Phân tích SWOT VCB

13 11.9K 151
Phân tích SWOT VCB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích SWOT VCB

I/ GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG VÀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VIETCOMBANK1- Tiềm năng của ngành Ngân hàng Việt Nama) Cơ hội cho một cuộc tăng tốc và bứt pháTại bất kì thị trường chứng khoán nào, Ngân hàng tài chính luôn là ngành nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Cổ phiếu ngành ngân hàng chịu tác động nhanh và trực tiếp từ các biến động cả thuận lợi và bất lợi từ nền kinh tế địa phương và toàn cầu. Trong một nền kinh tế đang phát triển và còn nhiều tiềm năng nhiư Việt Nam thì Ngân hàng chính là lĩnh vực đang được kì vọng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đây cũng là yêu cầu tất yếu cho một cuộc cạnh tranh với các tập đoàn ngân hàng lớn sẽ “đổ bộ” vào Việt Nam trong tương lai gần.• Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã có những chuyển biến lớn và ngày càng hoàn thiện;• Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao đòi hỏi nguồn vốn lớn. Hệ thống ngân hang sau quá trinh cơ cấu và nâng cao năng lực quản trị trong thời gian vừa qua sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong việc đáp ứng yêu cầu này. Tốc độ tăng trưởng tín dụng được dự đoán trung bình hơn 20%/năm trong giai đoạn 2007-2012.• Nền kinh tế vận động đầy đủ theo cơ chế thị trường ngày càng hoàn thiện hơn, các quy chế quản lý tài chính cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế ngày càng trở nên minh bạch, góp phần vào việc nâng cao chất lượng danh mục tín dụng trong các ngân hàng;• Việt Nam vẫn đang có tỷ lệ sử dụng dịch vụ của ngân hàng ở mức thấp, với khoảng 8% dân số thường xuyên sử dụng. Với việc hiện đại hoá nền kinh tế, các ngân hàng gia tăng các tiện ích và dịch vụ thì Việt Nam có thể nhanh chóng đạt được mức trung bình của khu vực là 70%-80%.• Mảng dịch vụ hiện tại mới đang trong giai đoạn khai phá, tập tring chủ yếu vào các dịch vụ truyền thông, có giá trị gia tăng thấp. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ được giới thiệu trong tương lai gần, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập, sẽ đem lại lợi nhuận phi tín dụng lớn cho các ngân hàng.• Để nâng cao năng lực tài chính, gia tăng khả năng cạnh tranh, các ngân hàng sẽ phải chú trọng hơn đối với hoạt động mua bán sát nhập. Đây sẽ là xu hướng tất yếu sẽ diễn ra sôi động trong tương lai gần, số lượng ngân hàng vừa và nhỏ sẽ giảm đáng kể. Sat nhập giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, củng cố thị phần, duy trì mức lợi nhuận và giảm được cạnh trang trong ngành.1 • Bên cạnh thị trường tài chính, thị trường vốn, thị trường bất động sản cũng đang trong giai đoạn phát triển cao, đầy tiềm năng sẽ tạo ra những liên kết, hỗ trợ lẫn nhau. Các thiết chế quản lý tốt của nhà nước sẽ góp phần làm cho thị trường này phát triển đồng bộ và bền vững.b) Rủi ro và thách thức rất lớn, cuộc chơi trong ngành Ngân hàng có thể chỉ dành cho các tập đoàn lớn• Số lượng các ngân hàng TMCP đến thời điểm hiện nay là 37. Sự ra đời của các NHTMCP mới với quy mô lớn sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng.• Cùng với cam kết gia nhập WTO, từ 1/4/2007, thị trường ngành ngân hàng Việt Nam mở cửa tự do. Do đó khối ngân hàng TMCP trong nước sẽ chịu sức ép áp lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Thế mạnh của các ngân hàng nước ngoài thể hiện rõ ở các mặt : công nghệ, năng lực quản trị, năng lực tài chính, kĩ năng maketing chuyên nghiệp. Họ cũng đã có những hiểu biết nhất đinh trong quá trình thâm nhập thị trường Việt Nam, làm đối tác chiến lược của các ngân hàng nội.2- Vài nét về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam  Tên Tiếng Việt Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Tên giao dịch quốc tế : Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Tên giao dịch : Vietcombank Tên viết tắt : VCB Điạ chỉ : 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại : (84.4) 9 343 137 Fax : (84.4) 9 241 395 Website : www.vietcombank.com.vn Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn; Hoạt động tín dụng; Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; Các hoạt động khác.• Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh, được thành lập theo Nghị định số 115/CP – Ban hành ngày 30/10/1962 với chức năng là ngân hàng duy nhất phục vụ nền kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu của cả nước.• Là ngân hàng đầu tư, môi giới chứng khoán, quản lý quỹ và bảo hiểm thông qua việc đầu tư vào các công ty con như VCBS, VCBF, Vietcombank Cardif Life Insurance….2 • Tính đến cuối năm 2006, VCB có tổng tài sản là 166.952 tỷ VNĐ và Vốn điều lệ là 4.365 tỷ VNĐ, lớn thứ 2 trong số các Ngân hàng của Việt Nam. Sau khi tiến hành cổ phần hoá vào tháng 12/2007 thì vốn điều lệ của Vietcombank đã được nâng lên thành 15.000 tỷ VNĐ. Vietcombank chiếm hơn 20% thị phần tiền gửi và 15% thị phần cho vay trong nước.• Bên cạnh hoạt động ngân hàng truyền thống (Hoạt động tín dụng) thì Vietcombank còn chú trọng nâng cao tỷ trọng lợi nhuận từ phí và dịch vụ trên cơ sở thế mạnh về hoạt động ngoại hối và hoạt động thanh toán thẻ.• Cho vay doanh nghiệp chiếm trên 90% tổng dư nợ; các khách hàng của Vietcombank hầu hết là các doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế muĩ nhọn của Việt Nam như dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông….• Tháng 2/2004, S&P đã xếp hạng các khoản nợ dài hạn của Vietcombank ở miức “BB” (Mức ổn định), bằng với định mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, đồng thời là định mức tín dụng cao nhất đạt được bởi 1 tổ chức tín dụng tại Việt Nam.• Vietcombank được tạp chí “The Banker”, một tạp chí ngân hàng uy tín của Anh quốc bình chọn là “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” liên tục trong 5 năm 2000-2004• Cơ cấu vốn điều lệ sau cổ phần hoá:Đối tượng Số cổ phần (‘000)Tỷ lệ (%)*Giai đoạn I : IPO trong nước và bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài-Cổ phần nhà nước nắm giữ-Cổ phần phát hành trong nước:+IPO trong nước;+Đối tượng nắm giữ trái phiếu tăng vốn VCB và bán cho cán bộ công nhận viên;+Bán cho đối tác, bạn hàng trong nước;+Bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài*Giai đoạn II : Phát hành và niêm yết quốc tế450.0001.050.00097.50052.50075.000225.000~30~706.53.5515~15II/ PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HÔI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIETCOMBANK THEO MÔ HÌNH SWOTViệc phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) sẽ cho thấy được rõ nhất vị thế hiện tại của Ngân hàng ngoại thương Việt 3 Nam và qua đó cho nhà đầu tư có thêm nhiều hiểu biết một cách tổng quát nhất về môi trường hoạt động, các nguồn lực và vấn đề của Ngân hàng.ĐIỂM MẠNH• Thương hiệu mạnh, có uy tín và độ tín nhiệm cao;• Ban lãnh đạo có kinh nghiệm quản lý, nhạy bén với thị trường;• Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng được đánh giá là có trình độ và kinh nghiệm tương đối cao so với mặt bằng chung của toàn ngành; ham học hỏi, tận tuỵ và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức kĩ thuật hiện đại.• Nhận được sự ưu tiên và hỗ trợ đặc biệt từ phía ngân hàng trung ương trong các dự án của chính phủ;• Có nhiều khách hàng và mạng lưới khách hàng truyền thống lớn;• Hoạt động ngoại hối và dịch vụ thẻ mạnh nhất Việt Nam;• Mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất quốc gia;• Định hướng kinh doanh rõ ràng “Trở thành một tập đoàn tài chính đa năng”.• Có được lợi thế lớn sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 12/2007.