LỜI MỞ ĐẦu 2

3 235 0
LỜI MỞ ĐẦu 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Châu Á đang nổi lên là châu lục phát triển năng động nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ luôn được ghi nhận thuộc vào những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Sự vươn lên mạnh mẽ của châu lục từng bị lãng quên này được thể hiện qua nhiều khía cạnh, trong đó sự phát triển của thị trường bán lẻ là một trong những bức tranh rõ nét nhất minh chứng cho thời kỳ đỉnh cao của châu Á. Thị trường châu Á trong thời đại hiện nay không chỉ đi theo những xu thế đã được tạo dựng trên thế giới mà dần thể hiện vị thế chủ động khi tạo ra những bước ngoặt trong lịch sử phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Một trong những khuynh hướng nổi bật trong lĩnh vực thương mại toàn cầu trong thế kỷ 20 chính là sự mở rộng lãnh địa kinh doanh của các tập đoàn bán lẻ ra khỏi biên giới quốc gia.Và có thể nói rằng, sự kiện các tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu và Bắc Mỹ đặt chân vào thị trường châu Á là một cột mốc trong lịch sử thương mại thế giới.Thời kỳ trước những năm 1980, tầm ngắm của các nhà bán lẻ châu Âu chỉ dừng lại ở các quốc gia châu Âu khác.Một số lượng nhỏ chỉ bắt đầu chú ý đến thị trường Bắc Mỹ và thành công của họ ở khu vực này khá khiêm tốn. Tương tự, sự xâm chiếm của các doanh nghiệp bán lẻ đến từ Mỹ hay Canada vào thị trường Châu Âu không mang lại kết quả thành công như mong đợi. Chỉ đến khi các tập đoàn bán lẻ ở hai châu lục phát triển nhất thế giới này bắt đầu tìm kiếm cơ hội và tiến đến thị trường châu Á, khái niệm toàn cầu hóa khu vực bán lẻ mới thực sự bước sang một trang mới. Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung. Đây là thị trường luôn được đánh giá cao và thường xuyên nhận được những dự báo khả quan về mức độ cũng như tốc độ phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trường bán lẻvẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển. Vì vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn rất cần những định hướng phát triển chi tiết, hợp lý. Xuất phát từ thực tế đó, em chọn đề tài: “Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, khái quát về mặt lý luận, phân tích những đặc điểm chính của thị trường châu Á hiện nay cũng như những xu thế phát triểnmới trong tương lai. Một số thị trường tiêu biểu cũng được phân tích nhằm rút ra những bài học cho những thị trường phát triển sau. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đưa ra những đánh giá về những tập đoàn bán lẻ lớn đến từ châu lục khác hay những tập đoàn bán lẻ mạnh nhất châu Á thông qua việc tìm hiểu những yếu tố quyết định thành công của những tập đoàn này. Thứ hai, từ những phân tích đánh giá rút ra trên thị trường châu Á, rút ra những kinh nghiệm cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam trong quá trình quy hoạch, phát triển thị trường theo hướng hiện đại hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là các hoạt động, xu hướng bán lẻ đang diễn ra trên thị trường châu Á nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trên thị trường Việt Nam, các nghiên cứu dành sự chú ý cho những ảnh hưởng từ việc trở thành thành viên của WTO đến thị trường Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu tập trung nhiều vào thị trường Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Nghiên cứu của bài khóa luận không bao gồm Nhật Bản do thị trường bán lẻ ở quốc gia này đã phát triển khá lâu và hiện nay đã được xếp vào một trong những thị trường có dấu hiệu bão hòa. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích – tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích, đánh giá nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm hợp lý. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục thuật ngữ viết tắt và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn của em được chia làm ba phần: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường bán lẻ. Chương 2: Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á. Chương 3: Thị trường bán lẻ Việt Nam và những kiến nghị nhằm phát triển thị trường trong tương lai. Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình cũng như những ý kiến đóng góp vô cùng quý giá của Thạc sỹ Nguyễn Thị Xuân Hường. Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót do đề tài tương đối rộng trong khi khuôn khổ của bài khóa luận lại hạn chế. Em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ phía các thày cô và các bạn. . LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Châu Á đang nổi lên là châu lục phát triển. kỷ 20 chính là sự mở rộng lãnh địa kinh doanh của các tập đoàn bán lẻ ra khỏi biên giới quốc gia.Và có thể nói rằng, sự kiện các tập đoàn bán lẻ hàng đầu

Ngày đăng: 03/10/2013, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan