ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊSỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH DỊC
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN
VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
VÀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2018-2021
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2018 của
UBND tỉnh Quảng Trị)
CƠ QUAN QUẢN LÝ
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KT GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KT CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
CƠ QUAN PHÊ DUYỆT: UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
TM ỦY BAN NHÂN DÂN
KT CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Quảng Trị, năm 2018
DỰ THẢO
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Sự cần thiết xây dựng Đề án 8
2 Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án 10
3 Mục tiêu 10
3.1 Mục tiêu tổng quát 10
3.2 Mục tiêu cụ thể 11
4 Phạm vi, đối tượng và hình thức phân loại 11
5 Phương pháp thực hiện 12
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ VÀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ 13
1.1 Thành phố Đông Hà 13
1.1.1 Vị trí địa lý 13
1.1.2 Đặc điểm tự nhiên 13
1.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội 13
1.1.4 Tình hình dân số 17
1.2 Thị xã Quảng Trị 18
1.2.1 Vị trí địa lý 18
1.2.2 Đặc điểm tự nhiên 18
1.2.3 Tình hình kinh tế xã hội 18
1.2.4 Tình hình dân số 19
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TÌNH HÌNH PHÁT SINH, HIỆN TRẠNG PHÂN LOẠI THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ VÀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ NĂM 2017 20
2.1 Một số kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước Châu Á .20
2.1.1 Tại Nhật Bản 20
2.1.2 Tại Hàn Quốc 20
2.1.3 Phương pháp xử lý CTR các nước trên thế giới 20
2.2 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 21
2.2.1 Tại thành phố Hà Nội 21
2.2.2 Tại thành phố Hồ Chí Minh 21
2.2.3 Tại tỉnh Quảng Trị 22
2.3 Tình hình phát sinh và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đông Hà 23
Trang 32.3.1 Nguồn phát sinh 23
2.3.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn 25
2.4 Tình hình phát sinh và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Quảng Trị 27
2.4.1 Nguồn phát sinh 27
2.4.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn 29
2.5 Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị 30
2.5.1 Những kết quả đạt được 30
2.5.2 Những tồn tại, hạn chế 31
2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 32
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN, THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ VÀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2018-2021 34
3.1 Dự báo tốc độ phát sinh CTR 34
3.1.1 Cơ sở dự báo 34
3.1.2 Kết quả dự báo 35
3.1.3 Dự báo tốc độ phát sinh CTR sinh hoạt tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ bao gồm cơ sở kinh tế cá thể 36
3.2 Đề xuất phương án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý 37
3.2.1 Phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh 37
3.2.2 Đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị 37
3.3 Giải pháp thực hiện 39
3.3.1 Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức 39
3.3.2 Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR 40
3.3.3 Triển khai các chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính áp dụng đối với cơ sở thu gom, vận chuyển CTR 40
3.3.4 Giải pháp kinh tế 41
3.3.5.Giải pháp về công tác quản lý CTR sinh hoạt đối với cơ quan quản lý nhà nước 45
3.3.6 Xã hội hóa công tác quản lý CTR 45
3.3.7 Giải pháp đầu tư các công trình, biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt 46
3.3.8 Giải pháp về nguồn lực tài chính và cơ chế chính sách 46
3.3.9 Giải pháp về khoa học công nghệ 47
Trang 43.3.10 Về trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh
hoạt tại nguồn 47
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 50
4.1 Lộ trình thực hiện 50
4.2 Tổ chức thực hiện 52
4.2.1 Tiến độ thực hiện 52
4.2.2 Kinh phí thực hiện 52
4.2.3 Trách nhiệm thực hiện 52
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 55
Kết luận 55
Kiến nghị 55
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Dân số thành phố Đông Hà năm 2017 17 Bảng:2: Dân số thị xã Quảng Trị năm 2017 19 Bảng 3: Bảng tổng hợp tình hình thu gom, xử lý CTR trên địa bàn thành phố Đông Hà năm 2017 23 Bảng 4: Khối lượng CTR phát sinh từ các chợ có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh thành phố Đông Hà 25 Bảng 5: Bảng tổng hợp tình hình thu gom, xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị xã Quảng Trị 27 Bảng 6: Khối lượng CTR phát sinh từ các chợ có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh thành phố Đông Hà 28 Bảng 7: Tiêu chuẩn phát sinh CTR 35 Bảng 8: Dự báo Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại thành phố Đông
Hà và thị xã Quảng Trị đến năm 2020 35 Bảng 9 Số lượng doanh nghiệp và số cơ sở kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị đến năm 2017 36 Bảng 10: Dự báo Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị đến năm 2020 36 Bảng 11: Nhu cầu đối với kế hoạch quản lý CTR sinh hoạt 42 Bảng 12: Kế hoạch thực hiện 50
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Đông Hà qua các năm 14
(giai đoạn 2011 - 2015) 14
Hình 2 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành 15
giai đoạn 2011 - 2015 15
Hình.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành của 16
giai đoạn 2011 - 2015 16
Hình 4: Mô hình phân loại, thu gom vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt tại thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị 38
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7TT Từ viết tắt Giải nghĩa
6 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết xây dựng Đề án
Thành phố Đông Hà được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá củatỉnh Quảng Trị, bên cạnh đó là thị xã Quảng Trị có vị trí quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước Là địa bàn đóng trụ sởcủa các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xãhội - nghề nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang các cơ quan thông tin đại chúngcủa tỉnh, văn phòng đại diện của nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước Là nơitập trung các hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp và là hạt nhân thúc đẩyquá trình đô thị hoá của tỉnh Quảng Trị Trong thời gian qua, bằng nhiều giải pháp
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa Kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tốc độ phát triển công nghiệp
và đô thị Bên cạnh những lợi ích mang lại từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa thì trên địa bàn cũng phải đối mặt nhiều vấn đề môi trường phát sinh là hệ quảcủa quá trình phát triển như: Lượng CTR gia tăng (nước thải, khí thải và CTR);trong đó vấn đề quản lý CTR ngày càng trờ nên bức xúc, đặc biệt là CTR sinhhoạt
Năm 2017, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Đông Hàkhoảng 54,835 tấn/ngày đêm, ở thị xã Quảng Trị khoảng 25 tấn/ngày đêm LượngCTR này có thành phần phức tạp và hầu hết chưa được phân loại tai nguồn đã gâykhó khăn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp Điều này đã dẫn đến chiphí thu gom và xử lý CTR tăng cao, đặc biệt là chi phí cho việc xử lý CTR thứ cấp(do tăng lượng nước rỉ rác, khí thải phát sinh từ các ô chôn lấp)
Theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đếnnăm 2025, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó mục tiêu đưa ra cụ thể như sau:
* Mục tiêu tổng quát
- Phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắngia tăng, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, góp phầnbảo vệ sức khỏe con người, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướngtới mục tiêu phát triển bền vững đất nước;
- Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, tiến hành đồng thờicác giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng,tái chế, xử lý chất thải rắn; mở rộng mạng lưới thu gom chất thải rắn; thúcđẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn với phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất
Trang 9thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đẩy mạnh xã hội hóa vàthu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài trong quản lý chất thải rắn sinhhoạt;
- Ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện môitrường; lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn kết hợp với thu hồi năng lượng,giảm phát thải khí nhà kính, an toàn và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế -
xã hội của từng địa phương; phát triển ngành công nghiệp tái chế, khuyến khích sửdụng, tiêu thụ các sản phẩm từ quá trình xử lý chất thải rắn
* Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị
- Tất cả các đô thị loại đặc biệt và loại I có công trình tái chế chất thải rắnphù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 85% các đô thị còn lại có công trình táichế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình;
- 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thugom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế,tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; phấn đấu
tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệdưới 30% so với lượng chất thải được thu gom;
- Sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trường tại các Trung tâmthương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khóphân hủy;
- 90 - 95% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị đã đóng cửađược cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất;
Thực hiện nhiệm vụ phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trong thời kỳ pháttriển kinh tế - xã hội như hiện nay là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng nhận thứcđược đây là một định hướng đúng, lâu dài nhằm nâng cao ý thức của người dân vềbảo vệ môi trường; tăng hiệu quả trong công tác quản lý chất thải phát sinh; giảm
áp lực rất lớn cho hoạt động xử lý chất thải, như: tận dụng khối lượng lớn CTR cókhả năng phân hủy sinh học để chế biến thành phân compost, phân hữu cơ, tậndụng triệt để các loại CTR khác thông qua các hoạt động tái sử dụng, tái chế và táisinh năng lượng Đồng thời, làm giảm diện tích bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lýkhối lượng CTR cần xử lý
Vì vậy, việc xây dựng “Đề án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tạinguồn và thu gom, vận chuyển, xử lý tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụtrên địa bàn thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị giai đoạn 2018-2021 là cầnthiết để góp phần làm tiền đề từng bước cải thiện, đổi mới, hoàn thiện hệ thống kỹ
Trang 10thuật quản lý CTR, đảm bảo định hướng phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên,nâng cao ý thức bảo vệ của cộng đồng nhằm đạt được những mục tiêu bảo vệ môitrường do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và Chính phủ đề ra.
2 Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chitiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chấtthải và phế liệu;
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/20109 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầmnhìn đến năm 2050;
- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phêduyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
- Quyết định số: 1224/QĐ-UBND ngày 15/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị
về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 của UBND tỉnh QuảngTrị về việc ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnhQuảng Trị;
Trang 11bằng các công nghệ tiên tiến và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương,hạn chế tối đã lượng rác thải bị chôn lấp nhằm tiết kiệm quỹ đất, hạn chế việc gây
ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về việc thu gom và xử lý rácthải, nâng cao nguồn nhân lực về quản lý chất thải trên địa bàn thị xã, tạo môitrường cuộc sống ngày càng xanh - sạch - đẹp
- Xây dựng được các phương thức phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn và xácđịnh lộ trình triển khai thực hiện phân loại cho mỗi loại hình CTR, đảm bảo phùhợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương Hoàn thiện hệ thống quản lýCTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng đề án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thugom, vận chuyển, xử lý tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phốĐông Hà và thị xã Quảng Trị giai đoạn 2018-2011 nhằm nâng cao hiệu quả côngtác thu gom xử lý rác một cách triệt để, nâng cao hiệu quả thu gom xử lý chất thảinguy hại, chất thải y tế; phát huy hiệu quả việc phân loại rác thải tại nguồn để táichế, tái sử dụng chất thải, hạn chế việc chôn lấp làm ảnh hưởng quỹ đất sản xuất
và hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra Từ đó nhân rộng môhình ra các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh
- Xã hội hóa công tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn thị xã, thành phố vàcác huyện trên địa bàn toàn tỉnh, huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần để đầu
tư vào công tác thu gom xử lý rác thải theo mô hình dịch vụ chuyên nghiệp
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và hiệu quả công tác quản lý nhànước về thu gom xử lý chất thải, tiến đến cải thiện môi trường cuộc sống ngàycàng bền vững và thực hiện thành công chiến lược quản lý chất thải rắn trên địabàn toàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra
4 Phạm vi, đối tượng và hình thức phân loại
4.1 Phạm vi: trên địa bàn thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị
4.2 Đối tượng: tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ bao gồm hộ kinhdoanh cá thể
4.3 Hình thức phân loại:
Chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được phân loại thành 03 nhóm (theo Nghịđịnh 38/NĐ-CP ngày 25/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu)
