6. Đóng góp mới
2.2. Đặc điểm tự nhiên của VQG Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Vị trí địa lý và địa hình (Nguồn: Ban quản lí VQG Cúc Phương)
Cúc Phương nằm ở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp. Ranh giới của VQG Cúc Phương được xác định với tổng diện tích là 22.200 ha, gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình. Tọa độ rừng: Từ 20o14‟ tới 20o24‟ vĩ bắc, 105o29‟ tới 105o44‟ kinh đông.
Địa hình Cúc Phương chủ yếu là núi đá vôi có độ chênh cao trung bình so với mặt biển 400 - 450 m, cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656 m) nằm ở phía Tây Bắc và thấp dần về hai phía Tây Nam và Đông Nam. Cúc Phương có sông Bưởi cắt qua Vườn phía Tây Bắc, còn lại có nhiều suối cạn xuất hiện theo mùa mưa dạng núi đá vôi tương đối điển hình, ngoài ra còn có các hang động, mắt hút nước, dòng chảy ngầm. Cúc Phương có 3 dạng địa hình chính liên quan tới hai loại sản phẩm cấu tạo đất chủ yếu với các loại đá mẹ khác nhau:
Địa hình núi cao dốc đứng: sản phẩm đá vôi.
Địa hình bãi bằng thung lũng hẹp: sản phẩm bồi tụ. Địa hình núi thấp và ít dốc: sản phẩm đá sét.
2.2.2. Khí hậu và thủy văn (Nguồn: Ban quản lí VQG Cúc Phương) Khí hậu
Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7°C. Mùa khô ở Cúc Phương từ tháng XII đến tháng IV, mùa mưa từ tháng V đến tháng XI. Mưa khá to, dâng và rút rất nhanh. Lượng mưa trung bình hàng năm lên tới 2.157 mm với lượng mưa cao nhất là 3300 mm vào năm 1963. Số ngày mưa trung bình năm là 224 ngày.
Thủy văn
Cúc Phương nằm ở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc. Dải núi đá vôi này với ưu thế là kiểu karst tự nhiên. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi.
Địa hình karst ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phương. Phần lớn nước trong vườn quốc gia bị hệ thống các mạch nước ngầm hút rất nhanh, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai sườn của vườn quốc gia. Do vậy, không có các ao hồ tự nhiên hay các thủy vực tĩnh nằm trong vườn, mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi.
Rừng Cúc Phương còn đóng vai trò bảo vệ đầu nguồn hồ chứa nước Yên Quang. Hồ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp các vùng lân cận.
2.2.3. Thổ nhưỡng và đất đai (Nguồn: Ban quản lí VQG Cúc Phương)
Nền địa chất Cúc Phương được hình thành bởi chuyển động tạo sơn kỷ Mêri đầu nguyên đại trung sinh kỷ Triat trung, bậc Cadôni tầng Đồng Giao.
Cúc Phương là một phần đất cổ có lịch sử cấu tạo địa chất và hình thành địa hình tương đối lâu đời, phần đất cổ ấy được gắn chặt với khu Tây Bắc Việt Nam và có dạng địa mạo đặc biệt núi đá vôi nửa che phủ.
Đất Cúc Phương có 2 nhóm đất với 7 loại chính và 16 loại phụ. Đất Cúc Phương có những đặc tính chung sau:
Đất có hàm lượng sét tương đối thấp, ngay ở độ sâu 50 – 70 cm cũng có ít tầng đạt trên 40%, phần lớn đều dưới 30%.
Đất có độ ẩm tự nhiên tương đối cao, thường đạt tới 30 – 50%, ít có tầng dưới 20% đối với tất cả các loại đất.
Đất có độ xốp rất tốt, thường đạt 60 - 65%, có khi đạt tới 70 – 80%, thấp nhất cũng không dưới 50%.
Đất có hàm lượng mùn lớn không kể trên cao hay dưới thấp. Mùn trong tầng đất mặt đều đạt từ 3 – 4% trở lên.
Đất có khả năng hấp thụ cao biểu thị ở tổng cation trao đổi cao.