• Sở hữu một số lượng đất đai lớn trong tayĐIỂM YẾU• Bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động chưa đạt hiệu quả tôí đa (làm cho ROE thấp hơn so với các ngân hàng khác); thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau.• Là Ngân hàng đại gia ở Việt Nam nhưng năng lực tài chính, quy mô còn nhỏ so với các Ngân hàng trong cùng khu vực châu á;• Nguồn lực Công nghệ thông tin của Ngân hàng thiếu cả về nhân lực và máy móc thiết bị;• Lịch sử nhiều năm là một Ngân hàng thương mại quốc doanh với thói quen hoạt động chưa hiệu quả cần thời gian nhiều để thay đổi;• Hiểu biết về thị trường tài chính thế giới còn nhiều hạn chế;• Cơ cấu thu nhập chưa thực sự đa dạng, dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lãi suất và trên thị trường tín dụng.• Sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu.CƠ HỘI• Nền tảng phát triển kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam tương đối cao (Thể hiện qua Tốc độ tăng trưởng Kinh tế THÁCH THỨC• Việt Nam chính thức gia nhập WTO dẫn đến việc cạnh tranh khốc liệt trong thị trường tài chính ngân 4 của Việt Nam và của ngành Ngân hàng ) ; Chính phủ cam kết tự do hoá thị trường Ngân hàng cùng với lộ trình gia nhập WTO;• Chính sách của chính phủ trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán thúc đẩy nhu cầu và thói quen sử dụng các sản phẩm Ngân hàng của người dân;• Định hướng mở rộng và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực đầu tư chứng khoán và đầu tư bất động sản hứa hẹn tăng doanh thu lợi nhuận trong tương lai;• Cam kết từ các nhà đầu tư chiến lược.• Hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho Vietcombank học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoàihàng cũng như tình trạng rò rỉ chất xám trầm trọng;• Yêu cầu về luật định và giám sát hoạt động ngân hàng chặt chẽ hơn theo các thông lệ quốc tế tối ưu;• Chỉ số giá tiêu dùng và giá vàng biến động bất thường trong thời gian vừa qua đã gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến tâm lý người gửi tiền;• Cạnh tranh mạnh về vốn và cạnh tranh về huy động tiền gửi ngày càng tăng;• Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán dẫn đến những thay đổi lớn trong thói quen đầu tư của khách hàng cũng như sự dịch chuyển của các luồng vồn ra khỏi ngân hàng;• Nhưng yếu tố bất ổn của nền kinh tế vĩ mô vẫn còn tồn tại.Đi vào phân tích cụ thể các yếu tố trong mô hình SWOT của Vietcombank ta có thể thấy được lí do tại sao Vietcombank là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam hiện nay.1- Điểm mạnh*Thương hiệu mạnh, có uy tín và độ tín nhiệm caoVietcombank là ngân hàng hàng đầu, có thương hiệu tốt nhất trên thị trường tài chính Việt Nam. Vietcombank là ngân hàng có uy tín và độ tín nhiệm cao, được các tổ chức tài chính nước ngoài đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. (Ngày 11/02/2007 : Vietcombank đã được tổ chức 5 Standard & Poor’s Ratings Services công bố xếp hạng ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín dụng của Vietcombank tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam)*Ban lãnh đạo có kinh nghiệm quản lý, nhạy bén với thị trườngVới lợi thế có trong trong tay là đội ngũ ban lãnh đạo trình độ cao - là những người đã từng học tập, làm việc ở nước ngoài và đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống ngân hàng – Vietcombank có một lợi thế cạnh tranh rất lớn với các ngân hàng TMCP khác, nhất là trong bối cảnh khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp trong ngành Ngân hàng Việt Nam như hiện nay. Đây là điều kiện thuận lợi cho Vietcombank mở rộng sự phát triển của mình.*Đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng được đánh giá là có trình độ và kinh nghiệm tương đối cao so với mặt bằng chung của toàn ngành; ham học hỏi, tận tuỵ và có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức,kĩ thuật hiện đạiĐiều này được thể hiện ở chỗ : Tất cả nhân viên hiện đang làm việc tại Vietcombank có trình độ học vấn từ đại học trở lên, trong đó số nhân viên có trình độ cao học trở lên chiếm tới gần 20% tổng số nhân viên. Đây là điểm đã tạo nên thương hiệu cho Vietcombank.*Nhận được sự ưu tiên và hỗ trợ đặc biệt từ phía NHTW trong các dự án của chính phủNhờ vào những lợi thế sẵn có : như ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm quản lý, nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, vốn lớn, sản phẩm đa dang, ít chịu ảnh hưởng nhất bởi các khoản nợ tồn đọng từ các khoản cho vay theo chỉ định và kế hoạch…. nên Vietcombank luôn là đối tác nhận được sự “ưu tiên” từ phía chính phủ trong hầu hết các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn và có tỷ suất sinh lời cao như các dự án điện, giao thông …của chính phủ (Mới đây nhất là công trình Thuỷ điện Sơn La)*Có nhiều khách hàng và mạng lưới khách hàng truyền thống lớnĐiều này được thể hiện ở chỗ 80% nguồn vốn huy động có được là từ tiền gửi của khách hàng. Tính đến 31/12/2007, tổng số vốn huy động từ nền dân cư đạt gần 120.000 tỷ đồng song chỉ tăng 10,59% so với tốc độ tăng trưởng 22,38% của năm 2006. Hoạt động của Vietcombank còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các Ngân hàng Việt Nam với trên 1300 Ngân hàng đại lí tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.6 *Hoạt động ngoại hối và dịch vụ thẻ lớn nhất Việt NamThể hiện ở chỗ : sản phẩm thẻ của Vietcombank rất đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của khách hàng.Một mạng lưới rộng khắp các đơn vị chập nhận thẻ luôn có những chương trình ưu đãi cho khách hàng sử dụng thẻ của Vietcombank như thẻ tín dụng quốc tế (bao gồm thẻ Vietcombank visa, thẻ Vietcombank MasterCard cội nguồn, thẻ Vietcombank American Express, thẻ liên kết Vietcombank Vietnamairlines American Express), thẻ ghi nợ (bao gồm thẻ Vietcombank conect 24, thẻ Vietcombank SG24, thẻ Vietcombank MTV, thẻ Vietcombank conect 24 Visa Debit). Tới cuối năm 2007, Vietcombank đã phát hành hơn 100.000 thẻ tín dụng quốc tế, hơn 2,5 triệu thẻ Vietcombank Connect24.Thành phần thanh toán thẻ chiếm 50%, thị phần phát hành thẻ quốc tế chiếm 40% và thị phần phát hành thẻ ghi nợ chiếm trên 30% thị trường Việt Nam. Mạng lưới ATM hàng đầu Việt Nam với hơn 1000 máy ATM và gần 6000 đơn vị chấp nhận thẻ.Ngoài ra, Vietcombank luôn duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thanh toán XNK với doanh số 22,8 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2006, chiếm 27% thị phần cả nước trong năm 2007. Đặc biệt là doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 12,7 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2006, cao hơn nhiều mức tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước là 22% và chiếm tới 32% thị phần xuất khẩu của cả nước. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu năm 2007 ở mức 10,1 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2006 và chiếm 22,8% thị phần nhập khẩu của cả nước. Hoạt động thanh toán liên ngân hàng đã có những thay đổi đặc biệt với việc Vietcombank trở thành trung tâm xử lý giao dịch thanh toán điện tử của toàn hệ thống ngân hàng thông qua sản phẩm chủ đạo VCB-MONEY.*Mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất quốc gia Mạng lưới chi nhánh và phân phối rộng khắp 146 khu vực tại Việt Nam với 59 chi nhánh, 87 phòng giao dịch và 850 máy ATM phục vụ các sản phẩm đa dạng cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Với hệ thống phân phối này, Vietcombank có tiềm năng trở thành tập đoàn tài chính có hệ thống phân phối lớn nhất Việt nam và tiềm năng mở rộng quy mô hoạt động trong tương lai.