Trang 12- Nhóm 1: Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ,quả, xác động vật)
- Nhóm 2: Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại,cao su, nilông, thủy tinh);
- Nhóm 3: nhóm còn lại
Tuy nhiên, qua khảo sát trên thực tế CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàntỉnh, nhóm thứ 2 là nhóm có khả năng tái chế và tính kinh tế cao nên các cơ sở vàcác đơn vị thu gom đã tự phân loại triệt để tại nguồn để cung cấp cho các cơ sở thumua phế liệu Do đó, chỉ thực hiện phân loại thành 2 nhóm sau:
- Nhóm CTR hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác
- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu sau khi được thu thập, được tổng hợp,
xử lý và chọn lọc những nội dung cần thiết để xây dựng nội dung đề án;
- Phương pháp kế thừa: kế thừa các kết quả và sản phẩm từ các nhiệm vụ,
dự án có liên quan
Trang 13CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI THÀNH PHỐ
kinh độ Đông Cách thành phố Đồng Hới 93 km về phía Nam, cách thành phố Huế
70 km về phía Bắc, cách cửa khẩu Lao Bảo 85 km về phía Đông, cách cảng biểnCửa Việt 16 km về phía Tây Ranh giới thành phố được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh;
- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong;
- Phía Đông giáp huyện Gio Linh và Triệu Phong;
- Phía Tây giáp huyện Cam Lộ
1.1.2 Đặc điểm tự nhiên
- Tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính của thành phố Đông
Hà theo số liệu thống kê năm 2015 là 7.308,53 ha
- Địa hình: Đông Hà có 02 dạng địa hình cơ bản sau: địa hình dạng gò đồi
và địa hình dạng đồng bằng
- Khí hậu:Thành phố Đông Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùanhưng lại chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Khí hậuphân thành 02 mùa rõ rệt Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 9, có sự xuất hiện của gióTây Nam khô nóng làm cho mức nhiệt tăng, độ ẩm giảm thấp Mùa mưa từ tháng
10 đến tháng 02 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độgiảm kèm theo mưa bão và lũ lụt
- Đặc điểm thủy văn: Hệ thống sông ngòi của thành phố gồm 03 sông chính:Sông Hiếu, chảy qua địa phận thành phố Đông Hà với chiều dài khoảng 8 km.Sông Thạch Hãn chảy qua thành phố có chiều dài 5 km và sông Vĩnh Phước
1.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội
1.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá, bình quân hàng năm giaiđoạn 2011 - 2015 là 11,6% và năm 2016 ước đạt 11,41%; cơ cấu kinh tế chuyểndịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nôngnghiệp năm 2015 là 65,5% - 33,2% - 1,3%
Trang 14Thương mại, dịch vụ phát triển khá và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo của nềnkinh tế, giá trị sản xuất dịch vụ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 11,53% vànăm 2016 ước đạt 11,4% Sản xuất công nghiệp chuyển biến tích cực, giá trị sảnxuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 12,1% vànăm 2016 ước đạt 11,58% Sản xuất nông nghiệp phát triển các vùng chuyên canhhàng hóa phục vụ đô thị, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân giai đoạn
vệ thực vật sử dụng đang là những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thành phố
1.1.3.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Phát triển thương mại và dịch vụ
Năm 2016, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố đạt mứctăng trưởng khá; các loại hình dịch vụ viễn thông, bảo hiểm, vận tải, giải trí, dulịch, lưu trú, ăn uống phát triển khá đa dạng; loại hình kinh doanh siêu thị, trungtâm thương mại, hàng chất lượng cao, hàng hiệu, hàng xa xỉ có bước phát triểnkhá, nhiều cơ sở kinh doanh thương mại được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mới đưavào khai trương như: Siêu thị điện máy Kim Nguyên, Điện máy xanh, Trần Anh,
Trang 15FPT shop, cửa hàng thời trang Elise và một số cửa hàng thời trang trên các trụcphố Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện đạt 18.090 tỷđồng, tăng 14,89% so với năm 2015.
* Phát triển Công nghiệp
Năm 2016, sản xuất công nghiệp trên địa bàn duy trì tốc độ tăng trưởng ổnđịnh, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tiếp tục khắc phục khó khăn, duy trì sảnxuất; các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp hoạt động sản xuất ổn định,cụm công nghiệp Đông Lễ có 18 dự án đăng ký đầu tư, đã có 12 dự án đi vào hoạtđộng, 01 dự án chuẩn bị đi vào hoạt động; cụm công nghiệp Phường 4 có 07 dự ánđầu tư xây dựng, đã có 03 dự án đã đi vào hoạt động; khu công nghiệp Nam Đông
Hà có 33 dự án với tổng mức đầu tư 2.076 tỷ đồng, trong đó 16 dự án đã đi vàohoạt động sản xuất Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 2.784 tỷ đồng, tăng11,19% so với năm 2015
* Phát triển Nông nghiệp
Năm 2016, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2.424,1 ha, giá trị sảnxuất nông nghiệp năm 2016 ước đạt 144,596 tỷ đồng tăng 7,23% so với năm 2015;giá trị trên một đơn vị canh tác ước đạt 75,2 triệu đồng/ha Diện tích lúa cả năm2.075,6 ha; cơ cấu giống lúa đưa vào sản xuất theo hướng tích cực, trong đó giốnglúa chất lượng cao đạt trên 78% diện tích Diện tích gieo trồng cây thực phẩm, raumàu các loại ước đạt 375 ha, trong đó diện tích gieo trồng rau các loại đạt trên 270
ha, với chủng loại cây trồng khá đa dạng, phong phú Diện tích trồng hoa, cây
Trang 16cảnh các loại khoảng 10,6 ha, tập trung ở phường Đông Giang và Đông Thanh, đãtrồng được khoảng 26.000 chậu hoa các loại Diện tích nuôi trồng thủy sản năm129,22 ha; trong đó diện tích nuôi cá 68,52 ha, diện tích nuôi tôm nước lợ 60,7 ha.Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, đàn trâu có 369 con; đàn bò 1.672con; đàn lợn 8.782 con (trang trại chăn nuôi tại Khe Lấp tăng hơn 1.000 con so vớinăm trước); đàn gia cầm 76.288 con Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
đã được chú trọng triển khai, trồng mới rừng 81,3 ha, khai thác 127,1 ha, chuyểnmục đích sử dụng rừng 9,0 ha và hoàn thành công tác kiểm kê tổng diện tích2.715,1 ha rừng
Hình.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành của
giai đoạn 2011 - 2015
* Phát triển xây dựng và kết cấu hạ tầng đô thị
Tổng diện tích xây dựng nhà ở của nhân dân khoảng 2.220.700 m2, bìnhquân đầu người là 25 m2/người Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố khuvực nội thị đạt 96%
Hệ thống giao thông chính được triển khai xây dựng từng bước hoàn thànhnhư mở rộng quốc lộ 1A, đường Lê Thánh Tông, đường Trần Bình Trọng, cầuVĩnh Phước, cầu Đại Lộc, cầu Sông Hiếu Tổng diện tích đất giành cho xây dựnggiao thông đô thị khoảng 389 ha, chiếm 17,2% so với diện tích đất xây dựng đôthị Tổng chiều dài đường giao thông đô thị hiện có 355 km đường bộ, trong đó
Trang 17quốc lộ 20,5 km, tỉnh lộ 53,6 km, thành phố quản lý 288,9 km (140 km kết cấumặt đường bê tông nhựa, láng nhựa và 122 km đường bê tông; trục đường chính
90 km, đường nhánh 115 km, còn lại là đường khu vực) và 7 km đường sắt, 15 kmđường thuỷ
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2016 của thành phố Đông Hà).
