1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH CÔNG

12 477 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 22,23 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH CÔNG 3.1. Định hướng phát triển hoạt kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công. 3.1.1. Định hướng phát triển của thị trường thẻ Việt Nam trong những năm tới. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới đang đứng trước thuận lợi và thách thức mới. Khi gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút đầu tư nhiều hơn, các doanh nghiệp Việt nam cũng có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Các ngành dịch vụ như du lịch, thương mại sẽ tăng doanh thu, hoạt động thẻ vốn gắn liền với sự phát triển của các ngành dịch vụ cũng có nhiều cơ hội để nâng cao doanh số giao dịch thẻ và tiếp cận các công cụ mới về thẻ. Bên cạnh đó, khi gia nhập WTO sẽ có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam tạo cơ hội cho các Ngân hàng Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới về dịch vụ và tài chính ngân hàng. * Phát huy tích cực vai trò liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng để cùng phát triển. - Liên kết các Ngân hàng thành viên đẩy nhanh tiến độ kết nối hệ thống thanh toán thẻ. - Đầu mối thúc đẩy liên kết phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới. - Phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. - Quản lý và phòng ngừa rủi ro. - Tiếp tục thống nhất thu phí phát hành và thu phí chiết khấu đơn vị chấp nhận thẻ. * Hỗ trợ về mặt đào tạo, bồi dưỡng cho các ngân hàng. Tiếp tục tăng cường tổ chức các khoá đào tạo, về nội dung: Quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo, kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại. Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới thẻ mới của các nước . Kết hợp với các cuộc hội thảo chuyên đề mời các chuyên gia thẻ của nước ngoài và trong nước có kinh nghiệm. Ngoài ra cũng chú trọng đến các kiến nghị của các ngân hàng, tổ chức các đoàn thực tập dài ngày tại các ngân hàng nước ngoài cho các cán bộ của các ngân hàng thành viên. * Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ đến với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội để từng bước xã hội hóa dịch vụ Thẻ, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của công chúng về quản lý, bảo mật thẻ, sử dụng thẻ an toàn. * Nâng cao tiện ích và sự an toàn, bảo mật khi sử dụng thẻ. Thực hiện đồng bộ đề án sử dụng thẻ chip điện tử thay thế thẻ từ để giảm thiểu đến mức thấp nhất các hành vi gian lận về thẻ cũng như hạn chế tối đa hiện tượng làm giả thẻ. Đồng thời nâng cao hơn nữa các tiện ích của Thẻ ATM như thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán tại máy ATM, bán các thẻ cào trả trước, thanh toán hóa đơn điện thoại trả sau… Có thể nói rằng, thị trường thẻ Việt Nam hứa hẹn sẽ là một thị trường có tiềm năng to lớn và còn đang rộng mở. Với sự quan tâm của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cùng với sự nỗ lực, năng động của các ngân hàng, chắc chắn hoạt động thẻ sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới, góp phần tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phục vụ ngày càng có hiệu quả và tiện ích hơn cho đời sống xã hội, đồng thời sẽ góp phần quan trọng cho các Ngân hàng Việt Nam hội nhập quốc tế thành công. 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công. * Về thị trường. Thị trường Việt Nam là một thị trường vô cùng rộng lớn với dân số lên đến 86 triệu dân. Trong khi đó thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn rất nhiều khoảng 90% giao dịch trong nền kinh tế là sử dụng tiền mặt. Do vậy đối với hoạt động kinh doanh thẻ thì đây là một thị trường có tiềm năng vô cùng to lớn. Cùng với sự kiện Việt Nam ra nhập WTO vào tháng 11 năm 2006 sẽ đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công nói riêng. Đứng trước cơ hội đó Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công tiếp tục định hướng phát triển thị trường thẻ nhằm vào đối tượng khách hàng bình dân như công nhân ở các khu công nghiệp, cán bộ công chức nhà nước tức là phát triển hệ thống trả tiền lương qua thẻ. Điều này vừa tiện lợi cho doanh nghiệp trong việc trả lương, tiết kiệm chi phí, dễ quản lý tiền vừa đem lại cho ngân hàng một nguồn vốn huy động lớn với lãi suất thấp. Ngoài ra Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công còn tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm thẻ quốc tế, cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ để phục vụ đối tượng khách hàng cao cấp hơn có nhu cầu tiêu dùng cả trong nước và quốc tế. Những hoạt động