1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẾ DOANH NGHIỆP

25 3,1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 58,3 KB

Nội dung

Kể từ khi ra đời và phát triển cho đến nay, quá trình hoạt động của chi nhánh NHNN & PTNT Hải Châu có thể được đánh giá về qua một số cột mốc thời gian cụ thể như sau:  Trong giai đoạn

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẾ DOANH NGHIỆP

I Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Châu

Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hải Châu (NHNN &PTNT Hải Châu) có trụ sở tại số 107 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành Phố ĐàNẵng

Là đơn vị hạch toán phụ thuộc của hệ thống NHNN & PTNT, hoạt động của chinhánh NHNN & PTNT Hải Châu được đánh giá về qui mô thuộc l; loại lớn của hệ thốngNHNN & PTNT trên địa bàn Đà Nẵng

Kể từ khi ra đời và phát triển cho đến nay, quá trình hoạt động của chi nhánh NHNN

& PTNT Hải Châu có thể được đánh giá về qua một số cột mốc thời gian cụ thể như sau:

 Trong giai đoạn chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có

sự điều tiết của của nhà nước (mô hình ngân hàng 1 cấp vừa thực hiện chức năng quản lývừa thực hiện chức năng kinh doanh sang mô hình ngân hàng 2 cấp nhằm tách riêng chứcnăng quản lý và chức năng kinh doanh):

Ngày 01/01/1988 của Ngân hàng Nhà Nước Việt nam V/v: Thành lập Ngân hàngNông nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và sau đó thành lập các chi nhánh ngân hàngthành phố, huyện, thị trực thuộc

Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng trong giai đoạn này là phục vụ các doanh nghiệp,

hộ cá thể liên quan đến lĩnh vực Nông – Lâm – Thủy – Hải Sản (không tham gia xuấtkhẩu)

 Năm 1991, Ngân hàng Nông nghiệp được đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp

và Phát Triển Nông Thôn (NHNN & PTNT) Việt Nam theo quyết định của Thống ĐốcNHNN Việt Nam Chi nhánh cũng được đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp và PhátTriển Nông Thôn tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng

Trang 2

 Ngày 20/04/1991, NHNN & PTNT Việt Nam thành lập thêm Sở Giao Dịch IIINHNN & PTNT Việt Nam tại Thành Phố Đà Nẵng theo quyết định số 66 của Thống ĐốcNHNN Việt Nam Lúc này trên địa bàn tỉnh có 14 chi nhánh thành phố huyện, thị trựcthuộc NHNN & PTNT tỉnh QNĐN với chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Chi nhánh NHNN thành phố Đà Nẵng (và sau này được gọi là chi nhánh NHNN & PTNT quận Hải Châu) với nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng và các

địa bàn lân cận, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nông nghiệp

Sở Giao Dịch III – NHNN tại Đà Nẵng với nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các chủtrương chính sách của Ngân Hàng Nhà Nước và NHNN Việt Nam trên phạm vi 11 tỉnhMiền Trung, tổ chức điều hòa vốn trong khu vực

 Ngày 19/10/1992 NHNN Việt Nam quyết định sát nhập Chi Nhánh NHNN &PTNT tỉnh QNĐN vào Sở Giao Dịch III – NHNN Việt Nam thành Sở Giao Dịch III –NHNN Việt Nam tại Đà Nẵng theo quyết định số 267/QĐ – HĐQT

 Ngày 15/10/1996 NHNN ra quyết định thành lập NHNN & PTNT Việt Nam trên

cơ sở NHNN Việt Nam trước đây Do đó sở giao dịch – NHNN Việt Nam tại Đà Nẵngđổi thành Sở Giao Dịch NHNN & PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng

 Thực hiện chủ trương điạ giới hành chính của tỉnh QNĐN thành Thành phố ĐàNẵng và tỉnh Quảng Nam của chính phủ Ngày 16/12/1996 NHNN & PTNT Việt Namquyết định tách Sở Giao Dịch III – NHNN & PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng và chi nhánhNHNN & PTNT tỉnh Quảng Nam theo quyết định số 515/ QĐ của Tổng Giám ĐốcNHNN & PTNT Việt Nam

