1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Nghề: Điện dân dụng - Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề)

213 247 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 213
Dung lượng 9,84 MB

Nội dung

(NB) Giáo trình động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha được biên soạn có nội dung ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu. Mục đích của giáo trình là trình bày được nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách đấu dây, cách mở máy, cách đảo chiều quay, điều chỉnh tốc độ của các loại động cơ điện xoay chiều KĐB một pha và các loại thiết bị điện dân dụng sử dụng động cơ điện xoay chiều một pha.

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

GIÁO TRÌNH Tên mô đun: Động cơ điện xoay chiều

không đồng bộ một pha NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 120 /QĐ-TCDN Ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Năm 2012

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha được biên soạn có nội dung ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu Mục đích của giáo trình là giới thiệu các vấn đề cơ bản nhất của chuyên ngành, vì vậy rất mong người dậy và người học cần tham khảo thêm các tài liệu khác có liên quan đến môđun giáo trình để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn

Trong quá trình biên soạn giáo trình chúng tôi có tham khảo nhiều tài liệu, giáo trình đang sử dụng học tập, kết hợp với kinh nghiệm bản thân đưa ra kiến thức phù hợp với đối tượng sử dụng và gắn liến với thực tế sản xuất, đời sống hàng ngày Để nâng cao tính thực tiễn của giáo trình và đạt chuẩn quốc gia chuyên ngành điện dân dụng

Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha được xây dựng

nhằm phục vụ cho các yêu cầu nói trên Nội dung mô đun bao gồm 34 bài như sau:

Bài 1:Đại cương về động cơ điện xoay chiều KĐB một pha

Bài 2:Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có khâu từ cực (vòng ngắn mạch)

Bài 3: Quấn bộ dây Stato động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có khâu từ cực (vòng ngắn mạch)

Bài 4: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ và tụ thường trực

Bài 5: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ và tụ khởi động

Bài 6: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ và tụ thường trưc, tụ khởi động

Bài 7: Đấu dây và vận hành động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ và tụ thường trực

Bài 8: Đấu dây và vận hành động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ và tụ khởi động

Bài 9: Đấu dây và vận hành động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ, tụ thường trực và tụ khởi động

Bài 10: Đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ bằng cầu dao đảo

Bài 11: Đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ bằng khởi động từ kép

Bài 12: Thay công tắc ly tâm động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ

Bài 13: Kiểm tra dây quấn Stato động cơ điện xoay chiều KĐB một pha bằng Rô nha trong

Trang 4

Bài 14: Thay ổ bi, bạc đỡ động cơ điện xoay chiều KĐB một pha

Bài 15: Sơ đồ dây quấn động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ Bài 16: Quấn bộ dây Stato động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có số rãnh dây quấn chính bằng số rãnh dây quấn phụ (ZA=ZB)

Bài 17: Quấn bộ dây Stato động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có số rãnh dây quấn chính bằng 2 lần số rãnh dây quấn phụ (ZA=2ZB)

Bài 18: Quấn bộ dây Stato động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có dây quấn Sin

Bài 19: Quấn bộ dây Stato động cơ điện xoay chiều KĐB một pha hai lớp Bài 20: Quấn bộ dây Stato động cơ điện xoay chiều KĐB một pha 3 cấp tốc

độ (động cơ quạt bàn)

Bài 21: Tẩm sấy dây quấn động cơ

Bài 22: Thay thế bộ điều chỉnh góc quay quạt bàn

Bài 23: Thay thế bộ điều chỉnh tốc độ quạt trần kiểu cuộn kháng

Bài 24: Cấu tạo nguyên lý làm việc của máy bơm nước ly tâm

Bài 25: Lắp đặt bơm nước ly tâm không có hệ thống tự động đóng cắt bơm Bài 26: Lắp đặt bơm nước ly tâm có hệ thống tự động đóng cắt bơm

Bài 27: Lắp đặt bơm nước ly tâm

Bài 28: Sửa chữa đầu bơm nước ly tâm

Bài 29: Cấu tạo nguyên lý làm việc của máy giặt

Bài 30: Lắp đặt máy giặt

Bài 31: Bảo dưỡng máy giặt

Bài 32: Thay thế, cân chỉnh dây cu-roa máy giặt

Bài 33: Thay thế van điện từ đóng, mở nước của máy giặt

Bài 34: Thay thế bộ cài đặt chương trình của máy giặt

Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo các tài liệu và giáo trình khác như ở phần cuối giáo trình đã thống kê

Chúng tôi rất cảm ơn các cơ quan hữu quan của TCDN, BGH và các thày

cô giáo trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng và một số giáo viên có kinh nghiệm,

cơ quan ban ngành khác đã tạo điều kiện giúp đỡ cho nhóm tác giả hoàn thành giáo trình này

Lần đầu được biên soạn và ban hành, giáo trình chắc chắn sẽ còn khiếm khuyết; rất mong các thày cô giáo và những cá nhân, tập thể của các trường đào tạo nghề và các cơ sở doanh nghiệp quan tâm đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của Mô đun nói riêng và ngành điện dân dụng cũng như các chuyên ngành kỹ thuật nói chung

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:

Trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng

Khoa Điện – Điện tử

Số 196/143 Đường Trường Chinh - Quận Kiến An - TP Hải Phòng

Trang 5

Email: khoadienbn@gmail.com

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2013

Nhóm biên soạn

1 Chủ biên: Phạm Minh Cường

2 Nguyễn Duy Thanh

3 Phạm Văn Việt

4 Mai Ngọc Phong

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG

BÀI 1 -ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KHÔNG ĐỒNG

BỘ MỘT PHA 15

1 Khái niệm 15

2 Từ trường đập mạch 15

3 Từ trường quay hai pha 16

4 Đặc điểm động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha 17

5 Phân loại động cơ điện xoay chiều KĐB một pha 18

BÀI 2-CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN KĐB MỘT PHA CÓ KHÂU TỪ CỰC (VÒNG NGẮN MẠCH) 20

1 Cấu tạo 20

2 Nguyên lý làm việc 21

3 Xác định các đầu dây của động cơ xoay chiều KĐB có khâu từ cực (vòng chập) 22

4 Tháo lắp động cơ xoay chiều không đồng bộ 1 pha có vòng chập 24

5 Kiểm tra đánh giá chất lượng động cơ 25

BÀI 3-QUẤN BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU KĐB 1 PHA CÓ KHÂU TỪ CỰC 28

1 Sơ đồ trải dây quấn 28

2 Quy trình quấn dây 29

3 Thực hiện quy trình quấn dây 32

4 Kiểm tra vận hành 33

5 Tẩm sấy nâng cao cách điện 35

BÀI 4-CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA CÓ CUỘN PHỤ VÀ TỤ THƯỜNG TRỰC 38

1.Cấu tạo 38

2 Nguyên lý làm việc 40

3 Xác định cuộn dây chính (công tác), cuộn dây phụ (khởi động) 41

4 Tháo lắp động cơ 43

5 Kiểm tra đánh giá chất lượng động cơ 43

BÀI 5-CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA CÓ CUỘN PHỤ VÀ TỤ KHỞI ĐỘNG 45

1 Cấu tạo 45

2 Nguyên lý làm việc 45

Trang 7

3 Xác định cuộn dây chính, cuộn dây phụ 46

4 Tháo lắp động cơ xoay chiều không đồng bộ một pha có cuộn phụ và tụ khởi động 46

BÀI 6-CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN KĐB MỘT PHA CÓ CUỘN PHỤ VÀ TỤ THƯỜNG TRỰC, TỤ KHỞI ĐỘNG 48

1 Cấu tạo 48

2 Nguyên lý làm việc 48

3 Xác định cuộn dây chính, cuộn phụ 48

4 Tháo lắp động cơ 49

BÀI 7-ĐẤU DÂY VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA CÓ CUỘN DÂY PHỤ VÀ TỤ THƯỜNG TRỰC 50

1 Sơ đồ đấu dây động cơ điện không đồng bộ một pha có cuộn phụ và tụ thường trực bằng cầu dao và khởi động từ 50

2 Thực hiện các phương pháp khởi động động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha có cuộn dây phụ và tụ thường trực 56

BÀI 8-ĐẤU DÂY VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA CÓ CUỘN PHỤ VÀ TỤ KHỞI ĐỘNG 61

1 Sơ đồ đấu dây động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha có cuộn dây phụ và tụ khởi động bằng cầu dao và khởi động từ đơn 61

2 Thực hiện các phương pháp khởi động động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha có cuộn dây phụ và tụ thường trực 66

BÀI 9-ĐẤU DÂY VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA CÓ CUỘN PHỤ VÀ TỤ THƯỜNG TRỰC, TỤ KHỞI ĐỘNG 71

1 Sơ đồ khởi động động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha có cuộn phụ và tụ thường trực, tụ khởi động bằng cầu dao và khởi động từ đơn 71

2 Thực hiện các phương pháp khởi động động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha có cuộn dây phụ và tụ thường trực, tụ khởi động 77

BÀI 10-ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA CÓ CUỘN PHỤ BẰNG CẦU DAO 2 NGẢ 82

1 Sơ đồ mạch điện đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha có cuộn phụ bằng cầu dao 2 ngả 82

2 Đấu dây đảo chiều quay động cơ bằng cầu dao 3 pha 2 ngả 84

3 Thực hiện đấu dây và vận hành khai thác động cơ 85

BÀI 11-ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA CÓ CUỘN PHỤ BẰNG KHỞI ĐỘNG TỪ KÉP 87

1.Sơ đồ mạch đảo chiều động cơ bằng khởi động từ kép 87

2 Đấu dây đảo chiều quay động cơ bằng khởi động từ kép 89

Trang 8

3 Thực hiện đấu dây và vận hành khai thác động cơ 90

BÀI 12 -THAY CÔNG TẮC LY TÂM ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA CÓ CUỘN PHỤ 92

1.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của công tắc ly tâm 92

2.Thay thế, hiệu chỉnh, sửa chữa công tắc ly tâm 92

BÀI 13 -KIỂM TRA DÂY QUẤN STATO ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA BẰNG RÔ NHA TRONG 95

1.Cấu tạo nguyên lý làm việc của rô nha trong 95

2.Phương pháp kiểm tra dây quấn stato của động cơ điện xoay chiều KĐB một pha bằng rô nha trong 95

3.Kiểm tra dây quấn stato bằng rô nha trong 97

BÀI 14-THAY Ổ BI, BẠC ĐỠ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA 99

1.Phương pháp thay thế ổ bi, bạc đỡ động cơ 99

2.Thay thế ổ bi, bạc đỡ 99

BÀI 15-SƠ ĐỒ TRẢI DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA CÓ CUỘN PHỤ 103