*Định hướng kinh doanh rõ ràng : “Trở thành một tập đoàn tài chính đa năng”Với mục tiêu trở thành một tầm đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỉ tới , hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “ Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối 7 cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng cho mình một chiến lước phát triển từ nay đến năm 2010 với những nội dung chính như sau :• Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo tiêu chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế.• Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có 1 mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và đảm bảo hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.*Có được lợi thế lớn sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 12/2007. Thể hiện ở chỗ : Chênh lệch cung - cầu lớn của số cổ phàn phát hành ra công chúng : chỉ có khoảng gần 975 tỷ VNĐ mệnh giá được bán cho các nhà đầu tư trong nước, trong khi phần dành cho nhà đầu tư nước ngoài bị khống chế ở mức 30%. Các nhà đầu tư trong nước, chỉ còn gần 560 tỷ đồng mệnh giá. *Lợi thế về đất đaiMột trong những lợi thế của Vietcombank được giới đầu tư kì vọng là việc Vietcombank sở hữu 1 số đất đai rộng lớn để làm văn phòng giao dịch và trong tương lai sẽ khai thác các hoạt động khác. Tính đến cuối năm 2007, tổng diện tích đất của Vietcombank đang quản lý, sử dụng là hơn 185.000m2, trong đó chủ yếu là đất thuê dài hạn của Nhà nước (gần 126.800m2), và đất được nhà nước giao (gần 45.500m2). Diện tích đất chưa sử dụng là 3.840m2, là lô đất xiết nợ tại thị xã Hà Nam, hiện đang được thoả thuận với UBND tỉnh Hà Nam về việc chuyển nhượng.2- Điểm yếu *Bộ máy quản lý cồng kềnh , hoạt động chưa đạt hiệu quả tối đa, làm cho tỷ lệ ROE thấp hơn so với các ngân hàng khác; thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau. So với 2 ngân hàng đứng đầu trong khối NHTMCP là Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Thương tín (STB) thì ROE 8 của Vietcombank chỉ đạt 25.8% vào năm 2007 so với 30,6% của ACB và 37.8% của STB*Là một ngân hàng được xếp vào hàng đại gia ở Việt Nam nhưng năng lực tài chính và quy mô của Vietcombank còn nhỏ so với các ngân hàng khác trong khu vực. Tổng tài sản của Vietcombank chỉ mới đạt 166.952 tỷ VNĐ (khoảng 10 tỷ USD) vào năm 2007, trong khi đó ngân hàng Commonwealth của OZ có tổng tài sản khoảng 400 tỷ USD, gấp 40 lần của Vietcombank.*Nguồn lực công nghệ thông tin của ngân hàng thiếu cả về nguồn lực và thiết bị. Về nguồn nhân lực ở đây có vẻ mâu thuẫn với điểm mạnh ở trên là đội ngũ cán bộ, tuy nhiên cần thấy rằng đội ngũ cán bộ cao cấp, chuyên gia phân tích chính sách còn thiếu (ở Vietcombank, số người có chứng chỉ CFA level 3 - Chứng chỉ chuyên viên phân tích chính sách - chỉ đếm được trên đầu ngón tay, mặc dù đội ngũ lãnh đạo vào nhân viên đều có trình độ từ đại học trở lên).Không những vậy, hệ thống máy ATM của Vietcombank đã gây không ít phiền toái cho khách hành về tình trạng máy lỗi đường truyền, bị hỏng, hết tiền. Tình trạng này vào các ngày cao điểm như ngày lễ, ngày tết, thứ 7, chủ nhật….không phải là hiếm gặp tại các cây ATM của Vietcombank.*Lịch sử nhiều năm là một ngân hàng thương mại quốc doanh với thói quen hoạt động chưa hiệu quả, cần thời gian để thay đổi. Đây là vấn đề thuộc về lịch sử nên không có gì cần phải phân tích nhiều. Hiện nay, Vietcombank đang có những sự nỗ lực đáng ghi nhận trong quá trình thay đổi cung cách hoạt động và làm việc nhằm đạt được sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động về Tài chính ngân hàng, phần đấu là ngân hàng thương mai cổ phần đứng đầu Việt Nam trong tương lai gần.