. Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ cho những người trả tiền, còn không bảo vệ những ai không làm việc đó. Đối lập với hàng hóa công, hàng hóa - dịch vụ cá nhân (hàng hóa - dịch vụ tư nhân) có thể loại trừ việc sử dụng của các cá nhân một cách dễ dàng, chẳng hạn như bảo vệ rạp hát sẽ ngăn chặn được những người không có vé vào xem. - Thuộc tính không cạnh tranh cũng được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa - dịch vụ nào đó không có nghĩa là sẽ ngăn cản những cá nhân khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ngược lại, đối với hàng hóa dịch vụ cá nhân, việc tiêu dùng của một cá nhân nào đó có thể làm giảm sức tiêu dùng của cá nhân khác hoặc thậm chí có thể loại trừ cá nhân khác khỏi việc tiêu dùng. Chính vì tính chất này mà người ta không muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào ra khỏi việc tiêu dùng hàng hóa công. Với định nghĩa trên, hàng hóa công được xem là loại hàng hóa - dịch vụ mà tất cả mọi thành viên trong xã hội đều có thể sử dụng chung với nhau. Việc sử dụng của cá nhân này không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến việc sử dụng của cá nhân khác. 3.1.2. Tính chất của hàng hóa công Hàng hóa công không thuộc về bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào, chúng thuộc quyền sở hữu của cả cộng đồng. Chính vì lý do này mà khi chúng ta áp dụng phí đối với hàng hóa công sẽ rất khó khăn. Cụ thể, phần lớn mọi người không trả tiền trực tiếp cho việc sử dụng một con đường, hoặc cho chương trình quốc phòng nhưng cũng không vì thế mà loại họ ra khỏi việc hưởng thụ lợi ích từ việc sử dụng con đường đó hay chương trình quốc phòng đó. Việc sử dụng hàng hóa công của người này không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến việc sử dụng của người khác. Bởi vì, chi phí tăng thêm để tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa công là vô cùng nhỏ, gần như bằng không. Khi chương trình giáo dục cộng đồng thực thi có hiệu quả thì lợi ích từ chương trình của một cá nhân nào đó không vì thế mà ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân khác. 3.2. PHÂN LOẠI HÀNG HÓA CÔNG Nhìn chung, hàng hóa công thường có 2 thuộc tính là “cùng tiêu thụ” và “phi độc chiếm”. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một loại hàng hóa công nào cũng bảo đảm một cách nghiêm ngặt hai thuộc tính trên. Tùy theo từng mức độ bảo đảm mà người ta có thể phân loại hàng hóa công theo nhiều tiêu chí khác nhau. 3.2.1. Hàng hóa công thuần túy và không thuần túy Hàng hóa công thuần túy (Pure public goods) là loại hàng hóa không thể định suất việc tiêu thụ hoặc việc định suất tiêu thụ là không cần thiết. Chẳng hạn như công viên, vườn hoa… Hàng hóa công không thuần túy (Impure public goods) là loại hàng hóa công có thể định suất việc sử dụng, có thể loại trừ các cá nhân ra khỏi việc sử dụng nhưng phải chấp nhận một khoản phí nhất định nào đó. Việc phân tích chỉ tiết hai loại hàng hóa công trên là không cần thiết trong kinh tế học môi trường. Do vậy, chúng tôi đưa ra các cách phân loại như trên chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi. 3.2.2. Hàng hóa công quốc gia và hàng hóa công địa phương Hàng hóa công quốc gia là loại hàng hóa - dịch vụ do chính phủ cấp cho toàn bộ quốc gia với mục đích sử dụng cho toàn xã hội và mang đầy đủ hai thuộc tính vừa nêu trên. Một số hàng hàng hóa công quốc gia tiêu biểu như chương trình quốc phòng an ninh, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình quốc gia về chống biến đổi khí hậu, chính sách ổn định kinh tế vĩ mô . Hàng hóa công địa phương cũng là loại hàng hóa công nhưng do chính quyền địa phương cung cấp với mục đích chính là sử dụng cho nhu cầu địa phương. Hàng hóa công địa phương có thể có 1 trong 2 thuộc tính kể trên hoặc thỏa mãn cả 2 thuộc tính nhưng ở một mức độ không cao. Một số loại hàng hóa công địa phương chủ yếu như: hệ thống hạ tầng giao thông địa phương, hệ thống truyền thanh - truyền hình, các chương trình giáo dục, y tế, môi trường địa phương . Ngoài ra, với đặc thù là một loại hàng hóa - dịch vụ không có sự cạnh tranh trong việc sử dụng nên hàng hóa công không chỉ bó hẹp trong địa phương, quốc gia mà còn có thể có loại hàng hóa công quốc tế như các chính sách tài chính của các tổ chức quốc tế, các phát minh sáng chế, chương trình nghị sự thế kỷ, chương trình hành động chống biến đổi khí hậu toàn cầu, chương trình bảo vệ tầng ozôn . 3.3. CUNG CẤP HÀNG HÓA CÔNG MỘT CÁCH HIỆU QUẢ Để xác định việc cung cấp hàng hóa công có hiệu quả hay không, trước tiên chúng ta cần phải xác định được đường cung và cầu hàng hóa - dịch vụ của xã hội, trong đó bao gồm nhu cầu về hàng hóa - dịch vụ cá nhân (G), hàng hóa công (X), và mức thuế suất mà họ phải đóng cho nhà nước (hoặc tổ chức) khi sử dụng hàng hóa - dịch vụ đó là như thế nào, vì mỗi mức thuế sẽ khác nhau cho các loại hàng hóa - dịch vụ khác nhau bởi vì con người luôn muốn tiêu xài sao cho tiết kiệm nhất mà vẫn đáp ứng được mong muốn của họ. Giả sử rằng: chính phủ yêu cầu mỗi cá nhân phải nộp cho nhà nước, bao gồm 2 loại thuế sau: thuế hàng hóa - dịch vụ cá nhân (p) và thuế hàng hóa cộng (t), thì đường ngân sách của cá nhân là: I = pX + tG, tỷ số (t/p) Giữa hàng hóa cônghàng hóa - dịch vụ cá nhân cũng chính là tỷ suất thay thế biên giữa hàng hóa cônghàng hóa - dịch vụ cá nhân. Đường cầu của mỗi cá nhân về hàng hóa công cũng chính là tỷ suất thay thế biên, do đó đường cầu tổng hợp của tất cả các cá nhân là tổng tỷ suất thay thế biên. Mặt khác đường cung hàng hóa công phản ánh chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất ra nó và tối ưu hóa lợi ích - đây chính là tỷ suất chuyển đổi giữa hàng hóa cônghàng hóa - dịch vụ cá nhân. Nhà kinh tế học Paul Samuelson đã chứng minh rằng, để hàng hóa công được cung cấp một cách hiệu quả thì tổng tỷ suất thay thế biên của các cá nhân phải bằng với tỷ suất chuyển đổi biên hay tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cuối cùng bằng chi phí tăng thêm cho xã hội để sản xuất nó; đó chính là điều kiện Samuelson về cung cấp hiệu quả hàng hóa công. Tuy nhiên, điều kiện trên chỉ là cơ sở để quyết định việc cung ứng hàng hóa công cho nhu cầu xã hội, trong thực tế dù có xác định được mức cung cấp hàng hóa công hiệu quả thì việc thực hiện chúng lại gặp những khó khăn đáng kể và phụ thuộc vào việc lựa chọn sử dụng hàng hóa công hay hàng hóa - dịch vụ cá nhân. Do đó, việc cung cấp hàng hóa công không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả mong muốn. Trong chương 2, chúng ta đã nghiên cứu về quy luật cung cầu của hàng hóa - dịch vụ cá nhân, việc xác định điểm cân bằng (ở đó cung và cầu không gây sức ép lẫn nhau) tương đối thuận lợi thông qua sự biến đổi của quy luật cung cầu và giá cả thị trường. Đối với hàng hóa công việc xác định điểm cân bằng này gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhà kinh tế học người Thụy Điển, Eril Lindahl, đã xây dựng một mô hình mô phỏng thị trường cho hàng hóa công hay còn được gọi là cân bằng Lindahl. Mô hình này xác định nhu cầu của mỗi cá nhân về một loại hàng hóa công thuần túy tương ứng với một mức thuế mà nhà nước đánh vào hàng hóa - dịch vụ đó và cũng chính là giá cả mà cá nhân phải trả. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có nhu cầu về hàng hóa công khác nhau nên mức thuế của mỗi người có thể chi trả cũng khác nhau do đó cân bằng Lindahl khác với cân bằng của thị trường hàng hóa - dịch vụ cá nhân. Thế nhưng trong thực tế mô hình này lại gặp một số trở ngại không nhỏ vì nhiều người không ý thức được tầm quan trọng của hàng hóa công khi sử dụng chúng (không trả tiền, sử dụng hoang phí, bừa bãi .). Vì thế muốn xác định được mức cung cầu hàng hóa công đạt đến mức có thể chấp nhận được, trước tiên chúng ta cần có những kế hoạch, chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của mọi người khi sử dụng hàng hóa công. Làm sao và bằng cách nào tạo được nghĩa vụ cũng như ý thức của mỗi các nhân, nhận thức được những lợi ích thiết thực, đồng thời mang lại ý thức tự giác và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong việc sử dụng hàng hóa công đó. Tất nhiên, để mọi cá nhân có tinh thần tự giác là một điều rất khó khăn bởi vì trong xã hội vẫn tồn tại nhiều người với suy nghĩ về việc trả hay không trả chi phí khi sử dụng hàng hóa công thì cũng không ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn xã hội. Đặc biệt nếu đó là hàng hóa công do tư nhân cung cấp thì càng khó quản lý bởi vì các công cụ quản lý, chế tài còn nhiều hạn chế trong việc buộc người sử dụng phải trả tiền khi sử dụng hàng hóa công, đây cũng chính là nguyên nhân vì sao tư nhân không muốn tham gia vào việc cung cấp hàng hóa công cho xã hội. Chính vì vậy, việc cung cấp hàng hóa công cho xã hội thường phải do chính phủ (nhà nước) đóng vai trò cung cấp và thu phí thông qua các chính sách về thuế là chủ yếu. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, thuộc tính không thể loại trừ ngày càng tỏ ra bị hạn chế. Ngày nay, việc thu thuế tiêu thụ các hàng hóa công đã có những tiến bộ đáng kể, qua việc ban hành nhiều chính sách, biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa những cá nhân, thành phần khi sử dụng hàng hóa công không chịu trả phí. 3.4. PHÂN TÍCH TÍNH KHÔNG HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CUNG CẤP TƯ NHÂN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CÔNG Giả sử có một loại hàng hóa công mà chi phí biên tế của người tiêu thụ tăng lên bằng không (hoặc xấp xĩ bằng không) được cung cấp bởi tư nhân thì người cung cấp hàng hóa công đó buộc các cá nhân khi sử dụng hàng hóa công này phải trả tiền. Dĩ nhiên, mọi trường hợp sử dụng hàng hóa công bị bắt buộc phải trả tiền sẽ làm cho người tiêu dùng có xu hướng giảm nhu cầu sử dụng và không thích thú đối với loại phí này, điều đó sẽ không khuyến khích các cá nhân tiêu dùng loại hàng hóa - dịch vụ này. Do vậy, khi hàng hóa công được cung cấp bởi tư nhân sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng dưới mức cần thiết và một phần phúc lợi từ hàng hóa công bị mất đi. Với: MC : Chi phí biên tế (chi phí biên). MU: Lợi ích biên tế khi sử dụng hàng hóa - dịch vụ (Magrinal Utilities). D : Nhu cầu (Demand). P : Giá cả (Price). S C : Thặng dư của người tiêu dùng (Consumer’s Surplus). 