1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Định giá Vietcombank

10 853 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 289,72 KB

Nội dung

Định giá Vietcombank

1 Vietcombank 1. Sơ lược về Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) − Ngân hàng thương mại quốc doanh thành lập từ 1/4/1963 với vốn điều lệ hơn 4.300 tỷ VND. − Trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 Ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. − NHTM đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam: Visa, American Express, MasterCard, JCB . − Hiện là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ Ameri-can Express tại Việt Nam. − Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ. − NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng. 2. Thông tin cơ bản về đợt phát hành − Cổ phần phát hành: Cổ phần của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. − Giá khởi điểm: 100.000 đồng/cổ phần. − Tổng số cổ phần phát hành: • Nhà nước (SCIC): 975.000.000 đến 1.050.000.000 cổ phần (tương ứng với từ 65%-70% vốn điều lệ, phụ thuộc vào số lượng thực tế bán cho nhà đầu tư chiến lược) • Cán bộ công nhân viên NHNT và chuyển đổi Trái phiếu tăng vốn: 52.500.000 cổ phần (3,5% vốn điều lệ). • Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: 225.000.000 đến 300.000.000 cổ phần (15%-20% vốn điều lệ). • Nhà đầu tư chiến lược trong nước: 75.000.000 cổ phần (tương ứng với 5% vốn điều lệ) • Bán đấu giá cổ phần lần đầu trong nước: 97.500.000 cổ phần (tương ứng với 6,5% vốn điều lệ) 3. Tổng quan về ngành Ngân hàng Việt Nam − Đang trong giai đoạn sơ khai, mức độ thâm nhập thị trường còn khá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, do đó, tiềm năng phát triển ngành còn rất lớn. − Các quy định liên quan đang dần được hoàn thiện, cải tổ theo xu hướng phù hợp với các thông lệ quốc CẬP NHẬT TÓM TẮT NHẬN ĐỊNH  Ngành ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn sơ khai, mức độ thâm nhập thị trường và dịch vụ còn khá hạn chế so với khu vực và thế giới.  Trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng tín dụng được dự báo sẽ gấp 2 lần tăng trưởng GDP, tạo điều kiện cho hoạt động dịch vụ ngân hàng duy trì tốc độ phát triển.  Vietcombank là NHTM quốc doanh được quản lý tốt nhất với tổng tài sản lớn thứ 2 sau Ngân hàng Nông Nghiệp, dẫn đầu hệ thống ngân hàng về tổng lợi nhuận sau thuế, đạt 2.875 tỷ đồng năm 2006.  Vietcombank với thương hiệu mạnh, chiếm gần 20% thị phần tiền gửi và hơn 15% thị trường cho vay ở Việt Nam; dẫn đầu ngành trong dịch vụ thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu với thị phần hơn 30%; đi đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ với mạng lưới ATM lớn nhất, chiếm gần 27% tổng số máy ATM trên toàn quốc và 33% tổng thị phần phát hành thẻ.  Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ cho vay của Vietcombank giai đoạn 2002—2006 đạt trung bình là 15.9% và 33.5% tương ứng, ước tính cho năm 2007 đạt mức tăng cao, tương ứng 18.5% và 30.2%.  Thu nhập thuần trên Tổng tài sản (ROA) tăng từ 0.3% năm 2002 lên 1.7% năm 2006, khá cao so với mức trung bình ngành năm 2006 là 1.3%. Tuy nhiên, ROA ước tính năm 2007 của Vietcombank giảm khá mạnh đạt khoảng 1.0%, nguyên nhân chủ yếu là sự khó khăn trong việc duy trì tỷ lệ thu nhập lãi biên tế (NIM).  