*Hiểu biết về thị trường tài chính thế giới đang còn hạn chế. Đây không chỉ riêng là điểm yếu của Vietcombank mà nó còn là điểm yếu của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam (kể cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng nhà nước). Điểm yếu này không thế cải thiện được trong 1 sớm 1 chiều mà cần phải có thời gian để các ngân hàng tìm hiểu. Điều này sẽ càng được thực hiện dễ hàng hơn khi mà Việt Nam đã tham gia vào WTO.9 *Cơ cấu thu nhập chưa thực sự đa dạng, dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lãi suất và trên thị trường tín dụng. Thu nhập lãi cận biên là phần thu nhập chính của Ngân hàng (chiếm tỷ trọng trên 75%). Xong do sức cạnh tranh trong ngành cùng với những biến động bất lợi trên thị trường lãi suất quốc tế , thu nhập lãi cận biên của Vietcombank trong năm 2007 chỉ tăng 19% do chi phí lãi vay tăng hơn 74% so với năm 2006. Thu nhập chủ yếu vẫn từ hoạt động cho vay của ngân hàng (đóng góp trêb 58%) xong có xu hướng giảm dần, thay vào đó là nguồn thu nhập vô cùng tiếm năng từ các hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư chứng khoán. Nhằm mục đích cải thiện cơ cấu thu nhập trong những nắm sắp tới, Vietcombank sẽ đa dạng hoá thêm sản phẩm và dịch vụ nhằm đa dạng hoá các khoản thu nhập cho nhân viên. Dự kiến trong những năm tới sẽ tăng từ20-40%/năm (hiện nay tăng trưởng trung bình đạt khoảng 15%/năm).*Sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu. Mặc dù có khá nhiều loại sản phảm cho các đối tượng khách hàng khác nhau nhưng những sản phẩm đó vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Lý do có thể là do chính sách maketing chưa được tốt, cũng có thể là sản phẩm đưa ra có thế là chưa phù hợp với số đông khách hàng….Do đó, trong thời gian tới, Vietcombank cần phải có nhiều hơn nữa những sự cải tiến trong kinh doanh để có được số lượng khách hành lớn và mạnh hơn nữa.3- Cơ hội *Nền tảng phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam là tương đối cao và chính phủ cam kết tự do hoá thị trường ngân hàng cũng với lộ trình gia nhập WTO.Việt Nam là quốc gia được xếp vào hàng các nước đang phát triển trên thế giới với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khoảng 7-8%. Đặc biệt tốc độ tăng trửong của ngành ngân hàng cũng ở mức cao : 20%/năm. Khi Việt Nam gia nhập Wto thì cơ hội xuất nhập khẩu tăng nhanh, làm cho nhu cầu về thanh toán quốc tế tăng,làm cho thu nhập của Vietcombank có cơ hội tăng mạnh.*Chính sách của chính phủ trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán thúc đẩy nhu cầu và thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng của người dân. Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hạn chế lạm phát , tạo thói quen tiêu dùng không sử dụng tiền mặt cho người dân …Chính phủ đã có những quy định và chính sách hạn chế tiền mặt trong lưu thông như thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua thẻ ATM, khuyến khích người dân mua sắm qua thẻ thanh toán của các ngân hàng….Từ đó 10 [...]... ngân hàng trong nước phải từng bứoc thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệngân hàng như : Chuẩn mực về tỉ lệ an toàn trong hoạt động Ngân hàng, phân loại,trích lập và sử dụng dự phòng bù đắp rủi ro, bảo hiểm tiền gửi,phá sản tài chính tín dụng….thông qua việc tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản về môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù . tế450.0001.050.00097.50052.50075.000225.000~30~706.53.5515~15II/ PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HÔI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIETCOMBANK THEO MÔ HÌNH SWOTViệc phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu,. cao cấp, chuyên gia phân tích chính sách còn thiếu (ở Vietcombank, số người có chứng chỉ CFA level 3 - Chứng chỉ chuyên viên phân tích chính sách - chỉ

Ngày đăng: 27/10/2012, 10:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan