Tài nguyên thực vật và động vật

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 100m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 28)

6. Đóng góp mới

2.3. Tài nguyên thực vật và động vật

Đa dạng về thành phần loài thực vật: Trong đó ngành Quyết thực vật

có 31 họ, 57 chi, 149 loài; ngành Hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài; ngành Hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài. Hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam.

Đa dạng về thành phần loài động vật: Rừng Cúc Phương có hệ sinh

thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 137 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

2.4. Dụng cụ nghiên cứu

Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ nhật cỡ (5x5x10) cm. Túi nilong dựng mẫu, bút dạ không xóa, sổ ghi chép, …

Máy xác định tọa độ địa lý GPS là thiết bị thu và xử lý tín hiệu từ các vệ tinh địa tĩnh để xác định tọa độ địa lý của bất kì địa điểm nào trên trái đất.

Dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Hệ thống lọc mẫu đất (rây lọc, phễu lọc,…).

Dụng cụ tách mẫu, phân tích mẫu và làm tiêu bản: đĩa petri, lam kính, lamen, ống hút, bút tách mẫu, giấy thấm, bông...

Kính lúp Olympus SZ40; Kính hiển vi Olympus CH2; Chụp ảnh Oribatida ở kính Olympus có độ phóng đại từ 40 - 100 lần...

Hoá chất sử dụng: Glixerol, Formol, Cồn tuyệt đối...

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Thu mẫu Oribatida

Thu mẫu đất, lá và rêu

Ở VQG Cúc Phương, Ninh Bình chúng tôi tiến hành thu mẫu tầng đất, tầng rêu và thảm lá, định lượng theo các sinh cảnh nghiên cứu khu hệ và thu lặp lại theo lịch thu mẫu trong năm. Mẫu đất được lấy ở độ sâu 0 – 10 cm và 11 – 20 cm với kích thước của mỗi mẫu thu là 5x5x10 cm.

Đối với thảm lá rừng phủ trên mặt đất, chúng tôi tiến hành gom tất cả lá mục, cành cây, xác hữu cơ phủ trên mặt đất có diện tích (20 cm x 20 cm), đem cân và ghi lại trọng lượng, sau đó tính trung bình để biết trên 1m2

diện tích có trọng lượng thảm lá rừng là bao nhiêu.

Đối với các mẫu thảm rêu mẫu định lượng là từ 200 – 300 gram rêu bám thân cây gỗ rừng, xác vụn thực vật ở trên mặt đất nằm ở độ cao từ 0 – 100 cm trên mặt đất. Các mẫu này đều cân trọng lượng mỗi mẫu và tính trung bình theo kg.

Tách lọc Oribatida

Sử dụng phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khu hệ và sinh thái động vật đất ở thực địa và trong phòng thí nghiệm theo Krivolutsky, 1975.

Các mẫu đất sau khi thu ở thực địa về, sẽ tiếp tục tiến hành tách động vật chân khớp bé ra khỏi đất theo phương pháp phễu lọc “Berlese- Tullgren”, dựa theo tập tính hướng đất dương và hướng sáng âm của động vật đất, trong thời gian 7 ngày đêm, ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm.

Để xử lý mẫu, bảo quản và định loại: Các ống nghiệm chứa động vật thu được nhờ phễu “Berlese - Tullgren” sẽ được đổ trên giấy lọc đặt sẵn trong đĩa petri để dưới kính lúp 2 mắt để nhặt riêng từng nhóm Oribatida. Các mẫu Oribatida không làm tiêu bản, sẽ được cho vào trong ống nghiệm chứa dung dịch định hình là cồn tuyệt đối. Các ống nghiệm đều được gắn nhãn ghi đầy đủ ngày thu mẫu, địa điểm. Toàn bộ tiêu bản định loại và các mẫu vật được bảo quản tại Phòng Động vật, Khoa Sinh – KTNN, Đại học sư phạm Hà Nội.

Đặc điểm hình thái phân loại.

Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida (từ Vũ Quang Mạnh, 2007) [14]

Prosoma là phần đầu ngực bao gồm cả 4 đôi đôi chân I, II, III và IV. Proterosoma là phần trước đầu ngực chỉ bao gồm 2 đôi chân trước. Hysterosoma là phần thân bao gồm cả vùng giáp hậu môn (AN), giáp

sinh dục (G) và 2 đôi chân sau.

