1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG CHUYỂN GIÁ

28 726 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 47,11 KB

Nội dung

Bên cạnh đó để có thể linh hoạt giải quyết trong những trường hợp mà cácphương pháp theo OECD hướng dẫn cũng không xác định được giá nội bộ, thỏathuận định giá trước” “Advance Pricing Ar

Trang 1

CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG CHUYỂN GIÁ

1 Biện pháp chống chuyển giá trên thế giới:

Chuyển giá luôn là một vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch địnhchính sách cũng như các công ty đa quốc gia Cùng với sự phát triển của nền kinh

tế, các kỹ thuật chuyển giá ngày càng tinh vi Do đó chính phủ cũng phải khôngngừng tăng cường các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế tình trạng chuyển giá Mộtphần quan trọng trong những biện pháp đó là tập trung tăng cường kiểm soát cácgiao dịch của MNC để so sánh các giao dịch giữa các công ty trong cùng MNC vớicác giao dịch tương tự giữa các công ty không liên quan, xem giá có tương ứnghay không Chính quyền sẽ có biện pháp đánh thuế và phạt các công ty bị phát hiện

là giao dịch nội bộ không theo giá thị trường

Trong vài thập niên gần đây, nhiều quốc gia cũng đã xác lập nhiều quy địnhnhằm kiểm soát hoạt động định giá chuyển nhượng Hầu hết các quốc gia đều đặt

ra “nguyên tắc giá thị trường” (“arm’s length principle”) cho việc định giá chuyểnnhượng Nói một cách đơn giản, nguyên tắc giá thị trường là nguyên tắc xác địnhgiá chuyển nhượng tuân thủ theo điều kiện khách quan của thị trường cạnh tranh,như thể các giao dịch này được thực hiện giữa các đơn vị độc lập

Tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng đúng theo giá thị trường còn gặp phảinhững khó khăn trong việc xác định chính xác giá thị trường Do đó OECD đã cónhững hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ cho các quốc gia trong việc định giá các giaodịch chuyển giao giữa các bên liên quan ( như đã nêu ở mục 5 phần I)

Bên cạnh đó để có thể linh hoạt giải quyết trong những trường hợp mà cácphương pháp theo OECD hướng dẫn cũng không xác định được giá nội bộ, thỏathuận định giá trước” (“Advance Pricing Arrangements”- APA) cho phép cơ quanthuế và doanh nghiệp thỏa thuận trước mức giá cũng như phương pháp tính giáchuyển giao nội bộ để tính thuế Theo định nghĩa của OECD về Hướng dẫn địnhgiá chuyển nhượng, thỏa thuận xác định giá trước là một thỏa thuận giữa bên nộp

Trang 2

thuế, gồm một hay một số doanh nghiệp liên kết, với một hay một số cơ quan thuếnhằm xác định trước một loạt những tiêu chuẩn như phương pháp định giá, các giảđịnh kinh tế, các dự báo của các giao dịch về định giá chuyển nhượng trong mộtkhoảng thời gian cố định.

Theo khảo sát của công ty kiểm toán KPMG về tình hình chuyển giá trêntoàn thế giới năm 2009 thì các quốc gia dần dần áp dụng thêm phương pháp địnhgiá theo thỏa thuận trước, tức là APAs APAs (các thỏa thuận định giá trước) rấtphổ biến ở các công ty muốn quản lý rủi ro về chuyển giá, các chương trình APAsngày càng thu hút nhiều quốc gia đưa vào áp dụng Phương pháp này có thể làmgiảm khoản thuế phải nộp, tuy nhiên “định giá theo thỏa thuận trước” có một bấttiện là làm tăng tính không chắc chắn đối với các công ty lớn

Khảo sát này cũng ghi nhận xu hướng ngày càng có nhiều nền kinh tế lớn ởChâu Âu và Bắc Mỹ qui định chặt chẽ về chuyển giá, quản lý chặt chẽ hồ sơ chứng

từ, áp dụng các phương pháp dựa trên giao dịch và đánh giá tài sản sở hữu trí tuệ

và các cơ hội kinh doanh Khảo sát này cũng cho thấy các quốc gia đang phát triển

ở Đông Âu và Châu Phi đã bắt đầu qui định về chống chuyển giá, sau làn sóng đầu

tư nước ngoài tràn vào các quốc gia này để tận dụng lợi thế giá rẻ và chính sách ưuđãi thuế