này không những đem lại sự thúc đẩy trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn giúp giảm thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế, tạo những điều kiện ban đầu để nền kinh tế Việt Nam tiến lại gần hơn với nền kinh tế thế giới. * Về sản phẩm, dịch vụ. Duy trì nhịp điệu tăng trưởng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Thu hút thêm khách hàng phát hành thẻ tín dụng Visa, Master, American Express và thẻ Connect24, khuyến khích việc chi tiêu của chủ thẻ, mở rộng mạng lưới các Đơn vị chấp nhận thẻ trong hệ thống đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng. Phát triển hệ thống ATM và các dịch vụ gia tăng qua hệ thống ATM. Tiếp tục triển khai lắp đặt máy ATM tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nghiên cứu, tìm đối tác để lắp đặt ATM tại các tỉnh thành phố chưa có chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương. Mở rộng đối tác thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán qua ATM, triển khai các dịch vụ mới trên hệ thống ATM: dịch vụ thanh toán hoá đơn (điện, nước, cước phí viễn thụng, bảo hiểm .), quảng cáo, mua hàng qua ATM. Phát triển sản phẩm thẻ mới: Đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm thẻ mới đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực thẻ của Ngân hàng Ngoại thương trên thị trường. Nhanh chóng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế và các sản phẩm thẻ liên kết giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, đối tác lớn như xăng dầu, bưu điện, hàng không, các trung tâm thương mại . 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Thành Công. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ đã và đang mở ra rất nhiều triển vọng phát triển nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có chiến lược, sách lược và bước đi phù hợp. Bên cạnh đó, các cơ quan hữu quan có liên quan cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng phát triển để hoạt động này ngày càng trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Trên cơ sở hoạt động thực tiễn và những thuận lợi, khó khăn mà chi nhánh gặp phải trong lĩnh vực thẻ như đã trình bày, em xin đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm mở rộng và hoàn thiện dịch vụ thẻ tại chi nhánh như sau: 3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ. Có thể nói rằng, đầu tư cho kỹ thuật công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, đó là chiến lược mang tính lâu dài và mang lại hiệu quả nhất. Đầu tư công nghệ là để giải quyết vấn đề kết nối và gia tăng dịch vụ trên mỗi chiếc thẻ tức là làm cho chiếc thẻ tiện dụng hơn, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng và đây là một chiến lược quan trọng nhằm giữ chân khách hàng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Hơn nữa, giữa các ngân hàng Việt Nam cũng như các ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ thẻ, ngân hàng nào bị tụt hậu về công nghệ thì ngân hàng đó sẽ thất bại và bị loại khỏi thị trường. Cần nhận thức rằng, chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào yếu tố rất quan trọng này. Có cán bộ giỏi chuyên môn, nhưng hệ thống máy móc thiết bị không hiện đại, trình độ công nghệ không tiên tiến, không thể làm nên hệ thống các dịch vụ ngân hàngchất lượng cao, uy tín để cung cấp cho khách hàng. Chính vì vậy, đầu tư cho công nghệ kỹ thuật sẽ là đầu tư mang tính chiến lược lâu dài, nó không chỉ đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh mà còn đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong tương lai của ngân hàng. Những ứng dụng công nghệ mà Chi nhánh cần thực hiện: - Nối mạng hệ thống và triển khai chương trình dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đẩy nhanh việc thiết lập mạng nội bộ trực tuyến, cho phép ứng dụng và triển khai các sản phẩm bán lẻ trên nền tảng công nghệ. - Ứng dụng hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến Vietcombank Online, cho phép khách hàng “gửi tiền một nơi, rút nhiều nơi”, tạo nên nền tảng công nghệ cho đơn vị ngân hàng điện tử. - Phát triển hệ thống máy móc trang thiết bị viễn thông, trung tâm chuyển mạch, đảm bảo sự hoạt động liên tục, ổn định và an toàn của cả hệ thống. Đảm bảo sự kết nối tối đa của hệ thống quản lý thẻ với các tổ chức thẻ và mạng lưới máy thanh toán thẻ. - Nâng cao chất lượng đường truyền thông, đảm bảo việc cập nhật tình hình thanh toán thẻ tại các chi nhánh, Cơ sở chấp nhận thẻ. Xác định rõ đầu tư công nghệ là giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp hội nhập và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư có hiệu quả cho công nghệ kỹ thuật. Với những thành quả đạt được nhờ ứng dụng công nghệ, Chi nhánh tự tin và đã sẵn sàng cho hội nhập và phát triển. 3.2.2. Hoạt động Marketing. Trong xu thế nền kinh tế dịch vụ ngày nay, hoạt động marketing, xúc tiến, thiết lập kênh phân phối, cổ động truyền thông, quảng cáo và chăm sóc khách hàng có tác động rất quan trọng đến hoạt động phát triển thị trường thẻ. Chính những nỗ lực đó đã góp phần nâng cao rõ rệt thị phần, chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh, đưa thương hiệu thẻ của Vietcombank trở thành một trong những thương hiệu thẻ hàng đầu của Việt Nam. Sự tiện lợi của thẻ đối với người sử dụng là rất lớn nhưng trên thực tế, dịch vụ này chưa được nhiều người biết đến và sự trở ngại của thói quen dùng tiền mặt trong dân cư đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước nên hoạt động Marketing là đương nhiên đối với quảng đại quần chúng. Đối với Chi nhánh hiện nay, chiến lược Marketing cần được nâng cao hơn nữa để đưa sản phẩm của mình đến tận tay khách hàng, nếu như chỉ thụ động ngồi chờ khách hàng đến với mình thì chắc chắn sẽ không có thị phần trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chính sách Marketing của ngân hàng phải bao gồm được 4 chính sách lớn: Chính sách thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra; chính sách giá cả; chính sách phân phối; chính sách giao tiếp – khuyếch trương. Ngân hàng phải kết hợp linh hoạt 4 chính sách này thu hút khách hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ cũng như đánh bại đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng cần có một đội chuyên trách phân tích, tổng hợp các thông tin về khách hàng. Hoạt động chăm sóc khách hàng phải được thực hiện một cách thường xuyên và chu đáo hơn. Ngân hàng nên có hình thức ưu đãi như ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán, ưu đãi về lãi suất . đồng thời phát triển tốt mối quan hệ với khách hàng cũ và không ngừng tìm kiếm và tạo mối quan hệ với khách hàng mới. Ngân hàng cần sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ khác bằng chính chất lượng sản phẩm, tinh thần thái độ phục vụ đặc biệt là dịch vụ hoàn hảo, chất lượng cao để thu hút khách hàng. 3.2.3. Giải pháp về đào tạo con người. Trước hết cần hết sức quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có chiến lược lâu dài phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Bởi vì, theo nguyên lý con người là yếu tố quyết định. Để nâng cao chất lượng dịch vụ trước yêu cầu hội nhập thì phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng, trong toàn bộ các chi nhánh. Có chính sách thu hút người giỏi, người có tài, người có năng lực về hoạt động dịch vụ ngân hàng từ các ngân hàng khác, các ngành khác và các trường đại học trong và ngoài nước về. Chính sách thu hút chủ yếu là chính sách đãi ngộ, bố trí và sử dụng, việc tạo điều kiện phát huy tốt chuyên môn và không khí làm việc trong chi nhánh. Mạnh dạn áp dụng mô hình thuê chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng làm việc tại ngân hàng. Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp phát triển của đất nước cũng như của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, quan trọng hơn tất cả là thường xuyên tổ chức các khoá tập huấn, đào tạo để hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ ngân hàng. Đây là một hoạt động thực sự bổ ích cho việc tiếp thu kiến thức nghiệp vụ mới đồng thời trao đổi kinh nghiệm, khó khăn thực tế khi thực hiện nghiệp vụ và rút ra những bài học kinh nghiệm. Ngoài việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ, ngân hàng cũng cần phải quan tâm, chú trọng tới công tác đào tạo người sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại này. Chính khách hàng mới là những người cần phải biết rõ về các loại hình dịch vụ này, vì có hiểu rõ thì mới thấy được lợi ích mà dịch vụ này mang lại. Do vậy, ngân hàng cần phải đưa ra các biện pháp để hướng dẫn sử dụng cho khách hàng như phát hành sách, tờ rơi giới thiệu về các dịch vụ ngân hàng điện tử, cách sử dụng dịch vụ đó như thế nào, khi có rủi ro hay thắc mắc thì giải quyết như thế nào, hay giới thiệu các dịch vụ đó trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý. 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ. Trên thực tế, môi trường pháp lý làm nền tảng cho việc hiện đại hoá và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại đóng vai trò quyết định. Do vậy, Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như công tác phát triển thị trường thẻ. - Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, Ngành cung ứng dịch vụ như Bưu chính viễn thông, Điện lực… tích cực phối hợp với ngành ngân hàng để đẩy mạnh việc chấp nhận thẻ như một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. - Ban hành những văn bản pháp lý cho việc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh thẻ ngân hàng. - Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng. - Đầu tư cho phát triển hệ thống giáo dục. - Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định. - Có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị nguyên vật liệu cho hoạt động thẻ mà trong nước chưa sản xuất được. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. - Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ thẻ, trong đó cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro, để làm cơ sở xử lý khi xảy ra. - Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung. - Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cá nhân, để các ngân hàng có được những thông tin về chủ thẻ nhằm quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng. - Có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như: thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác, đồng thời cũng cần có chính sách ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Có thể nói rằng, thị trường thẻ của Việt Nam có tiềm năng to lớn và còn đang rộng mở. Với sự quan tâm của các Cơ quan quản lý và của Ngân hàng Nhà nước cùng với sự nỗ lực, năng động của các ngân hàng, chắc chắn hoạt động thẻ sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới, góp phần tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phục vụ ngày càng có hiệu quả và tiện ích hơn cho đời sống xã hội, đồng thời sẽ góp phần quan trọng cho các Ngân hàng Việt Nam hội nhập quốc tế thành công. KẾT LUẬN Thẻ thanh toán là một phương thức thanh toán hiện đại, đa tiện ích, rất được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là thẻ tín dụng. Đây là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm mục đích hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông, thu hút tiền gửi của các tầng lớp dân cư vào ngân hàng, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư được hưởng dịch vụ ngân hàng. Thẻ tín dụng còn hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách ngoại hối, chính sách thuế của nhà nước. Bên cạnh đó, thanh toán bằng thẻ qua ngân hàng góp phần hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm, giảm thiểu các tác động tiêu cực do các hoạt động kinh tế ngầm gây ra, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách tài chính quốc gia. [...]... tăng thu nhập và làm phong phú thêm hoạt động ngân hàng Công tác phát hành và thanh toán thẻmột trong những lợi thế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Cho đến nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện công tác phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế được gần 10 năm Tuy vậy, đối với Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công, hoạt động kinh doanh thẻ chỉ mới được triển khai trong vòng... dịch vụ thẻ trở thành một trong những dịch vụ hàng đầu của mình, đồng thời củng cố và phát triển hơn nữa vị thế của mình trên thị trường thẻ Việt Nam Thông qua những phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công, chuyên đề đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm góp phần nhỏ bé hoàn thiện hoạt động kinh doanh thẻ tại chi nhánh Tuy... vậy, với kinh nghiệm còn chưa nhiều, trong thời gian qua, chi nhánh đã gặp phải không ít những khó khăn, thách thức Song trong tương lai không xa, với tiềm năng to lớn của thị trường thẻ Việt Nam cộng với chi n lược kinh doanh đúng đắn và sự nỗ lực từ phía chi nhánh, thêm vào đó là sự trợ giúp tích cực từ phía Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, em tin rằng Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công sẽ... thanh toán thẻ, các ngân hàng thương mại không những thực hiện đúng chủ trương hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của Chính phủ mà còn tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng văn minh và hoà nhập vào cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế Do đó, phát hành và thanh toán thẻ là những nghiệp vụ kinh doanh không thể thiếu của một ngân hàng hiện... kiến chủ quan của bản thân em nên không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các anh chị và các bạn để hoàn chỉnh hơn nữa chuyên đề của mình Em xin chân thành cảm ơn! . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH CÔNG 3.1. Định hướng phát triển hoạt kinh doanh. điện, hàng không, các trung tâm thương mại . 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Thành

Ngày đăng: 03/10/2013, 04:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w