1 Các khái niệm về dây quấn 103

2 Các bước vẽ sơ đồ trải dây quấn 107

3 Các dạng sơ đồ trải dây quấn 108

4.Vẽ sơ đồ trải dây quấn 109

BÀI 16-QUẤN BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ ĐIỆN KĐB MỘT PHA MỘT LỚP CÓ SỐ RÃNH DÂY QUẤN CHÍNH BẰNG SỐ RÃNH DÂY QUẤN PHỤ (ZA=ZB) 112

1.Sơ đồ trải dây quấn 112

2.Quy trình quấn dây 113

3.Thực hiện quy trình quấn dây 123

4.Kiểm tra vận hành 125

5.Tẩm cách điện 125

6.Đo thông số động cơ 126

BÀI 17-QUẤN BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ ĐIỆN KĐB MỘT PHA MỘT LỚP CÓ SỐ RÃNH DÂY QUẤN CHÍNH BẰNG 2 LẦN SỐ RÃNH DÂY QUẤN PHỤ(ZA = 2ZB) 128

1.Sơ đồ trải dây quấn 128

2.Quy trình quấn dây 129

3.Thực hiện quy trình quấn dây 129

Trang 9

4.Kiểm tra vận hành 131

6.Đo thông số động cơ 132

BÀI 18-QUẤN BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ ĐIỆN KĐB MỘT PHA CÓ DÂY QUẤN SIN 134

1.Sơ đồ trải dây quấn 134

2.Quy trình quấn dây 135

3.Thực hiện quy trình quấn dây 135

4.Kiểm tra vận hành 137

5.Tẩm cách điện 137

6.Đo thông số động cơ 139

BÀI 19-QUẤN BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ ĐIỆN KĐB MỘT PHA HAI LỚP 140

1.Sơ đồ trải dây quấn 140

2.Quy trình quấn dây 141

3.Thực hiện quy trình quấn dây 141

4.Kiểm tra vận hành 143

5.Tẩm cách điện 143

6.Đo thông số động cơ 145

BÀI 20-QUẤN BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA, BA CẤP TỐC ĐỘ (ĐỘNG CƠ QUẠT BÀN) 146

1.Sơ đồ trải dây quấn 146

2.Quy trình quấn dây 147

3.Thực hiện quy trình quấn dây 147

4.Kiểm tra vận hành 149

5.Tẩm cách điện 149

6.Đo thông số động cơ 150

BÀI 21-TẨM SẤY DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ 152

1.Ý nghĩa việc tẩm sấy động cơ 152

2 Các phương pháp và quy trình tẩm sấy 152

3 Qui trình tẩm, sấy dây quấn động cơ sau khi quấn 154

BÀI 22-THAY THẾ BỘ ĐIỀU CHỈNH GÓC QUAY QUẠT BÀN 157

1 Đặc điểm cấu tạo của các loại quạt bàn 157

2.Cấu tạo của bộ điều chỉnh góc quay 157

3.Tháo, lắp tuốc năng các loại quạt bàn 158

4.Chọn, thay thế, hiệu chỉnh bộ điều chỉnh góc quay 159

Trang 10

BÀI 23-THAY BỘ ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ QUẠT TRẦN KIỂU CUỘN

KHÁNG 160

1.Đặc điểm cấu tạo của các loại quạt trần 160

2.Cấu tạo của bộ điều chỉnh tốc độ 160

3.Sơ đồ mạch điện và nguyên lý điều chỉnh tốc độ 161

4.Chọn, thay thế bộ điều chỉnh tốc độ 161

BÀI 24 -CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY BƠM NƯỚC LY TÂM 163

1 Đặc điểm của bơm nước 163

2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm nước 163

3 Tháo lắp bơm nước 165

BÀI 25-LẮP ĐẶT BƠM NƯỚC LY TÂM KHÔNG CÓ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐÓNG CẮT BƠM 169

1.Qui trình và phương pháp lắp đặt bơm nước ly tâm 169

2 Lắp đặt bơm nước (động cơ và đầu bơm) 171

3 Lắp đặt đường ống hút 171

4 Lắp đặt đường ống đẩy 172

5 Lắp đặt đường dây điện 172

BÀI 26-LẮP ĐẶT BƠM NƯỚC LY TÂM CÓ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐÓNG CẮT BƠM 175

1 Qui trình và phương pháp lắp đặt bơm nước ly tâm 175

2 Lắp đặt bơm nước (động cơ và đầu bơm) 177

3 Lắp đặt đường ống hút 177

4 Lắp đặt đường ống đẩy 178

5.Lắp đặt đường dây điện 180

BÀI 27-LẮP ĐẶT BƠM NƯỚC LY TÂM 181

1 Yêu cầu lắp đặt bơm nước đối với hệ thống phòng chữa cháy 181

2 Nguyên lý làm việc của hệ thống 181

3 Qui trình và phương pháp lắp đặt bơm nước ly tâm 181

BÀI 28-SỬA CHỮA ĐẦU BƠM NƯỚC LY TÂM 182

1 Các hư hỏng thường gặp của đầu bơm nước ly tâm 182

2 Tháo lắp, sửa chữa đầu bơm nước 182

BÀI 29-CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY GIẶT 187

1 Cấu tạo 187

2 Nguyên lý làm việc của máy giặt 187

Trang 11

3.Sơ đồ nguyên lý làm việc của mạch điện máy giặt 188

4 Tháo lắp máy giặt 190

BÀI 30-LẮP ĐẶT MÁY GIẶT 193

1.Quy trình và phương pháp lắp đặt máy giặt 193

2.Lắp đặt máy 194

3 Lắp đặt đường ống nước 194

4 Lắp đường dây điện 195

5.Cấp nguồn vận hành 196

BÀI 31-BẢO DƯỠNG MÁY GIẶT 198

1 Qui trình và phương pháp bảo dưỡng máy giặt 198

2 Bảo dưỡng báy giặt 199

BÀI 32-THAY THẾ CÂN CHỈNH DÂY CU-ROA MÁY GIẶT 200

1.Trình tự và phương pháp thay thế cân chỉnh dây cu-roa máy giặt 200

2.Chọn, thay thế và cân chỉnh dây cu-roa máy giặt 202

BÀI 33-THAY THẾ VAN ĐIỆN TỪ ĐÓNG MỞ NƯỚC CỦA MÁY GIẶT 205 1.Cấu tạo, nguyên lý làm việc van điện từ: 205

2 Quy trình thay thế van điện từ 206

3 Thực hiện quy trình thay thế van điện từ 206

BÀI 34-THAY THẾ BỘ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH CỦA MÁY GIẶT 208

1.Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của mạch điện máy giặt 208

2.Chức năng của bộ cài đặt chương trình 209

3.Thay thế bộ cài đặt chương trình 211

Trang 12

TÊN MÔ ĐUN: ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA

-*Tính chất của mô đun:

+ Là mô đun chuyên môn nghề

Mục tiêu của mô đun:

*Về kiến thức:

- Trình bày đựơc nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách đấu dây, cách mở máy, cách đảo chiều quay, điều chỉnh tốc độ của các loại động cơ điện xoay chiều KĐB một pha và các loại thiết bị điện dân dụng sử dụng động cơ điện xoay chiều một pha

*Về kỹ năng:

- Đấu nối, vận hành động cơ theo đúng qui trình kỹ thuật

- Lắp đặt, bảo dưỡng các động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha (bao gồm phần quấn lại bộ dây stato) và các thiết bị điện dân dụng sử dụng động cơ điện KĐB một pha theo đúng qui trình kỹ thuật

- Phân tích được các hiện tượng, nguyên nhân, đưa ra phương hướng sửa chữa được các loại động cơ xoay chiều một pha đạt các thông số kỹ thuật

- Chọn lựa được động cơ thích hợp với nhu cầu sử dụng đạt yêu cầu kỹ thuật

*Về thái độ:

- Bảo đảm an toàn, tiết kiệm nguyên vật liệu khi bảo dưỡng và sửa chữa

- Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động và an toàn điện

-Có đầy đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp

Nội dung của mô đun:

Thực hành

Kiểm tra*

1 Đại cương về động cơ điện xoay

2

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của

động cơ điện xoay chiều KĐB một

pha có khâu từ cực (vòng ngắn mạch)

3

Quấn bộ dây Stato động cơ điện xoay

chiều KĐB một pha có khâu từ cực

(vòng ngắn mạch)

Trang 13

4

Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động

cơ điện xoay chiều KĐB một pha có

cuộn phụ và tụ thường trực

5

Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động

cơ điện xoay chiều KĐB một pha có

cuộn phụ và tụ khởi động

6

Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động

cơ điện xoay chiều KĐB một pha có

cuộn phụ và tụ thường trưc, tụ khởi

động

7

Đấu dây và vận hành động cơ điện

xoay chiều KĐB một pha có cuộn

phụ và tụ thường trực

8

Đấu dây và vận hành động cơ điện

xoay chiều KĐB một pha có cuộn

phụ và tụ khởi động

9

Đấu dây và vận hành động cơ điện

xoay chiều KĐB một pha có cuộn

phụ, tụ thường trực và tụ khởi động

10

Đảo chiều quay động cơ điện xoay

chiều KĐB một pha có cuộn phụ

bằng cầu dao đảo

11

Đảo chiều quay động cơ điện xoay

chiều KĐB một pha có cuộn phụ

bằng khởi động từ kép

12

Thay công tắc ly tâm động cơ điện

xoay chiều KĐB một pha có cuộn

phụ

13

Kiểm tra dây quấn Stato động cơ điện

xoay chiều KĐB một pha bằng Rô

nha trong

14 Thay ổ bi, bạc đỡ động cơ điện xoay

15 Sơ đồ dây quấn động cơ điện xoay

16

Quấn bộ dây Stato động cơ điện xoay

chiều KĐB một pha có số rãnh dây

quấn chính bằng số rãnh dây quấn

phụ (ZA=ZB)

17

Quấn bộ dây Stato động cơ điện xoay

chiều KĐB một pha có số rãnh dây

Trang 14

chiều KĐB một pha có dây quấn Sin

19 Quấn bộ dây Stato động cơ điện xoay

22 Thay thế bộ điều chỉnh góc quay quạt

23 Thay thế bộ điều chỉnh tốc độ quạt

24 Cấu tạo nguyên lý làm việc của máy

25 Lắp đặt bơm nước ly tâm không có hệ

26 Lắp đặt bơm nước ly tâm có hệ thống

29 Cấu tạo nguyên lý làm việc của máy

32 Thay thế, cân chỉnh dây cu-roa máy

33 Thay thế van điện từ đóng, mở nước

34 Thay thế bộ cài đặt chương trình của

Trang 15

BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KHÔNG ĐỒNG BỘ

MỘT PHA

Mã bài: MĐ 21.01 Mục tiêu :