Chất lượng tài sản đặc biệt là chất lượng tín dụng của Vietcombank được duy trì tốt, đạt 1.2% năm 2006, bằng với mức trung bình ngành năm 2006. Tỷ lệ an toàn vốn tính theo VAS đạt 11.87% năm 2006 (tính theo IAS là 8.5% năm 2005), cao hơn so với mức yêu cầu 8.0% hiện nay.  Giá cổ phiếu Vietcombank (VCB) được ước tính theo phương pháp so sánh, dựa trên số nhân PB—chỉ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (GTSS) một cổ phần. Theo phương pháp này, giá VCB phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thặng dư được giữ lại của đợt phát hành. Tỷ lệ này vẫn chưa được xác định tại thời điểm định giá. Bảng tính chi tiết ở trang 7 cung cấp giá trị số nhân PB 2007F của VCB, tương ứng tỷ lệ thặng dư được giữ lại từ 30% đến 80%, thể hiện mức giá mua có thể chấp nhận theo mỗi tình huống.  Chú ý rằng, trong phương pháp định giá của chúng tôi, giá trị tài sản của Vietcombank đã không được định giá lại. Giá thị trường tại thời điểm định giá so với giá trị sổ sách có thể có sự chênh lệch lớn, đặc biệt đối với các bất động sản và danh mục đầu tư mà Vietcombank đang nắm giữ, ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của cổ phiếu Viet-combank. 2 Vietcombank 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất—năm 2006 16 . 5 317 . 3 318 . 3 218 . 7324.7844.65138.2616 1. 2 8166.95252.11- 50 100 150 200 250 300VIBTCBEIBMHBSTBACBICBBIDVVCBVBAĐơn vị: Nghìn tỷ đồng Nguồn: BCTC năm 2006 10 ngân hàng có lãi sau thuế lớn nhất—năm 2006 2572584705051,0762,1892,875- 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500TCBEIBSTBACBBIDVVBAVCBĐơn vị: Nghìn tỷ đồng Nguồn: BCTC năm 2006 tế. − Hệ thống bao gồm hơn 100 tổ chức tín dụng lớn nhỏ, với mức độ tập trung của thị trường cao trong đó, khối ngân hàng thương mại quốc doanh gồm 5 ngân hàng chiếm thị phần chủ yếu, và số lượng lớn các ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng thương mại quốc doanh Phần lớn các NHTMQD đều có quy mô vốn và tài sản nổi trội, có năng lực tài chính phù hợp để tài trợ các dự án lớn và dài hạn. Biểu đồ bên cho thấy các NHTMQD dẫn đầu áp đảo các NHTM khác về quy mô tổng tài sản cũng như lãi sau thuế (năm 2006). Bên cạnh đó, các NHTMQD còn có hệ thống các chi nhánh, phân phối rộng lớn, hiện diện tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Các lợi thế này đã giúp cho hệ thống các NHTMQD chiếm lĩnh được thị phần cho vay cũng như huy động vốn (hơn 70% thị phần). Ngân hàng thương mại cổ phần Nhóm NHTMCP hiện chiếm số lượng lớn trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, với 35 ngân hàng. Tuy vậy, phần lớn các NHTMCP này chỉ có quy mô vừa và nhỏ, nhiều ngân hàng có vốn dưới 1,000 tỷ đồng. Vốn điều lệ của các NHTMCP dao động lớn, từ chỉ 200 tỷ đồng lên đến 4,449 tỷ đồng. Các NHTMCP có quy mô vốn khiêm tốn và hệ thống phân phối còn nhỏ hẹp. Sức cạnh tranh và khả năng thâm nhập thị trường, vì vậy, còn hạn chế. Khối NHTMCP chỉ chiếm từ 15-20% thị phần dịch vụ ngân hàng, tập trung vào mảng dịch vụ bán lẻ và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù vậy, NHTMCP lại có hệ thống dịch vụ ngân hàng năng