Biến đổi cấu trúc quần xã Oribatida theo tầngthẳng đứng

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 100m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 51)

6. Đóng góp mới

3.2.1. Biến đổi cấu trúc quần xã Oribatida theo tầngthẳng đứng

Cấu trúc quần xã Oribatida ở HST đất rừng tự nhiên độ cao 100 m, thuộc VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình được tìm hiểu thông qua phân tích

một số chỉ số định lượng của quần xã như: số lượng loài (S), chỉ số Margalef (d), chỉ số đa dạng loài Shannon (H‟), chỉ số đồng đều – chỉ số Pielou (J‟). Các kết quả phân tích các chỉ số của quần xã Oribatida theo tầng sâu và theo mùa được thể hiện ở bảng và biểu đồ.

Bảng 3.4: Bảng giá trị các chỉ số định lƣợng của quần xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong HST đất ở khu vực nghiên cứu

Chỉ số Tầng S N d J’ H’ I+1 41 77 9,323 0,9544 3,544 I0 44 1965 7,198 0,6039 2,285 I-1 29 5840 6,526 0,9098 2,591 I-2 13 3600 3,152 0,9195 2,359 Ghi chú:

I+1, I0, I-1, I-2: tầng rêu (0-100 cm trên mặt đất), tầng thảm lá, tầng đất (0-10

cm) và tầng đất (0-20 cm)

3.2.1.1. Số lượng loài

Theo kết quả phân tích ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.1 ta thấy: số loài Oribatida ở các tầng dao động từ 13 đến 44 loài. Số lượng loài tập trung nhiều nhất ở tầng I0 (tầng thảm lá trên bề mặt đất) với 44 loài, số lượng loài thấp nhất ở tầng I-2 với số loài là 13. Số lượng loài giảm dần theo thứ tự sắp xếp tầng sâu thẳng đứng trong rừng tự nhiên là: tầng thảm lá trên bề mặt đất > tầng rêu > tầng đất 0-10 cm > tầng đất 11-20 cm (số loài tương ứng là 44, 41, 29, 13).

41 44 29 13 0 10 20 30 40 50

I+1 I0 I-1 I-2

Tầng sâu

Biểu đồ 1: Số lƣợng loài theo tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất ở khu vực nghiên cứu

Biểu đồ 3.1: Số lƣợng loài Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất ở khu vực nghiên cứu

3.2.1.2. Mật độ trung bình

Mật độ trung bình của Oribatida ở các tầng dao động trong khoảng 77 con/kg rêu mang giá trị thấp nhất, đến 1965 con/m2 thảm lá rừng, 3600 con/m2 đất (tầng I-2) và đạt giá trị cao nhất là 5840 con/m2

đất (tầng I-1). Xu hướng giảm dần từ tầng đất 0 - 10 cm > 11 - 20 cm (bảng 3.4).

3.2.1.3. Độ đa dạng loài H’ và độ đồng đều J’

Biểu đồ 3.2: Chỉ số đa dạng loài H’ và chỉ số đồng đều J’ theo chiều sâu thẳng đứng trong HST đất ở khu vực nghiên cứu Số lƣợng

loài

Bảng 3.5: Một số chỉ số định lƣợng của Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất và theo mùa ở KVNC

Chỉ số

I+1 I0 I-1 I-2

m k m k m k m k SL loài 25 22 27 20 22 18 9 8 41 44 29 13 TB 45 32 1325 640 3760 1440 1760 1840 77 1965 5840 3600 d 6,381 6,174 4,66 3,922 5,454 5,218 2,588 2,233 9,323 7,198 6,526 3,152 H’ 3,132 3,014 2,068 1,834 2,751 2,058 2,071 1,931 3,544 2,285 2,591 2,359 J’ 0,9731 0,9751 0,6275 0,612 0,89 0,9428 0,9427 0,9285 0,9544 0,6039 0,9098 0,9195

Ghi chú: a, b: chỉ số riêng theo mùa mưa và khô

c: chỉ số chung cho cả hai mùa.

Qua kết quả ở biểu đồ 3.2 và bảng 3.5, ta có thể thấy

độ đa dạng loài H‟ có xu hướng giảm dần theo thứ tự từ tầng I+1 > I-1 > I-2 > I0 (H‟ = 3,544 > 2,591 > 2,359 > 2,285). Độ đồng đều J‟ lại có sự thay đổi: cao nhất ở tầng I+1, rồi giảm xuống thấp nhất ở tầng I0; sau tăng ở tầng I-2 và tăng đến I-1 (J‟= 0,9544 > 0,9195; J‟= 0,9098 > 0,6039).