Prodorsum là tấm giáp đầu ngực; Notogaster là tấm giáp lưng. Gnathosoma là phần hàm miệng.

Propodosoma là phần thân trước mang đôi chân I và II. Metapodosoma là phần thân giữa mang đôi chân III và IV. Podosoma là phần ngực bao gồm cả 4 đôi chân.

Định loại Oribatida

Mẫu Oribatida, trước khi được định loại cần được tẩy màu, làm trong vỏ kintin cứng. Quá trình làm trong màu có thể diễn ra trong một vài ngày hoặc lâu hơn nên cần nhặt Oribatida riêng ra một lam kính lõm. Đưa lam kính quan sát dưới kính lúp: dựa vào đặc điểm hình dạng ngoài, dùng kim tách sơ bộ chúng thành nhóm có hình thù giống nhau riêng. Đặt lamel ở bên trái lam kính sao cho chỉ phủ một phần chỗ lõm. Nếu dung dịch axit nhỏ vào chỗ lõm dưới lamel chưa đầy cần bổ sung cho đầy. Dùng kim chuyển từng Oribatida vào chỗ lõm dưới lamel để quan sát ở các tư thế khác nhau theo hướng lưng và bụng và ngược lại. Khi mẫu ở đúng tư thế quan sát, ta chuyển sang ở kính hiển vi.

Sau khi định loại xong, các loài được đo kích thước và chụp ảnh; tất cả các cá thể cùng một loài để chung vào một ống nghiệm, dùng dung dịch định hình bằng formol 4%. Dùng giấy can ghi các thông số tên loài cần thiết bằng bút chì rồi nút bằng bông không thấm nước; tất cả các ống nghiệm được đặt chung vào lọ thuỷ tinh lớn chứa formol 4% để bảo quản lâu dài. Ghi tất cả các tên loài đã được định loại vào nhật ký phòng thí nghiệm.

Danh sách các loài Oribatida được sắp xếp theo hệ thống cây chủng loại phát sinh dựa theo hệ thống phân loại của Balogh J. và Balogh P., 1992. Các loài trong một giống được sắp xếp theo vần a, b, c. Định loại tên loài theo các tài liệu phân loại, các khóa định loại của các tác giả: Baker E. et al., 1952; Grandjean, 1954; Ghilarov M., et al, 1975; Norton R A., 1990; Willmann,

1931; Vũ Quang Mạnh, 2007.

2.5.2. Phân tích và thống kê số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê trong tính toán và xử lý số liệu, trên nền phần mềm Primer 6; phần mềm Excell 2003.

Mật độ trung bình:

Mật độ trung bình được tính số lượng cá thể trung bình có ở tất cả các lần thu mẫu của điểm nghiên cứu.

M= N/V(S) M – Mật độ trung bình

N – Tổng số cá thể trong KVNC

V (S) – Thể tích hoặc diện tích của KVNC

Độ ƣu thế (D%) tính theo công thức:

100

a

n D

N

Trong đó: na - số lượng cá thể của loài a.

N - tổng số cá thể của toàn bộ mẫu theo sinh cảnh hay theo địa điểm.

Độ ưu thế được phân ra bốn mức như sau:

- Rất ưu thế: D>10% trong tổng số cá thể của sinh cảnh - Ưu thế: 5,1 – 10% trong tổng số cá thể của sinh cảnh

- Ưu thế tiềm tàng: 2,0 – 5,0% trong tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu

- Không ưu thế: D< 2,0% trong tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể riêng chiếm từ 5% trong tổng số cá thể chung của quần xã trở lên.

Phân tích chỉ số đa dạng loài (H’)

Chỉ số (H’) Shannon- Weaner: được sử dụng để tính sự đa dạng loài hay số lượng loài trong quần xã và tính đồng đều về sự phong phú cá thể của các loài trong quần xã.

) ln( ' N n x N n H i s i i

Trong đó: s - số lượng loài;

ni - số lượng cá thể của loài thứ i.

N - tổng số lượng cá thể trong sinh cảnh nghiên cứu. Giá trị H‟ dao động trong khoảng 0 đến ∞.

Phân tích chỉ số đồng đều (J’) – Chỉ số Pielou

S H J ln ' '

Trong đó: H‟ - chỉ số đa dạng loài

S - số loài có trong sinh cảnh. Giá trị J‟ dao động trong khoảng từ 0 đến 1.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 100m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)