động, tiện lợi, chuyên nghiệp và được khách hàng đánh giá cao. Họ cũng có hệ thống quản lý tín dụng và đánh giá chất lượng tín dụng tốt hơn nhiều so với các NHTMQD. Vì vậy, các NHTMCP sở hữu được một danh mục tín dụng chất lượng cao với tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với NHTMQD. Xu hướng phát triển của ngành Mặc dù tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán còn cao so với các nước trong khu vực, tỷ lệ này đã liên tục giảm qua các năm (năm 2005 chiếm 18.13%; 2004: 20.35%; 2003: 22.03%). Điều này thể hiện sự mở rộng và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, và đây là cơ hội rất lớn để phát triển các dịch vụ ngân hàng trong tương lai. Trong những năm sắp tới, tốc độ tăng trưởng tín dụng được dự báo sẽ gấp 2 lần tăng trưởng GDP, tạo điều kiện cho hoạt động dịch vụ ngân hàng duy trì tốc độ phát triển. Tuy vậy, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các NHTM. Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay ngày càng bị thu hẹp, làm cho thu nhập lãi suất của các NHTM cũng bị ảnh hưởng. Hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành tất yếu sẽ diễn ra trong tương lai gần, làm cho số lượng ngân hàng vừa và nhỏ giảm đáng kể. Việc sáp nhập sẽ giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, duy trì mức lợi nhuận và giảm được cạnh tranh trong ngành. 3 Vietcombank Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Ngành—Năm 2006 Nguồn: EPS Research CHỈ TIÊU VBA BIDV VCB ACB EIB STB TCB TBTăng trưởng thu nhập lãi thuần (%) 32.7% -17.0% 17.3% 59.6% 62.9% 52.6% 30.2% 34.0%Tăng trưởng tổng thu nhập HĐKD (%) 49.2% 18.6% 23.2% 87.4% 88.3% 67.5% 40.5% 53.6%Tăng trưởng dư nợ cho vay (%) 25.3% 15.5% 11.0% 81.4% 58.7% 70.8% 63.8% 46.6%Tăng trưởng huy động vốn (%) 36.2% 32.6% 10.6% 68.2% 57.3% 75.4% 54.4% 47.8%Tăng trưởng lãi sau thuế (%) 654.6% 92.1% 122.8% 68.9% 1124.9% 97.2% 24.6% 312.2%Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 1.1%1.2%0.2%0.8%0.7%3.1%1.2%Dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ (%) 6.7%1.5%2.2%0.4%0.5%0.6%1.3%1.9%Tỷ lệ dư nợ/ Vốn huy động 92.1% 95.5% 71.8% 28.2% 86.7% 56.6% 123.4% 79.2%ROA (%) 0.9%0.7%1.7%1.1%1.4%1.9%1.5%1.3%ROE (%) 19.5% 14.1% 25.8% 30.6% 13.3% 16.4% 14.6% 19.2%YOEA (%) 8.8%6.5%5.6%6.2%6.6%8.0%10.3%7.4%COF (%) 5.1%4.9%3.2%4.1%4.3%4.8%6.4%4.7%NIM (%) 3.7% 1.6% 2.37% 2.04% 2.38% 3.24% 3.9% 2.7%Hiệu quả hoạt động (gồm dự phòng) (%) 85.9% 75.2% 26.3% 46.5% 37.3% 45.7% 41.7% 51.2%Hiệu quả hoạt động (%) 51.6% 34.2% 23.0% 44.1% 32.7% 41.4% 36.7% 37.7%CAR (%) 9.1% 10.0% 10.9% 11.8% 17.28% 11.8%Vốn chủ sở hữu/ Tổng vốn huy động (%) 6.8% 6.7% 9.3% 4.9% 14.8% 14.3% 18.4% 10.8%Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản có (%) 4.4% 4.7% 6.7% 3.7% 10.6% 11.6% 10.2% 7.4%Dư nợ tín dụng/ Tổng tài sản có (%) 74.7% 60.3% 39.7% 38.0% 55.5% 57.8% 50.2% 53.7%Thu phí dịch vụ thuần/ Tổng doanh thu (%) n/a 8.5% 10.4% 11.6% 7.0% 11.3% 16.6% 9.3% 4 Vietcombank 4. Vị thế của Vietcombank trong ngành Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng thương mại quốc doanh được quản lý tốt nhất với tổng tài sản lớn thứ 2, chỉ sau Ngân hàng Nông Nghiệp. Năm 2006, Vietcombank dẫn đầu hệ thống ngân hàng về tổng lợi nhuận