3.2.1.4. Các loài Oribatida ưu thế và phổ biến trong các tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất ở khu vực nghiên cứu

Các loài Oribatida ƣu thế:

Đã thống kê được 18 loài Oribatida ưu thế trong các tầng sâu thẳng đứng trong HST đất ở khu vực nghiên cứu. Độ ưu thế dao động trong khoảng từ 5,33% đến 17,78% (bảng 3.6).

a b c

Trong đó có 3 loài ưu thế ở 2/4 tầng đó là: Tectocepheus elegans

Ahkubo, 1977; Scheloribates fimbriatus Thor, 1930; Dimio galumna azumai Aoki, 1996.

Còn lại 12 loài ưu thế ở 1 tầng nhất định:

- Tầng rêu (0 – 10 cm trên mặt đất): Brasilobates maximus Mahunka, 1988; Scheloribates fimbriatus Thor, 1930.

- Tầng lá trên bề mặt đất: Austrocarabodes polytrichus (Balogh et

Mahunka, 1978); Tectocepheus velatus (Michael, 1880); Bischeloribates heterodactylus (Mahunka, 1988).

- Tầng đất 0 – 10 cm: Karenella acuta (Csiszar, 1961); Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988; Perxylobates sp.; Rostrozetes trimorphus Balogh

et Mahunka, 1979; Galumna triops (Balogh, 1960).

- Tầng đất 11 – 20 cm: Phyllhermannia similis Balogh et Mahunka, 1967; Dolicheremaeus bartkei Rajski et Szudrowice, 1974; Dolicheremaeus inaequalis Balogh et Mahunka, 1967; Perxylobates vermista (Balogh et Mahunka, 1968); Bischeloribates praeincisus (Berlese, 1913); Scheloribates fimbriatus Thor, 1930; Scheloribates parvus (Pletzen, 1963).

Tầng có nhiều loài ưu thế nhất là tầng đất 11 – 20 cm (I-2) (8 loài) trong đó có loài ưu thế nhất là Bischeloribates praeincisus (Berlese, 1913)

(17,78%). Sau đó là tầng thảm lá và tầng đất 0 - 10 cm đều có 5 loài ưu thế; thấp nhất là tầng rêu (0 - 10 cm trên bề mặt đất) có 3 loài ưu thế.

Bảng 3.6: Các loài Oribatida ƣu thế trong các tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất ở khu vực nghiên cứu

STT Loài ƣu thế I+1 I0 I-1 I-2

Độ ƣu thế D(%)

1 Phyllhermannia similis Balogh et Mahunka, 1967 15,56

2 Austrocarabodes polytrichus (Balogh et Mahunka, 1978) 6,09

3 Tectocepheus elegans Ahkubo, 1977 7,11 8,89

4 Tectocepheus velatus (Michael, 1880) 9,14

5 Dolicheremaeus bartkei Rajski et Szudrowice, 1974 11,11

6 Dolicheremaeus inaequalis Balogh et Mahunka, 1967 6,67

7 Karenella acuta (Csiszar, 1961) 5,33

8 Brasilobates maximus Mahunka, 1988 6,85

9 Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988 9,33

10 Perxylobates vermista (Balogh et Mahunka, 1968) 8,89

11 Perxylobates sp. 7,55

13 Bischeloribates heterodactylus (Mahunka, 1988) 15,23

14 Bischeloribates praeincisus (Berlese, 1913) 17,78

15 Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 6,85 8,89

16 Scheloribates parvus (Pletzen, 1963) 8,89

17 Dimio galumna azumai Aoki, 1996 6,85 8,63

Các loài Oribatida phổ biến

Bảng 3.7: Các loài Oribatida phổ biến trong các tầng sâu thẳng đứng ở khu vực nghiên cứu

STT Loài phổ biến I+1 I0 I-1 I-2

1 Phyllhermannia similes Balogh et Mahunka, 1967 80

2 Austrocarabodes polytrichus (Balogh et Mahunka, 1978) 50

3 Tectocepheus velatus (Michael, 1880) 50

4 Dolicheremaeus bartkei Rajski et Szudrowice, 1974 50

5 Dolicheremaeus ornata (Balogh et Mahunka, 1967) 50

6 Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988 70

7 Bischeloribates heterodactylus (Mahunka, 1988) 90

8 Bischeloribates praeincisus (Berlese, 1913) 70

9 Tegoribates latirostris Hammer, 1952 50

10 Dimio galumna azumai Aoki, 1996 70

11 Galumna triops (Balogh, 1960) 50

Có 11 loài Oribatida phổ biến ở hai mùa trong các tầng sâu thẳng đứng trong HST đất ở khu vực nghiên cứu. Trong đó 3/4 tầng là có loài phổ biến và mỗi loài chỉ phổ biến ở 1 tầng nhất định. Đặc biệt, tầng rêu 0 - 10 cm trên mặt đất là không có loài phổ biến ở cả 2 mùa nghiên cứu (số lượng mẫu thu có loài a/tổng số 10 mẫu <50%).

Đối chiếu bảng 3.6 với bảng 3.7 ta thấy: 8 loài Oribatida phổ biến đồng thời cũng chính là loài ưu thế trong các tầng sâu thẳng đứng ở khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 100m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)