 Ngày 26/03/1999 NHNN & PTNT Việt Nam tách một chi nhánh NHNN & PTNTQuận Hải Châu khỏi Sở Giao Dịch III và nâng cấp thành chi nhánh NHNN & PTNTThành phố Đà Nẵng theo quyết định số 208/QĐ/HĐQT – 02

 Ngày 26/10/2001 Sở Giao Dịch III – NHNN & PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng sátnhập với chi nhánh NHNN & PTNT Thành phố Đà Nẵng thành chi nhánh NHNN &PTNT Thành phố Đà Nẵng theo quyết định 424/QĐ/HĐQT – TCCB của chủ tịch HĐQT

Trang 3

NHNN & PTNT Việt Nam Đồng thời, chi nhánh NHNN & PTNT Thành Phố Đà Nẵngtrước đây thành chi nhánh NHNN & PTNT Quận Hải Châu.

 Ngày 12/09/2007, Chủ Tịch HĐQT NHNN & PTNT Việt Nam ban hành quyếtđịnh 954/QĐ/HĐQT – TCCB về việc mở chi nhánh NHNN & PTNT Hải Châu phụ thuộc

NHNN & PTNT Việt Nam (chi nhánh cấp 1)

1 Chức năng, nhiệm vụ của NHNo & PTNT Hải Châu.

1.1 Chức năng.

 Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn về nội và ngoại tệ, dịch vụ theo phân cấp củaNHNN & PTNT Việt Nam

Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự chỉ đạo của

NHNN & PTNT Việt Nam

 Cân đối điều hòa vốn kinh doanh, phân phối thu nhập theo qui định của NHNN &PTNT Việt Nam

 Thực hiện đầu tư dưới hình thức liên doanh, mua cổ phần dưới các hình thức đầu

tư khác với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi được Ngân Hàng Nông Nghiệp cho phép

 Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo phân cấp ủyquyền của Ngân Hàng Nông Nghiệp

 Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao

Bên cạnh những hoạt động trên còn tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt thôngqua các công cụ thanh toán như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…cho khách hàng một cách

Trang 4

nhanh chóng, chính xác, kịp thời nhằm góp phần điều hòa lưu thông tiền tệ, phát triểnkinh tế địa phương.

Huy động vốn: nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm

bằng đồng Việt Nam hoặc Ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu trái phiếu

Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng Việt Nam đồng hoặc

Ngoại tệ đối với các cá nhân và tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần, mọi lĩnh vực kinhdoanh

Kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ

khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính Phủ, Ngân Hàng NhàNước và Ngân hàng Nông nghiệp

Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt, dịch vụ máy rút tiền tự động, thẻ tín

dụng, nhận cất giữ chiết khấu các loại giấy tờ có giá trị, nhận uỷ thác cho vay và các dịch

vụ khác được Ngân Hàng Nhà Nước và Ngân Hàng Nông Nghiệp cho phép

 Dịch vụ ủy thác đầu tư trong và ngoài nước

 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

 Tài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế

 Kinh doanh ngoại hối

2 Bộ máy tổ chức quản lý của NHNN & PTNT Hải Châu

2.1 Sơ đồ tổ chức:

Chi nhánh NHNN & PTNT Hải Châu là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHNN &PTNT Việt Nam, có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 60 người Ban Giám đốc gồm 3người, có 6 phòng: Phòng Kế toán ngân quỹ, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng Tổchức hành chính, Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ, Phòng Phát triển dịch vụ vàmarketing và 2 phòng giao dịch trực thuộc là: Phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương vàPhòng giao dịch Hòa Cường

Trang 5

Giám Đốc

PGD Nguyễn Tri Phương

Trang 6

 Giám đốc phụ trách chung và phụ trách công tác kế hoạch kinh doanh, kiểm trakiểm toán nội bộ và tổ chức cán bộ Chỉ đạo các phòng ban và đôn đốc các đơn vị phải cốgắng hoàn thành nhiệm.

