Đặc biệt, trong thời đại ngày nay những tác động quan trọng của nguồn tài nguyên tri thức đối với sự phát triển của các quốc gia, những quan điểm đề cao thậm chí là tuyệt đối hóa vai trò
Trang 1DƯƠNG THỊ HƯƠNG
TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2019
Trang 2DƯƠNG THỊ HƯƠNG
TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định
Tác giả
Dương Thị Hương
Trang 4những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ
CHƯƠNG 4: Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI
THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM
giá trị văn hóa hình thành các chủ thể xã hội vừa hồng vừa chuyên, có
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ cuối thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, sự bùng nổ công nghệ cao nhất là công nghệ tin học đã có sự tác động mạnh
mẽ, sâu sắc tới nền kinh tế thế giới Tri thức đã và đang trở thành một động lực chủ yếu cho sự phát triển xã hội và song hành cùng thế giới dịch chuyển vào tương lai Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, A.Toffler - nhà tương lai học dựa trên những thành tựu của tri thức khoa học, kỹ thuật đương thời đã đưa ra những dự báo về
tương lai ở cấp độ toàn cầu Trong các tác phẩm nổi tiếng: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực A.Toffler đã phác họa nền kinh tế thế giới
dịch chuyển vào tương lai với yếu tố tri thức, khoa học công nghệ trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp” Trong thế kỷ XXI, một quốc gia giàu mạnh, hưng thịnh hay suy vong, tụt hậu đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên - nhân lực có trình độ tri thức chuyên môn, có năng lực sáng tạo, năng lực thích nghi cao A.Toffler khẳng định: “Con đường quyền lực và phát triển kinh tế của thế kỷ XXI không còn là con đường khai phát từ nguyên liệu và gân cốt của con người Mà như chúng ta đã thấy là phải vận dụng con đường Tâm Trí mà thôi” [90, tr.316] Ở Việt Nam, với mục tiêu “Phát triển triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường” [28, tr.75], Đảng ta khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh hiệu quả và bền vững của đất nước” [28, tr.130] Quán triệt vai trò của tri thức trên chặng đường đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn chú trọng đến vấn đề xây dựng và phát huy vai trò của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XI, XII đều xác định đột phá chiến lược: phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm tạo ra những sức mới trong nội lực của quốc gia phát triển đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay còn yếu, thiếu, chưa đồng
Trang 6bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Hơn nữa, hiện nay nước ta còn đang lúng túng giữa hai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai và thứ ba trong khi các nước phát triển đã bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Việt Nam nếu không nhanh chóng nắm bắt thời
cơ, vượt qua thách thức thì sẽ bị tụt hậu xa hơn Để phát huy có hiệu quả vai trò của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước gắn với xu hướng toàn cầu hóa, nắm bắt những thời cơ quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc phát triển trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là chìa khóa, bước đột phá quan trọng về “chất” của nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Đặc biệt, trong thời đại ngày nay những tác động quan trọng của nguồn tài nguyên tri thức đối với sự phát triển của các quốc gia, những quan điểm đề cao thậm chí là tuyệt đối hóa vai trò của tri thức khoa học và công nghệ đối với sự phát triển, những quan điểm trái chiều về sở hữu đã và đang đặt ra những hoài nghi về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tác động mạnh mẽ toàn diện, sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra những hiệu ứng khuếch đại vai trò của tri thức khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của các quốc gia Việc nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức - đại diện tiêu biểu của tư tưởng giai cấp tư sản, giúp chúng ta có quan điểm toàn diện hơn trong tiếp cận, đánh giá những giá trị tích cực và hạn chế quan điểm triết học của A.Toffler trong khuôn khổ hệ tư tưởng tư sản góp phần bảo
vệ, bổ sung và phát triển quan điểm mác xít về tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội trong tiến trình của lịch sử nhân loại
Vì thế, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri
thức và ý nghĩa của nó đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 72.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tổng quan các công trình nước ngoài và trong nước bàn về cơ sở hình thành, nội dung tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức và ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức
- Phân tích, hệ thống hóa tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức đối với việc hình thành năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; trong phương thức sản xuất và sự biến đổi quyền lực chính trị
- Đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức, rút ra ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức trong:
năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; phương thức sản xuất: lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng: làm rõ vai trò tri thức trong sự biến đổi quyền lực chính trị
- Tác phẩm luận án nghiên cứu: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực
4 Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về vai trò của tri thức và chiến lược phát triển nguồn lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Trang 84.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Thứ nhất, xuất phát từ tồn tại xã hội nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX và sự kế thừa
các tiền đề tư tưởng luận án chỉ ra mối dây liên hệ giữa tư tưởng của A.Toffler trong lịch sử và ý nghĩa của nó ở Việt Nam hiện nay
Thứ hai, từ lí luận hình thái kinh tế -xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin soi
chiếu tư tưởng của A.Toffler để chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của
A.Toffler về vai trò tri thức và rút ra những ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực
ở Việt Nam hiện nay
- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa - trừu tượng hóa, thống kê xã hội học, so sánh, đối chiếu, tổng kết thực tiễn và các phương pháp nghiên cứu liên ngành
5 Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã có những đóng góp mới sau:
- Hệ thống hóa cơ sở hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức
- Phân tích, hệ thống hóa tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quyền lực tri thức
- Đánh giá khách quan, khoa học những giá trị và hạn chế trong tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức, từ đó rút ra ý nghĩa của những tư tưởng đó đối với việc phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra sức ảnh hưởng của chủ nghĩa Lênin trong tư tưởng của A.Toffler, mối dây liên hệ giữa tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của tri thức khoa học với những tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức là sự kế thừa, tiếp nối cơ bản là trên cùng một hướng tư tưởng; Luận
Mác-án làm rõ hơn những giá trị và hạn chế trong tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức
Trang 9Những kết quả trong nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy môn Triết học (phần Học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội), một số học phần của chuyên ngành Kinh tế - chính trị học, Chính trị học ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu trong luận án có thể là tư liệu tham khảo trong hoạch định, ban hành và thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả
đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 11 tiết
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1 Các công trình nghiên cứu cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức
A.Toffler là nhà tương lai học nổi tiếng thế giới Bởi vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của ông dưới những góc độ tiếp cận khác nhau
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Alvin Toffler
Vào những năm 30 của thế kỷ XX thuyết kỹ trị ra đời, tạo cơ sở cho sự xuất hiện của tương lai học Vào những năm 40 thế kỷ XX, khuynh hướng phát triển của tương lai học dựa trên sức mạnh của khoa học, kỹ thuật, công nghệ Hai cơ sở hình thành khuynh hướng cơ bản của tương lai học giai đoạn này là sự ảnh hưởng của thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, với ý tưởng xóa bỏ ranh giới giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội
Công trình là những đánh giá chung, khái quát về cơ sở hình thành tương lai học, trong đó có tư tưởng của A.Toffler Tuy nhiên, các tác giả chưa chỉ ra những
Trang 11điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề tư tưởng trực tiếp hình thành nên những quan điểm của A.Toffler về vai trò tri thức
Khắc phục điều này, trong cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler [72] từ góc độ tiếp cận chính trị học, tác giả Ông Văn Năm đã chỉ ra
những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích có hệ thống những điều kiện trực tiếp hình thành tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức trên phương diện kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa nước Mĩ Tác giả cũng chưa đề cập đến quan điểm của C.Mác về khoa học “đã
và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” - một quan điểm có ảnh hưởng quan trọng, đặt cơ sở nền tảng hình thành tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức
Trong bài viết Quan điểm của C.Mác và A.Toffler về xã hội [62] tác giả
Nguyễn Đức Luận khẳng định, quan điểm sản xuất vật chất là nền tảng phát triển xã hội là khởi nguồn tư tưởng của A.Toffler về xã hội Dựa trên những khảo cứu quan điểm của C.Mác và A.Toffler về xã hội tác giả kết luận: “A.Toffler đã từng theo C.Mác Có thể nói, quan điểm của C.Mác về xã hội có ảnh hưởng nhất định đến A.Toffler” [62, tr.38] Tuy nhiên, tác giả mới đề cập đến sự tiếp cận của A.Toffler
về về lịch sử xã hội chưa đi sâu nghiên cứu chỉ ra sự tiếp nối, kế thừa hợp lý tư tưởng của C.Mác trong hệ thống quan điểm tiếp cận về xã hội của A.Toffler
Luận án tiến sĩ Quan điểm của Francis Bacon về vai trò của tri thức khoa học
và vấn đề phát triển nền kinh tế tri thức trong thời đại hiện nay [44] tác giả Lê Thị
Huyền khẳng định: tư tưởng của F.Bacon về vai trò của tri thức đã đặt nền tảng cho thuyết hội tụ và thuyết kỹ trị hiện đại, trong đó tư tưởng của A.Toffler là một trong những học thuyết tiêu biểu cho thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ Tác giả viết: Xét về thực chất thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ đều là những học thuyết đề cao quyền lực của tri thức, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, coi đó là chìa khóa vạn năng để giải quyết những vấn đề chung của xã hội Một trong những nhà tương lai học kỹ trị đã phát triển ý tưởng của F.Bacon về “quyền lực của tri thức” trong xã hội là A.Toffler
với bộ ba tác phẩm: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực
Tác giả đã chỉ ra những giá trị trong tư tưởng của F.Bacon trở thành cơ sở hình thành thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, đặt nền móng cho tư tưởng đề cao quyền lực tri thức trong các tác phẩm của A.Toffler
Trang 121.1.1.2 Các công trình nghiên cứu nội dung tư tưởng Alvin Toffler về vai trò của tri thức
Trên thế giới, quan điểm của A.Toffler về vai trò tri thức được nhiều học giả
đi sâu nghiên cứu Trong tác phẩm Xã hội học thế kỷ XX: Lịch sử và công nghệ [90]
tác giả E.A.Capitonov cho rằng A.Toffler đã đưa ra một cách tiếp cận khác trong đánh giá nền văn minh công nghiệp, phác thảo những nét căn bản của nền văn minh mới và đã có công rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh xã hội tương lai; A.Toffler
đã có những quan điểm cấp tiến về xã hội công nghiệp
Tiếp cận ở khía cạnh tương lai học, tác phẩm Tương lai khác thường [14] và
Dự báo về thế giới thế kỷ 21 [24] có những ghi nhận và đánh giá cao quan điểm của
A.Toffler về vai trò tri thức đối với lịch sử phát triển của nhân loại Trên cơ sở nhận thức được những vai trò quan trọng của tri thức đối với lịch sử phát triển của nhân loại trong tương lai, các công trình đã có sự tiếp nối quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức tác động đến xu hướng phát triển của tương lai nhân loại Cuốn
Tương lai khác thường khẳng định, A.Toffler với tầm nhìn của nhà tương lai học đã
cung cấp cho chúng ta một viễn cảnh độc đáo về ngày mai, phân tích những sự đổi mới và những xu hướng tương lai, giúp ta hoạch định những chiến lược, đầu tư phát triển sản phẩm, phát triển kinh doanh, phát triển chính sách xã hội, phát triển năng lực dự báo và ra quyết định dựa trên nền tảng là tri thức Công trình tập thể của các
tác giả Trung Quốc: Dự báo về thế giới thế kỷ 21 là sự ảnh hưởng và tiếp nối tư
tưởng của A.Toffler về tương lai, với các làn sóng khoa học, công nghệ và sức mạnh của tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Cuốn sách đánh giá cao tư tưởng của A.Toffler về tương lai thế giới: “Quan điểm của cuốn sách này, khác hẳn với quan điểm bi quan chủ nghĩa, cho rằng thế giới không đứng trước ngày tận thế, lịch sử nhân loại vừa mới bắt đầu” [24, tr.58] Cuốn sách cũng đã đề cập đến một số nét khái quát trong nội dung tư tưởng của A.Toffler về tương lai, về vai trò của tri thức và có những nhận định xác đáng về những giá trị mà những tác phẩm của A.Toffler đạt được, từ đó khẳng định: “Đối với những kiến giải trong quyển sách này, nên gạt bỏ cái giả, lấy cái thật, gạn cái tạp lấy cái tinh” [24, tr.59]
Bàn về tác động của Làn sóng thứ ba, tác giả cuốn Chinh phục các làn sóng văn hóa [97] ngay từ lời mở đầu đã cho thấy một hình ảnh xã hội dưới sự tác động
Trang 13tất yếu của Làn sóng thứ ba tạo nên một cuộc khủng hoảng: “Đó là cuộc khủng
hoảng chung của nền văn minh công nghiệp Trong cuộc khủng hoảng đó, các hệ thống, giá trị, mô hình gia đình hạt nhân tan vỡ, các thể chế sụp đổ, vô số những biến đổi dữ dội” Nhưng tất cả những điều đó chỉ là biểu hiện bề ngoài của mối quan hệ giữa con người với con người đã thay đổi, hay có thể nói đó là dấu hiệu về cái chết của chủ nghĩa công nghiệp và sự ra đời của một nền văn minh mới, văn minh hậu công nghiệp, là đợt sóng thứ ba” [97, tr.5] Được cập nhật với những
nghiên cứu và phân tích mới nhất, Chinh phục các làn sóng văn hóa trở thành cuốn
sách cẩm nang hữu ích dành cho độc giả để đạt được những thành tựu trong môi
trường kinh doanh quốc tế của Làn sóng thứ ba Tác giả khẳng định quan điểm của
A.Toffler: “Lịch sử loài người chẳng hề kết thúc mà chỉ vừa mới bắt đầu” [97, tr.8] Cuốn sách này có ý nghĩa đem lại những ý tưởng và kỹ năng tạo dựng văn hóa doanh nghiệp trong thế giới toàn cầu chinh phục các làn sóng văn hóa của thế giới trong thời đại ngày nay
Bàn về tác động của tri thức tới xu hướng hình thành và phát triển nền kinh tế
tri thức mang tính toàn cầu cuốn Thời đại kinh tế tri thức [96] và Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI [86] chịu sự tác động và thấm nhuần tư tưởng của
A.Toffler về vai trò của tri thức, về kỹ thuật và thế giới công nghệ thông tin Do vậy, các tác phẩm được viết ra như là sự tiếp nối, chú giải tư tưởng của A.Toffler và
hoàn toàn bị A.Toffler chinh phục Tác giả Tần Ngôn Trước trong cuốn Thời đại kinh tế tri thức phác họa vai trò quan trọng của tri thức như một động lực cơ bản
cho sự phát triển của nền kinh tế của các quốc gia, từ bỏ phương thức sản xuất với nguồn tài nguyên truyền thống, tiếp cận phương thức sản xuất mới với nguồn tài nguyên tri thức, thông tin Kế thừa quan điểm của A.Toffler về vai trò then chốt của tri thức, thông tin trong thế kỷ XXI trong tác phẩm này ông đã khẳng định: “Khi sức mạnh thông tin cùng với những sản nghiệp của nó được ứng dụng rộng rãi ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa nó sẽ quyết định thực lực toàn bộ quốc gia, tiến tới quyết định địa vị thực tế của đất nước trong nền chính trị và kinh tế thế giới” [96, tr.132-133]
Trong cuốn Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI tác giả Ngô Quý
Tùng đánh giá rất cao quan điểm đề cao vai trò của tri thức trong các tác phẩm của
Trang 14A.Toffler Tác giả phác họa vai trò quyết định của tri thức hình thành nên sức phát triển mới của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế trong các tác phẩm của A.Toffler trở thành những tư tưởng cơ bản đặt nền tảng cho một xu hướng mới trong nền kinh
tế của thế kỷ XXI - nền kinh tế tri thức Cho nên, ông cho rằng: khi nêu ra nguồn gốc của “kinh tế tri thức”, A.Toffler được coi là đại biểu đầu tiên được nhắc đến, bên cạnh những nhà tương lai học, những nhà kinh tế, luật học, chính trị học và xã hội học nổi tiếng từ những năm 70 của thế kỷ XX
Cuốn Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài - kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [42] ảnh hưởng quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức và thấu triệt
vai trò then chốt của tri thức, kỹ thuật và công nghệ, tác phẩm được viết ra như là sự
kế thừa, tiếp nối tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức trở thành tài nguyên
số một, động lực cho sự phát triển của Trung Quốc ở thế kỷ XXI
Trong bài viết Toàn cầu hóa và vận mệnh nhân loại [25] tác giả G.A.Duganov
ghi nhận và đánh giá rất cao tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức, thông tin, văn hóa, sự biến đổi của quyền lực chính trị Song, tác giả cũng đã nhận thấy hạn chế cơ bản trong tư tưởng của A.Toffler khi quá đề cao vai trò của tri thức, của khoa học kỹ thuật Đồng thời, ông cũng phê phán quan điểm, lập trường giai cấp của A.Toffler, ông cho rằng A.Toffler không thoát khỏi lập trường của giai cấp tư sản
Bàn về tác phẩm Làn sóng thứ ba, tác giả Michael Finley với bài viết Alvin Toffler and the Third Wave [123] đã phác họa nội dung tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong nền kinh tế trong nền văn minh mới của lịch sử nhân loại - Làn sóng thứ ba Nền kinh tế của Làn sóng thứ ba không dựa trên cơ bắp mà dựa vào tài
nguyên tri thức và thông tin Do đó, nền văn minh mới của tương lai nhân loại còn được gọi là thời đại tri thức, xã hội thông tin Tác giả đã phác họa nền kinh tế cũ và mới trong các làn sóng văn minh với các nguồn tài nguyên cơ bản Trong làn sóng đầu tiên, sự giàu có là đất đai và nó mang tính độc quyền Trong làn sóng thứ hai,
sự giàu có của các quốc gia dựa vào ba yếu tố: đất đai, lao động và vốn Trong Làn sóng thứ ba tài nguyên, động lực phát triển của mọi quốc gia là tri thức
Tác giả Wan Fariza Alyati Wan Zakaria với bài viết A.Toffler: Knowledge, Technology and Change in Future Society [114] và Alina-Petronela Haller trong bài viết A.Toffler and the economico - social evolution [110] đánh giá về những tác
Trang 15động tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức khoa học công nghệ đối với sự thay đổi
quan trọng của xã hội Bài viết A.Toffler: Knowledge, Technology and Change in Future Society đã phân tích quan điểm của A.Toffler về tri thức và khoa học công nghệ trong Làn sóng thứ ba Tác giả chỉ ra những tư tưởng cơ bản của A.Toffler về
vai trò của tri thức và công nghệ là nguyên nhân cơ bản tạo ra những thay đổi, với gia tốc nhanh chóng của xã hội tương lai, chính tri thức và khoa học công nghệ định hình xã hội tương lai Bài viết cũng bàn về mối quan hệ giữa bộ ba quyền lực: bạo lực, của cải và tri thức Trong đó, bài viết cũng nêu lên quan điểm nổi bật của A.Toffler về vai trò của tri thức đối với việc hình thành quyền lực tối cao trong xã hội tương lai Tri thức trở thành nguồn gốc của quyền lực, quyền lực tri thức có sức mạnh cao nhất, mang tính hiệu quả hơn cả Tri thức là cội nguồn của quyền lực trong tương lai cũng là cội nguồn của của cải, của sự giàu có và sức mạnh, tri thức
là vô tận… Tác giả cũng nhấn mạnh tư tưởng của A.Toffler cho rằng: Thay đổi là một lực cơ bản đang xâm chiếm tương lai của con người, trong đó kiến thức là nhiên liệu cho sự thay đổi, công nghệ là động cơ của sự thay đổi Tốc độ của sự thay đổi xuất phát từ tri thức và công nghệ tạo ra, cho nên mọi thứ chỉ là mang tính nhất thời, mới lạ và đa dạng Do đó, A.Toffler cho rằng mỗi cá nhân nói riêng, cả xã hội nói chung phải học cách thích nghi, quản lý các nguồn thay đổi để thích nghi hiệu quả bằng cách không ngừng gia tăng tri thức, đổi mới công nghệ,…
Bài viết A.Toffler and the economico - social evolution trên cơ sở phân tích
quan điểm của A.Toffler về ba làn sóng văn minh của lịch sử nhân loại, tác giả làm
nổi bật tư tưởng của A.Toffler về Làn sóng thứ ba trong lịch sử nhân loại với nền
tảng của sự phát triển dựa vào tri thức Hiện tại, nhân loại đang đối mặt với bước
ngoặt mà A.Toffler coi là “bước nhảy lượng tử” trong nền văn minh mới - Làn sóng thứ ba Những thay đổi trong nền văn minh Làn sóng thứ ba sẽ mở đường hình
thành một xã hội mới, nền văn minh trí tuệ Những hạn chế trong sự phát triển của nền văn minh công nghiệp là nguyên nhân nhất định dẫn đến sự thay đổi trong mô hình phát triển ngày càng dựa vào tri thức Nếu trong xã hội công nghiệp, công
nghệ thống trị trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì trong xã hội tri thức Làn sóng thứ ba con người sẽ là người sáng tạo công nghệ và kiểm soát các hướng phát triển
của công nghệ
Trang 16Bài viết The contribution of A.Toffler to the theoretical and conceptual imaginary of communication [112] nhấn mạnh những đóng góp của A.Toffler về
khoa học truyền thông Để làm rõ những đóng góp của A.Toffler trong lĩnh vực
này, tác giả đi sâu nghiên cứu trong ba tác phẩm Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba
và Cách mạng của sự giầu có Bàn đến tác phẩm Cú sốc tương lai tác giả đánh giá
cao quan điểm của A.Toffler khi cho rằng: để tạo ra những điều kiện thích nghi với tương lai, về nguyên tắc cần trang bị cho mình tri thức, kỹ năng và thái độ nâng cao năng lực thích nghi với một tương lai thay đổi
Tác giả Guy Halverson trong bài viết Toffler's Powershift Based on Knowledge [121] bàn về quan điểm quyền lực dựa trên tri thức của A.Toffler Tác giả nhận định: A.Toffler đã phác họa tương lai bằng ba tác phẩm Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực Ba tác phẩm cho thấy con người cần
được trang bị tri thức và kỹ năng để thích ứng với tốc độ gia tăng nền kinh tế tri thức, đồng thời để kiểm soát và làm chủ sự thay đổi chúng ta cần nắm trong tay quyền lực tri thức Giải pháp A.Toffler đề xuất là cần thực hiện những cuộc cải cách, đặc biệt là cải cách hệ thống giáo dục
Bàn tới quan điểm của A.Toffler về giáo dục, các bài viết Education Lessons from A.Toffler [116], và Education for a Future of Change: Lessons from the Past- Re-examining Progressive Education [109] đánh giá cao những tư tưởng của
A.Toffler về một nền giáo dục trang bị những tri thức, kỹ năng thích nghi cho một tương lai thay đổi, bởi sự tác động mạnh mẽ của tri thức khoa học và công nghệ
Trong đó, bài viết Education Lessons from A.Toffler nhấn mạnh quan điểm của
A.Toffler về vai trò của giáo dục Nếu tương lai sẽ đến sớm như A.Toffler dự báo, điều này có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống, công việc và giáo dục Kiến thức và
kỹ năng cho công việc nhất định sẽ thay đổi nhanh chóng dẫn đến sự cần thiết phải học và học lại Trong bối cảnh như vậy, mỗi cá nhân cần không ngừng học lại thực tiễn và xây dựng một bộ kỹ năng, phát triển năng lực để thích nghi
Bài viết Education for a Future of Change: Lessons from the examining Progressive Education cho thấy, trong một thế giới với tốc độ cạnh tranh
Past-Re-cao, sự đổi mới, sáng tạo là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển trong khuynh hướng cạnh tranh của nền kinh tế, thực tế đó đặt ra yêu cầu người lao động cần
Trang 17không ngừng học tập suốt đời, không ngừng đổi mới nhận thức về công nghệ cũng như tránh sự lạc hậu về kiến thức chuyên môn Đồng thời, người lao động cần có các kỹ năng trong làm việc nhóm, có khả năng sáng tạo ý tưởng mới…A.Toffler cho rằng, cần đổi mới nền giáo dục: việc tiếp thu kiến thức đơn thuần không còn đủ nữa, người học cần phải không ngừng học tập suốt đời, giáo viên là người hướng dẫn và dạy không chỉ là tri thức chuyên môn, mà còn trang bị những kỹ năng học tập, tư duy, tạo ra môi trường học tập khám phá và tạo ra các ý tưởng mới…nâng cao năng lực thích nghi với một tương lai thay đổi cho người học
Bàn về những giá trị tư tưởng A.Toffler sau khi ông qua đời [115] tác giả đã
khẳng định, kết quả của nghiên cứu của A.Toffler trong tác phẩm Cú sốc tương lai
trở nên nổi tiếng thế giới Trong các tác phẩm A.Toffler đã tổng hợp các sự kiện khác nhau từ khắp các khu vực trên thế giới, và kết luận rằng sự tập trung của khoa học, vốn và truyền thông đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng, tạo ra một hình thức xã hội hoàn toàn mới mẻ Sự tiếp nối nghiên cứu tương lai của A.Toffler trong hai
cuốn sách thành công tiếp theo là Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực đã tạo
ra được sự háo hức trong cộng đồng, ở các trường đại học, trong các doanh nghiệp
và các chính phủ quốc gia Newt Gingrich - cựu Chủ tịch Đảng Cộng hòa tại Hạ
viện nói rằng "Làn sóng thứ ba" đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của chính ông
và là một trong những công trình vĩ đại của thời đại chúng ta [115]
Ở trong nước, bàn về giá trị các tác phẩm của A.Toffler như cánh cửa mở ra một thời đại mới với nền kinh tế tri thức các công trình: Góp phần nhận thức thế giới đương đại [6], Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức [21], Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức [18] và cuốn Hành trang thời đại kinh tế tri thức [95]
Các tác giả đã tiếp nhận tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức để xây dựng những quan điểm về nền kinh tế tri thức, phác họa xu hướng vận động của nền kinh
tế - xã hội Trong đó, tác giả cuốn Góp phần nhận thức thế giới đương đại chịu ảnh
hưởng tư tưởng của A.Toffler khi phân tích nội dung kiến trúc thượng tầng trong nền kinh tế tri thức qua các vấn đề như: dân chủ, sự thay đổi vị trí chức năng, vai trò mới của nhà nước dân tộc; phương diện xã hội trong nền kinh tế tri thức Tác giả
cuốn Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức đã bị chi phối bởi quan điểm của
A.Toffler về vai trò của tri thức Trong ấn phẩm này, độc giả nhận thấy xu hướng tri
Trang 18thức hóa rõ nét khi xã hội đang dịch chuyển từ xã hội thông tin sang xã hội tri thức Tác
giả Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm trong cuốn Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức chỉ ra rằng: vào những năm 70 của thế kỷ XX, thế giới đang chuyển mình nhanh
chóng với làn sóng mới trong nền kinh tế, làm biến đổi xã hội dẫn đến những cú sốc về tương lai và dẫn đến sự chuyển giao quyền lực cơ bản, yếu tố tạo nên sự chuyển biến nhanh chóng xã hội ấy chính là tri thức Tất cả bức tranh biến chuyển của xã hội dưới
sự tác động to lớn của tri thức đã được A.Toffler bàn đến trong các tác phẩm Cú sốc tương lai, Thăng trầm quyền lực và Làn sóng thứ ba Tác giả khẳng định: một trong
những nhận định trước những biến động to lớn của sản xuất, của xã hội mà nhà tương lai học A.Toffler nêu lên được cả thế giới quan tâm, những nhà lãnh đạo các quốc gia đặc biệt chú ý là luận điểm cho rằng: “Đây không phải là một sự biến động bình thường mà có tính đột biến cách mạng, có ảnh hưởng chưa thể đo lường trước cho toàn nhân loại” [18, tr.238 -329], đó là sự phát triển mạnh mẽ của tri thức, ngày nay tri thức
và trí tuệ đã trở thành nguồn lực quan trọng nhất của sản xuất, sự biến đổi cách mạng này có tính tất yếu lịch sử, thay thế cho nền kinh tế nông nghiệp cổ điển với công cụ
sản xuất chủ yếu là máy móc cơ giới Tác giả cuốn Hành trang thời đại kinh tế tri thức
đã nhận thức được tương lai đang đến với ngọn triều cường tri thức của Làn sóng thứ
ba, tác giả đã đề xuất hành trang giúp mỗi cá nhân, các quốc gia tạo lập “hồ sơ thích nghi” sẵn sàng đón Làn sóng thứ ba Cuốn sách cho độc giả thấy sức mạnh tri thức trở
thành nguồn tài nguyên cuối cùng của nhân loại, phá vỡ giới hạn tăng trưởng của nền kinh tế dựa vào tài nguyên truyền thống Tri thức trong thế giới đương đại và tương lai
đã và đang đặt ra “thách đố” đối với sự phát triển của cá nhân và các dân tộc trên thế giới Tác giả đã đưa ra quan điểm mỗi cá nhân, tổ chức cần hình thành, rèn luyện và mài sắc các năng lực sau: Năng lực tiếp thu tri thức và xử lý thông tin là nguồn tài nguyên cơ bản của cá nhân; năng lực diễn đạt tư duy và đổi mới là sự gia công và lợi dụng tài nguyên tri thức tự có; năng lực tổ chức, quản lý và giao tiếp là phương tiện sản xuất dựa vào nguồn tài nguyên tri thức của người khác Việc hình thành, hoàn thiện và phát triển những năng lực ấy giúp con người nâng cao năng lực thích nghi với những thách thức của nền kinh tế tri thức luôn biến đổi
Bàn về nội dung tác phẩm Làn sóng thứ ba các công trình Đọc Làn sóng thứ
ba của A.Toffler [2] và Khái lược tương lai học [93] đi sâu nghiên cứu nội dung tư
Trang 19tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong các làn sóng văn minh, sự chuyển tiếp của các nền văn minh trong lịch sử dưới tác động của tri thức Tác giả Nguyễn Phúc
Ân với Đọc Làn sóng thứ ba của A.Toffler đã tóm tắt nội dung, tính chất của làn sóng thứ hai và thứ ba, đồng thời đánh giá Làn sóng thứ ba của A.Toffler có tính hệ
thống, đa dạng, phong phú về thông tin và có sức thuyết phục lớn, một lần nữa khẳng định những giá trị về vai trò của tri thức, của kỹ thuật và của công nghệ
thông tin được đề cập đến trong Làn sóng thứ ba Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra
những đánh giá một cách toàn diện về hạn chế trong tư tưởng của A.Toffler, đặc
biệt là vấn đề vai trò của tri thức trong Làn sóng thứ ba Cuốn Khái lược tương lai học tiếp cận tác phẩm Làn sóng thứ ba như là một trong những tác phẩm tiêu biểu
của tương lai học Cuốn sách chỉ ra cách tiếp cận lịch sử xã hội của A.Toffler với ba làn sóng văn minh Đặc biệt, đi sâu nghiên cứu tư tưởng của A.Toffler về làn sóng văn minh thứ ba với những đặc trưng của nền kinh tế tri thức và tư tưởng của
A.Toffler về nền chính trị của Làn sóng thứ ba dựa trên các nguyên tắc: quyền lực
của nhóm thiểu số, nền dân chủ bán trực tiếp và phân chia quyền lực quyết định
Đồng thời, cuốn sách cũng chỉ ra mối liên hệ của tác phẩm Làn sóng thứ ba với các tác phẩm Cú sốc tương lai và Thăng trầm quyền lực
Tiếp cận ở khía cạnh chính trị học, cuốn Giáo trình chính trị học đại cương [103] và Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler [72] đã chịu sự
ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong hình thành hình
thái quyền lực mới Cuốn Giáo trình chính trị học đại cương bàn về tư tưởng chính
trị của A.Toffler, tác giả nhấn mạnh quan điểm của A.Toffler về ba con đường cơ bản (bạo lực, của cải và tri thức) với vị trí và thang bậc về phẩm chất là không như nhau Cuốn sách phân tích về các con đường bạo lực, của cải và tri thức đi đến
quyền lực được thể hiện thông qua bộ ba tác phẩm: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ
ba và Thăng trầm quyền lực, chỉ ra mặt mạnh và hạn chế của các con đường Tác
giả đã có những nhận xét đánh giá tư tưởng của A.Toffler trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhận thức những nhân tố hợp lý và những hạn chế trong lập trường giai cấp tư sản của A.Toffler bàn về quyền lực, các hình thái và phẩm chất
của quyền lực Cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler đặc
biệt đi sâu nghiên cứu sự hình thành quyền lực tri thức, sự chuyển giao các hình thái
Trang 20quyền lực trong lịch sử cho đến quyền lực tri thức Tác giả Ông Văn Năm đã làm nổi bật lên vai trò của tri thức trên phương diện chính trị học, cho chúng ta thấy tri thức là quyền lực số một trong tương lai Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra, tư tưởng
về quyền lực tri thức của A.Toffler có những giá trị nhất định để chúng ta kế thừa trong sự nghiệp phát triển đất nước Song, tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức cũng có những hạn chế nhất định: A.Toffler tuyệt đối hóa vai trò của tri thức trong sự phát triển của một quốc gia, cũng như phát triển của toàn cầu trong xu thế hợp tác, hội nhập Hạn chế đó cho thấy A.Toffler muốn vượt ra khỏi, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quan điểm về chủ nghĩa duy vật lịch sử nhưng có phần không tưởng
Bàn về nhân cách của con người trong thời đại kinh tế tri thức, cuốn Khuyến tài [23] đề cập tới quan điểm của A.Toffler trong tác phẩm Làn sóng thứ ba với đạo
đức tiêu - sản của người lao động Để đánh giá được đạo đức của người lao động trong Làn sóng thứ ba cần căn cứ vào hiệu quả của công việc, là tinh thần tự học, năng lực sáng tạo và năng lực thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường thực tiễn Tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của chủ thể tri thức với năng lực tự học tập tri thức, sự thích nghi và sáng tạo của chủ thể tri thức trong nền kinh tế tri thức Trong tác phẩm này, tác giả muốn gửi thông điệp về tri thức tới độc giả: “Cái nguyên lý làm giàu hiện đại là: có tri thức thì sẽ của cải hữu hình (nhà cửa, đất đai, vàng bạc,
đá quý ) Từ nguyên lý đó, mục tiêu của khuyến tài là khuyến khích làm giàu tri thức và tạo nên những “người có tri thức” TÀI NĂNG SINH THÀNH TỪ TRI THỨC” [23, tr.14]
Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm có đề cập đến tư tưởng A.Toffler như: Lịch sử văn minh nhân loại [75]; Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội [47], Nền kinh tế tri thức [58], Thế kỷ 21 thách thức và triển vọng [59], các công
trình này, các tác giả ít nhiều đã bị ảnh hưởng tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại
Những bài viết bàn đến các quan điểm của A.Toffler về động lực phát triển xã hội như: Tương lai dưới con mắt nhà tương lai học A.Toffler [94] và Quan điểm của C.Mác và A.Toffler về xã hội [62] các tác giả có sự đồng tình với quan điểm của
Trang 21A.Toffler về vai trò của tri thức khoa học, công nghệ có tác động quan trọng tới lịch
sử phát triển của xã hội Bài viết Tương lai dưới con mắt nhà tương lai học A.Toffler của tác giả Trần Xuân Trường, thể hiện sự đồng tình với quan điểm và dự
báo của A.Toffler về một số vấn đề khoa học, công nghệ, sự phân công lao động xã hội, những hình thức và quan hệ mới của con người trong sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, tác giả đã phản biện lại một số quan điểm, nhận định về gia đình, tổ chức xã hội, thiết chế chính trị, quan hệ giai cấp, thế giới quan của A.Toffler Qua bài viết, tác giả đã cho thấy một số giá trị cơ bản trong tư tưởng của A.Toffler về tương lai thế giới, đồng thời cũng chứng minh tính khoa học và tính thời đại của chủ nghĩa
Mác - Lênin trong thời đại ngày nay Bài viết Quan điểm của C.Mác và A.Toffler về
xã hội đã chỉ ra quan điểm của A.Toffler về động lực phát triển của xã hội là các
yếu tố thuộc về tư liệu sản xuất, đặc biệt là yếu tố thuộc về tư liệu sản xuất So sánh với quan điểm của C.Mác, tác giả đã chỉ rõ: “Quan điểm của về xã hội của C.Mác là duy vật biện chứng, còn quan điểm về xã hội của A.Toffler là duy vật siêu hình” [62, tr.39]
Tiếp cận tác phẩm Làn sóng thứ ba, các bài viết Sẵn sàng đón Làn sóng thứ
ba [101] và Con người và văn hóa nhìn từ lý thuyết về các đợt sóng văn minh
[118] đã phác họa những luận điểm cơ bản của A.Toffler về các làn sóng văn
minh trong lịch sử nhân loại Tác giả Thu Trà trong bài viết Sẵn sàng đón Làn sóng thứ ba đã phác họa bức tranh Làn sóng thứ ba với những thách thức, thời cơ
của một nền văn minh mới và khẳng định: trong những điều kiện mới của những
sự thay đổi, phát triển vượt bậc của công nghệ, thông tin và kinh tế tri thức cần
nhận thức và sẵn sàng đón nhận những làn sóng mới này Bài viết Con người và văn hóa nhìn từ lý thuyết về các đợt sóng văn minh của tác giả Trịnh Thị Kim Ngọc tiếp cận tác phẩm Làn sóng thứ ba với hình ảnh ẩn dụ là các đợt sóng văn
minh, tác giả bàn đến sự biến đổi của tâm lý hay sự thay đổi về văn hóa xã hội trong các làn sóng văn minh là do sự biến đổi cơ sở kinh tế Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh đến sự tác động của các đợt sóng văn minh đến con người và văn hóa Đợt sóng thứ ba dưới sự tác động của tri thức khoa học, công nghệ làm thay đổi cả hoạt động sản xuất vật chất của xã hội, hình thành nền kinh tế tri thức đã tạo ra sự thay đổi mang tính tất yếu trong toàn bộ hoạt động của cuộc sống từ cấu trúc của
Trang 22gia đình, quá trình nuôi dạy trẻ em, mạng lưới xã hội, cộng đồng tới toàn bộ hệ thống sở hữu cũng như quyền lực trong xã hội
Trong luận án Quan điểm của Francis Bacon về vai trò của tri thức khoa học
và vấn đề phát triển kinh tế tri thức trong thời đại hiện nay [44] tác giả Lê Thị
Huyền đánh giá cao những quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức:
A.Toffler còn chỉ ra vai trò của tri thức trong việc mang lại cho con người một thứ quyền lực văn minh, ngoài quyền lực tiền bạc và của cải - quyền lực tri thức, là thứ quyền lực sẽ thuộc về số đông, vì lợi ích chung của toàn xã hội, chứ không còn là quyền lực của một nhóm ít người nào
đó Đây cũng là một trong những khía cạnh tốt đẹp của kinh tế tri thức [44, tr.145]
Trong đề tài khoa học Xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức [5] nhóm tác
giả đã khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của A.Toffler về vai trò của tri thức: “Cách đây hơn 20 năm, A.Toffler, nhà tương lai học người Mĩ đã đi đến kết luận, mọi nguồn lực tự nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có trí tuệ con người là “đẻ ra trí tuệ” và do vậy, “tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết”, càng khai thác càng trở nên giàu có” [5, tr.24]
Nhìn chung vấn đề vai trò của tri thức trong tư tưởng của A.Toffler đã được nhiều học giả trong và ngoài nước tiếp cận trên các góc độ, các lĩnh vực khác nhau Các tác giả đã thấu triệt tư tưởng A.Toffler đề cao vai trò to lớn của tri thức khoa học và chỉ ra trong mọi thời đại sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào nguồn vốn tri thức trở thành lợi thế cho các quốc gia tăng sự phát triển và vị thế trên vũ đài chính trị thế giới
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay
Công trình ở nước ngoài, cuốn Thời đại kinh tế tri thức [96] tác giả Tần Ngôn
Trước bàn đến những tác động quan trọng về vai trò của tri thức đối với sự hình thành phương thức sản xuất mới của lịch sử nhân loại, chỉ ra vai trò quan trọng của tri thức trở thành nguồn tài nguyên số một trong kỷ nguyên mới; tri thức trở thành
Trang 23nhân tố quyết định quá trình sản xuất của cải vật chất và sự tiến bộ của các quốc gia
Kế thừa tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức, tác giả Tần Ngôn Trước đã chỉ ra
ý nghĩa quan trọng tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với sự hình thành quyền lực mới:
Thời đại ngày nay, quy định quyền lực và quy tắc trò chơi mang tính chất của cải trên thế giới đã thay đổi Quyền lực không còn lấy tiêu chí truyền thống như quyền uy của một văn phòng nào đó hoặc của một tổ chức nào đó làm cơ sở, hàm nghĩa của cải đang chuyển dịch khỏi các loại hình hữu hình như vàng, tiền và đất đai Một cơ sở của cải và quyền lợi vô hình linh hoạt hơn vàng, tiền và đất đai đang hình thành,
cơ sở mới này lấy tư tưởng, kỹ thuật và thông tin chiếm ưu thế làm tiêu chí [96, tr.94]
Dẫn lại ý của A.Toffler về tác động của tri thức tới sự hình thành phương thức sản xuất mới và tác động đến xu hướng biến đổi quan hệ quyền lực, ông viết: “Sự phát triển của kinh tế tri thức là một sức mạnh mới có tính chất bùng nổ, nó thôi thúc những nước có nền kinh tế tiên tiến tiến hành cạnh tranh gay gắt có tính chất toàn cầu buộc nhiều nước đang phát triển vứt bỏ chiến lược truyền thống của họ Hiện nó đang đẩy tới sự thay đổi sâu sắc quan hệ quyền lực ở lĩnh vực cá nhân và công cộng” [96, tr.16]
Trong phạm vi nghiên cứu cuốn sách chỉ ra những ý nghĩa cơ bản về vai trò tri thức, thông tin đối với sự biến đổi quyền lực nói chung
Cuốn Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI [86] tác giả Ngô Quý
Tùng đã đi sâu bàn về kinh tế tri thức, ông cho rằng nguồn gốc của kinh tế tri thức được dự báo bởi các nhà tương lai học, đặc biệt là trong các tác phẩm của A.Toffler Ông đã chỉ ra những ý nghĩa quan trọng trong tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức đối với việc hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức - một xu hướng tất yếu của nền kinh tế của tương lai nhân loại Cách định nghĩa “kinh tế tri thức” về mặt nội dung trong tác phẩm của ông có sự tương đồng với các hiểu của A.Toffler về văn
minh của Làn sóng thứ ba “Thực tế khái niệm “Kinh tế tri thức” là khái niệm mới
về một loại hình kinh tế mới khác với loại hình kinh tế trước đây Loại hình kinh tế trước đây lấy công nghiệp truyền thống làm nền tảng sản xuất, lấy nguồn tài nguyên
Trang 24thiên nhiên thiếu và ít ỏi làm chỗ dựa để phát triển sản xuất “Kinh tế tri thức” lấy công nghệ kỹ thuật cao làm lực lượng sản xuất thứ nhất, lấy trí lực làm chỗ dựa chủ yếu” [86, tr.15-16]
Các công trình ở trong nước, tác giả Ông Văn Năm với cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler [72] trên cơ sở tiếp cận tư tưởng
A.Toffler về quyền lực tri thức, công trình chỉ ra những ý nghĩa đối với phát triển nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức Cụ thể trong chương 3, tác giả đã phân tích ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức và
đề xuất những nguyên tắc cơ bản gợi mở phát huy nguồn lực trí tuệ, chấn hưng đất nước, phục vụ cho xu hướng xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam Tác giả Ông Văn Năm đã có sự khảo cứu, đánh giá và chỉ ra những giá trị quan trọng trong tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức và thông tin trong thời đại ngày nay Tuy nhiên, trong phạm vi của bài viết tiếp cận thiên về chính trị học nên vấn đề đánh giá
ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực Việt Nam hiện nay còn chưa được đi sâu nghiên cứu
Cuốn Khái lược tương lai học [93] của các tác giả Lê Thị Tuyết và Dương
Quốc Dân khẳng định những ý nghĩa quan trọng tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức đối với sự phát triển của nền văn minh mới của lịch sử nhân loại, và tri thức trở thành động lực cốt yếu của sự phát triển Các tác giả viết: “việc phác thảo nội
dung của Làn sóng thứ ba đã nhấn mạnh vai trò của tri thức; tri thức trở thành tọa
độ của sự phát triển trong nền văn minh trí tuệ này” [93, tr.147] Tác phẩm Làn sóng thứ ba, thể hiện cách nhìn của A.Toffler về triển vọng và xu thế phát triển của
các quốc gia với chiến lược dựa vào tài nguyên tri thức Đóng góp của tri thức, theo A.Toffler đang trở thành then chốt trong nền kinh tế, và những nước nào nhận thức nhanh chóng điều đó sẽ sáng tạo nên thứ tài nguyên vô giá là tri thức
Tác giả Thế Trường với cuốn Hành trang kinh tế tri thức [95] đánh giá cao tư
tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức, tác giả cho rằng: những tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức đã đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành nền kinh
tế tri thức “Khi nói đến những ý tưởng xem như là cột mốc trên bước đường tiến tới nền kinh tế tri thức, mọi người đều nhắc tới Paul Romer và A.Toffler” [95, tr.60]
Trang 25Có thể thấy, tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức có những ảnh hưởng quan trọng tới các luận điểm của Thế Trường bàn về kinh tế tri thức - xu hướng tất yếu của nhân loại trong thế kỷ XXI Khẳng định những giá trị quan trọng của A.Toffler
tế trí lực đồng nhất với kinh tế tri thức “giá trị của tri thức có thể xem đó là bộ phận tạo thành kinh tế tri thức Trên thực tế hạt nhân của kinh tế tri thức là hoạt động trí tuệ của con người Qua đó, cho ta thấy rằng, cũng có thể xem kinh tế tri thức là kinh tế trí lực Vì vậy, kinh tế trí lực thống nhất với kinh tế tri thức” [95, tr.41]
Trong bài báo khoa học, tác giả Phí Mạnh Hồng với bài viết Thời đại kinh tế tri thức - cơ hội và thách thức đặt ra đối với các nước đang phát triển [43], bàn
luận về cách tiếp cận kinh tế tri thức với những thời cơ và thách thức cho các nước đang phát triển nói chung và cho Việt Nam nói riêng Những nguyên lý vận hành của nền kinh tế mới dựa trên tri thức sẽ mang lại cho các nước đang phát triển những cơ hội quan trọng: Các nước này có thể tìm kiếm các nguồn lực cho sự phát triển của mình, không phải chỉ từ những thứ mà những nước này đang có, mà là những cái đang hiện hữu trong cả nền kinh tế thế giới Chúng có thể lấy không gian kinh tế toàn cầu làm không gian phân bổ nguồn lực và thực hiện sự phát triển các nước nghèo không phải vật lộn với quá trình tự tìm ra tất cả các tri thức để vận dụng cho quá trình sản xuất và các tổ chức đời sống của mình Chúng ta có một kho tri thức khổng lồ (trong đó có cả tri thức về công nghệ quản lý) của nhân loại có thể tiếp nhận và làm bàn đạp cho sự phát triển Thời cơ mà kinh tế tri thức toàn cầu đã mang lại cho các nước đang phát triển là hết sức to lớn khác hẳn với các thời kỳ trước Sự phân tích trên của tác giả về những thời cơ to lớn của các nước đang
Trang 26phát triển trước sự phát triển của nền kinh tế tri thức như là sự cụ thể hóa, minh chứng rõ ràng cho những luận điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức đối với sự
phát triển của các nước đang phát triển Tác giả viết: “Trong cuốn Làn sóng thứ ba (The Third wave), A.Toffler cho rằng: “Làn sóng thứ ba (tức làn sóng kinh tế mới
hay như thuật ngữ mà chúng ta đang nói đến kinh tế tri thức - tác giả) sẽ cung cấp cho các nước nghèo nhất cũng như các nước giàu nhất những cơ hội hoàn toàn mới” [43, tr.13]
Trong những nghiên cứu này, tác giả nhấn mạnh những thời cơ và thách thức quan trọng để các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nắm lấy cơ hội phát
triển và hội nhập nền kinh tế tri thức toàn cầu Song bàn về vai trò của tri thức đối
với trí lực cũng như nghiên cứu ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức đối với trí lực chưa được tác giả đi sâu nghiên cứu
Qua khảo sát tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, cho thấy việc nghiên cứu những giá trị tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức và rút ra ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam chưa được các tác giả trực tiếp nghiên cứu
1.2 GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, LÀM SÁNG TỎ THÊM
1.2.1 Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Qua tổng quan nguồn tài liệu, những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên đây là cơ sở lý luận để luận án có thể tham khảo, kế thừa thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án
Thứ nhất, các công trình đã có sự nghiên cứu chỉ ra một số điều kiện, tiền đề
hình thành tư tưởng A.Toffler nói chung Tuy nhiên, do phạm vi và mục đích nghiên cứu nên các công trình chưa có sự hệ thống hóa và đánh giá những điều kiện, tiền đề trực tiếp hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức
Thứ hai, các công trình tổng quan trên đã làm sáng tỏ một số khía cạnh về vai
trò của tri thức trong các tác phẩm của A.Toffler, cung cấp tài liệu tham khảo cho tác giả luận án khai thác các giá trị tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức mang tính hệ thống hơn
Trang 27Thứ ba, bàn về tư tưởng A.Toffler và vai trò tri thức đối phát triển nguồn trí
lực ở Việt Nam hiện nay, các kết quả nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khắc họa vai trò của tri thức đối với sự phát triển kinh tế nói chung, phân tích tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức trong khoa học, kỹ thuật, vai trò của công nghệ thông tin, chưa có một công trình nào trực tiếp bàn đến ý nghĩa tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam một cách có hệ thống
1.2.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm
Một là, tác giả luận án cần hệ thống hóa cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan
hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức Luận án cần đi sâu phân tích, đánh giá những tác động của những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa - giáo dục
và sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX để thấy được bức tranh hiện thực khơi nguồn những tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức Tác giả luận án cần có sự khảo nghiệm, đánh giá và chỉ ra những điều kiện, tiền đề trực tiếp hình thành tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức
Hai là, luận án cần nghiên cứu có hệ thống và làm rõ hơn nữa tư tưởng của
A.Toffler về vai trò của tri thức ở các khía cạnh: 1 Vai trò của tri thức đối với việc hình thành năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; 2 Vai trò của tri thức đối với phương thức sản xuất (Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; 3 Vai trò của tri thức đối với sự biến đổi quyền lực chính trị) Đồng thời, luận án cần đánh giá thực chất giá trị và hạn chế tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức trên tinh thần khách quan, khoa học, gạn đục khơi trong thấy được những giá trị cốt lõi trong tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong thời đại ngày nay
Ba là, luận án cần nghiên cứu và chỉ ra những ý nghĩa hiện thời trong tư
tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay, nhằm phát triển nguồn nhân lực có sự biến đổi quan trọng về
“chất” đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế toàn cầu hóa, để tạo ra sức mạnh nội lực thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của
sự nghiệp đổi mới
Trang 28Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm của đề tài luận
án có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, bởi trong quá trình nghiên cứu tổng quan tác giả luận án nhận thấy khoảng trống trong nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức và ý nghĩa của nó đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay, chưa được các tác giả, nhóm tác giả quan tâm nghiên cứu Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đã khẳng định vai trò to lớn của tri thức khoa học và những thành tựu quan trọng của trí lực con người trong xu thế phát triển của nhân loại Tri thức trở thành nguồn tài nguyên đem đến cho các nước đang phát triển những cơ hội để rút ngắn khoảng cách phát triển cùng nhịp với sự phát triển của các nước lớn trên thế giới Kinh tế tri thức như một quy luật, là làn sóng khách quan sẽ cuốn theo các nước và phát triển nền kinh tế tri thức toàn cầu Vì thế, thông qua việc nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa nội dung tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức, đánh giá những giá trị tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trên tinh thần khách quan khoa học, gạn đục khơi trong và rút ra ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước trong xu thế toàn cầu hóa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay
Trang 29
2.1.1 Điều kiện hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức
2.1.1.1 Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX
* Điều kiện kinh tế
Từ những năm 70 thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến những tác động to lớn của khoa học kỹ thuật tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo ra bước phát triển mang tính chất đột phá trong sản xuất vật chất, cũng như sự phát triển của lịch sử xã hội, biến khoa học thành nền công nghiệp tri thức, đưa lực lượng sản xuất tới một trình độ cao hơn mở ra thời đại kinh tế tri thức Cố thủ tướng Anh - Winston Churchill đã khẳng định: “Đế quốc tương lai sẽ được thiết lập bằng tri thức”
Kinh tế nước Mĩ, những năm 50, 60 và đầu 70 của thế kỷ XX phát triển nhanh, tỷ lệ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp những năm 50 là 4,5%/năm, những năm 60 là 5%/năm Nếu so với năm 1950, sản xuất công nghiệp của Mĩ năm
1970 tăng 1,24 lần [9, tr.243] Các ngành công nghiệp sản xuất sắt, thép, xe hơi và xây dựng được coi là ba trụ cột của kinh tế Mĩ Các ngành công nghiệp mới, như: khai thác khí đốt, dầu mỏ, công nghiệp hóa học, điện tử, hàng không, khám phá vũ trụ, năng lượng nguyên tử, diễn ra mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu lớn Những sản phẩm được sản xuất bằng vật liệu mới như: sản phẩm nhựa, cao su tổng hợp, sợi tổng hợp cùng với ngành sản xuất bột giặt, dược phẩm xuất hiện ngày càng nhiều Công nghiệp điện tử đạt được những thành tựu nổi bật nhất: năm 1946, mới có 17.000 máy thu hình, ba năm sau đó, người tiêu dùng đã mua 250.000 chiếc trong một tháng và cho đến năm 1960, ba phần tư hộ gia đình đã có ít nhất một máy thu hình Năm 1971, trong các hộ gia đình ở Mĩ có tới 63 triệu chiếc máy thu hình đen - trắng và 27 triệu máy thu hình màu, bình quân cứ hai gia đình có 3 máy thu hình
Trang 30Năm 1954, cả nước có 200 máy tính điện tử, đến năm 1970 con số này tăng lên khoảng 100.000 máy
Ngành nông nghiệp Mĩ phát triển và phồn vinh năng suất lại không ngừng tăng lên do được đầu tư kỹ thuật và hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp Mậu dịch đối ngoại và xuất khẩu tư bản ra nước ngoài của Mĩ tăng nhanh: từ năm 1946 đến năm 1950, bình quân kim ngạch xuất khẩu của Mĩ là 11,829 tỷ USD nhập khẩu là 6,659 tỷ USD Sau chiến tranh, Mĩ đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới: từ năm
1960 đến năm 1970, các nhà đầu tư Mĩ đã thu về số lợi nhuận khổng lồ 62,3 tỷ USD, từ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Trong thời kỳ này, công cuộc khám phá vũ trụ được đẩy mạnh, đã có những thành tựu quan trọng vượt cả Liên Xô và đạt tới đỉnh cao bằng sự kiện nhà du hành người Mĩ đặt chân lên mặt trăng vào tháng 7/1969 với con tàu Apollo - 11
Trong khoảng 25 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh và thuận chiều Nguyên nhân sự phát triển nhanh của nền kinh tế Mĩ là do: nước Mĩ phong phú tài nguyên thiên nhiên, có khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và sáng tạo Hơn nữa, trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mĩ không phải chịu những tổn thất nặng nề Nguyên nhân cơ bản để nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh
mẽ là do áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (giai đoạn 1 - cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, từ những năm 40 của thế kỷ XX) Việc áp dụng những thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật đã cho phép Mĩ điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu suất của nền kinh tế Tuy nhiên, với tốc độ phát triển ngày càng nóng của nền kinh tế, Mĩ cũng gặp phải thách thức về nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực Bởi tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, mặc dù Mĩ cũng là một trong những nước “trời phú” về tài nguyên thiên nhiên Đồng thời, giai đoạn này nước Mĩ đứng
trước những tác động bởi ô nhiễm môi trường Trong tác phẩm Cú sốc tương lai,
A.Toffler cho rằng chúng ta đã áp dụng nền công nghiệp một cách ngu xuẩn và ích
kỷ Trong sự vội vàng của chúng ta nhằm khai thác công nghiệp để có lợi nhuận kinh tế ngay tức khắc, chúng ta đã biến môi trường của chúng ta thành cái mồi lửa vật lý và xã hội Do vậy:
Trang 31Sức mạnh công nghiệp của chúng ta tăng lên, nhưng những hiệu quả phụ
và những mối nguy hiểm tiềm tàng cũng gia tăng Chúng ta có khả năng làm ô nhiễm đại dương; làm đại dương nóng lên, tiêu diệt vô số sinh vật biển và có thể làm chảy các khối nước đá ở hai cực Trên mặt đất, chúng
ta tập trung dân số đông đúc trong những hòn đảo công nghiệp - thành phố đến nỗi sử dụng hết oxy nhanh hơn là nó được thay thế Thông qua
sự phá vỡ sinh thái học tự nhiên, chúng ta hầu như đang tiêu diệt hành tinh này như là một nơi ở thích hợp cho nhân loại [87, tr.286]
Mặt khác, từ thập niên 70 của thế kỷ XX, Mĩ cũng luôn luôn phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ Tây Âu, Nhật Bản, thậm chí các nền công nghiệp mới (NICs), khiến nền kinh tế Mĩ tuy vẫn đứng đầu thế giới nhưng vị trí và tỷ trọng trong nền kinh tế thế giới ngày càng giảm sút Đặc biệt là sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản, “Sự vùng dậy của Nhật và châu Âu đã trở thành đối thủ của nước Mĩ, dẫn đến sự cạnh tranh kịch liệt, tranh giành quyền lực thống trị trong thế kỷ XXI, tạo nên sự chuyển biến quyền lực lần thứ ba” [90, tr.429] Sự phát triển như vũ bão trong nền kinh tế đã đẩy Nhật Bản vào cuộc cạnh tranh không thể tránh khỏi với đất nước Mĩ
Với những biến động quan trọng của nền kinh tế nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX,
A.Toffler đã viết các tác phẩm: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực và ngầm đưa ra một triết lý phát triển, hướng tới phát triển nền kinh tế bền vững trong nền siêu công nghiệp của Làn sóng thứ ba với tài nguyên số một là
tri thức, khoa học - công nghệ
* Điều kiện chính trị
Nền chính trị nước Mĩ là điển hình cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước với chế độ hai Đảng: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, thay nhau nắm chính quyền Nhìn bề ngoài, dường như hai Đảng này độc lập, đối lập nhau, nhưng bản chất nó là cánh tay của chính quyền bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản đương thời Chế độ chính trị của Mĩ là chế độ Tổng thống được giao quyền hành trực tiếp
và rất lớn: Tổng thống nắm trong tay quyền hành pháp và quân sự Từ năm 1945 đến nay, các Tổng thống đại diện cho hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau nắm chính quyền ở Mĩ Quân đội và cảnh sát là hai lực lượng được Mĩ chú
Trang 32trọng đầu tư và xây dựng trở thành công cụ bảo vệ nền chính trị của đất nước Tất
cả các Đảng phái, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cá nhân trong xã hội đều phải tuân thủ pháp luật trong phạm vi nền dân chủ nước Mĩ
Với tiềm lực về kinh tế và sức mạnh về quân sự giới cầm quyền Mĩ luôn theo đuổi chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ toàn cầu Trong bài diễn văn tại Quốc hội Mĩ (tháng 3/1947), Tổng thống Mĩ Truman công khai sứ mệnh của đất nước Mĩ “Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do, chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản” [9, tr.262] Tổng thống Truman chính thức đề ra chiến lược toàn cầu mở đầu thời kỳ bành trướng vươn lên thống trị toàn thế giới của Mĩ Sau 50 năm, Tổng thống B.Clinton, khẳng định “Sự lãnh đạo của Mĩ trên thế giới chưa bao giờ quan trọng hơn thế này” [9, tr.262]
Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai qua nhiều học thuyết và các chiến lược như: học thuyết Truman và chính sách “ngăn chặn” thời kỳ 1945-1952 Với chiến lược này Mĩ công khai sứ mệnh là lãnh đạo thế giới chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản Chính quyền Mĩ đã xúc tiến lập nên các liên minh quân sự nhằm bao vây phe chủ nghĩa xã hội; ra sức chạy đua vũ trang; viện trợ kinh tế, quân
sự cho các nước đồng minh nhằm khống chế làm lệ thuộc và nô dịch các nước này Dưới thời Tổng thống Eisenhower chiến lược “trả đũa ồ ạt” giai đoạn 1953-
1960 Thời tổng thống Kennedy và Johnson với chiến lược “phản ứng linh hoạt” và chính sách đối ngọai “vì hòa bình” giai đoạn 1961-1968 Chiến lược “phản ứng linh hoạt” với 3 loại chiến tranh là: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh tổng lực Chiến lược này được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam, với hình thức chiến tranh đặc biệt, sau đó là chiến tranh cục bộ nhưng đều thất bại
Tổng thống Nixon, Ford và Cater với chiến lược “răn đe thực tế” giai đoạn
1969 -1980 Chiến lược này được Nixon thực hiện thí điểm dưới hình thức Việt Nam hóa chiến tranh, song đã thất bại nặng nề tại Việt Nam Thời Tổng thống Reagan với chiến lược “Đối đầu trực tiếp” giai đoạn 1981 - 1988, đến Tổng thống G.Bush với chiến lược “Vượt trên ngăn chặn” giai đoạn 1989 - 1992…
Mặc dù, các chiến lược khác nhau song đều nhằm mục đích: ngăn chặn, đẩy lùi và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản (các nước phe Xã hội chủ nghĩa), đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế, phong trào cộng sản và
Trang 33phong trào hòa bình, dân chủ trên thế giới, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh theo đường lối, chính sách, sự chỉ đạo của nước Mĩ Để thực hiện giấc
mơ bá chủ thế giới nước Mĩ đã dựa vào sức mạnh quân sự to lớn của mình Tính đến nửa cuối những năm 90, thế kỷ XX Mĩ có lực lượng quân đội lớn mạnh với 2.674 ngàn người, 1000 căn cứ quân sự lớn nhỏ ở nước ngoài, trong đó châu Âu có khoảng 100 ngàn quân còn ở châu Á có hàng chục ngàn quân đóng ở Nhật Bản và Hàn Quốc [9, tr.263] Trong chiến lược toàn cầu với giấc mơ lãnh đạo thế giới Mĩ
đã tiến hành hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược gây ra những cuộc bạo loạn lật
đổ, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 -1975) cũng nằm trong chiến lược
đó, tổ chức đảo chính xây dựng nên các chính quyền thân Mĩ ở các châu lục: châu
Á, châu Phi và châu Mĩ Latinh Mĩ cũng chính là thủ phạm của cuộc chiến tranh lạnh tạo nên tình hình căng thẳng của thế giới sau khi thế chiến thứ hai kết thúc Mĩ dựa vào sức mạnh quân sự hùng hậu và còn sử dụng sức mạnh kinh tế với chính sách “ngoại giao đôla”, dùng “viện trợ” bằng kinh tế và chiến lược “diễn biến hòa bình” để lôi kéo, khống chế, can thiệp, chi phối và lật đổ đối với các nước
Trong chiến lược toàn cầu, Mĩ cũng đã đạt được những kết quả với mưu đồ của mình Song Mĩ cũng đã gặp phải những thất bại quan trọng: những thập kỷ 40,
50, 60 và 70 thế kỷ XX hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở châu Á và Mĩ Latinh Mĩ không còn khống chế được các nước đồng minh như những năm 40, 50,
60 của thế kỷ XX nữa Hơn nữa, Tây Âu và Nhật Bản đang trở thành những người khổng lồ trong kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, tạo ra thế cạnh tranh với Mĩ
về tất cả các mặt
Tuy nhiên, với thực lực về kinh tế và sức mạnh quân sự Mĩ đã chưa thực hiện được giấc mơ về vai trò lãnh đạo thế giới đương đại Những kết quả của chiến lược toàn cầu cho thấy, việc tạo ra một trật tự thế giới mới, một địa chính trị mới mà ở đó
Mĩ là cường quốc số một giữ vai trò lãnh đạo với một vị thế nước Mĩ là trên hết bằng nòng súng và đôla không còn là thượng sách Thứ quyền lực mà Mĩ đang sử dụng dựa vào sức mạnh quân sự và đôla hiện không mang lại những sức mạnh khuất phục trong thế giới đương đại
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã và đang tạo ra những sức mạnh
cạnh tranh về kinh tế cũng như quân sự đối với Mĩ Trong tác phẩm Thăng trầm
Trang 34quyền lực, A.Toffler viết: Không kể các quốc gia khuếch trương sức mạnh quân sự
ra sao nhưng nếu Nhật ngừng bán ra các loại bán dẫn cao cấp thì những chiến lược quân sự của Mĩ không thể thực hiện được Và như thế, nếu Nhật chỉ bán cho Liên
Xô loại hình cao cấp này mà ngưng cung cấp cho Mĩ thì cán cân quân lực sẽ chênh lệch ngay…điều đó, chứng minh quyền lực của tri thức đã mở rộng quyền lực của bạo lực “Cường điệu bạo lực có thể ỷ lại vào tri thức ngày càng tăng, đó là phản ánh chân thực, sự biến đổi mang tính lịch sử quyền lực ngày nay” [90, tr.475] Còn trên bàn cờ quyền lực kinh tế Mĩ cũng đang tồn tại thế đa cực với các cường quốc kinh
tế mới phát triển như Tây Âu và Nhật Bản Vấn đề quyền lực của các nhà nước trong thế giới đương đại của thế kỷ XXI, ngày càng có nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của một nhà nước hùng mạnh về kinh tế và quân sự Đặc biệt, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ (giai đoạn 2 của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba), nhân loại đã bước sang một nền văn minh mới - văn minh của trí tuệ với sức mạnh của tri thức, năng lực sáng tạo của trí tuệ kéo theo địa chính trị thế giới cũng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ
Như vậy, khuynh hướng tất yếu cho thấy: Mĩ không thể đạt được tất cả các mục tiêu với giấc mơ nước Mĩ bá chủ toàn cầu, nước Mĩ trên hết nếu chỉ dựa vào thứ quyền lực truyền thống của bạo lực và đôla
Trong những năm gần đây, nhiều chính khách đã bàn về tương lai quyền lực, phân tích các khía cạnh khác nhau trong quá trình biến đổi của quyền lực trong thế kỷ XXI và sự thay đổi ấy có ý nghĩa như thế nào các chiến lược thành công của Mĩ cũng như các quốc gia khác; điều gì sẽ xảy ra đối với quyền lực của Mĩ hay Trung Quốc cũng như các chủ thể phi nhà nước trong thời đại điện tử Các tác giả cho rằng: Mĩ cần
có sự thay đổi trong chiến lược sử dụng quyền lực: “Nước Mĩ cần phát triển một chiến lược về quyền lực thông minh, trong sự hợp tác chân thành với các quốc gia khác, chứ không thể cứ ỷ thế vào quyền lực cứng như sức mạnh kinh tế quân sự, để mặc sức tung hoành áp đảo trên trường quốc tế như vẫn áp dụng từ xưa đến nay được nữa” [51, tr.6] Hình thức quyền lực mà đất nước Mĩ cần nắm lấy trong thế kỷ XXI để vẫn giữ được ảnh hưởng tốt đẹp nơi cộng đồng thế giới trong thời đại ngày nay, là quyền lực mềm, là quyền lực thông minh Trong các tác phẩm bàn về tương lai, A.Toffler cho rằng hình thức quyền lực của tương lai là quyền lực của tri thức
Trang 35* Điều kiện văn hóa - giáo dục
Với đặc điểm là một nước với 99% dân số Mĩ là người nhập cư, văn hóa Mĩ là
sự “thích nghi với sự vận động của một dân tộc đang phát triển trong không gian” [20, tr.63] - một nền văn hóa năng động có tính thích nghi cao với con người Mĩ giàu nghị lực và đầy ý chí Đây là một đặc điểm quan trọng của chủ thể xã hội được
A.Toffler phản ánh rất rõ nét trong tác phẩm Cú sốc tương lai Với đặc điểm là đất
nước nhập cư, dân cư Mĩ phát triển nhanh chóng và đa dạng có đủ người da trắng
và người da màu, người bản xứ, người châu Âu, người châu Á, châu Phi Điều đó dẫn đến sự xác lập tính cách Mĩ, lối sống Mĩ và chủ nghĩa cá nhân năng động gắn với tinh thần thực dụng rất Mĩ Họ đến với nước Mĩ với hai bàn tay trắng, tài sản họ
có chính là ý thức tự lực, tự cường, tự mình làm mọi việc có khả năng thích nghi rất cao với mọi sự thay đổi Đến từ mọi phương trời người Mĩ phải tập hợp lại với nhau, dựa vào nhau, chụm vào nhau mới tồn tại ở nơi xa lạ nhưng lại phải cạnh tranh nhau mới vươn lên và khẳng định mình được
Tiến trình văn hóa nước Mĩ cho thấy sự ra đời của dân tộc Mĩ và nước Mĩ là một phản ứng với áp bức bóc lột của cường quyền và bạo lực từ châu Âu già cỗi, từ chế độ phong kiến quý tộc lỗi thời, từ tôn giáo khắt khe của thời Trung cổ châu Âu
Sự phản kháng của những thế hệ tiếp theo xa lìa quê hương bản quán đi tìm đất nước mới của những con người giàu nghị lực, giàu quyết tâm, có chút phiêu lưu, mạo hiểm hun đúc rèn luyện và tạo nên tính cách năng động, chủ nghĩa cá nhân của người Mĩ Họ lao vào cuộc sống ở một miền đất mới cách xa mọi ràng buộc và cội
rễ của các quan hệ truyền thống cả trong thời gian và không gian, cho nên mỗi cá nhân phải tự mình khẳng định mình, phải độc lập và tự làm nên Lịch sử nước Mĩ không có các giai đoạn phát triển: thời tiền sử với đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, với lịch sử của thời Trung cổ, Phục hưng như các quốc gia khác Nước Mĩ chỉ có thời bão táp
và cách mạng nhưng chỉ là mặt văn hóa của thế kỷ XVII “Vì vậy họ không có điều
gì để mà quan tâm đến lịch sử Họ chỉ có hiện tại và ào ạt tiến lên bằng sự năng động của dân tộc và từng cá thể tạo nên” [19, tr.50]
A.Toffler đặt tên một tác phẩm của ông là Cú sốc tương lai, đó cũng chính là
sự phản ánh trung thực lịch sử nước Mĩ Lịch sử nước Mĩ được đặt ngay vào thế giới hiện đại, thế giới thay đổi chóng mặt, thế giới của khoa học và công nghệ, của
Trang 36kinh tế tri thức và toàn cầu hóa Với đặc điểm là một đất nước nhập cư, những con người từ khắp các phương trời đem theo các nền văn hóa khác nhau tụ về dưới một bầu trời trên một vùng đất là một “tân thế giới”, cho nên tất yếu không tránh khỏi tâm lý hẫng hụt giống như một cú sốc Bởi đột nhiên họ được đặt vào một không gian văn hóa khác lạ với vốn văn hóa của họ Nếu mỗi cá nhân không có sự tiếp biến và tinh thần khoan dung văn hóa, năng động tạo ra khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi này thì không thể tồn tại dưới bầu trời của đất nước Mĩ Lịch sử đó
đã chứng minh tính năng động và khả năng thích nghi cao của con người trên đất nước Mĩ, với sự tiếp biến và khoan dung văn hóa đã tạo nên sự giàu có của văn hóa đất nước Mĩ ngày nay
Để đáp ứng tâm lý hẫng hụt ấy, người Mĩ cũng có lúc, có người muốn tỏ ra có đầy đủ mọi thứ của văn hóa Họ cố tạo ra lịch sử nhưng họ đã thất bại từ đó họ quyết tâm vươn tới tương lai Đó là lý do vì sao nói đến tương lai với sách báo, phim ảnh viễn tưởng là sản phẩm chủ yếu của văn hóa Mĩ, đã có những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng ăn khách và đoạt nhiều giải Oscar Điều này cũng lý giải sự ra đời các tác phẩm về tương lai học của A.Toffler cũng là sản phẩm mang tính tất yếu khách quan của nền văn hóa Mĩ
Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn đã tạo ra những nét đặc thù trong văn hóa Mĩ với tâm lý di chuyển liên tục: “Hàng năm có đến 18% dân Mĩ chuyển nhà và 25% dân
Mĩ chuyển đến các bang khác sinh sống” [19, tr.47] Họ di chuyển chỗ ở tìm cơ hội (sống, giáo dục, làm giàu…), họ thay đổi công việc rất nhiều lần “Mỗi người dân
Mĩ ít nhất 3 lần chuyển đổi nghề nghiệp trong đời Có người chuyển nghề đến 9-10 lần [19, tr.51-52] Ngoài một số người có chuyên môn nghề nghiệp cao, ổn định ở thành phố lớn hàng năm có hàng chục triệu người dân Mĩ đi ra nước ngoài Cho nên
“không phải thế kỷ trước mà ngay bây giờ cái ô tô tải có rơ - mooc vẫn là nơi trú ngụ quen thuộc của gia đình Mĩ [19, tr.52] Hình ảnh ngôi nhà di động - những chiếc ô tô tải chứa cả gia đình đi dọc ngang nước Mĩ từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc và rất đẹp trong phim ảnh và văn học Mĩ, cũng như trong các tác phẩm của A.Toffler A.Toffler lý giải về sự di động của dân cư Mĩ nảy sinh từ việc nền sản xuất tự động hóa, cách sống của người Mĩ là cách sống mới của xã hội siêu công nghiệp “cách sống của tương lai” [87, tr.61]
Trang 37Văn hóa Mĩ gắn với chủ nghĩa thực dụng, bởi người nhập cư đến Mĩ tuyệt đại
đa số là bắt buộc trốn chạy khỏi quê hương cho nên chẳng mấy ai quyến luyến quá khứ và lịch sử ngàn đời của quê cha đất tổ Họ phải đối mặt với gian khổ, thách thức của miền đất mới hoang sơ, họ không có thời gian để nhớ quá khứ Do đó, họ
bị buộc phải chấp nhận với hiện tại và nghĩ đến tương lai Với chủ nghĩa thực dụng
họ cũng chỉ cần nghĩ đến tương lai gần Bởi xét cho cùng, tương lai là cái gì mông lung hư ảo không phải là thực tế thì nghĩ đến nó làm gì Bởi vậy, người Mĩ đặt mục tiêu hoạt động của mình trong tinh thần của chủ nghĩa thực dụng
Nửa cuối thế kỷ XX, trên thế giới có sự vận động và thay đổi lớn lao, nhanh chóng trên cả các mặt của đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế khoa học kỹ thuật và
xã hội Trong bối cảnh đó, nước Mĩ với tính năng động trong văn hóa của mình đã tạo ra năng lực thích nghi nhanh để phát triển mạnh mẽ, giữ vai trò là một quốc gia đứng đầu thế giới
Nước Mĩ với đặc điểm của một nước nhập cư, sự giàu có của văn hóa và kinh
tế dường như là mô hình của một thế giới thu nhỏ trong các tác phẩm của A.Toffler
Ở đó, A.Toffler thấy được sự tác động của tri thức khoa học - kỹ thuật và công nghệ tới sự phát triển của kinh tế, có thể biến nền kinh tế từ không thành ra có Và với đặc điểm của một đất nước nhập cư A.Toffler như thấu hiểu tâm lý hẫng hụt, choáng váng của các cá nhân bỗng nhiên được đặt mình trong một nền văn hóa khác Nhưng trên đất nước Mĩ với phẩm chất năng động họ đã tạo ra khả năng thích nghi nhanh, tự lực tự cường và đầy ý chí để tồn tại và phát triển Điều đó, đã tạo ra đất nước Mĩ giàu có về kinh tế và văn hóa Cho nên, trong các tác phẩm của mình
A.Toffler dự báo tương lai của một thế giới phẳng dưới tác động của Làn sóng thứ
ba, nếu con người không có khả năng thích nghi hoàn toàn dẫn tới Cú sốc tương lai
là căn bệnh hết sức nguy hiểm
Về giáo dục, do Mĩ đầu tư rất nhiều vào giáo dục nên mặt bằng chung dân trí
của Mĩ rất cao Nhìn chung, Mĩ là quốc gia trẻ trong lịch sử song lại có những thành tựu giáo dục rất lớn Mĩ có nền giáo dục phát triển mạnh số người biết đọc, biết viết chiếm 97% Giáo dục bắt buộc, miễn phí 10 năm từ 7 tuổi đến 16 tuổi Sau khi học xong phổ thông học sinh tham gia vào lực lượng lao động hoặc học nghề, hoặc thi vào các trường đại học Hệ thống các trường đại học rất phát triển và có nhiều trường có danh tiếng trên thế giới
Trang 38Như vậy, sự vận động và biến chuyển nhanh của nền kinh tế - xã hội phương Tây nói chung và nền kinh tế Mĩ nói riêng đã tác động đến sự hình thành quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức Xu hướng phát triển khoa học trên thế giới đã định hình cho A.Toffler tấm bản đồ về tương lai được ông phác họa qua ba tác
phẩm chính Cú sốc tương lai; Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực
2.1.1.2 Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ nửa cuối thế kỷ
XX ở Mĩ
Tới nửa cuối thế kỷ XX, lịch sử nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp với những tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Lịch sử các nền văn minh thế giới cho thấy, các cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo
ra những động lực hết sức to lớn cho sự phát triển của văn minh nhân loại Thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học đã trang bị cho con người sức mạnh để chinh phục tự nhiên, đem lại quyền lực to lớn cho con người trước tự nhiên
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại nước Anh từ nửa cuối thế kỷ XVIII
và kéo dài đến nửa đầu thế kỷ XIX, tạo ra phương thức sản xuất mới Với những thành tựu quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp này đã tạo động lực cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền kinh
tế công nghiệp Lịch sử sản xuất xã hội có sự chuyển biến từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ khí dựa trên cơ sở tri thức khoa học Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tạo nên sức mạnh phi thường của con người trước tự nhiên, bước đầu chinh phục tự nhiên bằng sức mạnh tri thức và sức sáng tạo của con người, một trong những hệ quả tích cực của nó là làm tăng lên khả năng lao động và sáng tạo của con người
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đã tạo ra bước chuyển từ nền sản xuất dựa vào cơ sở điện - cơ khí sang sản xuất ở trình độ tự động hóa cục bộ trong sản xuất, các ngành khoa học mới được hình thành phục vụ nhu cầu sản xuất vật chất Khoa học ngày càng tham gia trực tiếp và sâu rộng trong quá trình sản xuất vật chất và bản thân khoa học trở thành một ngành lao động đặc biệt, một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền sản xuất vật chất của xã hội
Trang 39Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba trong lịch sử đã trở thành tác nhân quan trọng tạo ra sự thay đổi toàn diện, sâu rộng trong hoạt động khoa học công nghệ, làm biến đổi vai trò tri thức khoa học và công nghệ không chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nhất, tham gia vào quản lý, tổ chức sản xuất và còn thực hiện vai trò là nhân tố quan trọng trong quản lý xã hội Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự khẳng định vai trò hàng đầu của yếu tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất với khối lượng tri thức và sức sáng tạo của trí tuệ hình thành nên sự liên ngành đồng bộ của các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ sinh học Cuộc cách mạng này diễn ra gồm hai giai đoạn, giai đoạn một
- cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật (từ những năm 40 tới giữa những năm 70
của thế kỷ XX; giai đoạn hai - cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại (từ
nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX tới những năm đầu thế kỷ XXI) Trong nhiều thế kỷ trước, khoa học phát triển độc lập, nhưng cho tới những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX thì khoa học có quan hệ mật thiết với kỹ thuật, đây là được coi là cột mốc lịch sử quan trọng diễn ra quá trình tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nhất
Giai đoạn một của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đặc trưng bằng
việc những thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng một cách nhanh chóng trong quá trình sản xuất Trước hết trong lĩnh vực quân sự, chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó là trong các lĩnh vực dân sự khiến cho lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc Nhờ vậy, “kinh tế thế giới có tốc độ tăng trưởng tới 5-6% vào nửa sau của thế kỷ
XX [1, tr.2133] Sự thắng lợi của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự dịch chuyển về chất của nền sản xuất xã hội và tạo ra hàng loạt sự thay đổi về mọi mặt trong đời sống của con người Trong mọi lĩnh vực sản xuất, trong các ngành tri thức khoa học đã có những sự nhảy vọt về chất như: ngành năng lượng; ngành giao thông vận tải; trong sản xuất vật liệu đặc biệt trong công nghệ sản xuất, chế tạo - từ sản xuất thủ công, tiến lên nửa tự động rồi tới công nghệ tự động (tự động hóa thiết
kế - chế tạo nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử CAD/CAM), công nghệ thông tin (truyền thông và viễn thông vụ trụ, tin học, ) công nghệ vi điện tử, công nghệ nano, công nghệ hạt nhân không gian, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
Trang 40mới, Kết quả là chỉ trong vòng chưa đầy 300 năm, kể từ cuối thế kỷ XVII tới cuối thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đưa loài người từ thời đại nông nghiệp (khoảng 8.000 - 10.000 năm Tr.CN), tiến tới thời đại công nghiệp Con người bắt đầu chủ động khai thác thiên nhiên bằng sức mạnh trí lực của mình trên cơ sở sáng tạo những tri thức mới để chinh phục và làm chủ tự nhiên
Từ giữa thập niên 70 của thế kỷ XX trở đi, với những đặc điểm và xu thế phát
triển mới cuộc cách mạng này đã bắt đầu quá độ sang giai đoạn 2 - cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ hiện đại Cuộc cách mạng này đã đưa nhân loại tiến vào ngưỡng cửa của một thời đại mới - thời đại tri thức Khái quát có thể định nghĩa:
“Cuộc cách mạng khoa học hiện đại là sự biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất xã hội hiện đại, được thực hiện với vai trò dẫn đường của khoa học trong toàn bộ chu trình: “khoa học - công nghệ - sản xuất - con người - môi trường” [1, tr.2136] Đây
là bước ngoặt quan trọng chuyển biến sự về vai trò của khoa học và công nghệ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong các ngành sản xuất vật chất, tạo nên sự chuyển biến chính bản thân khoa học trở thành nền công nghiệp tri thức Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã khẳng định vai trò to lớn của tri thức đối với sự phát triển của nhân loại Vì thế, tri thức được gia tăng với tốc độ rất lớn trong nửa sau thế kỷ XX, số lượng tri thức khoa học của loài người tích lũy trong một thế kỷ vừa qua bằng tổng toàn bộ tri thức khoa học mà loài người tích lũy được trong suốt lịch sử nhân loại Số lượng tri thức ấy rất có thể được nhân đôi lên trong thế kỷ sau A.Toffler cũng đã khẳng định: “Tốc độ thay đổi gia tăng, nhanh đến mức trí tưởng tượng của chúng ta cũng không thể theo kịp” [87, tr.29] Từ việc Gutenberg phát minh ra máy in vào thế kỷ XV, sự phát triển lượng tri thức nhân loại càng nhanh chóng hơn gấp bội
Số lượng các nhà khoa học cũng có tốc độ gia tăng nhanh, năm 1800 số nhà khoa học là 1.000 người đến năm 1850 đã tăng lên gấp 10 lần là 10.000 người và đến năm 1900 là 100.000 người, năm 1970 là 3.200.000 người Tri thức của nhân loại cũng gia tăng nhanh chóng trong thế kỷ XIX, cứ 50 năm lại tăng lên một lần; đến đầu thế kỷ XX cứ 30 năm lại tăng lên một lần, đến giữa những năm 50 của thế
kỷ XX, cứ 10 năm lại tăng lên 1 lần Hệ thống nghiên cứu và phát triển của Mĩ bao