sau thuế, đạt 2.875 tỷ đồng. Với hệ thống chi nhánh và mạng lưới hoạt động rộng lớn, Vietcombank chiếm gần 20% thị phần tiền gửi và hơn 15% thị trường cho vay ở Việt Nam. Đối với dịch vụ thanh toán quốc tế và thanh toán xuất nhập khẩu truyền thống, Vietcombank dẫn đầu ngành với thị phần hơn 30%. Trong giai đoạn 2004-2006, Vietcom-bank duy trì tỷ trọng 28.32% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước với mức tăng bình quân 18.31%/năm. Vietcombank cũng đi đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ với mạng lưới ATM lớn nhất, chiếm gần 27% tổng số máy ATM trên toàn quốc (740 máy/2752 máy). Tính tới cuối năm 2006, NHNT đã thu hút 1.8 triệu khách hàng cá nhân và 84.000 khách hàng mới mỗi năm, chiếm 33% tổng thị phần phát hành thẻ gồm cả thẻ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa của cả nước. 5. Phân tích tài chính Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động: ROA và ROE chuyển biến theo xu hướng tích cực qua các năm. ROA tăng từ 0.3% năm 2002 lên 1.7% năm 2006, thể hiện sự hiệu quả trong quản lý ngày càng tăng của Ngân hàng. Nếu so với ROA trung bình ngành năm 2006 là 1.3%, có thể thấy khả năng sinh lợi khá cao của Vietcom-bank so với các ngân hàng khác. ROE năm 2006 của Vietcombank đạt 25.8%, khá cao so với mức trung bình ngành là 19%. ROA và ROE ước tính năm 2007 giảm khá mạnh so với năm trước, tương ứng đạt 1.0% và 15.8%, nguyên nhân chủ yếu là sự khó khăn trong việc duy trì tỷ lệ thu nhập lãi biên tế (NIM). Tỷ lệ thu nhập lãi biên tế (NIM) tăng từ 1.1% năm 2002 lên 2.6% năm 2005 và duy trì trong năm 2006. Tỷ lệ này xấp xỉ với mức trung bình ngành năm 2006 là 2.7%. NIM khá thấp cho thấy quản lý tài sản và nợ phải trả của Viet-combank nói riêng cũng như của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung chưa tốt. Năm 2007, ước tính NIM của Vietcombank chỉ đạt khoảng 2.0%, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lợi của Vietcombank năm 2007 do tỷ trọng thu nhập từ lãi vẫn chiếm gần 70% trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng. NIM năm 2007 giảm do ảnh hưởng từ cả hai kênh: kênh huy động vốn, thể hiện qua xu hướng tăng của chi phí lãi trên tài sản có sinh lãi (COF) và kênh cho vay, thể hiện Thu nhập thuần trên Tổng tài sản và trên Vốn0%5%10%15%20%25%30%2002 2003 2004 2005 2006 2007F0510152025ROA (%) ROE (%) ROE/ROA (lần)Khả năng sinh lợi0.0%1.0%2.0%3.0%4.0%5.0%6.0%7.0%2002 2003 2004 2005 2006 2007FYOEA (% ) COF (%) NIM (%) 5 Vietcombank qua xu hướng giảm của thu nhập lãi trên tài sản có sinh lãi (YOEA). Nguyên nhân chính yếu là ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt cắt giảm lãi suất gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (US FED). Mặt khác, với sự cạnh tranh gay gắt từ khối ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, Vietcombank đã phải nâng mức lãi suất huy động vốn, dẫn đến COF tăng tương ứng. Tỷ lệ dư nợ/ Vốn huy động phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của một ngân hàng.Tỷ số này của Vietcom-bank có xu hướng tăng trong thời gian qua, đạt 62.2% ước tính cho năm 2007. Các chỉ tiêu về chất lượng tài sản Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ nên dao động trong 0.5-3.0%. Tỷ lệ này được VCB duy trì tốt, đạt 1.2% năm 2006 (2.0% năm 2002), bằng với mức trung bình ngành năm 2006. trong lúc đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt khá cao, trung bình trên 30% trong 5 năm qua. Điều này cho thấy chính sách cũng như quản lý tín dụng của Vietcombank khá tốt. Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay có xu hướng chuyển dịch tăng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay bán lẻ. Đối với cơ tín dụng theo ngành, tỷ lệ phân bổ khá hợp lý: tổng dư nợ cho vay của 10 lĩnh vực đầu tư lớn nhất của Vietcombank chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ và không có mặt hàng/lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ trên 10%. Tăng trưởng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu-204060802003 2004 2005 20060%1%2%3%Quá hạn (nghìn tỷ đồng) Trong hạn (nghìn tỷ đồng)Nợ xấu/ Tổng dư nợ (%)Cơ cấu dư nợ theo đối tượng vay - Năm 2006DNNN38%Công ty25%DN c ó vốn nước ngoài14%Cá nhân9%Khác14%Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động-204060801001201401602003 2004 2005 2006 2007F52%54%56%58%60%62%64%Tổng dư nợ (nghìn tỷ đồng)Tổng vốn huy động (nghìn tỷ đồng)Tỷ lệ dư nợ/ Vốn huy độngTỷ lệ an toàn vốn0.0%2.0%4.0%6.0%8.0%10.0%12.0%14.0%2003 2004 2005 2006 2007FCA R ( % ) VCSH/Vốn huy động (%)VCSH/Tài sản có (%) 6 Vietcombank Các chỉ tiêu về vốn và cơ cấu vốn Theo quy định hiện hành, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu phải duy trì là 8% chậm nhất vào cuối năm 2008. Tỷ lệ an toàn vốn của VCB tính theo VAS đạt 11.87% năm 2006 và tính theo IAS là 8.5% năm 2005. Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản và trên Tổng vốn huy động có xu hướng tăng trong thời gian qua, từ 4.5% và 6.0% năm 2002 lên 6.7% và 9.3% năm 2006, tương ứng. Các tỷ lệ này tăng cho thấy khả năng tự tài trợ cũng như mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu được cải thiện. Các chỉ số này năm 2007 ước tính giảm nhẹ, tương ứng là 6.3% và 8.3%. Trong cơ cấu huy động vốn của Vietcombank, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất 51%, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 40%. Với cơ cấu tiền gửi này, chi phí huy động vốn của Vietcombank là khá cạnh tranh. Chỉ tiêu về cơ cấu thu nhập Thu nhập thuần từ lãi chiếm tỷ trọng lớn, đạt trung bình gần 70% tổng thu nhập của Ngân hàng trong 5 năm. Cùng với sự tăng trưởng của tổng thu nhập, tỷ trọng thu từ dịch vụ giảm dần, từ 17.9% năm 2003 xuống chỉ hơn 10% năm 2006. Tỷ trọng thu phí dịch vụ trung bình ngành năm 2006 là 9.3%. Chỉ tiêu này phần nào phản ánh mức độ phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam còn khá thấp, nguồn thu chủ yếu là thu từ lãi, vốn có rủi ro cao hơn các nguồn thu từ dịch vụ khác. Tỷ trọng thu phí dịch vụ thuần của Vietcombank năm 2007 ước tính tăng so với năm 2006, đạt 12.9%. Chỉ tiêu về tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ cho vay của Vietcombank giai đoạn 2002—2006 đạt trung bình là 15.9% và 33.5% tương ứng. Huy động vốn và dư nợ cho vay sau khi tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn trong năm 2006, đạt tương ứng 10.6% và 11.0% so với trung bình ngành là 47.8% và 46.6%, năm 2007 đã đạt mức