0 ----- E Pgiaù A D = MU SC CP LW MC B CA 50 30 20 10 10 50403020 60 Q (sản lượng) QE QB PE L W : Tổn thất phúc lợi xã hội (Welfare loss). C A : Sử dụng hàng hóa - dịch vụ dưới khả năng. C P : Chi phí sản xuất (Production Cost). Buộc phải trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa công được cung cấp từ phía tư nhân trong nhiều trường hợp là hoàn toàn có thể thực hiện được nhưng lại không cần thiết. Phúc lợi bị mất đi sẽ càng lớn khi các khoản tiền buộc phải nộp càng lớn và lượng hàng hóa - dịch vụ được sử dụng sẽ ít đi trong khi đó khả năng cung cấp của nó vẫn còn rất lớn. Chúng ta sẽ minh họa vấn đề không hiệu quả của hàng hóa công được cung cấp bởi tư nhân như sau: * Trường hợp không thu phí sử dụng công viên Số lượng khách đến với công viên là Q B = 50 khách (tương ứng với MU = 0). Thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng hàng hóa công này là S C = dt (OAB) = ½ × OA × OB = ½ × 50 × 50 = 1250. * Trường hợp có thu phí sử dụng công viên Nếu phí thu cố định cho mỗi lượt khách đến với công viên là MC = AC = 20, lúc này số lượng khách đến với công viên sẽ giảm tương ứng là Q E = Q B - 20 (khách) = 50 - 20 = 30 khách. Khi đó thặng dư tiêu dùng chỉ còn lại là S C ’ = dt (P E AE) = ½ × 30 × 30 = 450. Hình 3.1. Tính không hiệu quả của hàng hóa công được cung cấp bởi tư nhân So sánh hai trường hợp ta thấy thặng dư tiêu dùng trong trường hợp cung cấp tư nhân hàng hóa công đã giảm đi một lượng tương ứng là 200, tương đương với diện tích ∆EQ E Q B . Hay nói cách khác, tổn thất phúc lợi trong trường hợp này được xác định là L W = dt (OP E EB) - dt (OP E EQ E ) = 800 - 600 = 200. Hay L W = dt (EQ E B) = ½ (200 × 200) = 200. Lúc này, ∆S C = S C - S C ’= dt(OAB) - dt(P E AE) = dt(OP E EB) = 1250 - 450 = 800. Một phần thặng dư trong tiêu dùng đã bị giảm đi do người tiêu dùng phải trả cho người tạo ra công viên dưới dạng chi phí sản xuất (C P ) = dt(OP E EQ E ) = OP E × OQ E = 20 × 30 = 600. Phần còn lại của thặng dư tiêu dùng bị mất được gọi là tổn thất phúc lợi (L W ) do sử dụng hàng hóa - dịch vụ dưới khả năng (C A ) được biểu thị bằng diện tích Q E EB. 0 ----- E P (giaù) A F 60 50 30 20 10 PA PE B (MC’=CT) CT SA MC Le QA 10 1010 10 1010 QE QM Q (sản lượng) Do vậy, đối với hàng hóa công mà chi phí biên để cung cấp bằng 0 hoặc không đáng kể thì hàng hóa công đó nên được cung cấp miễn phí, kể cả khi nó có thể được loại trừ bằng việc định giá. Một nguyên nhân nữa khiến cho tư nhân cung cấp hàng hóa công không hiệu quả là nó thường có xu hướng được cung cấp với số lượng ít. * Trường hợp có thu phí sử dụng công viên có tạo ra chi phí kiểm soát Phần trên chỉ là phân tích một cách sơ lược, chúng tôi chưa hề đề cập đến trường hợp hàng hóa công được cung cấp bởi tư nhân buộc phải trả tiền có thể tạo ra chi phí kiểm soát (Transactions Costs - C T ) rất lớn. Hình 3.2. Hàng hóa công được cung cấp bởi tư nhân (có tính phí kiểm soát) Trong trường hợp này lại phải cộng thêm chi phí kiểm soát vào trong tổn thất, khi chi phí kiểm soát càng cao thì tổn thất phúc lợi càng lớn. Chi phí kiểm soát trong trường hợp này bao gồm tất cả các chi phí có liên quan đến việc định suất việc sử dụng hàng hóa - dịch vụ. Giả sử, hàng hóa - dịch vụ (trong trường hợp này là công viên) vẫn được sản xuất với chi phí biên tế (MC) không đổi = P E = 20 (hình 3.2). Tư nhân cần bỏ ra chi phí P E = 20 để tạo ra công viên, nhưng để công viên này được sử dụng đúng mục đích của người tạo ra nó, họ cần phải bỏ thêm một khoản chi phí kiểm soát C T = 30. Chính các loại phí này đã đẩy giá hàng hóa - dịch vụ lên đến P A = 50. Lúc đó, thặng dư tiêu dùng hàng hóa - dịch vụ chỉ còn lại tương ứng là S C = dt (P A P m A) = ½ × 10 × 10 = 50. Phần doanh nghiệp nhận được biểu thị bằng dt (OP A AQ A ) = 10 × 50 = 500; trong đó, một phần sẽ là chi phí sản xuất C P = dt (OP E OQ A ) = 10 × 20 = 200, phần còn lại là chi phí kiểm soát C T = dt (P E P A AB) = 10 × 30 = 300. Nếu chính phủ cung cấp hàng hóa công (miễn phí sử dụng) thì mức độ tiêu dùng hàng hóa - dịch vụ có thể tăng lên tương ứng cho đến khi nào lợi ích biên (MU) từ việc tiêu dùng hàng hóa công này bằng không (sản lượng tiêu dùng hàng hóa công lúc này tương ứng là Q m ). Lúc này, toàn bộ chi phí kiểm soát là C T = dt(P E P A AB) = P E P A × P E B = 10 × 30 = 300 sẽ được tiết kiệm, cùng lúc đó, thặng dư tiêu dùng (Added Surplus - S A ) cũng tăng lên bằng dt (BEA) = ½(BE × BA) = ½(30 × 30) = 450. Khi đó, lượng hàng được tiêu dùng sẽ tăng lên từ Q A đến Q E . Tuy nhiên, lượng hàng tăng này không dừng lại ở Q E mà còn tiếp tục tăng lên đến Q m do việc tiêu dùng không phải trả tiền. Ở mức tiêu dùng Q m , sự tự nguyện trả tiền của người tiêu dùng tăng lên nhưng sẽ nhỏ hơn chi phí để sản xuất ra hàng hóa - dịch vụ đó. Ở mức tiêu dùng này, ta gọi là tiêu dùng quá mức hiệu quả và tương ứng như vậy sẽ gây ra một sự tổn thất phúc lợi do tiêu dùng quá mức (Welfare loss from excessive consumtions - Le) và được thể hiện bằng: dt (EFQ m ) = ½(EF × FQ m ) = ½(20 × 20) = 200. Tuy vậy, cũng cần biết rằng đối với hàng hóa công, không phải lúc nào cũng xảy ra trường hợp tiêu dùng hàng hóa - dịch vụ cho đến khi lợi ích biên (MU) bằng không. Do vậy, tổn thất do tiêu dùng không phải lúc nào cũng xảy ra ở mức tương ứng. Tóm lại, chi phí kiểm soát quá cao thì việc cung ứng với số tiền được tiết kiệm là 300 cộng với khoản lợi ích tăng lên do tăng tiêu dùng từ Q A đến Q E = 450 trừ cho tổn thất tiêu dùng hàng hóa công quá mức từ Q E đến Q m = 200. Ta thấy, việc cung cấp hàng hóa công từ phía chính phủ vẫn tỏ ra có hiệu quả hơn so với việc cung cấp hàng hóa công từ phí tư nhân. Trên đây là một số phân tích đơn giản của chúng tôi để làm sáng tỏ vấn đề tiêu dùng hàng hóa công được cung cấp từ phía công hay phía tư nhằm lượng giá một cách khái quát về những tổn thất kinh tế cũng như tổn thất về tài nguyên (lãng phí tài nguyên) từ việc cung cấp hàng hóa - dịch vụ. . xuất; loại hàng hóa - dịch vụ được gọi là hàng hóa công cộng (hay còn gọi là hàng hóa công) . Với các hiểu trên, hàng hóa công là loại hàng hóa - dịch vụ. tính chất tham khảo mà thôi. 3.2.2. Hàng hóa công quốc gia và hàng hóa công địa phương Hàng hóa công quốc gia là loại hàng hóa - dịch vụ do chính phủ cấp cho

Ngày đăng: 03/10/2013, 08:20

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Tính khơng hiệu quả của hàng hĩa cơng được cung cấp bởi tư nhân - HÀNG HÓA CÔNG
Hình 3.1. Tính khơng hiệu quả của hàng hĩa cơng được cung cấp bởi tư nhân (Trang 4)
Hình 3.2. Hàng hĩa cơng được cung cấp bởi tư nhân (cĩ tính phí kiểm sốt) - HÀNG HÓA CÔNG
Hình 3.2. Hàng hĩa cơng được cung cấp bởi tư nhân (cĩ tính phí kiểm sốt) (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w