 Phó Giám Đốc phụ trách công tác tín dụng nội và ngoại tệ và thanh toán quốc tế

 Phó Giám Đốc phụ trách công tác kế toán kho quỹ kiêm Chủ tịch Hội Đồng TàiChính

Trang 7

Nhiệm vụ của các phòng:

Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh: Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn, theo dõi thực

hiện các phương án kinh doanh, cho vay các thành phần kinh tế và thực hiện các nghiệp

vụ bảo lãnh

Phòng Kinh Doanh Ngoại Hối: Thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, tài trợ xuất

nhập khẩu

Phòng Kiểm Tra Kiểm Toán Nội Bộ: Giám sát kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt

động nghiệp vụ trong nội bộ của Chi nhánh NHNN & PTNT Hải Châu

Phòng Kế Toán Ngân Quỹ: Hạch toán kế toán và thanh toán toàn bộ hoạt động

kinh doanh và tài sản của ngân hàng Quán lý quỹ: ngoại tệ, nội tệ, vàng bạc kim loạiquý, bảo quản hồ sơ pháp lý của khách hàng, bảo quản giấy tờ có giá trị và các giấy tờkhác liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt Phụtrách lĩnh vực công nghệ thông tin cho mọi hoạt động nghiệp vụ của Ngân Hàng NôngNghiệp như: tổ chức mạng, ứng dụng các phần mềm quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu, xử lýcác sự cố về công nghệ thông tin

Phòng Hành Chính Nhân Sự: Quản lý công tác cán bộ, tham mưu cho lãnh đạo về

công tác đào tạo, điều động bố trí cán bộ, thực hiện công tác lao động tiền lương, bảohiểm xã hội, y tế theo quy định của nhà nước

Phòng Giao Dịch Hòa Cường: Có chức năng huy động cho vay và các dịch vụ

khác, được giao nhiệm vụ huy động vốn theo sự ủy nhiệm của Giám Đốc dưới các hìnhthức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, đầu tư kinh doanh trực tiếp đến các hộ sản xuất kinhdoanh theo đúng điều lệ, chế độ, ngành theo luật định

Phòng Giao Dịch Nguyễn Tri Phương: Có chức năng huy động cho vay và các

dịch vụ khác, được giao nhiệm vụ huy động vốn theo sự ủy nhiệm của Giám Đốc dướicác hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, đầu tư kinh doanh trực tiếp đến các hộ sảnxuất kinh doanh theo đúng điều lệ, chế độ, ngành theo luật định

Trang 8

3 Tình hình hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNN&PTNT Hải Châu trong 2 năm 2006-2007.

Có thể nói trong 2 năm 2006-2007, nhìn chung chi nhánh NHNN&PTNT Hải Châu đãthực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, có những bước tăng trưởng cao hơn so với cácnăm trước, vừa đáp ứng được các yêu cầu trong năm, vừa tạo năng lực giải quyết dầnnhững tồn tại cũ và tạo đà cho sự phát triển trong tương lai Điều này được thể hiện rõqua việc thực hiện tốt hơn năng lực hoạch định chiến lược chính sách, xác định phươnghướng, nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp, có những giải pháp đúng đắn Các chính sách chỉđạo, hướng dẫn luôn được ban hành kịp thời, đúng hướng, sát thực tế, có tác dụng thúcđẩy hoạt động kinh doanh, chính sách lãi suất được vận dụng một cách linh hoạt Quản lýtốt cả chỉ tiêu về kế hoạch kinh doanh, về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro…

3.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động quan trọng vì ngân hàng huy động vốn nhànrỗi trong nền kinh tế để cung ứng đến những nơi cần bổ sung vốn để hoạt động kinhdoanh, tiêu dùng…Bên cạnh đó còn góp phần thực hiện các chính sách tiền tệ của ngânhàng nhà nước trong mọi trường hợp tùy thuộc vào diễn biến tình hình của từng thời kỳ

Trang 9

12.238 triệu đồng với tốc độ tăng là 4% Cụ thể ta có thể thấy được sự tăng này thể hiệntrong cơ cấu nguồn vốn như sau:

- Tiền gửi TCTD: năm 2007, tiền gửi TCTD là 14.420 triệu đồng giảm so với

năm 2006 là 21.050 triệu đồng, mức giảm là 6.630 với tốc độ giảm là 31.5% Kết quả của

sự giảm này là do đặc điểm của loại tiền gửi này là để các ngân hàng thanh toán với nhau,cho nên lượng tiền gửi này không cố định mà có thể thay đổi liên tục miễn sao các TCTDđáp ứng nhu cầu thanh toán qua lại với nhau

