1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

7 877 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 17,84 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM heo pháp lệnh Ngân hàng Hợp tác xã tín dụng và các công ty tài chính ban hành n

Trang 1

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

heo pháp lệnh Ngân hàng Hợp tác xã tín dụng và các công ty tài chính ban hành ngay 24/5/1990 của Hội đồng Nhà nước “ Ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay thực hiện nghiệp vụ chiết khấu làm phương tiện thanh toán “

T

Đây là một khái niệm của một Ngân hàng cổ điển Theo đó hoạt động Ngân hàng thương mại chỉ bó hẹp trong việc huy động vốn và cho vay vốn Để có một lượng vốn sử dụng thì các Ngân hàng thương mại phải huy động từ nhiều nguồn trong xã hội và được hoàn trả đầy đủ khi đến hạn Trên cơ sở nguồn vốn huy động trong xã hội cùng với vốn tự có của mình các Ngân hàng thương mại sẽ đầu tư trở lại cho nền kinh tế Khi hai quá trình huy động và cho vay vốn được tiến hành một cách bình thường thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại sẽ diễn ra thuận lợi Nhưng nếu một trong hai quá trình đó bị ách tắc sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Trong đó việc cho vay luôn kèm theo những rủi ro không dễ dàng khắc phục

Trước đây Ngân hàng chỉ chú trọng phát triển nghiệp vụ cho vay và huy động vốn coi nhẹ các hoạt động dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng đã dẫn đến hệ thống Ngân hàng thương mại hoạt động kém hiệu quả với nhiều tồn đọng trong công tác tín dụng

Nhưng trong những năm gần đây Ngân hàng chủ động tiếp cận với công nghệ mới của một số Ngân hàng hiện đại trong khu vực và trên thế giới đã rút ra những kinh nghiệm vận dụng hoạch định chiến lược chú trọng đến dịch vụ Ngân hàng Đặc biệt với luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng

đã được kì họp thứ 2_Quốc hội khoá X thông qua ngày 01/10/2000 quy định

Trang 2

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi sử dụng số tiền gửi này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”

Trên cơ sở đó đã đưa Ngân hàng thương mại Việt Nam có một bước tiến xa hơn nhấn mạnh vai trò trung gian tài chính của mình bên cạnh các hoạt động truyền thống nhận gửi và cho vay còn có các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Với mô hình hoạt động như vậy đã thể hiện xu hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại Việt Nam dần dần hội nhập với xu hướng phát triển của các Ngân hàng hiện đại trên thế giới

Với hệ thống Ngân hàng lớn mạnh từ trung ương đến các tỉnh thành phố trên toàn quốc và các chi nhánh Ngân hàng ở nước ngoài, các công ty tài chính, Ngân hàng thương mại cổ phần rồi các quỹ tín dụng cơ sở Trong những năm qua đã có những khởi sắc nhất định đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thưà nhận Hoạt động của các tổ chức tín dụng ổn định và phát triển, huy động vốn và cho vay với nền kinh tế tăng cao.Chỉ riêng năm 2000 tổng nguồn vốn tăng 29% và tổng dư nợ tăng 22% so với năm

1999 Dư nợ tín dụng tăng trưởng theo hướng lành mạnh phù hợp với sự kiểm soát của Ngân hàng Thanh toán qua Ngân hàng tiếp tục mở rộng, công tác tiền tệ kho quỹ đảm bảo an toàn, ý thức chấp hành các luật tổ chức tín dụng có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng hoạt dộng tín dụng quản lý tài chính được nâng lên

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng bộc lộ nhiều tồn tại Mặc dù xác định hoạt động và phát triển của Ngân hàng theo hướng đa năng với việc đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh nhưng các Ngân hàng thương mại Việt nam vẫn ít nhiều mang tính chất của một ngân hàng đơn năng Nếu so sánh hệ thống ngân hàng Việt nam với hệ thống Ngân hàng của các nước trong khu vực cũng cho thấy cùng là hình thức cho vay

Trang 3

nhưng hình thức cho vay của các Ngân hàng Việt nam là quá đơn điệu Đó là một nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thể hiện qua những năm qua các Ngân hàng thương mại huy động vốn nhiều nhưng cho vay nền kinh tế rất thấp Không phải khách hàng không có nhu cầu vay vốn mà Ngân hàng không khai thác được thị trường Vì mỗi khách hàng có nhu cầu vốn khác nhau nên để khai thác được mọi nhu cầu của thị trường thì Ngân hàng cần có các hình thức tín dụng đa dạng và phù hợp Mặt khác đa dạng hoá là biện pháp quan trọng để phân tán rủi ro Khi các Ngân hàng thương mại Việt nam không có các hình thức cho vay đa dạng nghĩa là đã tự loại bỏ cơ hội giảm rủi ro của mình

Bên cạnh đó chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang giảm, thể hiện rõ nhất là nợ quá hạn có xu hướng ngày càng gia tăng có thể nói đã lên con số báo động vượt quá khả năng kiểm soát Chất lượng tín dụng của các khoản cho vay thấp đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị sau

đó là các Ngân hàng thương mại quốc doanh, các Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Thực tế cho thấy đến 31/8/2000 tổng dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng thương mại lên tới đến khoảng 100 ngàn tỷ đồng trong đó nợ quá hạn chiếm khoảng 10% và tính riêng nợ khó đòi chiếm khoảng 6,8% so với tổng dư nợ Nếu xét đến từng loại hình cho thấy

Với các Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị có dư nợ quá hạn chiếm khoảng 20% và dư nợ khó đòi khoảng 10% tổng dư nợ

Các Ngân hàng thương mại quốc doanh mức dư nợ quá hạn khoảng 11% và

nợ khó đòi khoảng 8%so với tổng dư nợ

Các Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thì nợ quá hạn chiếm khoảng 5,6%và nợ khó đòi khoảng 0,7%

Các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng liên doanh thì tỷ lệ này thấp hơn.Nợ quá hạn khoảng 2,3%và nợ khó đòi khoảng 1,2% tổng dư nợ

Để cụ thể ta xem xét số liệu sau sẽ rõ tình trạng nợ quá hạn của các loại hình Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 4

Chỉ tiêu

NHTM cổ phần

đô thị

NHTM cổ phần nông thôn

NHTM quốc doanh

Tổng dư nợ /vốn 72% 37% 11%

Tổng dư NQH/ Tổngdư nợ 20% 63% 4,6%

Tổng dư NQH/ tổng tài sản có 9,7% 5,6% 6,1%

( Nguồn báo cáo của Ngân hàng Thế giới số 17031_Việt Nam )

Thực tế cho thấy nợ quá hạn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam là rất lớn con số lên đến gần 100 ngàn tỷ đồng So với thông lệ quốc tế về nợ quá hạn cho phép thì nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng Việt Nam đã vượt gấp đôi Qua đó phản ánh rất rõ sự yếu kém trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Còn về huy động vốn thì sao.Theo số liệu của các Ngân hàng thương mại thì hoạt động huy động vốn những năm qua đã đạtđược kết quả rất lớn số dư tiền gửi của khách hàng tăng lên thường xuyên và tăng vững chắc Mặc dù trong những năm qua ngành Ngân hàng đã 4 lần hạ lãi suất tiền gửi Tại thời điểm cuối năm

1999 tổng số dư tiền gửi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đạt trên 80 ngàn

tỷ tăng so với đầu năm là 15,4 ngàn tỷ (+28,1%) trong khi đó khối Ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm 72% tổng số dư tiền gửi toàn quốc Và đến cuối năm 2000 tổng số dư các loại tiền gửi các loại của khách hàng toàn quốc vẫn đạt trên 80 tỷ đồng Như vậy với mục tiêu phát triển kinh tế trong điều kiện mở cửa,ngành Ngân hàng đã xây dựng một chính sách huy động vốn thu hút ngày một tốt hơn tiền gửi của dân chúng vào Ngân hàng

Mặc dù chính sách huy động vốn của ngành Ngân hàng đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng trong thực tế vẫn còn một lượng vốn nhàn rỗi rất lớn trong dân cư chưa được khai thác Điều đó cho thấy chính sách huy động vốn vẫn còn nhiều hạn chế

Trang 5

Đó là các hình thức huy động vốn vẫn chưa nhiều, còn đơn điệu chủ yếu là các hình thức nhận gửi truyền thống Mạng lưới huy động vốn tuy được mở rộng nhưng phong cách phục vụ tác phong giao tiếp của nhân viên Ngân hàng chưa thực

sự khẳng định “ khách hàng là thượng đế “

Công nghệ Ngân hàng áp dụng vào lĩnh vực nhận gửi và lĩnh tiền của dân chúng chưa được cải tiến nhiều đa số còn thực hiện bằng các phương tiện thủ công

và trực tiếp Mọi khoản tiền gửi của dân chúng chỉ được hưởng lãi còn các tiện ích khác từ các dịch vụ Ngân hàng hầu như không có

Lĩnh vực thông tin tiếp thị về Ngân hàng còn thấp dân chúng hầu như chưa

có sự hiểu biết đầy đủ về hoạt động Ngân hàng

Ngoài ra hoạt động Ngân hàng còn hạn chế về thời gian chỉ phục vụ từ 6 -7 giờ trong một ngày vào giờ hành chính.Trong khi đó nhu cầu gửi và rút tiền của công chúng là cả ngày (bất kì lúc nào thậm chí xảy ra phần lớn ngoài giờ làm việc )

Và một điều nữa nhiều khi chính các Ngân hàng cũng không muốn áp dụng nhiều hình thức gọi vốn vì vấn đề chất lượng đầu ra đang gặp nhiều khó khăn Đó

là những điểm hạn chế của chính sách huy động vốn mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải tìm biện pháp khắc phục

Qua phân tích ta thấy hiện nay cả hai lĩnh vực cơ bản của Ngân hàng là nhận gửi và cho vay đều gặp nhiều khó khăn Vậy còn tình hình thực hiện các dịch vụ Ngân hàng thì sao

Trong những năm gần đây theo xu hướng phát triển công nghệ Ngân hàng Các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng rất cố gắng đa dạng hoá dịch vụ Ngân hàng cùng với việc cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng phần lớn nhu cầu của khách hàng với mức phí thấp tạo sự thoải mái, an toàn cho khách hàng khi đến giao dịch với Ngân hàng Tuy nhiên hoạt động dịch vụ của Ngân hàng còn bộc lộ

Trang 6

nhiều yếu kém.Trong kết cấu thu nhập của một Ngân hàng hiện đại trên thế giới dịch vụ chiếm khoảng từ 40-60% tổng thu nhập,khi đó con số này ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn quá thấp nhỏ hơn 10% Số liệu này đã hiển thị rõ dàng khoảng cách quá lớn giữa Ngân hàng thương mại Việt Nam và các Ngân hàng hiện đại trên thế giới Lý do chủ yếu của tình trạng này là do các dịch vụ của Ngân hàng thương mại Việt Nam còn hạn hẹp chủ yếu là dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, chuyển tiền Trong khi đó các dịch vụ kinh điển trên thế giới như chiết khấu thương mại, tư vấn đầu tư, kinh doanh chứng khoán, uỷ thác … thì ở các Ngân hàng Việt Nam lại hoàn “bị bỏ ngỏ “ Trong những năm qua chất lượng các loại dịch vụ Ngân hàng thực hiện chưa cao chưa thoả mãn được nhu cầu của khách hàng nhất là các dịch vụ thanh toán quốc tế do chưa hiểu rõ quy định,luật lệ, thông

lệ quốc tế do vậy Ngân hàng thương mại Việt Nam gặp phải nhiều rủi ro và trở ngại Thậm chí nhiều khách hàng truyền thống của Ngân hàng thương mại quốc doanh chuyển sang các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài để hưởng các dịch vụ chất lượng cao hơn Mặt khác phí các dịch vụ của Ngân hàng rất thấp do Ngân hàng hoạt động trong môi trường cạnh tranh rất gay gắt Chính vì những lý do đó

mà thu nhập từ các dịch vụ Ngân hàng hiện nay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa phát huy được hiệu quả như tiềm năng vốn có của nó

Hoạt động kinh doanh hướng về thị trường là quá trình thiết lập phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ khách hàng Cho nên các Ngân hàng hiện đại trên thế giới đều có xu hướng chung là phát triển các hoạt động dịch vụ Ngân hàng _đây là một hướng đi an toàn để tăng thu nhập Ngân hàng Bởi lẽ hoạt động dịch vụ Ngân hàng không bị rủi ro cao như hoạt động tín dụng hơn nữa tính đa dạng của nó tạo cho Ngân hàng có nhiều nguồn thu nhập khác nhau

Đặc biệt trong sự hội nhập với nền tài chính quốc tế nên các Ngân hàng thương mại Việt Nam không tránh khỏi sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trong nước với nhau và giữa Ngân hàng trong nước với Ngân

Trang 7

hàng nước ngoài Mà cạnh tranh là đọ sức, cạnh tranh luôn tuân theo quy luật đào thải và chọn lọc mạnh được, yếu thua Muốn chiến thắng thì các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải tự trang bị kiến thức công nghệ Ngân hàng, nghệ thuật tiếp thị, luôn đa dạng hoá hoạt động và cung ứng nhiều loại dịch vụ với chất lượng cao mà thị trường đòi hỏi đểđạt được mục tiêu tối đa lợi nhuận.Việc đa dạng hoá các dịch

vụ Ngân hàng không chỉ có ý nghĩa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam mà còn là nhiệm vụ mang ý nghĩa sống còn trong

sự phát triển của ngành Ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung

Ngày đăng: 02/10/2013, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w