1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ

9 387 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 29,49 KB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 Cơ sở lý luận vể huy động tiền gửi tại NHTM 1.1 Tiền gửi Là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt. 1.2 Tiền gửi thanh toán Đây là khoản tiền mà các doanh nghiệp cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích là sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng có thể được trả lãi (trả lãi thấp) hoặc không được trả lãi tùy thuộc vào mỗi ngân hàng. Người gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thu hộ tiền, trả hộ tiền, với mức phí thấp nhất. Các ngân hàng có thể sử dụng các số dư tiền gửi của khách hàng vào các hoạt động của mình. 1.3 Tiền gửi tiết kiệm Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. 2 Các hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM 2.1 Đặc điểm nguồn tiền gửi tại NHTM Tiền gửi phải được thanh toán khi có sự yêu cầu của khách hàng, ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn. Hoạt động nhận tiền được nhìn nhận như là một nghiệp vụ kinh doanh của NHTM, với nội dung chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng thông qua mở cho khách hàng một tài khoản như tài khoản gửi định kỳ (tiền gửi có kỳ hạn), tài khoản tiền gửi hoạt kỳ (tiền gửi không kỳ hạn) và tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Giao nhận tiền gửi của NH được hiểu là cam kết song phương giữa NHTM với khách hàng gửi tiền, thông qua việc giao kết hợp đồng tài khoản tiền gửi. Giai đoạn đầu nó chỉ đơn thuần là một hợp đồng dịch vụ gửi tài sản, theo đó NH đóng vai trò là bên nhận gửi giữ để được nhận thù lao. Về sau do nhu cầu khách quan của hoạt động kinh tế, giữa NH và khách hàng có thêm thỏa thuận NH có thể sử dụng chính số tiền này để đầu tư nhằm mục đích sinh lợi, với điều kiện là phải hoàn trả cho người sử dụng toàn bộ số vốn đã sử dụng kèm theo một khoản tiền lãi nhất định tùy thuộc vào thời gian mà NH giữ khoản tiền đó. 2.2 Phân loại tiền gửi 2.2.1 Tiền gửi có kỳ hạn Là loại tiền gửi được uỷ thác vào ngân hàng mà có sự thoả thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng. Như vậy về nguyên tắc khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra, khi đến hạn đã thoả thuận. Nó có dạng như một khoản tiền vay của ngân hàng nhưng không thể hiện bằng một phiếu khoán. Nó là một ngoại lệ của quy tắc khả dụng, bởi vì ngân hàng chỉ phải hoàn lại số tiền ký thác vào ngày đáo hạn ghi trên hợp đồng. Hiện nay các NHTM Việt Nam đang áp dụng hai loại tiền gửi định kỳ: Tiền gửi định kỳ theo tài khoản. Tiền gửi định kỳ dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng. 2.2.2 Tiền gửi không kỳ hạn Đây là loại tiền gửi thể hiện khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, họ gửi tiền vào ngân hàng không mang tính chất để thanh toán mà nhằm mục đích 0an toàn tài sản, khi cần khách hàng đến ngân hàng rút tiền để chi tiêu. 3 Một số huy động về tiền gửi 3.1 Đối tượng, phạm vi áp dụng 3.1.1 Đối tượng Đối tượng gửi tiền bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Đối tượng gửi tiền bằng ngoại tệ là các cá nhân và những người cư trú. 3.1.2 Phạm vi áp dụng Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi của mọi cá nhân theo các loại kỳ hạn khác nhau. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, phạm vi nhận tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về đối tượng gửi tiền, kỳ hạn và mức huy động tối đa. Việc nhận tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ áp dụng đối với các tổ chức nhận tiền gửi được phép hoạt động ngoại hối và phải phù hợp với quy định hiện hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối. 3.1.3 Quy chế bảo hiểm tiền gửi Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi các báo cáo theo quy định của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải báo cáo ngay với tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong những trường hợp sau đây: Gặp khó khăn về khả năng chi trả. Khi thay đổi các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc). Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi các báo cáo tài chính năm. Khi phát hiện tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện các biện pháp chấn chỉnh, đồng thời báo cáo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước. 4 Hạch toán kế toán tiền gửi có kỳ hạn 4.1 Kế toán nhận tiền gửi Căn cứ vào giấy nộp tiền kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập vào dữ liệu của máy tính. Hạch toán: Nợ: TK Tiền mặt (1011) Có: TK Tiền gửi có kỳ hạn ( 4222.xx.) Khách hàng trích từ tài khoản không kỳ hạn chuyển sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Căn cứ vào giấy ủy nhiệm chi kế toán ghi: Nợ: TK Tiền gửi không kỳ hạn (4221.xx) Có: Tiền gửi có kỳ hạn (4222.xx) 4.2 Kế toán chi trả tiền gửi Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt: Khách hàng lập giấy lĩnh tiền mặt, kế toán căn cứ vào giấy lĩnh tiền mặt ghi: Nợ: TK Tiền gửi có kỳ hạn (4222.xx) Có: TK Tiền mặt (1011) Cũng có thể khách hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: Trong trường hợp này khách hàng làm giấy đề nghị chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Căn cứ vào giấy đề nghị chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Căn