1.1.4 Tình hình dân số
Dân số trung bình thành phố Đông Hà tính đến 31/12/2016 là 91.396 người
Cơ cấu dân số giữa nam và nữ là 49,0% - 51,0% Mật độ dân số trung bình là1.238 người/km2; dân cư phân bố không đều chủ yếu tập trung ở các khu vực nộithị; Phường 1 có mật độ dân số cao nhất 8.101 người/km2, Phường 3 có mật độdân số thấp nhất 373 người/km2 Những năm qua, tỷ lệ tăng dân số trung bìnhhàng năm giai đoạn 2011 - 2016 là 1,29%
Bảng 1: Dân số thành phố Đông Hà năm 2017
Trang 18- Phía Nam giáp huyện Hải Lăng.
- Phía Đông giáp huyện Hải Lăng
- Phía Tây giáp huyện Đakrông và huyện Triệu Phong
1.2.2 Đặc điểm tự nhiên
- Thị xã Quảng Trị có diện tích tự nhiên là: 7.402,78 ha, dân số năm 2016là: 23.782 người; gồm 5 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Phường 1, phường 2,phường 3, phường An Đôn và xã Hải Lệ
- Địa hình: chia thành 02 vùng rõ rệt, phía nam là vùng đồi núi với nhữngthảm rừng có hệ sinh thái phong phú Phía bắc là vùng đồng bằng tương đối bằngphẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây ăn quả lâu năm
- Khí hậu: mang đậm nét điển hình của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa Sựkhắc nghiệt của khí hậu kết hợp với sự phức tạp của địa hình thường xuyên gây rabão, lụt, hạn hán, giá rét Đặc biệt, gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7hàng năm, nhiệt độ có thể lên tới 40 - 410C, làm cho nước sông cạn kiệt gây ảnhhưởng không nhỏ đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân
- Thủy văn: Hai con sông Thạch Hãn và Vĩnh Định chảy qua trên địa bànthị xã, hình thành các con đường thủy nối liền thị xã về với Cửa Việt, Hội Yên,Đông Hà Đồng thời 02 con sông này đã góp phần tạo nên cảnh quan, khí hậu mát
mẽ về mùa hè, bồi đắp phù sa và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
1.2.3 Tình hình kinh tế xã hội
1.2.3.1 Tăng trưởng kinh tế:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2016 là: 1.373,016 tỷ đồng, giátrị sản xuất công nghiệp đạt: 360 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt93,8 tỷ đồng Tổng số vồn đầu tư phát triển năm 2016 phân cấp thị xã quản lý vàchủ đầu tư là 46,194 tỷ đồng
1.2.3.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Thương mại dịch vụ: tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế,đóng góp vào nguồn thu ngân sách địa phương Nhiều cơ sở kinh doanh hìnhthành mới, mở rộng quy mô hoạt động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của địa bànthị xã Quảng Trị và vùng lân cận
- Công nghiệp - TTCN: giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2016 là 360 tỷđồng, trong đó công nghiệp chế biến là 310,539 tỷ đồng, giá trị sản xuất côngnghiệp khai thác là: 9,693 tỷ đồng
Trang 19- Nông nghiệp: giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 68,939 tỷ đồng, trong đó giátrị sản xuất ngành trồng trọt đạt 32,263 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành chăn nuôiđạt 36,537 tỷ đồng.
1.2.4 Tình hình dân số
Dân số trung bình thị xã Quảng Trị tính đến 31/12/2016 là 23.782 người
Cơ cấu dân số giữa nam và nữ là 49,0% - 51,0% Mật độ dân số trung bình là 325người/km2; dân số tại các phường, xã trên địa bàn thị xã Quảng Trị được thể hiệntại bảng 2
Bảng:2: Dân số thị xã Quảng Trị năm 2017
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị, 2016
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TÌNH HÌNH PHÁT SINH, HIỆN TRẠNG PHÂN LOẠI THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ VÀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ NĂM 2017
2.1 Một số kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước Châu Á
2.1.1 Tại Nhật Bản
Hệ thống Phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của Nhật Bản tương đối phứctạp và chặt chẽ Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn
Trang 20khác nhau Ví dụ, 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống Phân loại CTR sinh hoạtriêng, tất cả CTR có thể đốt cháy được yêu cầu đựng vào túi đỏ, CTR không thểđốt cháy đựng trong túi màu xanh dương trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm,báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng.