tăng cao, tương ứng 18.5% và 30.2%. Cơ cấu huy động vốn - Năm 2006Không kỳ hạn40%Có kỳ hạn51%Khoản phải trả khác3%Giấy tờ có giá6%Không kỳ hạn Có kỳ hạn Giấy tờ có giá Khoản phải trả khácCơ cấu Doanh thu-2462003 2004 2005 2006 2007F0%5%10%15%20%Thu nhập khác thuần (tỷ đồng)Thu phí dịch vụ thuần (tỷ đồng)Thu nhập lãi thuần (tỷ đồng)Tỷ trọng thu phí dịch vụ thuần trên tổng doanh thu (%Tăng trưởng Vốn huy động và dư nợ cho vay-501001502003 2004 2005 2006 2007F0%10%20%30%40%50%Tổng dư nợ (nghìn tỷ đồng)Tổng vốn huy động (nghìn tỷ đồng)Tăng trưởng dư nợ cho vay (%)Tăng trưởng huy động vốn (%) 7 Vietcombank 6. Định giá Để định giá Vietcombank, với các đặc trưng của một định chế tài chính, phương pháp định giá được chúng tôi đề nghị và sử dụng là phương pháp so sánh, dựa trên số nhân PB—chỉ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (GTSS) một cổ phần. Với số lượng lớn các ngân hàng thương mại cổ phần đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với giá trị vốn hóa chênh lệch đáng kể, chúng tôi đề nghị cổ phiếu STB và ACB, 2 bluechip với giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất trong nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng hiện tại, để làm benchmark định giá cổ phiếu Vietcombank. Theo ước tính (xem bảng bên), PB 2007F của ACB và STB tương ứng là 6.27x và 4.12x, chỉ số PB 2007F trung bình để làm benchmark định giá là 5.19x. Giá cổ phiếu Vietcombank (VCB) ước tính theo phương pháp số nhân PB phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thăng dư được giữ lại của đợt phát hành . Bảng tính bên cung cấp giá trị số nhân PB 2007F của VCB, tương ứng với tỷ lệ thặng dư được giữ lại từ 30% đến 80%, và thể hiện mức giá mua có thể chấp nhận theo mỗi tình huống. 30% 40% 50% 60% 70% 80%100,000 80.9 5.06 4.45 3.98 3.59 3.27 3.01 110,000 89.0 5.33 4.65 4.13 3.71 3.37 3.09 120,000 97.1 5.57 4.83 4.26 3.82 3.45 3.15 130,000 105.2 5.79 4.99 4.38 3.91 3.53 3.21 140,000 113.3 5.99 5.14 4.49 3.99 3.59 3.27 150,000 121.4 6.18 5.27 4.59 4.07 3.65 3.31 160,000 129.5 6.36 5.40 4.68 4.14 3.71 3.36 170,000 137.6 6.53 5.51 4.77 4.20 3.76 3.40 180,000 145.7 6.68 5.62 4.84 4.26 3.80 3.43 190,000 153.8 6.82 5.71 4.92 4.31 3.84 3.46 200,000 161.9 6.96 5.80 4.98 4.36 3.88 3.49 PE 2007FGiá ước tính PB 2007F tương ứng tỷ lệ thặng dư được giữ lại30% 40% 50% 60% 70% 80%100,000 62.3 4.68 4.16 3.74 3.39 3.11 2.87 110,000 68.5 4.94 4.35 3.89 3.52 3.21 2.95 120,000 74.7 5.18 4.54 4.03 3.63 3.30 3.03 130,000 80.9 5.40 4.70 4.16 3.73 3.38 3.09 140,000 87.2 5.61 4.85 4.27 3.82 3.45 3.15 150,000 93.4 5.80 4.99 4.38 3.90 3.52 3.20 160,000 99.6 5.98 5.12 4.47 3.97 3.57 3.25 170,000 105.9 6.15 5.24 4.56 4.04 3.63 3.29 180,000 112.1 6.30 5.35 4.64 4.10 3.68 3.33 190,000 118.3 6.45 5.45 4.72 4.16 3.72 3.37 200,000 124.5 6.59 5.55 4.79 4.21 3.76 3.40 Giá ước tínhPE 2008FPB 2008F tương ứng tỷ lệ thặng dư được giữ lạiƯớc tính PB 2007F của ACB và STB Mã CK Giá trị vốn hóa ($US mn)LNST 2007F (tỷ đồng)GTSS 2007F (tỷ đồng) PE 2007F PB 2007F ACB 2,717 1,773 6,934 24.51 6.27 STB 1,835 1,334 7,126 22.01 4.12 T.Bình 23.26 5.19 Ước tính PB 2007F của VCB, tương ứng tỷ lệ thặng dư được giữ lại Ghi chú: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu năm 2007 (GTSS 2007F) được ước tính bằng cách lấy GTSS 3Q2007 (-) LNST 3Q2007 (+) LNST 2007F (+) Ảnh hưởng của đợt phát hành tăng vốn thêm trong năm 2007 (+) Ước tính sơ bộ ảnh hưởng từ hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty con, công ty liên kết. Giá cổ phiếu ACB và STB được sử dụng để tính PE 2007F là giá thị trường ngày 20/12/2007, tương ứng 165.300đ và 66.000đ. Ghi chú: PB 2007F của VCB thấp hơn mức trung bình được chọn làm benchmark 5.19x, tương ứng với mức giá mua có thể chấp nhận. 8 Vietcombank Đơn vị: tỷ đồngChỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007ETiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác 35,955 43,202 50,726 66,501 47,808 Đầu tư vào chứng khoán 13,387 21,569 23,279 31,117 45,479 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết494 447 643 965 2,252 Cho vay khách hàng 42,369 53,605 61,044 67,743 88,219 Dự phòng rủi ro tín dụng (837) (829) (1,343) (1,490) (1,487) Tài sản có khác 1,803 2,012 2,107 2,117 3,747 Tổng tài sản93,170 120,006 136,456 166,952 186,018 Tiền gửi khách hàng 75,688 88,503 108,313 119,779 141,925 Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác 10,219 18,915 13,557 23,084 24,278 Tiền vay 793 3,278 3,947 9,719 3,821 Các khoản phải trả khác 1,393 2,061 2,151 3,168 4,269 Tổng các khoản phải trả 88,093 112,756 127,968 155,750 174,293 Vốn điều lệ 2,450 4,207 4,279 4,357 4,403 Vốn khác 680 1,023 1,158 1,181 1,052 Các quỹ dự trữ 843 1,826 2,830 5,332 1,516 Lợi nhuận để lại 1,105 126 148 258 4,754 Tổng vốn chủ sở hữu5,078 7,181 8,416 11,127 11,725 Lợi ích của cổ đông thiểu số - 69 72 75 - Tổng cộng nguồn vốn93,170 120,006 136,456 166,952 186,018 Đơn vị: tỷ đồngChỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007F Thu nhập lãi thuần 1,022 1,897 3,310 3,884 3,352 Lãi thuần từ dịch vụ 308 419 448 548 647 Lãi thuần từ HĐKD ngoại hối 43 207 193 274 323 Lãi thuần từ HĐKDchứng khoán (6) 33 19 101 119 Lãi /(lỗ) thuần từ đầu tư góp vốn10 (13) 31 108 - Thu nhập cổ tức- - 15 52 - Thu nhập khác 341 301 271 314 559 Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh 1,716 2,844 4,285 5,281 5,001 Tổng chi phí hoạt động kinh doanh (529) (883) (967) (1,214) (1,310) Thu nhập HĐKD thuần trước dự phòng 1,187 1,961 3,318 4,068 3,690 Chi phí dự phòng (549) (463) (1,559) (174) (1,116) Lợi nhuận trước thuế 638 1,499 1,760 3,894 2,575 Thuế thu nhập doanh nghiệp (120) (395) (467) (1,017) (721) Lợi nhuận sau thuế 518 1,104 1,293 2,877 1,854 Lợi ích của cổ đông thiểu số - (1) (2) (2) - Lợi nhuận thuần trong năm 518 1,103 1,290 2,875 1,854 Phụ lục 1: Báo cáo tài chính Vietcombank Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Bảng cân đối kế toán Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng và EPS Research 9 Vietcombank Phụ lục 2: Các chỉ số tài chính chủ yếu của Vietcombank 2003 2004 2005 2006 2007FTỷ lệ tăng trưởngTăng trưởng thu nhập lãi thuần (%) 23.6% 85.6% 74.5% 17.3% -13.7%Tăng trưởng thu phí dịch vụ thuần (%) 50.6% 35.9% 6.9% 22.5% 18.0%Tăng trưởng tổng thu nhập HĐKD (%) 34.1% 65.7% 50.7% 23.2% -5.3%Tăng trưởng tổng chi phí HĐKD (%) 25.1% 66.9% 9.5% 25.5% 8.0%Tăng trưởng dư nợ cho vay (%) 39.1% 26.5% 13.9% 11.0% 30.2%Tăng trưởng huy động vốn (%) 24.7% 16.9% 22.4% 10.6% 18.5%Chất lượng tài sảnNợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 2.0% 2.4% 1.9% 1.2% 0.0%Dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ (%) 2.0% 1.5% 2.2% 2.2% 1.7% Chi phí dự phòng (tỷ đồng) 549 463 1,338 168 n/aCAR (%) n/a 9.5% 11.0% 11.9% n/aKhả năng sinh lợi và chỉ số khácYOEA (%) 3.7% 3.9% 5.1% 6.1% 6.2%COF (%) 2.4%2.2%2.4%3.5%4.2%NIM (%) 1.2%1.7%2.6%2.6%2.0%ROA (%) 0.6%0.9%0.9%1.7%1.0%ROE (%) 10.2% 15.4% 15.3% 25.8% 15.8%VCSH/Vốn huy động (%) 6.7% 8.1% 7.8% 9.3% 8.3%VCSH/Tài sản có (%) 5.4% 6.0% 6.2% 6.7% 6.3%Dư nợ tín dụng/ Tổng tài sản có (%) 45.5% 44.7% 44.7% 40.6% 47.4%Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng và EPS Research 10 Vietcombank LƯU Ý QUAN TRỌNG Các thông tin trong tài liệu này được cung cấp cho mục đích tham khảo. Các thông tin này được tin là đáng tin cậy và được căn cứ từ các nguồn cung cấp được tin là đáng tin cậy. Do việc tiếp cận các nguồn thông tin bị giới hạn và sơ suất có thể vì yếu tố con người, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác và/hoặc tính đầy đủ của các thông tin. Các ý kiến, ước tính và trình bày trong tài liệu này chỉ thể hiện các quan điểm hiện tại của tác giả vào ngày công bố và được dựa trên các nguồn thông tin có được tại ngày công bố. Chúng tôi không có nghĩa vụ thông báo cho độc giả trong trường hợp bất kỳ vấn đề hoặc ý kiến, phản ánh hoặc ước tính nêu trong tài liệu này thay đổi hoặc trở nên không chính xác. Nhà đầu tư phải lưu ý rằng giá chứng khoán dao động lên xuống và có thể tăng hoặc giảm. Các thành quả trong quá khứ, nếu có, không phải là hướng dẫn cho tương lai. Các nhà đầu tư phải tự mình ra quyết định tài chính dựa vào ý kiến của các nhà tư vấn độc lập nếu được tin là cần thiết và dựa vào tình hình tài chính cụ thể và các mục tiêu đầu tư của mình. Công ty và/hoặc nhân viên của công ty có thể đang nắm giữ chứng khoán được đề cập trong tài liệu này. Vì vậy có thể có các xung đột lợi ích phát sinh từ các ý kiến, nhận định liên quan. Không có bất kỳ thông tin, ý kiến nào được trình bày trong tài liệu này tạo thành một đề xuất, hoặc mời đưa ra đề xuất, để mua hoặc để bán bất kỳ chứng khoán nào hoặc bất kỳ quyền mua/bán nào, hoặc bất kỳ công cụ phái sinh nào. LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI Công ty Cổ phần Chứng khoán Gia Quyền (EPS) Tòa nhà Central Garden 225 Bến Chương Dương, Quận 1 Tp. Hồ Chí Minh Việt Nam Điện thoại: (84-8) 838-6068 Fax: (84-8) 838-6099 Website: www.eps.com.vn Phân tích Tài chính Đinh Như Đức Thiện thien.dn@eps.com.vn Trần Việt Thắng thang.tv@eps.com.vn Quách T. Hoài Bảo bao.qt@eps.com.vn Nguyễn Triệu Vinh vinh.nt@eps.com.vn Trương Ngọc Quỳnh quynh.tn@eps.com.vn Dịch vụ Chứng khoán Nguyễn Ngọc Thức thuc.nn@eps.com.vn Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp Nguyễn Hồng Trang trang.nh@eps.com.vn . phương pháp định giá của chúng tôi, giá trị tài sản của Vietcombank đã không được định giá lại. Giá thị trường tại thời điểm định giá so với giá trị sổ. động vốn (%) 7 Vietcombank 6. Định giá Để định giá Vietcombank, với các đặc trưng của một định chế tài chính, phương pháp định giá được chúng tôi

Ngày đăng: 27/10/2012, 10:41

w