- Trình bày được đặc điểm của từ trường đập mạch, từ trường quay hai pha

- Trình bày được đặc điểm, và phạm vi sử dụng của các loại động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha

- Nhận biết được các loại động cơ điện một pha

- Có đầy đủ năng lực, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp

Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ (KĐB) một pha là loại máy điện quay, làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ và nguồn cấp bởi nguồn điện xoay chiều một pha

Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng (Pđ = Pcơ), làm quay máy công tác

Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha hay còn gọi là động cơ

dị bộ một pha vì tốc độ quay của rô to khác với tốc độ từ trường quay trong động cơ Đôi khi còn được gọi là động cơ cảm ứng (vì sức điện động và dòng điện có được trong rô to là do cảm ứng)

2 Từ trường đập mạch

Mục tiêu: Trình bày được từ trường đập mạch của động cơ một pha có một cuộn dây pha

Đóng cầu dao CD, cuộn dây

pha AX có từ trường Từ trường do

dây quấn một pha sinh ra gọi là từ

trường đập mạch (Hình 1.1) Từ

trường đập mạch là từ trường có trị

số và chiều thay đổi nhưng giữ

phương cố định trong không gian

(Hình 1.2), nên khi động cơ được

đóng điện, rô to không tự quay

Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng

tay tác động quay rô to theo một

chiều tùy ý, động cơ sẽ quay liên tục

theo chiều vừa được tác động Hiện

tượng này được giải thích như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý động cơ 1pha,

có cuộn dây AX

L N

A

X

ROTO CD

Trang 16

Hình 1.2: Từ trường đập mạch của động cơ KĐB 1 pha

Nếu phân tích từ trường đập mạch, thành hai từ trường quay ngược chiều

có cùng tốc độ và biên độ bằng ½ từ trường đập mạch (Hình 1.2) thì mô men do chúng sinh ra MA và MB (Hình 1.3) Nghĩa là ΦA = ΦB = Φ/2

Hình 1.3: Đặc tính cơ của động cơ KĐB một pha

Theo hình 1.3 ta thấy rằng, tại thời điểm S = 1 (khi rô to đứng yên mô men tổng tác động lên rô to M = MA + MB = 0 nên rô to không thể quay được Chúng ta tác động vào rô to quay theo một chiều là chiều ΦA chẳng hạn, thì mô men tổng sẽ khác không, nên rô to quay theo chiều của ΦA, cho đến khi làm việc ổn định tại điểm A, ở đó M = MC Nếu tác động vào rô to quay theo chiều của ΦB thì cùng xảy ra như vậy

3 Từ trường quay hai pha

Mục tiêu: Trình bày được từ trường hai pha của động cơ không đồng bộ một pha hai dây quấn

Giả sử ta có hai cuộn dây AX và BY quấn trên một lõi thép, trục hai cuộn dây vuông góc với nhau, tức lệch nhau 900 trong không gian (Hình 1.3b) Hai dòng điện xoay chiều iA và iB đi vào hai cuộn dây đó, iA vào cuộn AX, iB vào cuộn dây BY Hai dòng điện này lệch pha nhau về thời gian 900, cụ thể là iA vượt trước iB một góc 900 Ở thời điểm a, iA = 0, iB = - Im, tức iB âm, dòng điện đi

ngược chiều dương, từ điểm cuối y tới điểm đầu B

MA

MB

Trang 17

Hình 1.3: Từ trường quay của dòng điện 2 pha

Do đó, ở thanh dẫn y, dòng điện đi vào, còn ở thanh dẫn B dòng điện đi

ra Áp dụng qui tắc vặn nút chai, ta xác định chiều đường sức, từ đó tìm được véc tơ từ cảm tổng hợp B trùng với trục cuộn dây AX (Hình 3.1b, hình đầu tiên)

Ở thời điểm b, sau thời điểm a một phần tư chu kỳ iB = 0, iA = + Im, chiều

iA dương, tức iA đi từ đầu A tới cuối x Cũng xác định véc tơ B như trên, ta thấy véc tơ này trùng với trục cuộn Ax, tức là đã quay đi một phần tư vòng tròn so với thời điểm a

Cũng xét tương tự, ở thời điểm c, sau thời điểm a nửa chu kỳ, ta thấy véc

tơ B đã quay đi nửa vòng tròn Còn ở thời điểm d, sau a ba phần tư chu kỳ, thì véc tơ B quay được ba phần tư vòng tròn

Như vậy, ta có nhận xét sau:

- Nếu có hai cuộn dây đặt lệch nhau 900 trong không gian, đưa vào chúng hai dòng điện lệch pha nhau 900 về thời gian, từ trường tổng hợp của hai cuộn dây là từ trường tròn, trục quay nằm ở giao điểm hai trục cuộn dây

- Trị số từ trường không đổi và bằng biên độ Bm của từ trường mỗi cuộn dây

Fq = Fm Khi dòng điện biến thiên hết một chu kỳ, từ trường cũng được một vòng Nếu xét chi tiết hơn, gọi tần số dòng điện là f, số cực của từ trường là 2p (p gọi

là số đôi cực, mỗi đôi cực gồm một cực bắc và một cực nam), tốc độ quay n1 của

từ trường quay là :

1

60 f

n p

4 Đặc điểm động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha

Mục tiêu: Trình bày các đặc điểm của động cơ môt pha

Động cơ điện xoay chiều KĐB một pha được cấp nguồn bởi hệ thống dòng điện xoay chiều một pha

Dây quấn động cơ xoay chiều KĐB một pha gồm có 2 cuộn dây Một cuộn công tác và một cuộn khởi động đặt trong lõi thép lệch nhau 900 điện trong không gian Cuộn dây khởi động được mắc nối tiếp với tụ điện hay cuộn cảm

Vì vậy động cơ điện còn được gọi là động cơ xoay chiều KĐB hai pha

Trang 18

Động cơ được gọi là KĐB bởi vì cấp cho cuộn dây của động cơ điện áp định mức tạo ra từ trường được gọi là từ trường quay (n1) Rô to quay với tốc độ

n, do n < n1 nên động cơ được gọi là KĐB Độ sai khác giữa tốc độ rô to và tốc

độ từ trường quay gọi là độ trượt S:

Đối với động cơ có độ trượt vào khoảng 2 ÷ 10%

Đặc tính làm việc của động cơ KĐB như sau:

- Dòng điện rô to cũng như dòng điện stato (dòng điện đặt vào động cơ) tăng theo độ trượt Độ trượt càng lớn thì dòng điện stato càng lớn Đó là vì độ trượt S lớn, tức là tốc độ tương đối giữa từ trường quay và rô to lớn, sức điện động cảm ứng trong rô to càng lớn, dòng điện rô to cũng lớn, kéo theo dòng điện stato cũng lớn Khi mới đóng điện, n = 0 (rô to đứng yên), lúc này S = 1 nên dòng điện đạt giá trí lớn nhất Ta gọi là dòng điện mở máy Dòng điện mở máy của động cơ KĐB một pha vào khoảng 2 ÷ 6 lần dòng điện định mức (dòng điện này còn gọi là dòng điện khởi động)

- Mômen quay của động cơ tỉ lệ với bình phương điện áp đặt vào stato Bởi vì U giảm thì từ trường quay cũng giảm, dòng điện trong rô to giảm theo, làm giảm lực điện từ Fdt và mômen quay giảm đi bình phương lần Do đó, nếu điện áp giảm dẫn đến mômen quay giảm nhiều làm tốc độ giảm đi, độ trượt S tăng lên và dòng điện tăng theo để tăng mômen quay Vì lý do đó, động cơ làm việc với điện áp thấp sẽ dẫn đến tăng dòng điện stato, làm động cơ phát nóng (quá dòng điện)

- Khi mômen cản đặt vào rô to (tức mômen cản hữu ích do các máy công tác nối vào động cơ, tác động lên trục động cơ) tăng lên, làm tăng dòng điện đặt vào động cơ Vì một lý do nào đó mômen cản tăng quá mức, động cơ sẽ bị quá tải

- Mômen quay của động cơ chỉ có thể đạt tới một giá trị giới hạn gọi là mômen cực đại (Mmax) Tỉ số giữa mômen cực đại và mômen định mức gọi là hệ

số quá tải kqt:

ax

m qt

5 Phân loại động cơ điện xoay chiều KĐB một pha

Mục tiêu: Trình bày được cách phân loại động cơ điện xoay chiều KĐB một pha

Căn cứ vào cách tạo ra từ trường quay, chúng ta chia động cơ xoay chiều KĐB một pha làm hai loại:Động cơ một pha có cuộn dây khởi động, là động cơ

có hai cuộn dây: cuộn công tác (làm việc) và cuộn khởi động được đặt trong lõi thép stato và lệch nhau 900 điện trong không gian Cuộn dây khởi động được mắc nối tiếp với cuộn cảm hay tụ điện để tạo ra sự lệch pha giữa 2 dòng điện

Trang 19

đặt vào 2 cuộn dây khi khởi động Vì vậy, động cơ một pha có cuộn dây khởi động được chia làm 2 loại:

- Động cơ xoay chiều KĐB một pha khởi động bằng cuộn cảm, dùng cuộn cảm để tạo ra góc lệch giữa 2 dòng điện của cuộn dây công tác và khởi động Loại động cơ này tổn hao lớn, hiệu suất thấp nên chỉ dành cho động cơ công suất nhỏ

- Động cơ xoay chiều KĐB một pha khởi động bằng tụ điện, dùng tụ điện

để tạo lệch pha giữa 2 dòng điện của cuộn dây công tác và cuộn dây khởi động của động cơ Loại này dùng tụ, do góc lệch pha giữa 2 dòng điện đạt 900 điện trong không gian, hiệu suất lớn hay được sử dụng

- Động cơ xoay chiều KĐB một pha có vòng ngắn mạch (hay còn gọi là động cơ một pha vòng chập), dùng hiệu ứng của dòng điện cảm ứng trong vòng ngắn mạch để tạo ra sự lệch pha 2 từ thông trong mạch từ)

Trang 20

BÀI 2 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN KĐB

MỘT PHA CÓ KHÂU TỪ CỰC (VÒNG NGẮN MẠCH)

Mã bài: MĐ 21.02 Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có khâu từ cực (vòng ngắn mạch)

- Tháo lắp động cơ điện xoay chiều một pha có khâu từ cực (vòng ngắn mạch) theo đúng qui trình kỹ thuật

- Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động khi xác định cực tính và tháo lắp động cơ

- Có tính tư duy, sáng tạo, chủ động trong học tập

- Có đầy đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp

Cấu tạo gồm 2 phần: stato (phần tĩnh) và rô to (phần động)

Hình 2.1: Cấu tạo động cơ

xoay chiều KĐB có vòng chập

Hình 2.2: Rô to lồng sóc

1.1 Phần tĩnh (stato): Gồm 2 phần chính là lõi thép và dây quấn

* Lõi thép (mạch từ): Được chế tạo bởi các lá thép kỹ thuật điện, dày từ 0,35 ÷ 0,5 mm Gồm các cực từ kiểu lồi (số lượng cực từ do tốc độ của động cơ quy định), mặt cực từ có sẻ rãnh lệch về 1 phía và lồng vào đó vòng ngắn mạch bằng đồng, ôm 1/3 cực từ Các lá thép ghép lại với nhau, giữa các lá thép có 1 lớp sơn cách điện để chống dòng điện xoáy

* Dây quấn: Thường được chế tạo bằng đồng, có tiết diện tròn và phía ngoài bọc 1 lớp ê may cách điện Cuộn dây quấn nhiều vòng, quấn thành cuộn dây tập trung Cuộn dây được lồng vào thân cực Các cuộn dây được đấu nối

Trang 21

tiếp hay song song, tùy thuộc vào điện áp nguồn cấp cho động cơ có nhiều cấp điện áp

1.2 Phần quay (Rô to)

Được chế tạo bởi các lá thép cách điện như ở stato Phía trong có lỗ trục xuyên qua, ngoài có rãnh để đặt các thanh dẫn bằng đồng hay nhôm và được đúc ngắn mạch 2 đầu rô to gọi là rô to lồng sóc (Hình 2.2)

Hình 2.3: Động cơ xoay chiều KĐB một pha có khâu từ cực

Từ thông Φ2 biến thiên nên trong vòng ngắn mạch sẽ cảm ứng một sức điện động ev chậm sau Φ2 một góc π/2 Sức điện động ev sinh ra dòng iv chậm sau ev một góc φv Dòng iv lại sinh ra từ thông Φ’2 cùng pha chạy trong phần mạch từ có vòng ngắn mạch, có khuynh hướng làm giảm từ thông Φ2 Từ thông tổng trong vòng ngắn mạch là '

là từ thông phụ, cả hai từ thông này đều khép mạch qua rôto và các cực từ Hai

từ thông Φ1 và Φv lệch nhau một góc về φ thời gian và lệch nhau một góc α về không gian nên tạo ra từ trường quay và động cơ có mômen khởi động làm cho rôto quay

Động cơ xoay chiều KĐB 1 pha có khâu cực từ cũng là loại dây quấn hai pha, pha làm việc là cuộn dây từ cực, còn pha khởi động là vòng chập

Ưu điểm của động cơ này là dây quấn đơn giản, không cần tụ, giá rẻ Tuy nhiên đặc tính làm việc của động cơ không được tốt: Mômen khởi động chỉ khoảng 0,6 mômen định mức, hệ số tải 1,1 ÷ 1,3 hệ số công suất khoảng 0,4 ÷ 0,6 Động cơ chỉ quay theo chiều cực ngoài đến cực từ trong vòng chập, không thể đảo chiều quay được

Trang 22

3 Xác định các đầu dây của động cơ xoay chiều KĐB có khâu từ cực (vòng chập)

Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp xác định các đầu dây của động cơ

- Thực hiện đúng quy định, thao tác cách xác định các đầu dây của động

- Có đầy đủ năng lực, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp

3.1 Phương pháp xác định các đầu dây của động cơ không đồng bộ 1 pha có khâu từ cực (vòng chập)

Trước khi xác định đầu dây động cơ xoay chiều vòng chập một pha, chúng ta cần biết quy cách đấu dây của các bối dây, cấu tạo của bối dây Các bối dây được quấn tập trung và đấu nối tiếp hay song song còn tùy thuộc vào từng động cơ như sau:

Hình 2.4: a) Đấu nối tiếp cùng phía

b) Đấu nối tiếp khác phía

Động cơ xoay chiều KĐB một pha vòng chập có số cực bằng số tổ bối dây có cách đấu là: Đấu nối tiếp cùng phía (đấu với đầu, cuối với cuối) Hai đầu còn lại của bối dây được đưa ra ngoài để cấp nguồn (Hình 2.4a)

Còn cách đấu nối tiếp khác phía và song song cùng phía không thực hiện, bởi vì các cạnh của 2 bối dây cực được nồng sát vào nhau và nếu bối dây cho điện áp 220VAC có số vòng gấp đôi điện áp 110 VAC, nhưng tiết diện dây bằng

½ của tiết diện dây 110 VAC

Động cơ điện xoay chiều KĐB một pha vòng chập có số cực gấp đối số tổ bối có cách đấu là: đấu nối tiếp khác phía Tức là cuối bối trước đấu với đầu bối

Trang 23

sau hay đầu bối trước với cuối bối sau, 2 đầu còn lại đưa ra ngoài để cấp nguồn (Hình 2.4b)

Chúng ta đã biết động cơ xoay chiều KĐB 1 pha có vòng chập chỉ có 2 đầu dây đưa ra ngoài kết nối với nguồn điện Để xác định đầu dây chỉ cần làm việc sau:

- Dùng đồng hồ vạn năng, để ở nấc đo R x10 hay R x100 đo thông mạch cuộn dây hoặc sử dụng đồng hồ MΩ mét 500V

- Kiểm tra cách đấu các bối dây, đánh dấu, ghi chép lại và kết luận xem là loại động cơ có số cực bằng số bối dây hay số cực gấp đôi số bối dây Xác định cực tính các bối dây bằng nguồn điện 1 chiều có U = 2 ÷ 4 VDC hay nguồn xoay chiều có U = 2/3Udm của động cơ như ở (MĐ 20.04 – Máy biến áp)

3.2 Thực hiện xác định các đầu dây của động cơ không đồng bộ 1 pha có vòng chập

Khi gặp động cơ xoay chiều KĐB 1 pha có vòng chập do bị cháy bối dây

mà cần quấn lại một phần của toàn bộ cuộn dây (một bối dây chẳng hạn) Chúng

ta cần xác định các đầu dây theo quy trình sau: Ví dụ (hình 2.5)

- Nhìn vào cách đấu dây của các bối dây, ta thấy đây là cách đấu nối tiếp khác phía (cuối cuộn này đấu với đầu cuộn nối tiếp)

Qua đó, chúng ta kết luận là động cơ xoay chiều KĐB một pha có vòng chập, có số cực gấp đôi số bối dây và đấu nối tiếp các bối dây khác phía

Bước 2: Kiểm tra điện trở của dây quấn Rd hay thông mạch

- Sử dụng đồng hồ vạn năng, đặt nấc đo R x10 Cho 2 đầu que đo tiếp xúc với 2 đầu dây của một bối dây Nhìn vào mặt chỉ thị là thang đo Ω của đồng hồ

có chỉ giá trị, đó là điện trở dây quấn của bối dây Kiểm tra như vậy hết tất cả

Trang 24

các bối dây, Rd của các bối bằng nhau hoặc có sai lệch rất ít thì các bối dây còn tốt Nếu Rd của bối nào đó giảm nhiều so với các bối dây khác thì thường bối dây đó bị hôn vòng Rd = 0 thì bối dây đó bị cháy Rd = ∞, chúng ta tăng dần các

nấc đo R x10 ÷ R x1K vẫn có giá trị đó thì bối dây bị đứt

Bước 3: Sau khi kiểm tra điện trở dây quấn hoặc thông mạch, chúng ta xác định cực tính các đầu dây của các bối dây theo phương pháp nguồn điện 1 chiều hay xoay chiều (MĐ 20.04) Đánh dấu cực tính các đầu dây của các bối dây

Bước 4: Đấu dây theo điện áp định mức

Giả sử điện áp định mức quy định là 220 VAC, đấu theo sơ đồ (Hình 2.5a) Nếu muốn giảm điện áp cấp cho động cơ là 110 VAC, đấu theo sơ đồ (Hình 2.5b)

4 Tháo lắp động cơ xoay chiều không đồng bộ 1 pha có vòng chập

Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp tháo lắp động cơ

- Thực hiện đúng quy trình thao tác tháo lắp động cơ

- Có đầy đủ năng lực, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp

4.1 Quy trình tháo – lắp động cơ

a Quy trình tháo động cơ

- Chúng ta tiến hành khảo sát sơ bộ, ghi chép đầy đủ các thông số, đo điện trở cách điện bối dây với bối dây và bối dây với động cơ Đánh dấu vị trí ban đầu, vị trí đầu dây, vị trí lắp máy và một số vị trí cần thiết khác

- Tháo tải của động cơ như cánh quạt, cánh bơm…

- Tháo lắp mở máy, tháo lắp 2 đầu hay giá đỡ 2 đầu rô to Chú ý làm vỡ hay cong vênh các chi tiết được tháo

- Tháo rô to ra khỏi stato Chú ý tránh không để rô to cọ sát dây quấn stato

- Tháo vòng bi bằng thiết bị chuyên dụng là a – ráp hay tháo bạc đỡ Kiểm tra vị trí trục của vòng bi hay bạc Kiểm tra vòng bi rơ dọc rơ ngang và tiếng kêu Nếu là bạc kiểm tra lỗ trong có kích thước phù hợp với trục và lỗ không bị mài mòn hình ôvan

- Lắp ráp nắp động cơ ở 1 đầu của rô to, đưa rô to vào lòng stato và lắp ráp nắp còn lại Chỉnh các lắp đúng vị trí dấu ban đầu, xiết các bu lông đều và cân (chú ý long đen vênh, phẳng) Khi xiết lần cuối chặt các bu lông, quay trục

để kiểm tra

- Lắp lại các đầu dây đúng vị trí trên cầu đấu dây của động cơ

- Kiểm tra lại toàn bộ lần cuối cùng, khẳng định tình trạng kỹ thuật về cơ khí và phần điện trước khi vận hành thử

Trang 25

4.2 Thực hiện tháo – lắp động cơ xoay chiều không đồng bộ 1 pha có vòng chập

Đưa rô to và đầu nắp vào stato đúng đầu đã đánh dấu Đưa một tay vào trong lòng rô to đỡ lấy đầu trục và 2 tay nâng đều cho rô to tịnh tiến vào trong lòng stato Khi nắp đã vào sát với thân vỏ động cơ, quay nắp đùng về vị trí đã đánh dấu và lắp bu lông vào vị trí Dùng tay nâng đầu nắp cho gờ ca của vỏ khớp với nhau và tác động như lắp ráp nắp vào vòng bi Theo dõi khe hở của gờ

ca trên – dưới, ngang trái – phải cho đều, tác động khi gờ ca đã khép kín thì vặn chặt bu lông theo thứ tự và đối nhau