2.1.2 Tại Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, cách quản lý CTR giống với Nhật Bản, nhưng cách xử lý lạigiống ở Đức CTR hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làm giá thể nuôi trồngnấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biôgacung cấp cho phát điện Sau khi CTR tại hố chôn phân huỷ hết, tiến hành khai thácmùn ở bãi chôn làm phân bón Như vậy, tại các nước phát triển việc Phân loạiCTR sinh hoạt tại nguồn đã được tách thành 2 dòng: CTR hữu cơ dễ phân huỷđược thu gom xử lý hàng ngày, CTR khó phân huỷ có thể tái chế hoặc đốt, chônlấp an toàn được thu gom hàng tuần
2.1.3 Phương pháp xử lý CTR các nước trên thế giới
2.1.3.1 Phương pháp sản xuất phân Compost
Sản xuất phân compost hiện là một trong những biện pháp tái chế CTR được
sử dụng hữu hiệu và phổ biến tại Mỹ và mội số nước ở Châu Âu Nổi bật có côngnghệ sản xuất phân DANO của Đan Mạch, Công nghệ Compost Steinmueller củaĐức và công nghệ sản xuất phân compost của Mỹ Các công nghệ đều có ưu điểm
là xử lý triệt để CTR hữu cơ để bảo vệ môi trường; thu hồi phân bón; cung cấpđược nguyên vật liệu tái chế cho các ngành công nghiệp
2.1.3.2 Phương pháp xử lý CTR bằng nhiệt
Xử lý CTR bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối thiểuCTR cho khâu xử lý cuối cùng Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lòhơi, lò sưởi hoặc cho các ngành công nghiệp nhiệt và phát điện Song đây làphương pháp xử lý tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí
để đốt 1 tấn CTR cao hơn khoảng 10 lần
Việc thu đốt CTR sinh hoạt bao gồm nhiều CTR khác nhau sẽ tạo ra khói độcdioxin, nếu không xử lý được loại khí này sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe
Tuy nhiên, hiện nay tại các nước Châu Âu có xu hướng giảm đốt CTR vìhàng loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết Việc thu đốtCTR thường chỉ áp dụng cho việc xử lý CTR độc hại như CTR thải bệnh việnhoặc CTR công nghiệp vì các phương pháp khác không thể xử lý triệt để được
2.1.3.3 Xử lý ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex
Trang 21Công nghệ Hydromex nhằm xử lý CTR đô thị thành các sản phẩm phục vụxây dựng, làm vật liệu xây dựng, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữuích Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ CTR, sau đó polymer hóa
và sử dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm
2.1.3.4 Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp không chỉ phổ biến ở Mỹ mà cònphổ biến ở nhiều nơi trên thế giới BCLHVS được thiết kế để việc đổ bỏ CTR saocho mức độ gây độc hại đến môi trường là nhỏ nhất Tại đây CTR được đổ vàocác ô chôn lấp của bãi, sau đó được đầm nén và bao phủ một lớp đất dày khoảng1,5cm (hoặc vật liệu bao phủ) ở cuối mỗi ngày Khi bãi chôn lấp đã sử dụng hếtcông suất thiết kế thì một lớp đất (vật liệu phủ) sau cùng dày khoảng 60cm đượcphủ lên trên
2.2 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Trong vài năm gần đây, nhiều tỉnh/thành đã áp dụng thí điểm phân loại CTRsinh hoạt tại nguồn, điển hình như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai vàmột số nơi khác, đã có những kết quả nhất định:
2.2.1 Tại thành phố Hà Nội
Sau 3 năm thực hiện mô hình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn đã đượcnhân rộng từ 9 phường xã thí điểm đã phát triển trên địa bàn 66 phường; trungbình 350 tấn CTR sinh hoạt/ngày và 500 tấn phế thải công nghiệp.Tuy nhiên, đanggặp khó khăn do thiếu cơ chế chính sách đối với lực lượng lao động thu nhập thấp
và phí vệ sinh không đủ để duy trì công tác vệ sinh ngõ phố
2.2.2 Tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương trình phân loại CTR tại nguồn cũng đã được tổ chức triển khai từnăm 2008 Dự án này được triển khai thí điểm ở 6 quận, huyện (1, 4, 5, 6, 10 vàhuyện Củ Chi) để từ đó làm cơ sở nhân rộng cho các quận, huyện còn lại
Quy trình kỹ thuật thực hiện Phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn như sau: Các
hộ gia đình Phân loại CTR sinh hoạt thành 2 loại: CTR thực phẩm và CTR cònlại Thùng đựng CTR thực phẩm có màu xanh lá cây, thùng đựng CTR còn lại làthùng đang sử dụng tại hộ gia đình
Cả 2 loại CTR đều được thu gom cùng lúc mỗi ngày bằng 2 xe (loại 660 lít),trong đó xe màu xanh thu gom CTR thực phẩm, xe màu xám thu gom CTR cònlại Sau đó, các xe thu gom này được đưa đến điểm hẹn trung chuyển CTR Tạiđây, CTR thực phẩm và CTR còn lại được thu gom riêng bằng xe tải, sau đó được
Trang 22vận chuyển về công trình thử nghiệm xử lý CTR ở Khu liên hợp xử lý rác ĐaPhước (huyện Bình Chánh) hoặc vận chuyển tới công ty sản xuất phân compost Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thực tế phát sinh một số vấn đề cần khắcphục để tăng hiệu quả cho chương trình như:
- Mỗi hộ gia đình được cung cấp 2 thùng CTR đựng CTR thực phẩm và CTR
khác, còn thiếu thùng đựng CTR nguy hại cũng chưa có túi đựng CTR có màu sắckhác nhau để nhận biết các loại CTR đã phân loại nên người lấy CTR mất công
mở từng túi ra để kiểm tra trước khi bỏ vào xe đẩy, vừa tốn thời gian, vừa phát tánmùi hôi Việc hộ dân tận dụng túi ni lông để đựng CTR tuy có tiết kiệm, nhưngcác túi này không đảm bảo chất lượng, có thể bị bục ra, khi để ở ngoài đường sẽphát tán mùi hôi Cho nên cần nghiên cứu sản xuất túi ni lông đạt chuẩn có màusắc theo từng loại CTR, với chi phí mua túi khoảng từ 10.000 - 15.000 đồng/thángcho mỗi hộ là phù hợp, các hộ quá nghèo khó thì địa phương hỗ trợ chi phí này.Việc sử dụng 2 chiếc xe lấy 2 loại CTR như hiện nay, sẽ gây cản trở lưu thông,nhất là đối với các con hẻm nhỏ, cho nên có thể sử dụng 1 xe có 3 ngăn để chứa 3loại CTR
- Việc chuẩn hóa từ thùng CTR, túi đựng CTR, xe lấy CTR, xe vận chuyển
đến nơi xử lý là việc làm cần thiết Trang phục của nhân viên thu gom CTR nênthống nhất trên toàn thành phố CTR được phân loại tại nguồn phải được xử lýđúng theo từng loại CTR, nếu phát hiện nơi nào xử lý sai (đổ lẫn lộn CTR thựcphẩm với CTR vô cơ và CTR độc hại) nên có những biện pháp xử lý nghiêm khắc
2.2.3 Tại tỉnh Quảng Trị
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa có đơn vị, địa phương nào triểnkhai phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn CTR sinh hoạt (bao gồm các loại CTRhữu cơ dễ phân hủy và nhóm còn lại tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanhđược thu gom chung sau đó vận chuyển về khu xử lý CTR đã được quy hoạch tạicác địa phương để xử lý
2.3 Tình hình phát sinh và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đông Hà
2.3.1 Nguồn phát sinh
2.3.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh từ các hộ giađình, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mà cụ thể là từ các hoạt động thườngngày của con người như ăn, uống, tắm giặt… Thành phần chất thải rắn chủ yếu làthức ăn dư thừa, bao nilong, giấy gói, bã chè, hộp sữa, chai nhựa…
Trang 23Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt theo các tài liệu thống kê vàthực tế khảo sát tại thành phố Đông Hà khoảng 0,6 kg/người/ngày Dân số toànthành phố Đông Hà đến 31/12/2016 là 91.396 người, tốc độ phát sinh chất thảitrung bình là 0,6 kg/người/ngày, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của thành phốkhoảng 54,835 tấn rác/ngày Do dân số giữa các phường trong thành phố Đông Hà
có sự chênh lệch khá lớn nên khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh củacác phường cũng khác nhau
Bảng 3: Bảng tổng hợp tình hình thu gom, xử lý CTR trên địa bàn thành phố
Đông Hà năm 2017
STT Địa bàn Số hộ Dân số
Lượng rác phát sinh (kg/ngày)
Tỷ lệ thu gom (%)
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016 và Công ty TNHH MTV Môi trường
và CTĐT Đông Hà
2.3.1.2 Chất thải rắn trên đường phố và nơi công cộng
Chất thải rắn phát sinh từ đường phố và nơi công cộng chủ yếu là từ thân,cành, lá cây; từ người đi đường và từ các địa điểm công cộng như công viên, chợ.Thành phần chủ yếu là thân, cành, lá cây, bao bì, giấy gói, rau, củ, quả bị hưhỏng… Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ đường phố và nơi công cộng thườngchiếm khoảng 10% lượng chất thải rắn sinh hoạt, khoảng 5,3 tấn/ngày
Trang 24Khối lượng chất thải rắn thu gom ở các tuyến đường phố chủ yếu phụ thuộcvào số lượng cây xanh đường phố, phụ thuộc vào thời tiết và chiều dài tuyến quétrác Khối lượng chất thải rắn ở các tuyến phố theo điều tra khảo sát trung bìnhkhoảng 0,05 tấn/tuyến đường/ngày x 38 tuyến đường được quét rác, khoảng 1,9tấn/ngày Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại một số khu vực công cộng có quy
mô lớn trên địa bàn thành phố được điều tra năm 2016 khoảng 3,3 tấn/ngày
2.3.1.3 Chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (kể cả số
cơ sở kinh doanh cá thể)
Theo niên giám thống kê năm 2016, trên địa bàn thành phố Đông Hà có1.109 doanh nghiệp đang hoạt động và 9.954 cơ sở kinh doanh cá thể, số lượnglao động trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể khoảng 19.500 người.Chất thải rắn phát sinh từ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụbao gồm các cơ quan hành chính nhà nước, trường học, bệnh viện và các cơ sởkhám, chữa bệnh; các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại; các cơ sở sản xuấtcông nghiệp tập trung hoặc xen kẽ trong khu dân cư… Thành phần chủ yếu là giấyloại, lá cây, bao bì, giấy gói, cả thức ăn dư thừa…Tổng khối lượng chất thải rắnphát sinh từ các đơn vị này khoảng 11,7 tấn/ngày (19.500 người x 0,6kgngười/ngày)
2.1.3.4 Chất thải rắn phát sinh từ các chợ có quy mô lớn trên địa bàn thành phố Đông Hà.
Trên địa bàn thành phố Đông Hà còn có lượng CTR phát sinh từ các chợ,đây là những điểm tập trung khối lượng CTR lớn cần được thu gom và xử lý
Bảng 4: Khối lượng CTR phát sinh từ các chợ có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh
Trang 252.3.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn
2.3.2.1 Khối lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Năm 2017, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị thành phốĐông Hà đã thu gom và xử lý chất thải rắn với khối lượng 22.600 tấn, tỷ lệ khốilượng thu gom và xử lý chất thải rắn đạt 87,4% so với tổng khối lượng chất thảirắn phát sinh trên địa bàn Tỷ lệ số hộ dân tham gia nộp phí thu gom rác thải đạt94,4% (cao nhất là Phường Đông Lương đạt 99,7% và thấp nhất là Phường 2 đạt69,5%)
2.3.2.2 Các tuyến phố được thu gom và quét rác
Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thành phố Đông Hà đều được thu gomrác phát sinh từ các hộ dân Riêng quét rác đường phố được thực hiện trên 38tuyến đường (quét ngày 12 tuyến và quét đêm 26 tuyến) Khối lượng chất thải rắnthu gom ở các tuyến quét đường không thống kê được chính xác mà chủ yếu phụthuộc vào chiều dài tuyến phố, số lượng cây xanh đường phố, phụ thuộc vào từngthời điểm thu gom (mùa mưa, ngày mưa, có gió hay không có gió ) Theo điềutra, khối lượng chất thải rắn ở các tuyến quét đường tùy theo chiều dài quét rác vàtình hình thời tiết nhưng trung bình khoảng 0,1 m3/lần quét
2.3.2.3 Bố trí các điểm đón rác
Hiện nay trên địa bàn thành phố bố trí 92 điểm đón rác, tuy nhiên các điểmnày không được đầu tư về cơ sở hạ tầng mà chỉ là điểm quy ước để các xe nén éprác đến chở rác về bãi chôn lấp thành phố Đông Hà, mỗi điểm đón rác có từ 1 đến
9 xe nén ép rác
2.3.2.4 Cơ sở vật chất thực hiện thu gom chất thải rắn
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị thành phốĐông Hà có 133 công nhân thực hiện việc thu gom rác; có 320 xe đẩy tay vớidung tích là 0,44 m3; 8 xe ép rác (6 xe ép rác có tải trọng là 4,5 tấn; 2 xe ép rác cótải trọng là 3,5 tấn) Công ty cũng đã đầu tư 124 thùng rác có thể tích là 0,14 m3
trên một số tuyến đường của thành phố
Nhân lực và phương tiện cơ bản đáp ứng cho công tác thu gom, vận chuyển,tuy nhiên có một số xe nén ép rác, xe đẩy tay đã cũ và hư hỏng một số bộ phậngây ô nhiễm môi trường khi vận chuyển rác
2.3.2.5 Quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay
Bãi chôn lấp rác thành phố Đông Hà cách trung tâm thành phố 4 km về phíaTây Bãi được thiết kế hợp vệ sinh, có diện tích 16 ha, gồm 4 ô chôn lấp chất thải
Trang 26sinh hoạt kích thước 120m x 60m x 4m và 8 ô chôn lấp chất thải độc hại kíchthước 6m x 1,2m x 1,5m.
* Mô tả quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn
Rác thải được xe nén ép rác chở về bãi rác và đổ vào ô chôn lấp rác rồi đượcsan ủi theo từng lớp và phun chế phẩm khử mùi, hóa chất diệt ruồi Khi lớp rácdày khoảng 2 - 3 m thì tiến hành đầm chặt, phủ lớp đất phủ trung gian Sau đó, lặplại quy trình như trên cho đến khi ô chứa rác đạt đến cao trình cuối cùng thì đóng
ô chôn lấp, lắp đặt hệ thống thông khí và trồng cỏ lên trên bề mặt Nước rỉ rác vàkhí phát sinh từ ô rác được thu gom qua hệ thống thu gom nước rác và hệ thốngthu khí Nước rỉ rác được xử lý thông qua hệ thống 3 hồ sinh học trước khi thải ramôi trường
* Cơ sở hạ tầng xử lý chất thải rắn
Tại bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố Đông Hà được đầu tư hệ thống cấpđiện, hệ thống cấp nước, nhà điều hành, trạm cân và các máy móc thiết bị đi kèmphục vụ cho việc xử lý rác như xe ben, xe tưới nước, xe ủi
* Những ưu, nhược điểm công nghệ xử lý chất thải rắn
Ưu điểm: Xử lý được khối lượng và thành phần các loại chất thải rắn phátsinh trên địa bàn thành phố Đông Hà, phù hợp với điều kiện kinh phí hạn hẹp củađịa phương do giá thành đầu tư và chi phí vận hành thấp hơn các phương pháp khác
Nhược điểm: Do mặt trên chất thải rắn được chứa tại các ô rác không có chechắn, tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nên gây mùi khó chịu cho khu vực xungquanh Hệ thống thiết bị công nghệ xử lý nước rỉ rác chưa được đầu tư hoàn chỉnh,đồng bộ, nên hiện nay gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh
2.4 Tình hình phát sinh và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Quảng Trị
2.4.1 Nguồn phát sinh
2.4.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh từ các hộ giađình, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mà cụ thể là từ các hoạt động thườngngày của con người như ăn, uống, tắm giặt… Thành phần chất thải rắn chủ yếu làthức ăn dư thừa, bao nilong, giấy gói, bã chè, hộp sữa, chai nhựa…
Theo số liệu thống kê từ Công ty Cổ phần Công trình Môi trường Đô thịQuảng Trị, khối lượng chất thải rắn được thu gom bình quân khoảng 11.000tấn/năm, trong đó, chất thải rắn từ sinh hoạt (70%), chất thải rắn từ công nghiệp
Trang 27(10%), dịch vụ du lịch (10%), chất thải rắn từ các trung tâm y tế và bệnh viện(5%), các cơ quan ban ngành trên địa bàn (5%).
Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt theo các tài liệu thống kê vàthực tế khảo sát tại thị xã Quảng Trị khoảng 0,6 kg/người/ngày Dân số toàn thị xãQuảng Trị đến 31/12/2016 là 23.782 người, tốc độ phát sinh chất thải trung bình
là 0,6 kg/người/ngày, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của thị xã khoảng 14,27tấn rác/ngày Do dân số giữa các phường, xã trong thị xã có sự chênh lệch khá lớnnên khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh của các phường cũng khácnhau
Bảng 5: Bảng tổng hợp tình hình thu gom, xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị xã
Quảng Trị
Lượng rác phát sinh (kg/ngày)
Tỷ lệ thu gom (%)
2.4.1.2 Chất thải rắn trên đường phố và nơi công cộng
Chất thải rắn phát sinh từ đường phố và nơi công cộng chủ yếu là từ thân,cành, lá cây; từ người đi đường và từ các địa điểm công cộng như công viên, chợ.Thành phần chủ yếu là thân, cành, lá cây, bao bì, giấy gói, rau, củ, quả bị hưhỏng… Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ đường phố và nơi công cộng thườngchiếm khoảng 10% lượng chất thải rắn sinh hoạt, khoảng 1,4 tấn/ngày
2.4.1.3 Chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Theo niên giám thống kê năm 2016, hiện nay, trên địa bàn thị xã Quảng Trị
có 158 doanh nghiệp đang hoạt động và 2.854 cơ sở kinh doanh cá thể, số lượng
Trang 28lao động trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể khoảng 5.786 người.Chất thải rắn phát sinh từ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụbao gồm các cơ quan hành chính nhà nước, trường học, bệnh viện và các cơ sởkhám, chữa bệnh; các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại; các cơ sở sản xuấtcông nghiệp tập trung hoặc xen kẽ trong khu dân cư… Thành phần chủ yếu là giấyloại, lá cây, bao bì, giấy gói, cả thức ăn dư thừa…Tổng khối lượng chất thải rắnphát sinh từ các đơn vị này khoảng 3,47 tấn/ngày (5.786 người x 0,6kgngười/ngày).
2.4.1.4 Chất thải rắn phát sinh từ các chợ có quy mô lớn trên địa bàn thị xã Quảng Trị
Trên địa bàn thị xã Quảng Trị còn có lượng CTR phát sinh từ các chợ, đây
là những điểm tập trung khối lượng CTR lớn cần được thu gom và xử lý
Bảng 6: Khối lượng CTR phát sinh từ các chợ có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh
Nguồn: Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Quảng Trị, 2013
2.4.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn
2.4.2.1 Khối lượng thu gom chất thải rắn
Năm 2017, Công ty Cổ phần công trình môi trường đô thị Quảng Trị đã thugom và xử lý chất thải rắn với khối lượng 11.000 tấn/năm, tỷ lệ khối lượng thugom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 70% so với tổng khối lượng chất thải rắnphát sinh trên địa bàn
2.4.2.2 Các tuyến phố được thu gom và quét rác
Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thị xã Quảng Trị đều được thu gomrác phát sinh từ các hộ dân Riêng quét rác đường phố được thực hiện trên 12tuyến đường Khối lượng chất thải rắn thu gom ở các tuyến quét đường khôngthống kê được chính xác mà chủ yếu phụ thuộc vào chiều dài tuyến phố, số lượngcây xanh đường phố, phụ thuộc vào từng thời điểm thu gom (mùa mưa, ngày mưa,
có gió hay không có gió ) Theo điều tra, khối lượng chất thải rắn ở các tuyếnquét đường tùy theo chiều dài quét rác và tình hình thời tiết nhưng trung bìnhkhoảng 0,1 m3/lần quét
2.4.2.3 Bố trí các điểm đón rác
Trang 29Hiện nay trên địa bàn thị xã bố trí 21 điểm đón rác và 04 khu trung chuyểnrác (Phường An Đôn, xã Hải Lệ, Phường 3 và chợ Trung tâm), tuy nhiên các điểmnày không được đầu tư về cơ sở hạ tầng mà chỉ là điểm quy ước để các xe nén éprác đến chở rác về bãi chôn lấp thị xã.
2.4.2.4 Cơ sở vật chất thực hiện thu gom chất thải rắn
Hiện nay, Công ty Cổ phần công trình môi trường đô thị Quảng Trị có 58công nhân thực hiện việc thu gom rác; có 20 xe đẩy tay với dung tích là 0,44 m3;
03 xe ép rác, 01 máy ủi, 01 xe bồn (6 xe ép rác có tải trọng là 4,5 tấn; 2 xe ép rác
có tải trọng là 3,5 tấn) Công ty cũng đã đầu tư 40 thùng rác có thể tích là 0,14 m3
trên một số tuyến đường của thị xã
Nhân lực và phương tiện cơ bản đáp ứng cho công tác thu gom, vận chuyển,tuy nhiên có một số xe nén ép rác, xe đẩy tay đã cũ và hư hỏng một số bộ phậngây ô nhiễm môi trường khi vận chuyển rác
2.4.2.5 Quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay
Bãi chôn lấp rác thị xã Quảng Trị cách cách trung tâm thành phố 5 km vềphía Tây Bãi được thiết kế hợp vệ sinh, có diện tích 05 ha, gồm 4 ô chôn lấp chấtthải sinh hoạt kích thước 120m x 60m x 4m
* Mô tả quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn
Rác thải được xe nén ép rác chở về bãi rác và đổ vào ô chôn lấp rác rồi đượcsan ủi theo từng lớp và phun chế phẩm khử mùi, hóa chất diệt ruồi Khi lớp rácdày khoảng 2 - 3 m thì tiến hành đầm chặt, phủ lớp đất phủ trung gian Sau đó, lặplại quy trình như trên cho đến khi ô chứa rác đạt đến cao trình cuối cùng thì đóng
ô chôn lấp, lắp đặt hệ thống thông khí và trồng cỏ lên trên bề mặt Nước rỉ rác vàkhí phát sinh từ ô rác được thu gom qua hệ thống thu gom nước rác và hệ thốngthu khí Nước rỉ rác được xử lý thông qua hệ thống xử lý nước rỉ rác công nghệBiofast
* Cơ sở hạ tầng xử lý chất thải rắn
Tại bãi chôn lấp chất thải rắn thị xã Quảng Trị được đầu tư hệ thống cấpđiện, hệ thống cấp nước, nhà điều hành và các máy móc thiết bị đi kèm phục vụcho việc xử lý rác như xe ben, xe tưới nước, xe ủi
* Những ưu, nhược điểm công nghệ xử lý chất thải rắn
Ưu điểm: Xử lý được khối lượng và thành phần các loại chất thải rắn phátsinh trên địa bàn thị xã Quảng Trị, phù hợp với điều kiện kinh phí hạn hẹp của địaphương do giá thành đầu tư và chi phí vận hành thấp hơn các phương pháp khác