cứ vào giấy đề nghị của khách hàng kế toán lập chứng từ, hạch toán: Nợ: TK Tiền gửi có kỳ hạn (4222.xx) Có: TK Tiền gửi không kỳ hạn (4221.xx) 4.3 Kế toán trả lãi tiền gửi có kỳ hạn Việc trả lãi tiền gửi có kỳ hạn cho người gửi tiền được thực hiện khi đáo hạn (trả cùng gốc). Tuy nhiên thực hiên nguyên tắc cơ sở dồn tích thì hàng tháng tiến hành tính lãi và hạch toán số lãi đó vào tài khoản chi phí trả lãi đối ứng với tài khoản lãi phải trả cho tiền gửi. Khi đáo hạn người gửi tiền rút gốc kế toán hạch toán trả lãi cho khách hàng từ tài khoản lãi phải trả cho tiền gửi tổng số tiền lãi. Tính tiền lãi có kỳ hạn áp dụng phương pháp lãi đơn. Công thức tính lãi hàng tháng Tiền lãi = Số tiền gửi vào x Lãi suất tiền gửi/ tháng Sau khi tính được số lãi phải trả kế toán lập chứng từ, hạch toán Nợ: TK Chi phi trả lãi (TK thích hợp) Có: TK Lãi phải trả cho tiền gửi (4911) Khi khách hàng đến tính lãi (cùng gốc) kế toán lập phiếu chi lãi, hạch toán: Nợ: TK Lãi phải trả cho tiền gửi (4911) Có: TK thích hợp (TK tiền mặt hay tiền gửi không kỳ hạn). 5 Sự thay đổi của hoạt động tiền gửi trong năm 2008 – 2010 5.1 Những hoạt động tiền gửi trong năm 2008 – 2010 Ngân hàng có những hoạt động đa dạng: Như huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, mở các đợt trái phiếu, cổ phiếu . sử dụng vốn huy động có được cho vay hay đầu tư vào các dự án . Ngoài ra còn có các dịch vụ: chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ, tư vấn tài chính . Ngân hàng làm việc theo nguyên tắc quản lý khách hàng tập trung, khách hàng có thẻ gửi và rút tiền tại chi nhánh. 5.2 Những quy định chung về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong năm 2008 – 2010 5.2.1 Phạm vi áp dụng Quy chế này quy định việc mở và sử dụng tiền gửi (Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn) bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của khách hàng tại NHNNo&PTNT Việt Nam. Việc mở và sử dụng các tài khoản khoản khác: Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn, giấy tờ có giá . thực hiện theo các quy định khác. 5.2.2 Đối tượng được mở tài khoản tiền gửi Cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật nước mà người đó là công dân. Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sư, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật, mọi thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi phải thực hiện thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật. 6 Các tác phẩm tiêu biểu 6.1 Tác phẩm thứ 1 Giáo trình: Lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng TS.Tô Ngọc Hưng. 6.1.1 Nội dung đề tài Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng được trình bày một cách khách quan và có hệ thống các khái niệm và bản chất vận động tiền tệ lãi suất, tỷ giá, ngân hàng cũng như mối quan hệ mang tính nguyên tắc giữa chúng trong điều kiện một nền kinh tế thị trường chuẩn mực. 6.1.2 Chủ đề đề tài Hoạt động tiền tệ trong ngân hàng. 6.1.3 Những đóng góp đề tài Giúp người đọc có thể hình dung một cách khái quát về hoạt động tiền tệ - ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua cũng như xu hướng phát triển của chúng. 6.1.4 Những hạn chế tác phẩm Chưa đi sâu nhiều vào tiền gửi và chưa cập nhập nhiều biến động thị trường tài chính trong những năm gần đây. 6.2 Tác phẩm thứ 2 Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng ACB. Sinh viên: Nguyễn Ngọc Tú, Trường Đại học Đà Nẵng. 6.2.1 Nội dung đề tài Tìm hiểu quá trình huy động tiền gửi tiết kiệm, tìm hiểu quá trình kinh doanh để có những phương án huy động tiền gửi tiết kiệm linh hoạt, mang tính cạnh tranh là hết sức cần thiết. 6.2.2 Chủ đề đề tài Cách thức tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm. 6.2.3 Những đóng góp đề tài Đánh giá tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH, từ đó có một cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động này, tạo cơ sở để đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh. 6.2.4 Những hạn chế đề tài Chưa nêu được các loại hình về sản phẩm tiền gửi, và các hình thức tiết kiệm bậc thang. 6.3 Tác phẩm thứ 3 Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác huy động tiền gửi dân cư tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Sinh viên: Lê Thu Hường, Trường Đại học Chu Văn An. 6.3.1. Nội dung của đề tài Muốn tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn tiền gửi dân cư thì không những phải có một hệ thống mạng lưới huy động rộng khắp mà phải còn phải có một loạt các biện pháp đồng bộ khác như da dạng hóa các hình thức huy động, điều chỉnh lãi suất thích hợp, mở rộng các loại hình thức dịch vụ, hiện đại hóa, đẩy mạnh hoạt động Maketing ngân hàng . 6.3.2. Chủ đề đề tài Hoạt động công tác huy động tiền gửi dân cư tại NH Công Thương Hai Bà Trưng. 6.3.3. Những đóng góp đề tài Đa dạng hình thức huy động vốn, đổi mới hoàn thiện phong cách giao dịch và công nghệ ngân hàng để tăng sức cạnh tranh. 6.3.4 Những hạn chế của đề tài Chưa nói rõ được các hình thức huy động tiền gửi dân cư. . TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 Cơ sở lý luận vể. ngân hàng cũng như mối quan hệ mang tính nguyên tắc giữa chúng trong điều kiện một nền kinh tế thị trường chuẩn mực. 6.1.2 Chủ đề đề tài Hoạt động tiền

Ngày đăng: 02/10/2013, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w