Cũng thao tác như vậy để lắp ráp nắp còn lại Chú ý khi lắp ráp nắp phía trước ở phần nắp mở, đẩy nắp mở phía trong sát vào vòng bi, dùng dây đồng bẻ

mỏ để định hướng của các lỗ bu lông nắp mở Cho các dây xuyên qua lỗ bu lông nắp mở trên nắp của động cơ và lắp ráp nhẹ nhàng và chỉnh ngay dấu của nắp đúng vị trí (vì khi đã đưa nắp vào vòng bi trong mà quay thì lắp nắp mở ngoài rất khó khăn) Đưa lắp mở ngoài vào, cho các dây đồng dẫn hướng xuyên qua lỗ

bu lông và chỉnh các lỗ bu lông của nắp trong và ngoài tương đối thẳng theo cảm giác nhờ dây dẫn hướng Dùng một bu lông nắp mở thay thế cho dây dẫn hướng, nhẹ nhàng vặn bu lông tiếp xúc ren của nắp mở trong và lần lượt làm như vậy với các bu lông còn lại Vặn nhẹ, đều các các bu lông từ từ, có cảm giác

gờ ca của nắp đã vào đúng vị trí mới vặn chặt Tiếp tục cho gờ ca của nắp vào và bắt giữ bằng bu lông Trong khi vặn bu lông của nắp thì vừa quay trục động cơ thấy nhẹ và quay tròn đều không bị kẹt là được

Kiểm tra toàn bộ lần cuối cùng xem còn thiếu chi tiết nào không Quay trục động cơ xem có tiếng kêu do va chạm không, nếu không có vấn đề gì thì đạt tiêu chuẩn

5 Kiểm tra đánh giá chất lượng động cơ

Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng động cơ

- Thực hiện đúng phương pháp kiểm tra

- Có đầy đủ năng lực, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp

5.1 Kiểm tra về điện

* Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Để đánh giá chính xác động cơ tốt hay không tốt, phải dực vào các tiêu chuẩn như:

- Kiểm tra Rd của động cơ và Rd của từng bối dây Qua đó xác định được bối dây có bị chạm chập, đoản mạch hay không Sử dụng đồng hồ vạn năng, đặt nấc đo R x10 hay R x100 để đo điện trở của từng bối dây, nếu giá trị đo được Rd

= ∞ thì bối dây có thể bị đứt, nếu Rd1 nhỏ hơn điện trở các bối dây khác thì bối dây có 1 số vòng dây bị chạm chập do hỏng cách điện

- Sử dụng đồng hồ mêgômét kiểm tra cách điện của các bối dây và bối dây với lõi thép động cơ Khi kiểm tra giá trị điện trở cách điện càng cao càng tốt, ít nhất phải đạt định mức tối thiểu cho phép RCD < 0,5 MΩ

- Các chi tiết liên quan như dây dẫn điện cho động cơ, thiết bị đóng cắt, bảo vệ phải thông mạch và hoạt động đúng chức năng

Trang 26

- Cấp nguồn cho động cơ làm việc, theo dõi nhiệt độ cho phép của động

cơ Chúng ta thấy nhiệt độ của động cơ tăng từ từ đến nhiệt độ cho phép và dưng lại ở đó là tốt (Theo thông số được ghi trên tem mác của động cơ) Theo kinh nghiệm thì khi cho mặt sau của ngón tay hay bàn tay chạm vào cuộn dây, lõi thép mà phải rút tay ra ngay, động cơ đã bị quá nhiệt độ cho phép Phải ngừng vận hành để kiểm tra

* Thực hiện kiểm tra đánh giá về điện

Bước 1: Thực hiện công tác an toàn lao động, chuẩn bị dụng cụ đo điện cầm tay và dụng cụ nghề điện

Bước 2: Kiểm tra Rd của động cơ, dùng đồng hồ vạn năng đặt nấc đo Rx10, Rx100 Đưa 2 đầu que đo tiếp xúc 2 đầu dây động cơ, nhìn vào mặt đồng

hồ và kim đang chỉ giá trị Rd =AΩ So sánh giá trị A với Rd của động cơ tốt cùng loại để đưa ra kết luận Để chuẩn xác, chúng ta kiểm tra Rd của từng bối dây và so sánh giá trị đo được với nhau, nếu bối dây có Rd nhỏ hơn các bối dây khác thì bối dây có thể bị hôn vòng (chạm chập 1 số vòng dây) Các bối dấy có

Rd bằng nhau là tốt

Dùng đồng hồ MΩ kiểm tra cách điện các bối dây với nhau bằng cách, đặt

1 đầu que đo vào đầu của bối dây và đầu que đo còn lại tiếp xúc với 1 đầu của bối dây kế tiếp Nhìn vào mặt chỉ thị đồng hồ có giá trị càng cao càng tốt, vài chục đến vài trăm MΩ Thao tác như vậy với từng bối dây để kiểm tra cách điện với lõi thép, 1 đầu que đo cho tiếp xúc với lõi thép (chỗ tiếp xúc phải sạch) Giá trị đo được cũng như cách điện của các bối dây với nhau và giá trị này không được nhỏ hơn cho phép là RCD > 0,5 MΩ

Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở nấc đo R x 10 hay R x 100 cho tiếp xúc với

2 đầu dây động cơ, giá trị đo được có Rd bằng giá trị đo được trực tiếp ở cuộn

dây là tốt Nếu báo giá trị đo là ∞ (khi đã đặt hết các nấc đo R) thì dây dẫn điện

vào động cơ bị đứt (đoản mạch)

Bước 3: Sau khi kiểm tra điện trở dây quấn và cách điện của cuộn dây đạt tiêu chuẩn thì chuẩn bị cho động cơ vận hành thử

Dùng đồng hồ vạn năng, để nấc đo ACV có giá trị lớn hơn điện áp cần đo

và gần nhất với điện áp đó Kiểm tra nguồn cấp cho động cơ bằng với điện áp định mức của động cơ Cấp nguồn cho động cơ chạy êm và đúng tốc độ định mức Nhiệt độ cuộn dây và lõi thép tăng dần đến giới hạn cho phép và dừng lại

là tốt Thường động cơ có cấp cách điện A thì nhiệt độ cho phép sai lệch với môi trường là 600C, cấp cách điện B là 900C Thực tế sờ tay vào không bị nóng làm rụt tay lại là đạt (chú ý nhiệt độ cho phép của động cơ được ghi ở tem của động cơ)

5.2 Kiểm tra phần cơ khí của động cơ

* Phương pháp đánh giá kiểm tra động cơ

Kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn cơ khí của động cơ rất phức tạp, cần đòi hỏi

kỹ năng đo cơ khí và thông số cho phép Sau đây chúng ta kiểm tra đánh gia theo kinh nghiệm thực tế

- Kiểm tra gờ ca của nắp với thân vỏ động cơ

- Kiểm tra ca bi (nơi vòng bi nằm tại đó)

- Kiểm tra vòng bi hay bạc đỡ

Trang 27

- Kiểm tra độ cong trục và kích thước của trục tại vị trí vòng bi hay bạc đỡ tiếp xúc quay

- Kiểm tra sát cốt giữa rô to và stato

- Kiểm tra tốc độ quay của động cơ

* Thực hiện phương pháp kiểm tra đánh giá động cơ

Chúng ta thực hiện kiểm tra đánh giá theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra gờ ca của nắp và thân vỏ động cơ không được sứt mẻ, không bị rỉ sét xâm thực làm thay đổi kích thước (gờ ca có tác dụng làm cho rô

to quay đồng tâm với trục và stato) Ca bi phải bám chặt với vòng bi, nếu tháo ra

dễ dàng là không đạt (bằng tay)

Bước 2: Kiểm tra vòng bi hay bạc đỡ và phần trục của động cơ tại vị trí vòng bi hay bạc đỡ tiếp xúc Để nguyên vòng bi hay bạc đỡ tại trục, lắc nhẹ ngang và dọc, quay nhẹ vòng bi hay bạc đỡ Nếu không bị rơ ngang, rơ dọc, quay tròn đều không có điểm gợn là tốt dùng tay tác động lấy vòng ra không được là tốt Nếu tháo được ra là không đạt tiêu chuẩn lắp ghép, phải kiểm tra kích thước lỗ trong vòng bi hay kiểm tra trục tại vị trí vòng bi tiếp xúc

Bước 3: Kiểm tra sát cốt giữa rô to và stato (Hình 2.7) Động cơ bị sát cốt tại vị trí nào đó sẽ sinh nhiệt làm giảm cách điện của dây quấn với lõi thép và gây cháy dây quấn tại điểm đó và đưa điện ra vỏ máy gây nguy hiểm Vì vậy, chúng ta kiểm tra như sau: Dùng tay quay nhẹ đều đầu trục động cơ, chú ý nghe nếu thấy có tiếng chạm vỏ tại vị trí nào đó thì động cơ bị sát cốt và khi quay thấy tại 1 điểm nào đó có lực cản tay quay đầu trục lại Nguyên nhân gây sát cốt

do gờ ca bị hỏng, ca bi kích thước bị lớn và đặc biệt vòng bi bị hỏng hoặc trục động cơ bị thay đổi kích thước

Bước 4: Kiểm tra tốc độ quay của rô to động cơ, theo vòng quay định mức được ghi trên nhãn mác Dùng máy đo tốc độ để kiểm tra, nếu tốc độ động

cơ giảm có thể do tải hay ma sát cơ khí Nếu quay không tròn tua bị giật cục thường là do điện trở của các bối dây bị thay đổi Ngược lại với các giả thiết nêu

ra thì đánh giá động cơ đạt tiêu chuẩn

Trang 28

BÀI 3 QUẤN BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU KĐB 1 PHA CÓ

KHÂU TỪ CỰC

Mã bài: MĐ 21.03 Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp quấn bộ dây stato động cơ điện xoay chiều một pha

- Vẽ đúng sơ đồ trải dây quấn stato động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có khâu từ cực (vòng ngắn mạch)

- Xây dựng được quy trình quấn dây

- Quấn được bộ dây quấn stato động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có khâu từ cực đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật

- Tẩm sấy được bộ dây quấn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

- Có đầy đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp

Nội dung:

1 Sơ đồ trải dây quấn

Mục tiêu:Trình bày được đặc điểm dây quấn và vẽ sơ đồ trải dây quấn động cơ xoay chiều KĐB 1 pha có khâu từ cực (Vòng ngắn mạch)

1.1 Đặc điểm dây quấn động cơ điện xoay chiều KĐB 1 pha có khâu từ cực

Trong động cơ điện xoay chiều 1 pha vòng chập chỉ có duy nhất một cuộn dây làm việc, được lồng thành một lớp xung quanh lõi thép stato (rô to lồng sóc) Cuộn dây của động cơ điện loại này chỉ gồm những tổ bối đơn (bối dây cực), được bố trí rải đều theo chu vi lõi thép stato Các bối dây cực có thể là số

lẻ hay chẵn, tùy theo mỗi loại động cơ và cách đấu giữa chúng Khi đấu các tổ bối dây động cơ được chia làm 2 loại sau:

* Động cơ điện một pha vòng chập có số cực bằng số tổ bối dây ( Hình 3.1)

Cách đấu dây trong loại động cơ này là đấu nối tiếp cùng phía (đấu với đầu, cuối với cuối…) Hai đầu dây còn lại của bối dây đầu và bối dây cuối được đấu vào nguồn điện 1 pha Do các cạnh tác dụng của 2 bối dây cực được lồng sát nhau nên không áp dụng được cách đấu nối tiếp khác phía (cuối bối trước với đầu bối sau) hoặc cách đấu song song cùng phía (đầu chụm với đầu, cuối chụm với cuối) Nếu đấu như vậy động cơ có số cực gấp đối số tổ bối dây và độ rộng các bước cực (bước cực) không bằng nhau nên đông cơ quay bị giật cục

Hình 3.1: a) Sơ đồ cấu tạo b) Sơ đồ đấu dây ngang c) Sơ đồ trải dây quấn

* Động cơ điện 1 pha vòng chập có số cực gấp đôi số tổ bối (Hình 3.2)

Trang 29

Đặc điểm của loại động cơ này là stato cực lồi, mỗi bối dây có độ rộng bằng một phần của tổng số cực, khoảng cách từ cạnh cuối bối trước đến cạnh đầu bối sau vừa bằng độ rộng của một bối

Cách đấu dây trong loại động cơ này là đấu nối tiếp khác phía Tức là, cuối bối trước nối với đầu bối sau hay đầu bối trước nối với cuối bối sau Hai đầu còn lại của bối trước và bối sau cùng đưa ra với lưới điện 1 pha Rô to luộn quay về phía vòng chập

Hình 3.1: a) Sơ đồ cấu tạo b) Sơ đồ đấu dây ngang c) Sơ đồ trải dây quấn

1.2 Sơ đồ trải dây quấn

Động cơ điện xoay chiều 1 pha vòng chập dây quấn rất đơn giản như sơ

đồ đã trình bày ở trên Sơ đồ trải dây quấn cho biết cách lồng vào các bối dây và cách đấu để tạo số cực từ Vì vậy chúng ta thực hiện xây dựng sơ đồ trải dây quấn như sau:

- Xác định số từ cực trên lõi thép thì có số bối dây tương ứng

- Xác định 2 cạnh của 2 bối dây kề nhau chung rãnh hay riêng rãnh thì quyết định cách đấu dây số từ cực bằng số bối dây, số từ cực gấp đôi số bối dây

Chúng ta xây dụng sơ đồ trải dây quấn cho động cơ vòng chập, lõi thép có

6 từ cực, 2p = 6 Suy ra động cơ có 6 bối dây và có số từ cực bằng số cực, vậy đấu dây theo cách nối tiếp cùng phía

Hình 3.3: Sơ đồ trải dây quấn

2 Quy trình quấn dây

Mục tiêu: Trình bày được quy trình quấn dây lại cuộn dây động cơ KĐB 1 pha

2.1 Kiểm tra, tháo và lấy số liệu dây cũ

Trang 30

Để quấn lại động cơ điện xoay chiều KĐB 1 pha vòng chập, cần lấy một

số thông số cần thiết để xây dựng sơ đồ trải của cuộn dây như sau:

Bước 1: Khảo sát bối dây cũ

- Số bối dây của cuộn dây: Đếm số bối dây trên các thân cực từ

- Kiểm tra cách đấu dây giữa các bối dây:

+ Nếu các bối dây được đấu cuối bối trước với cuối bối kế tiếp, đầu bối kế tiếp với đầu bối sau tiếp (nghĩa là đầu với đầu, cuối với cuối) là cách đấu nối tiếp cùng phía Chúng ta có kết luận, động cơ có bao nhiêu cực từ thì có bấy nhiêu cặp cực (2P)

+ Nếu các bối dây được đấu cuối bối trước với đầu bối sau cứ như vậy tiếp theo (nghĩa là cuối với đầu) là cách đấu nối tiếp khác phía Chúng ta có kết luận, động cơ có số cặp cực (2P) gấp đôi số cực từ

Bước 2: Tháo dây cũ lấy số liệu

- Cắt giữa một đầu bối dây, lấy bối dây ra khỏi thân cực, đốt bối dây cho cháy hết véc ny cách điện và sơn phủ ê may

- Đếm số vòng dây của bối dây Do bối dây có nhiều vòng dây và tiết diện dây quấn nhỏ, nên đếm từ 1 ÷ 100 bó lại thành một bó và làm như vậy cho đến hết Để lấy số liệu của bối dây chính xác, chọn xác suất 1/3 số bối dây để đếm

- Lấy đường kính ngoài dây quấn: Chọn bất kỳ 2 ÷ 3 sợi dây tương đối thẳng để đo đường kính trần dây quấn Dùng palme để đo đường kính dây quấn

Bước 3: Vẽ sơ đồ trải cuộn dây

Chúng ta vẽ các bối dây và nối các đầu dây của bối dây (Hình 3.3), là cách đấu cùng phía

2.2 Làm lại cách điện và quấn lại dây mới

Bước 4: Làm lại cách điện:

- Sau khi tháo dây cũ đã bị cháy, vệ sinh sạch giấy cách điện cũ và véc ny toàn bộ lõi thép stato bằng dao hay mũi cạo (không được đốt lửa vì làm thay đổi tính chất của lõi thép)

- Dùng giấy cách điện có chiều dầy 0,2 ÷ 0,5 mm để lót cách điện Chiều dài của giấy lót bằng chiều dài của lõi thép stao cộng thêm mỗi đầu 3 ÷ 5 mm Chiều ngang của giấy lót tùy thuộc vào loại rãnh chung cạnh cho 2 bối dây hay riêng cho từng cạnh tác dụng của bối dây Do rãnh lồng vào dây của động cơ này rộng, vì vậy chiều ngang của giấy lót cách điện để thừa mỗi mép cực từ 5

mm

Bước 5: Quấn cuộn dây mới

- Gia công khuôn quấn dây: Chúng ta có thể giãn phẳng bối dây cũ để lấy kích thước khuôn quấn dây hay gia công khuôn quấn như sau:

+ Chọn gỗ có chiều dầy bằng với chiều cao của thân cực từ (phần dây quấn ôm lấy thân cực từ)

+ Gia công khuôn quấn dây với kích thước (Hình 3.4)

A = Chiều ngang thân cực + 5mm

A’ = A + (1,5 chiều dầy khuôn)

B = Chiều dài stato + 2(10 ÷ 15)mm

B’ = B + (1,5 chiều dầy khuôn)

Lỗ khuôn bằng đường kính trục máy quấn dây + 0,5 mm

Trang 31

Ngoài ra còn có thể dùng toàn bộ khuôn vạn năng điều chỉnh được kích cỡ của khuôn quấn cho nhiều cuộn dây khác nhau

Hình 3.4: Khuôn quấn dây và má khuôn

Hình 3.5: Lắp khuôn quấn dây

Bước 6: Lắp khuôn vào máy quấn dây

Chúng ta lắp ráp bộ khuôn vào thành 1 khối Dùng 4 bu lông dài bắt ép chặt bộ khuôn theo 4 lỗ góc khuôn (cùng 1 lúc có thể quấn từ 2 ÷ 6 bối dây) Chọn máy quấn tùy thuộc vào kích thước của bối dây, nên quấn tỉ lệ máy 1:1 Lắp toàn bộ khuôn vào máy quấn dây (theo MĐ 20.06 máy biến áp)

Bước 7: Quấn dây động cơ

Dùng dây đồng hồ nhỏ đặt vào các rãnh luồn dây buộc Ra đều trên mặt phẳng của khuôn để tạo thành lớp theo thứ tự đến khi quấn đủ số vòng bi của bối dây Khi quấn chuyển sang bối dây tiếp theo thì để thừa dây cho giữa bối dây trước và sau bằng chiều dài chu vi lõi thép Cứ quấn như vậy cho đến hết số bối dây của bộ khuôn

Dùng các dây đồng nhỏ luồn trước, buộc ôm chặt lấy các cạnh của bối dây Tháo bộ khuôn đã được quấn dây ra khỏi máy quấn dây Tháo 4 bu lông ép chặt 4 góc khuôn và tháo từng bối dây ở khuôn ra (đặt các bối dây đúng thứ tự

và chiều quấn dây) Cắt các đầu ra dây giữa 2 bối dây được quấn liên tiếp và đánh dấu đầu đầu, đầu cuối của từng bối dây theo chiều quấn dây Dùng giấy cách điện hay băng vải quấn bọc 2 cạnh tác dụng của bối dây (quấn có chiều dài

= chiều dài lõi thép stato + 10 mm)

A' A

Má khuôn Khuôn quấn dây

Rãnh luồn dây buộc

Trang 32

2.3 Lồng dây quấn

Bước 8: Trước khi lồng dây vào cực từ nên xác định chiều quay của động

cơ, bởi vì chiều từ trường quay có chiều từ mặt cực chính sang phía có vòng ngắn mạch Nếu không xác định trước, động cơ quay ngược chiều thì phải tháo toàn bộ các bối dây vào lại hay phải đảo mặt trước của lõi thép thành phía sau

Chúng ta lồng bối dây đầu vào cực từ, cạnh tác dụng có đầu dây là đầu đầu nằm phía mặt cực không có vòng ngắn mạch và cạnh tác dụng có đầu dây cuối bối dây nằm phía có vòng ngắn mạch Tiếp tục lồng các bối dây khác như vậy theo chiều đã định

Sau khi lồng vào nhau các bối dây vào lõi thép stato, sử dụng đồng hồ

MΩ loại 500V kiểm tra nội trở bối dây và cách điện các bối dây với lõi thép Nếu Rd của các bối dây bằng nhau là tốt, Rcd của các bối dây với lõi thép càng cao càng tốt (không bị chạm với lõi thép) Dùng giấy cách điện lót nêm cách điện mặt rãnh

2.4 Đấu dây, hàn nối dây và đai dây

Bước 9: Dựa vào sơ đồ trải dây quấn để đấu cuộn dây Chọn đầu dây của các bối dây cần nối với nhau, bện lại với nhau và cho xuôi chiều của bối dây Sau khi bện các đầu dây nối với nhau, tháo từng điểm nối cho ghen cách điện có kích thước lớn hơn tiết diện dây quấn, đặt 2 đầu dây nối xuôi chiều và cắt bằng nhau Làm vệ sinh sạch lớp ê may bằng cách đốt, giấy giáp đánh sạch… và bện lại theo cách nối dây

Đưa mỏ hàn tiêp xúc với điểm nối dây cho nóng, dùng nhựa thông làm sạch và cho thiếc vào điểm nối Để mỏ hàn nằm phía dưới điểm nối dây, thấy thiếc bám đều vào điểm nối, đưa mỏ hàn ra khỏi mối nối (thiếc bám không được tạo cục hay điểm nhọn làm hỏng cách điện) Dùng ghen cách điện lớn hơn lồng vào cả 2 đoạn ghen bọc dây quấn Hai đầu dây đưa ra ngoài nên chọn tiết diện dây chịu được dòng điện định mức làm việc lâu dài hàn và lồng ghen cách điện như trên

Chỉnh lại các đầu bối dây ở hai đầu lõi thép thành vòng tròn có đường kính trong cho rô to lọt qua thuận tiện Sử dụng dây gai hay băng vải đai tại các đầu của từng bối dây liên tiếp và khép kín vòng tròn Điểm buộc cuối cùng được giấu xuống cổ bối dây

3 Thực hiện quy trình quấn dây

Mục tiêu:

- Thực hiện đúng quy trình quấn dây động cơ điện xoay chiều KĐB 1 pha vòng chập

- Có đầy đủ năng lực, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp

* Công tác chuẩn bị thiết bị vật tư

- Thực hiện công tác bảo hộ lao động theo luật quy định

- Chuẩn bị vật tư như: Lõi thép stato, dây quấn, giấy cách điên, ghen cách điện các loại, dây đai bằng dây đồng dây gai hay băng vải, băng dính điện

- Chuẩn bị dụng cụ đo điện cầm tay và dụng cụ nghề điện

- Lựa chọn máy quấn dây

* Giáo viên làm mẫu theo các bước trong quy trình cho học viên Kiểm tra vấn đáp kiến thức học viên để kịp thời bổ sung lại

Trang 33

* Giáo viên chia nhóm thực hành: 2 học viên/ nhóm Giáo viên giám sát thường xuyên để kịp thời uốn nắn các thao tác cho học viên và trả lời thắc mắc Học viên tự thực hiện theo quy trình

3.1 Kiểm tra, tháo và lấy số liệu cuộn dây cũ

Khi thực hành các bước trong tiểu tiêu đề này, cần chú ý các thao tác sau:

- Kiểm tra cách đấu dây của động cơ, đánh dấu đầu đầu và cuối của từng

tổ bối, tìm đến điểm nối của các đầu dây để đưa ra kết luận các nối dây

- Khi cắt và tháo các tổ bối dây không để dụng cụ làm hỏng lõi thép như cong hay rách lá thép kỹ thuật điện

- Kiểm tra sai số của palme để đo đường kính dây có số liệu chuẩn nhất Khi đo dây không được vuốt mạnh làm thay đổi tiết diện thực của dây và vệ sinh sạch điểm đo

3.2 Làm lại cách điện và quấn cuộn dây mới

- Gia công khuôn quấn dây xong phải quấn vào đó 1 vòng dây và lấy vòng dây đó lồng thử vào cực từ của stato Nếu cần phải chỉnh sửa khuôn quấn dây

- Bắt đầu quấn dây nên đếm nhẩm 10 vòng dây đầu và kiểm tra lại đồng

hồ trên máy quấn dây có chính xác không?

- Khi quấn dây phải quay đều tay và giữ dây nhẹ, không làm căng dây quấn dẫn đến thay đổi tiết diện dây quấn

3.3 Lồng dây quấn

Khi lồng dây vào cực từ của stato, tránh không để góc của cực từ hay cạnh sắc của lõi thép chạm vào dây quấn, dẫn đến làm hỏng cách điện của dây quấn Lồng bối dây xong, chỉnh hai đầu bối dây ngoài lõi thép bằng nhau

3.4 Đấu dây, hàn nối dây và đai dây

- Đấu dây phải kiểm tra chính xác đầu đầu và đầu cuối của từng bối dây Chọn đầu dây nối với nhau và kiểm tra lại trên sơ đồ trải dây quấn

- Hàn điểm nối xong, dùng dây sờ xem có điểm gợn không và thiếc đã bám đủ vào điểm nối chưa

- Khi bó dây bối tạo thành một vòng tròn, đường kính ngoài của vòng tròn đầu bối dây nhỏ hơn đường kính ngoài của lõi thép stato Đường kính trong phải lớn hơn đường kính trong lòng lõi thép stato

* Kết thúc:

- Giáo viên đánh giá theo các tiêu chí sau:

+ Sử dụng palme đo đường kính dây quấn chính xác

+ Dây quấn sóng dây và đủ số vòng dây

+ Vẽ sơ đồ trải dây quấn chính xác

+ Hoàn thành động cơ đạt thông số cách điện cho phép và Rd của các bối dây phải gần xấp xỉ bằng nhau

+ Đai dây quấn đúng quy cách và có mỹ thuật

- Đánh giá ưu khuyết điểm của từng học viên sau thực hành

- Hướng dẫn báo cáo thực hành

- Vệ sinh bảo dưỡng dụng cụ và đặt vào đúng nơi quy định Vệ sinh nhà xưởng thực hành

4 Kiểm tra vận hành

Mục tiêu:

Trang 34

- Trình bày được cách kiểm tra vận hành động cơ xoay chiều KĐB một pha vòng chập

- Thực hiện đúng quy trình kiểm tra vận hành động cơ xoay chiều KĐB một pha vòng chập

- Có đầy đủ năng lực, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp

Sau khi quấn dây hoàn thiện động cơ xoay chiều KĐB một pha có vòng chập, chúng ta cần phải kiểm tra một số thông số kỹ thuật trước khi cấp nguồn chạy thử

4.1 Kiểm tra các thông số kỹ thuật

* Phương pháp kiểm tra

Đối với động cơ xoay chiều KĐB một pha có vòng chập chỉ có 2 đầu dây đưa ra ngoài để cấp nguồn Vì vậy, chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra được thông số điện trở của cuộn dây và điện trở cách điên giữa cuộn dây và lõi thép stato

- Sử dụng đồng hồ MΩ - 500V, đo 2 đầu của động cơ, giá trị đo được là điện trở của cuộn dây động cơ Giá trị này bằng tổng trở các điện trở của từng bối dây của cuộn dây động cơ

- Cũng sử dụng đồng hồ MΩ - 500V, đặt 1 đầu que đo tiếp xúc với 1 trong hai đầu dây của cuộn dây động cơ, đầu que đo còn lại tiếp xúc với 1 điểm trên lõi thép stato Đồng hồ đo cho kết quả đo là điện trở cách điện của cuộn dây động cơ với lõi thép stato Giá trị này phải đạt được giá trị cách điện cho phép

RCD > 0,5 M (đôi khi điện trở cách điện của cuộn dây động cơ sau khi quấn xong không được cao, bởi vì môi trường quá ẩm hay tay người quấn dây có nhiều mồ hôi)

- Chúng ta đã biết, động cơ điện xoay chiều KĐB 1 pha được cấp điện áp định mức, tạo ra ở cuộn dây stato là từ trường quay Chiều quay luôn theo phía cực từ phụ có vòng chập Vì vậy cần kiểm tra lần cuối cùng xem chiều lồng các bối dây và đấu dây đã đúng chiều chưa

* Thực hiện phương pháp kiểm tra

Để thực hiện công việc kiểm tra, chúng ta cần lựa chọn đồng hồ MΩ loại 500V (vì động cơ được cấp nguồn hạ áp)

- Đặt hai đầu que đo của đông hồ tiếp xúc với 2 đầu dây quấn của động

cơ Quay từ từ đồng hồ đến vận tốc 1200 v/p, quay đều tay Lúc này ở trên mặt chỉ thị đồng hồ cho một kết quả đo, đó là điện trở của cuộn dây động cơ (Rd), Rd

là tổng trở của từng bối dây trong cuộn dây động cơ (nếu được đấu nối tiếp)

- Đặt 1 đầu que đo tiếp xúc tốt với 1 trong 2 đầu dây của cuộn dây động

cơ, đầu que đo còn lại đặt vào điểm trên lõi thép stato (chọn điểm không bị rỉ sét, tiếp xúc tốt) Quay đồng hồ như trên, mặt chỉ thị cho kết quả đo là giá trị của điện trở cách điện giữa cuộn dây động cơ với lõi thép Đối với động cơ mới điện trở cách điện thường từ vài chục đến trăm (MΩ)

- Nhìn vào mặt phía trước của lõi thép, tức là đầu động cơ Chúng ta thấy trên cực từ có vòng chập phía bên tay phải thì rô to sẽ quay từ trái qua phải Nếu việc lồng dây và đấu dây đúng theo chiều từ trái qua phải Các đầu dây đấu nối giữa các bối dây và đưa ra ngoài thường nằm ở phía sau của động cơ Sau khi kiểm tra các thông số của động cơ và chiều quay Chúng ta tiến hành lắp ráp

Trang 35

động cơ để cho vận hành thử Sau khi lắp ráp xong, động cơ chuẩn bị cho vận hành chạy thử

4.2 Vận hành thử động cơ

Trước khi cấp nguồn cho động cơ, chúng ta cần kiểm tra điện áp nguồn cấp và lắp đặt dây cấp nguồn cho động cơ Vận hành thử động cơ có tải càng đánh giá chính xác hơn

* Phương pháp vận hành thử

- Dòng điện cấp nguồn cho động cơ hoạt động, sau một thời gian nhiệt độ của động cơ từ từ tăng lên đến nhiệt độ cho phép Chúng ta phải theo dõi sự tăng của nhiệt độ, nếu đạt đến nhiệt độ cho phép rồi dừng lại thì tốt Nếu nhiệt độ động cơ tăng quá mức cho phép là do khi quấn dây tay quay không đều hay giữ dây dẫn hướng quá căng làm tiết diện dây bị thay đổi nhỏ đi hoặc bị thiếu số vòng dây Nếu nóng cục bộ thì bối dây tại vị trí đó bị trường hợp như trên hoặc cách điện kém