- Tiền gửi TCKT: qua bảng số liệu ta cũng thấy tiền gửi TCKT cũng đóng góp

một phần đáng kể trong tổng nguồn vốn, cụ thể trong năm 2007 đạt 118.642 triệu đồngtăng hơn so với năm 2006, với mức tăng là 14.165 triệu đồng với tốc độ tăng là 13.6%.Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các TCKT trong năm 2007 hoạt động kinh doanhtăng nên nhu cầu thanh toán ngày càng mở rộng cho nên tài khoản tiền gửi này luôn cao

để đáp ứng nhu cầu chi trả của mình

- Tiền gửi dân cư: đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn

huy động của ngân hàng trong thời gian qua Cụ thể năm 2007 huy động được 187.402triệu đồng, năm 2006 huy động được 182.699 triệu đồng, mức độ tăng là 4.703 triệu đồngvới tốc độ tăng là 2.6% Kết quả trên cho ta thấy thu nhập của người dân trên địa bàn nàyngày càng tăng nên có tiền mặt dư thừa để gửi ngân hàng với mục đích an toàn và sinhlời Bên cạnh đó cho thấy Ngân hàng đã khai thác đối tượng khách hàng dân cư một cáchhiệu quả vì đây là lượng khách hàng tiềm năng

Qua phân tích trên có thể thấy được đây là kết quả của quá trình thu hút khách hàng quacác phương tiện thông tin đại chúng, chính sách điều chỉnh lãi suất kịp thời với sự biếnđộng của thị trường tài chính trong nước và trên thế giới một cách linh hoạt, có thể chokhách hàng rút tiền gửi trước hạn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tức thời của khách hàng,thái độ phục vụ chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng từ đó tạo nên sự tin tưởng củakhách hàng đối với ngân hàng để thu hút một lượng khách hàng lớn trong nền kinh tế với

xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước, và trênthị trường có nhiều loại hình đầu tư mang lại sinh lợi cao

Trang 10

3.2 Hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng thương mại để tạo ralợi nhuận, chỉ có lãi suất thu được từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi,chi phí dự trữ, chi phí quản lý kinh doanh….và NHNN&PTNT Hải Châu trong nhữngnăm qua cũng đạt được những kết quả về hoạt động cho vay cũng rất khả quan

1 Doanh số cho vay 500.319 461.488 -(38.831) -(7,76)

Trang 11

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2006, 2007 )

Bảng số liệu cho thấy tình hình cho vay của chi nhánh ngày càng gia tăng Cụ thể nhưsau:

- Doanh số cho vay: năm 2006 doanh số cho vay là 500.319 triệu đồng, năm 2007 là

461.488 triệu đồng, giảm so với năm 2006 là 38.831 triệu đồng Trong đó doanh số vayngắn hạn năm 2006 là 318.726 triệu đồng, năm 2007 là 389.805 triệu đồng tăng hơn

so với năm 2006 với số tiền là 71.079 triệu đồng với tốc độ tăng là 22,30% Doanh số chovay trung dài hạn năm 2007 là 71.683 triệu đồng giảm so với năm 2006 với số tiền là109.910 triệu đồng với tốc độ giảm là 60,53% Tuy nhìn vào doanh số cho vay trung dàihạn giảm nhưng lại hợp lý và khá an toàn, mức độ giảm này không ảnh hưởng đến tỷtrọng của từng loại tín dụng mà cho thấy chính sách cho vay của ngân hàng là đúng đắn

Lý do là vì ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu cần vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp,cho tiêu dùng của khách hàng dân cư mà lượng khách hàng này rất tiềm năng trong nềnkinh tế để từ đó ngân hàng có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh Bêncạnh đó cũng góp phần cho việc quản lý và thu hồi nợ gốc, lãi dễ dàng hơn

- Doanh số thu nợ: doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm 2007 giảm 39.768 triệu

đồng so với năm 2006 với tốc độ giảm là 8,82% Cụ thể ta có thể thấy doanh số thu nợngắn hạn tăng 5,81%, doanh số thu nợ dài hạn giảm 50,17% Doanh số thu nợ dài hạngiảm cũng là hợp lý do doanh số cho vay trung dài hạn năm 2007 đã giảm hơn so vớinăm 2006 Qua đó cho thấy trong năm 2007 khách hàng làm ăn có hiệu quả hơn nên việchoàn trả nợ ngắn hạn năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 và cho thấy công tác thu nợcủa cán bộ tín dụng nói riêng và chính sách tín dụng của chi nhánh đạt hiệu quả tốt

- Dư nợ: dư nợ trong năm 2007 đạt 591.731 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 541.535

triệu đồng với tốc độ tăng là 9,27% Trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 14,57% còn dư nợtrung dài hạn lại giảm 0,53%

Trang 12

Nhìn chung tình hình cho vay trong 2 năm qua đạt mức tăng trưởng so với kếhoạch đề ra Chi nhánh luôn duy trì doanh số cho vay trong khi tình hình cạnh tranh giữacác ngân hàng ngày càng khốc liệt, việc thu hút và giữ chân khách hàng còn gặp khókhăn.

3.3 Kết quả kinh doanh.

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2006-2007.

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi nhánh NHNN&PTNT Hải Châu)

Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu đánh giá sau cùng về tình hình hoạt độngcủa doanh nghiệp sau một thời gian nhất định (thường là 1 năm ) Nhìn vào bảng số liệu

đã cho thấy tổng thu nhập năm 2007 đạt 64.337 triệu đồng, tăng 8.900 triệu đồng so với

Trang 13

năm 2006 với tốc độ tăng là 17.3% Trong đó thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng năm

2007 đạt 55.493 triệu đồng tăng 4.815 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là9,5% Các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2007 đạt 1.484 triệu đồng tăng 386triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ là 35,15%

Bên cạnh tổng thu nhập tăng thì tổng chi phí trong năm 2007 cũng tăng đáng kể.Tổng chi phí năm 2007 là 51.607 triệu đồng giảm 11,248% so với năm 2006, trong đóchủ yếu là chi cho hoạt động huy động vốn tăng 1.838 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệtăng là 5,49% Ngoài ra các khoản chi cho dịch vụ ngân hàng, chi thuế, chi nhân viên, chitài sản, chi dự phòng…cũng không tăng đáng kể Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của chinhánh đạt 12.730 triệu đồng tăng 15.432 triệu đồng so với năm 2006

Như vậy có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn ổn định và vượt

so với kế hoạch đề ra Để có được kết quả này là do ban lãnh đạo ngân hàng đã có nhữngchính sách đúng đắn kịp thời trong tình hình biến động kinh tế như hiện nay, bên cạnh đó

là sự nổ lực cố gắng của tập thể nhân viên chi nhánh cùng nhau cố gắng hoàn thành kếhoạch đề ra

Với việc triển khai chiến lược kinh doanh trên các địa bàn thành phố, mạng lưới kinhdoanh đối ngoại nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng của Ngân hàng Nông nghiệp

đã không ngừng được mở rộng Mọi giao dịch thanh toán quốc tế đều được tập trungkiểm soát tại Trụ sở chính Tăng cường kiểm tra giám sát các giao dịch thanh toán quốc

tế, bảo lãnh… qua hệ thống IPCAS

Bên cạnh đó, công tác đào tạo cán bộ, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về nghiệp vụthanh toán quốc tế cũng được chú trọng Trong năm 2005, Ngân hàng Nông nghiệp đã tổchức hàng chục khoá đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ thanh toánquốc tế cho các cán bộ chuyên trách

Ngày đăng: 03/10/2013, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức tại chi nhánh NHNN&PTNT Hải Châu. - BÁO CÁO THỰC TẾ DOANH NGHIỆP
Hình 1.6 Sơ đồ tổ chức tại chi nhánh NHNN&PTNT Hải Châu (Trang 5)
3. Tình hình hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNN&PTNT Hải Châu trong2 năm 2006-2007. - BÁO CÁO THỰC TẾ DOANH NGHIỆP
3. Tình hình hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNN&PTNT Hải Châu trong2 năm 2006-2007 (Trang 8)
Bảng 2: Tình hình cho vay - BÁO CÁO THỰC TẾ DOANH NGHIỆP
Bảng 2 Tình hình cho vay (Trang 10)
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh trong2 năm 2006-2007. - BÁO CÁO THỰC TẾ DOANH NGHIỆP
Bảng 3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong2 năm 2006-2007 (Trang 12)
Bảng 4: Hạn mức rút tiền tại máy ATM. Bảng 5: Biểu phí hiện hành. - BÁO CÁO THỰC TẾ DOANH NGHIỆP
Bảng 4 Hạn mức rút tiền tại máy ATM. Bảng 5: Biểu phí hiện hành (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w