Các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương là các quốc gia năng nổ nhất trongchống chuyển giá Gần đây, Ấn độ, Úc, Trung quốc, Hàn quốc và Nhật đã tăngcường kiểm tra chuyển giá Nhà cầm quyền Trung quốc và Singapore đã phát tínhiệu cho thấy họ sẽ gia tăng mạnh mẽ kiểm tra việc tuân thủ qui định chuyển giá.Các công ty đa quốc gia cho rằng các cơ quan thuế của các quốc gia Châu Á – TháiBình Dương là nghiêm ngặt nhất thế giới về chống chuyển giá

Bảng các quốc gia có quy định kiểm giá nghiêm ngặt nhất theo TP Week

Trang 3

Toughest Tax Authorities for Transfer Pricing

Sau đâu là bảng tổng hợp của KPMG về các quy định chống chuyển giá, nguyêntắc định giá chuyển nhượng, yêu cầu về hồ sơ, và thỏa thuận định giá trước

Quốc gia Quy định về chuyển giá Quy tắc

căn bản giá thị trường (ALP)

Yêu cầu

về hồ sơ

Yêu cầu

về hồ sơ nâng cao (liên quan đến hoạt động định giá chuyển

Thỏa thuận định giá trước (APA)

Trang 4

giao) Andorra Không có

Aruba

01/01/2008, quy tắc căn bản giá thị trường được ban hành trong sắc lệnh thuế thu nhập

Trang 6

Không có, tuy nhiên theo một điều khoản trong Luật thuế Iceland, khoản chênh lệch thu được do định giá không theo giá thị trường phải được tính vào chi phí chịu thuế

cũ, có hiệu lực từ ngày 01.01.2009

Trang 7

đề cập trong thông tư

Latvia Có, mới nhất có hiệu lực

Có luật,nhưngtrên thực

và Thuế thu nhập cá nhân

Malaysia

Có, mới nhất là mục 140A có hiệu lực từ 01/01/2009

Trang 9

South Africa Có, 1995 Có Có Không

Trang 10

2 Biện pháp chống chuyển giá tại một số quốc gia:

2.1 Biện pháp chống chuyển giá tại Mỹ:

Hoạt động chuyển giá ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn, ngay cảcác quốc gia có nền kinh tế mạnh và bề dày lịch sử kinh nghiệm quản lý thì cũngphải đương đầu với hoạt động chuyển giá diễn ra từng ngày trong nền kinh tế Hơnnữa mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ cao, 40% tổng thu nhập chịu thuế Do

đó các công ty đa quốc gia càng cần tìm mọi cách để thực hiện chuyển giá nhằmmục đích trốn thuế Mặt khác, nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, do

đó càng phải có quy định chặt chẽ trong việc kiểm soát tình trạng chuyển giá

Ở Mỹ cơ quan có thẩm quyền về thuế là IRS ( Internal Revenue Service)

Cơ quan thuế của Mỹ đã ban hành các qui định, các đạo luật chống chuyểngiá Đó là Đạo luật tài chính – Chương 1, mục 482-1 đến 482-6 (có hiệu lực từngày 6 tháng 10 năm 1994), mục 482-7 mới (482-7T) (có hiệu lực từ 05.01.2009),mục 482-8 (có hiệu lực từ 06.10.1994), mục 482-9 mới (482.9T) (có hiệu lực từ31.12.2006), và Đạo luật tài chính – Chương 1, mục 6662-6 ( có hiệu lực từ09.02.1996)

Các công ty ở Mỹ được yêu cầu phải có văn bản đính kèm công khai cáchoạt động liên quan đến việc định giá chuyển giao khi nộp hồ sơ khai báo thuế.Việc chuẩn bị và nộp hồ sơ phải cùng lúc với việc khai báo lợi nhuận nộp thuế

Trang 11

Việc chuẩn bị phải trong vòng 9 tháng cho đến khi kết thúc năm tài khóa, và hạncuối cho việc nộp hồ sơ là 30 ngày kể từ ngày được yêu cầu phải nộp.

Trong hồ sơ khai báo hoạt động định giá chuyển giao phải có các nội dungsau:

 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của tổ chức nộp thuế, trong đó nêu rõtình hình kinh tế và các nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến việc định giá tài sản

và dịch vụ

 Cơ cấu tổ chức của tổ chức nộp thuế, trong đó có sơ đồ mô tả tất cả các bên

có liên quan trong giao dịch

 Phân tích chức năng

 Phân tích rủi ro

 Các thỏa thuận liên công ty

 Đặc điểm các giao dịch chịu sự quản lý, và các dữ liệu nội bộ để phân tíchgiao dịch

 Miêu tả các phương pháp có thể được xem xét và lý do tại sao không chọn

 Miêu tả các giá dùng để so sánh và lý do, mức độ so sánh

Trong đó cụ thể, Sec1.482-7T yêu cầu cần có thỏa thuận tính chi phí giữacác công ty, và Sec1 482-9T yêu cầu phải có phương pháp tính giá dịch vụ và thỏathuận phân chia giá dịch vụ

Đạo luật cũng nêu ra các phương pháp tính giá chuyển giao được áp dụng:

- Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được(Comparable Uncontrolled Price Method)

- Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method)

- Phương pháp giá vốn cộng Lãi (Cost Plus Method)

- Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ cở giá nghiệp vụ chuyển giao tự

do có thể so sánh được (Comparable uncontrolled transaction Method)

Trang 12

- Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ cở giá dịch vụ tự do có thể sosánh được (Comparable uncontrolled service price Method)

- Phương pháp lợi nhuận của tổng dịch vụ (Gross service margin Method)

- Phương pháp giá dịch vụ cộng lãi(Cost of service plus Method)

- Phương pháp giá dịch vụ (Service cost Method)

- Phương pháp lợi nhuận có thể so sánh được (Comparable profits method)

- Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method)

Và một số phương pháp khác

Luật chống chuyển giá ở Mỹ không ưu tiên phương pháp nào, đồng thờichấp nhận sự tồn tại của “phương pháp tối ưu” ( “best method” rule) Đây là điểmkhác với luật chống chuyển giá ở Anh ( ta sẽ nghiên cứu ở phần sau), Anh theonhưng hướng dẫn của OECD về tính giá chuyển giao và đi theo những hướng dẫntrong đó để quyết định phương pháp thích hợp nhất, và Anh không chấp nhận sựtồn tại của “phương pháp tối ưu”

Các chỉ số về mức giá để so sánh do cơ quan thuế lập nên và công khai trênnguồn thông tin đại chúng

Luật thuế Mỹ qui định phần thu nhập được tạo ra trên lãnh thổ Mỹ thì phảinộp thuế thu nhập cho dù là công ty đa quốc gia này có thuộc quyền sở hữu của

Mỹ hay không Do đặc điểm là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ (CIT)

so với các quốc gia khác là rất cao (40%) nên các MNC luôn tìm cách thực hiệnchuyển giá Hơn nữa trong thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các MNC cócác nghiệp vụ mua bán với khối lượng lớn và rất phức tạp, , do đó xác định nghiệp

vụ nào có chứa đựng hành vi chuyển giá là rất khó Tương tự rất khó xác địnhchính xác lợi nhuận nào là tạo ra trên đất Mỹ và lợi nhuận nào tạo ra ngoài đất Mỹ

Căn cứ theo Sắc lệnh điều chỉnh ngân sách (Omnibus Budget ReconciliationAct), Đạo luật IRC Sec1.6662 ra đời Theo IRC Sec1.6662 có hai loại phạt choviệc vi phạm:

Trang 13

 Phạt chuyển giá trong giao dịch (Transaction penalty): là loại hình chếtài khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thịtrường theo quy định IRC Sec1.482, mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế khôngphản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh:

- Với mức sai phạm trọng yếu đáng kể: mức phạt chuyển giá 20% dànhcho trường hợp chênh lệch giá vượt quá 200% (hay dưới 50%) so với mức mà IRCSec 1.482 xác định được

- Với tổng mức sai phạm trọng yếu: mức phạt chuyển giá 40% dành chotrường hợp chênh lệch giá vượt quá 400% (hay dưới 25%) so với mức mà IRC xácđịnh được

 Phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty): phạt bổ sung được áp dụngnếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRC Sec 482 tăng vượt mức quyđịnh có thể cho trước

- Khoản phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trườnghợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệuUSD hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp

- Phạt bổ sung 40% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phầnthu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau – 20 triệu USD hoặc20% trên tổng số thuế phải nộp

Ở Mỹ cũng cho phép các MNC có thể có các thỏa thuận giá trước APAs.Các loại APA có thể có là đơn phương, song phương hoặc đa phương

Mức phí cho một APA là 50.000 USD cho công ty lớn, 25.000 USD chocông ty nhỏ ( tổng thu nhập gộp trên toàn cầu không quá 200 triệu USD) hoặc giaodịch nhỏ ( không lớn hơn 50 triệu USD hàng năm và giao dịch vô hình không quá

10 triệu USD Mức phí là 35.000 USD cho những công ty mới phục hồi

Mỹ không có một chương trình chính thức trong việc ưu tiên xem xét ngườinộp thuế ở góc độ một ngành công nghiệp cụ thể mà tổ chức dưới góc độ 5 nhóm

Trang 14

ngành chính Ngoài ra cơ quan thuế còn tuyển chọn thêm 1.200 nhân viên trongnăm 2009 và dự định thêm 800 nhân viên trong năm 2010 để thực hiện rà soát,giám sát giá chuyển nhượng (Tạp chí CFO, 1/9/2009) Gần đây, hầu hết việc kiểmtoán chuyển giá xuất hiện ở 2 trong 5 nhóm ngành này: thông tin liên lạc, côngnghệ và truyền thông, và nhóm ngành bán lẻ, thực phẩm, dược và nhóm ngànhcông nghiệp chăm sóc sức khỏe.

2.2 Biện pháp chống chuyển giá tại Trung Quốc:

Chuyển giá luôn là một vấn đề được quan tâm ở Trung Quốc Là một quốcgia có tình trạng chuyển giá tương đối phức tạp, Trung Quốc đã không ngừng cónhững thay đổi, điều chỉnh để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, đặc biệt lànhững quy định về việc định giá chuyển giao Những quy định mới này được đưa

ra nhằm đảm bảo tính nhất quán trong quản lí và thi hành việc định giá chuyểngiao trên toàn Trung Quốc Và với khung quy định chính thức về định giá chuyểngiao này, các công ty đang hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc cần phải xem xétlại và quản lí tốt vấn đề chuyển giá, cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ củamình

Trước năm 2008, ở Trung Quốc tồn tại song song hai hệ thống thuế - mộtcho những doanh nghiệp trong nước và một cho những doanh nghiệp nước ngoài.Một cuộc khảo sát năm 2005 đã cho thấy hai hệ thống thuế đó đã tạo nên một mứcchênh lệch thuế suất thực tế gần khoảng 10% giữa doanh nghiệp trong nước vànước ngoài, ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài

Ngày 16 tháng ba năm 2007, Trung Quốc đã ban hành Luật Thuế thu nhậpdoanh nghiệp mới (được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2008) cùng với bản hướngdẫn thi hành chi tiết Mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% được áp dụng cho tất

cả các doanh nghiệp cả trong nước lẫn nước ngoài Trong đó có đề cập tới các biệnpháp chống việc tránh thuế, cụ thể là ở Chương 6 - những điều chỉnh thuế đặc biệt.Đây là một trong những chương phức tạp nhất của Luật Thuế thu nhập doanh

Trang 15

nghiệp mới, bao gồm nhiều vấn đề nhưng tập trung nhất là về việc định giá chuyểngiao, kiểm soát chặt chẽ giao dịch của các bên liên quan.

Ngày 9 tháng 1 năm 2008, Cơ quan Quản lí thuế Trung Quốc cũng đã banhành thông tư Guo Shui Fa [2009] No.2 về các biện pháp thực hiện những điềuchỉnh thuế đặc biệt, tập trung chủ yếu vào vấn đề định giá chuyển giao Thông tưGuo Shui Fa [2009] No.2 điều chỉnh những phạm vi chủ yếu sau:

 Nghĩa vụ khai báo về các giao dịch của các bên liên quan

 Các yêu cầu về giấy tờ, chứng tờ kèm theo

 Kiểm toán về việc chuyển giá

 Các thỏa thuận định giá trước

Trong thông tư có định nghĩa các bên liên quan bao gồm:

 Một doanh nghiệp sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 25% số cổ phiếu củamột doanh nghiệp khác

 Một doanh nghiệp thứ ba sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp tổng cộng trên 25%

số cổ phiếu của hai doanh nghiệp khác

 Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn vớikhoản vốn vay vượt quá 50% vốn của doanh nghiệp, hoặc 10% trở lên tổng

số các khoản nợ của doanh nghiệp

 Một doanh nghiệp chỉ định hơn một nửa số quản lý cấp cao của một doanhnghiệp khác (bao gồm Hội đồng quản trị và tổng giám đốc), Hoặc hơn mộtnửa của cấp quản lý doanh nghiệp (bao gồm Hội đồng quản trị và các tổnggiám đốc) cũng phục vụ như là quản lý cao cấp tại doanh nghiệp khác

 Một doanh nghiệp có việc hoạt động mua và bán hàng, cung cấp và nhậndịch vụ được kiểm soát bởi một doanh nghiệp khác

Căn cứ vào định nghĩa trên, các doanh nghiệp ở Trung Quốc đánh giá và xácđịnh rõ các mối quan hệ của mình để tránh việc không thực hiện đúng và đầy đủcác nghĩa vụ của mình

Trang 16

Thông tư Guo Shui Fa [2009] No.2 đã hệ thống hóa chín mẫu đơn kê khaigiao dịch của các bên liên quan trong thông tư Guo Shui Fa [2008] No.114 đượcban hành trước đây Hằng năm, các doanh nghiệp có bên liên quan phải lập và đệtrình đơn kê khai giao dịch của các bên liên quan để cơ quan thuế có thể xác địnhmức thu nhập hàng năm của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở để tính thuế Đơn kêkhai giao dịch của các bên liên quan đòi hỏi một lượng lớn thông tin được cungcấp một cách chính xác theo mẫu quy định sẵn của Cơ quan Quản lí thuế TrungQuốc.

Ngoài ra, theo quy định, các doanh nghiệp còn phải chuẩn bị và xác nhậncác chứng từ định giá chuyển giao nếu các giao dịch với các bên liên quan củadoanh nghiệp vượt quá 200 triệu nhân dân tệ (tương đương 29 triệu đô la Mỹ) đốivới giao dịch mua bán hàng hóa, và 40 triệu nhân dân tệ (tương đương 4 triệu đô laMỹ) đối với các giao dịch khác Đối với các doanh nghiệp có thực hiện các thỏathuận định giá trước, các doanh nghiệp có cổ đông nước ngoài chiếm dưới 50%,các doanh nghiệp chỉ giao dịch với các bên liên quan là các doanh nghiệp trongnước thì không yêu cầu chứng từ định giá chuyển giao

Các quy định về phương pháp định giá chuyển giao được đưa ra cũng tương

tự như các hướng dẫn của OECD:

 Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánhđược (Comparable Uncontrolled Price)

 Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method)

 Phương pháp giá vốn cộng Lãi (Cost Plus Method)

 Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method)

 Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao(Transactional Net Margin Method)

Quy trình kiểm toán cũng được Cơ quan Quản lí thuế quy định cụ thể Trongnăm 2008, các sở thuế Trung Quốc chính thức bắt đầu thực hiện kiểm toán chuyển

Ngày đăng: 02/10/2013, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w