- Kiểm tra chiều quay của động cơ đúng chưa? Nếu không đúng chiều quay phải sửa chữa bằng hai phương pháp sau:

+ Đảo lõi thép stato từ phái sau lên phía trước

+ Tháo toàn bộ cuộn dây của động cơ lồng theo chiều ngược lại

- Sử dụng đồng hồ cơ hay điện tử đo tốc độ của động cơ Nếu động cơ quay không đạt tốc độ quay định mức, thường do các nguyên nhân sau:

+ Đấu dây các bối dây bị sai, dẫn đến thay đổi số cặp cực (2P)

+ Lắp ráp động cơ không chính xác, gây ra ma sát cản lớn làm vòng quay giảm (trường hợp này vòng quay giảm ít)

+ Bị quá tải, tức là tải của động cơ bị lỗi làm giảm tốc độ động cơ

- Động cơ chạy êm, không bị rung lắc là tốt Nếu bị rung lắc thì do các nguyên nhân sau:

+ Trục động cơ lai tải không đồng tâm Nếu là cánh quạt gió thì do cánh quạt mất cân bằng động

+ Điện trở dây quấn của các bối dây lệch nhau quá nhiều

- Nhìn vào đầu trục động cơ xem chiều quay có trùng với chiều quay của cực từ không Động cơ quay theo chiều từ trái qua phải là thuận chiều kim đồng

Trang 36

- Thực hiện đúng quy trình tẩm sấy nâng cáo cách điện động cơ

- Có đủ năng lực, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp

* Phương pháp tẩm sấy nâng cao cách điện

từ 20%÷30% điện áp định mức Sử dụng nguồn nhiệt này sấy từ 4÷12 giờ tùy theo công suất của động cơ Nhiệt độ sấy từ 1000C÷1100C Khi sấy đủ thời gian

và kiểm tra cuộn dây sờ vào nóng, chuẩn bị tấm véc ny cách điện

5.3 Sấy khô

Là giai đoạn rất quan trọng, phải đảm bảo sấy đúng nhiệt độ và thời gian quy định Nếu không thực hiện đúng hai điều kiện này thì sơn cách điện khô không tốt Hiện tượng mặt ngoài khô, phía trong còn ướt dính, gây cho cách điện của cuộn dây động cơ kém

Sấy nhiệt độ lúc đầu là 600C÷700C, tăng dần nhiệt độ lên 1100C÷1150C Thời gian sấy từ 6÷24 giờ Trong khi sấy kiểm tra cách điện sau 2÷4 giờ sấy Kiểm tra cuộn dây động cơ khi sờ vào không bị dính là xong giai đoạn một Tiếp đến dùng sơn xịt bảo quản và cách điện đầu bối dây và sấy khô lần cuối

* Thực hiện tẩm sấy cách điện

Bước 1 Chuẩn bị sấy: Đặt cuộn dây động cơ vào tủ sấy và cấp nguồn cho

tủ sấy Nhiệt độ sấy từ 1000C ÷ 1100C và thời gian sấy từ 4÷12 giờ tùy theo công suất của động cơ Thực tế khi sờ tay vào đầu cuộn dây thấy nóng, không để tay lâu được là được

Bước 2 Tẩm sơn cách điện

Trang 37

Đặt động cơ ra ngoài không khí, để nhiệt độ cuộn dây còn 650C÷700C mới tẩm véc ny cách điện

Véc ny cách điện cũng được sấy nóng khoảng 500C÷600C Nhúng toàn bộ cuộn dây động cơ vào thùng véc ny khoảng 5 phút, đến khi không có bọt nổi lên

là được Hay có thể dựng đứng cuộn dây động cơ, dội véc ny vào đầu cuộn dây

và các đầu rãnh , véc ny thấm tận sang đầu kia của stato Tiếp tục dựng ngược lại và đổ véc ny, khi nào thấy véc ny không ngấm là được

Để động cơ cho chảy hết véc ny thừa, tiếp tục cho vào tủ sấy khô Chú ý: Nếu động cơ vừa ở tủ sấy ra, mà nhúng vào véc ny ngay là không tốt Lúc này sơn cách điện ngấm vào cuộn dây, bốc hơi quá mạnh tạo thành lớp màng mỏng bao kín bên ngoài, ngăn không cho sơn tiếp tục ngấm vào trong rãnh nữa Hoặc ngược lại, nhiệt độ dưới 600C sơn cách điện không đủ sức ngấm sâu vào bên trong khe cuộn dây Thời gian tẩm không quá ½ giờ

Bước 3 Sấy khô

Đặt động cơ vào tủ sấy, điều chỉnh nhiệt độ tủ sấy khoảng 600C÷700C và tăng nhiệt độ từ từ lên đến 1100C÷1150C (mỗi giờ tăng 40C÷50C) Thời gian sấy 4÷12 giờ tùy thuộc vào công suất động cơ, cũng từ đó tăng nhiệt độ đến nhiệt độ định mức cho phù hợp

Khi sấy được 2÷4 giờ, kiểm tra cách điện cuộn dây bằng đồng hồ mê gô mét (RCĐ > 1 MΩ)

Khi đủ thời gian sấy, kiểm tra thực tế sờ tay vào cuộn dây véc ny không còn dính là được

Chú ý: Khi sấy, đặt nhiệt độ đủ định mức ngay từ đầu làm cho bề mặt ngoài khô nhanh, bên trong lại không thể khô được

Sau khi tẩm véc ny và sấy khô xong, tiếp tục sơn tẩm phủ đầu bối dây bằng sơn xịt cách điện và đưa vào sấy khô tiếp

Trang 38

BÀI 4 CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA CÓ CUỘN PHỤ VÀ TỤ THƯỜNG TRỰC

Mã bài: MĐ21.04 Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ và tụ thường trực

- Xác định được cuộn chính và cuộn phụ

- Tháo lắp động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ và tụ thường trực theo đúng qui trình, đúng yêu cầu kỹ thuật

- Có đầy đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp

Nội dung:

1.Cấu tạo

Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo của stato và rô to động cơ điện xoay chiều KĐB 1 pha có cuộn phụ và tụ thường trực

Động cơ điện xoay chiều KĐB 1 pha có cuộn phụ và tụ thường trực gồm

2 phần chính là stato và rô to:

1.1 Stato (Phần tĩnh): Gồm lõi thép, dây quấn, vỏ máy

- Phần tĩnh là lõi thép hay còn gọi là mạch từ để dẫn từ thông Φ Được chế tạo bởi các lá thép kỹ thuật điện, có chiều dày từ 0,35 ÷ 0,5 mm Lá thép được cắt hình vành khăn, phía trong có rãnh để đặt dây quấn Trên bề mặt các lá thép phủ một lớp sơn cách điện để giảm tổn hao do dòng điện xoáy (phu cô) khi động

cơ hoạt động Các lá thép ghép lại tạo thành một trụ rỗng tùy theo công suất của động cơ (Hình 4.1)

Hình 4.1: Lõi thép stato a) Lõi thép hình vằn khăn

b) Lõi thép hình rẻ quạt

c) Mạch từ stato

Nếu mạch từ được chế tạo quá dài, các lá thép được ghép thành từng thếp

6 ÷ 8 mm và đặt cách nhau 1 cm để tạo thông gió làm mát ngang trục

- Dây quấn: Động cơ điện xoay chiều KĐB 1 pha có cuộn phụ gồm 2 cuộn dây, cuộn dây chính (cuộn công tác) có tiết diện dây lớn hơn và cuộn dây phụ (cuộn khởi động) có tiết diện dây nhỏ hơn Dây quấn được chế tạo là dây đồng hay nhôm phía ngoài được phủ 1 lớp ê may hay coton thủy tinh làm cách điện

Người ta quấn nhiều vòng dây tạo thành bối dây và nhiều bối dây quấn nổi tiếp tạo thành tổ bối dây, nhiều tổ bối dây tạo thành cuộn dây công tác hay

Trang 39

khởi động Cuộn dây chính và phụ được đặt vào rãnh của stato, đầu cuộn này cách đầu cuộn kia 900 điện trong không gian Ngoài ra còn đấu thêm tụ điện nối tiếp với cuộn dây phụ (Hình 4.2)

Hình 4.2: Dây quấn động cơ KĐB 1 pha

a) Bối dây b) Các bối dây được lồng vào stato

- Vỏ máy: Gồm có thân máy, 2 nắp máy và chân đế Vỏ máy dùng để cố định và bảo vệ mạch từ, bộ dây quấn Đồng thời 2 nắp máy làm giá đỡ định vị cho rô to quay đồng tâm trong lòng stato Vỏ máy thường được đúc bằng gang, thép, nhôm và xung quanh có gân để lấy nhiệt động cơ trao đổi với nhiệt độ môi trường

Hình 4.3: Động cơ điện KĐB một pha

(1 Vỏ máy, 2 Mạch từ, 3 Dây quấn 4 Chân đế)

1.2 Rô to (phần quay): Gồm lõi thép, thanh dẫn và trục máy

Lõi thép: Được chế tạo bằng lá thép giống stato Lá thép được cắt hình văn khăn, phía ngoài có rãnh để đặt thanh dẫn, ở giữa có lỗ để trục động cơ xuyên qua, đôi khi còn lỗ làm mát dọc trục Hai mặt lá thép có phủ sơn cách điện và ghép lại với nhau thành một khối (Hình 4.4)

Thanh dẫn: động cơ loại này thưởng sử dụng là rô to lồng sóc hay còn gọi

là rô to ngắn mạch Thanh dẫn được chế tạo bằng đồng hay nhôm, đặt vào trong rãnh của lõi thép Hai đầu thanh dẫn nhô ra khỏi rãnh và được hàn hay đúc ngắn mạch hai đầu bằng vành đồng, nhôm (Hình 4.5)

Trang 40

Hình 4.4: Lõi thép rô to động cơ KĐB

Hình 4.5: Rô to lồng sóc của động cơ KĐB

Trục máy: Trục được làm bằng thép tốt, có kết cấu kiểu trụ - bậc và được ghép chặt vào lõi thép rô to Hai đầu trục được nằm trong 2 vòng bi được lắp ở nắp máy Nhờ vậy, rô to quay đồng tâm trong lòng stato

ở rô to mômen quay Tụ điện được mắc nối tiếp với cuộn dây phụ, nó vừa tham gia vào quá trình khởi động, vừa tham gia vào quá trình làm việc, chính vì vậy

Clv

Ckd

CS

R

~

Ngày đăng: 05/06/2020, 00:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w