KẾTLUẬNVÀKHUYẾNNGHỊ 5.1. Kếtluận Từ những phân tích ở trên, tôi xin đưa ra một số kếtluận sau: - Hệ thống tín dụng nông thôn trên địa bàn xã Hoa Thành đã phát triển tương đối mạnh với hai tổ chức tín dụng chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách – Xã hội là chủ lực, thể hiện ở doanh số cho vay lên đến 4,2 tỷ đồng, bên cạnh đó, các nguồn tín dụng tư nhân, hụi, phường cũng đang phổ biến rộng rãi giúp gắn chặt tình làng, nghĩa xóm. - Việc cho vay của các tổ chức, chương trình tín dụng thông qua các Đoàn thể xã hội tại địa phương đã mang lại hiệu quả rất lớn. Thành viên của các tổ chức Đoàn thể đóng vai trò là cán bộ tín dụng thực sự gần gũi với người dân, được người dân tín nhiệm. - Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người dân địa phương là tương đối cao, hầu hết các hộ dân đều có khả năng vay vốn tại một trong các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn xã. - Nguồn vốn vay của các nguồn tín dụng đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho địa phương cùng với hộ dân dịch chuyển cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện cơ chế khoán hộ trong nông nghiệp, từng bước nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp. - Bên cạnh những mặt đã đạt được thì tình hình tín dụng nông thôn trên địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra: + Các nguồn tín dụng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của hộ về mức lãi suất, thời hạn vay…, số tiền vay còn thấp so với nhu cầu mở rộng sản xuất của người dân. + Các thông tin, tài liệu phát tay về các tổ chức, chương trình tín dụng đang hoạt động trên địa bàn đến tay người dân còn rất hạn chế. 5.2. Khuyếnnghị Để hoạt động của các tổ chức, chương trình tín dụng có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện đời sống của bà con nông dân, trong phạm vi của đề tài, tôi xin đưa ra một số khuyếnnghị sau: - Tăng cường khả năng tiếp cận của các tổ chức, chương trình tín dụng đối với các đối tượng vay vốn. Để thực hiện điều này cần có sự quan tâm và phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, các cấp chính quyền và hộ vay vốn để tạo ra một mạng lưới tín dụng nông thôn rộng khắp trên toàn xã. - Phát huy tính tích cực của các Hội, Đoàn thể hoạt động xã hội, phải xem họ là cầu nối trực tiếp thiết thực, gần gũi, để các tổ chức tín dụng tiếp cận gần với các đối tượng vay vốn, từng bước góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng trên địa bàn xã. - Cần phát huy hơn nữa vai trò của các cán bộ tín dụng để hoạt động cho vay có hiệu quả hơn và tăng cường các tài liệu tín dụng đến tay các hộ dân. - Đối với các tổ chức tín dụng, cần cố gắng hạ lãi suất tới mức thấp nhất có thể để người dân có đủ khả năng vay vốn. - Cần có sự quan tâm của chính quyền xã, giúp người dân khai thác các ngành nghề mới, tìm đầu ra cho các hoạt động nghành nghề, đồng thời tạo điều kiện cho hộ tiếp cận vốn có nhiều cơ hội phát triển ngành nghề nhằm tạo thêm việc làm trong thời gian nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách cho xã nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Cửu Bình, Thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế các hộ gia đình nông dân huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Huế, 7/2004. [2]. Viện nghiên cứu Ngân hàng, Cẩm nang quản lý tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002. [3]. Hồ Ngọc Cẩn, Tìm hiểu thể lệ tín dụng mới, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988. [4]. Trương Thị Mỹ Diệu, Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ dân tại xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K38, 2008. [5]. Ngân hàng Chính sách Xã hội, Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Hà Nội, 08/2003. [6]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Điều lệ NHNN & PTNT Việt Nam, Hà Nội, 10/2007. [7]. Nguyễn Thị Minh Hạnh, Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K39, 2009. [8]. Nguyễn Thị Thanh Hương, Bài giảng tín dụng nông thôn, Đại học Nông Lâm Huế, 2005. [9]. Hoàng Văn Liêm, Lý thuyết tài chính, Đại học Huế, 2004. [10]. Dương Thị Thanh Nhàn, Thực trạng và giải pháp để nâng cao hoạt động cho vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K36, 2006. [11]. Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa, NXB Nông nghiệp, 1993. [12]. Mai Siêu, Đào Minh Phúc, Nguyễn Quang Tuấn, Cẩm nang quản lý tài chính tín dụng Ngân hàng, Viện Nghiên cứu Ngân hàng, NXB Thống kê, 2002. [13]. Võ Thị Phương Thảo, Tìm hiểu hệ thống tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại xã Thủy Châu, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Nông Lâm Huế, KN36, 2006. [14]. Đặng Thị Diệu Thùy, Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K36, 2006. [15]. Bùi Thị Thanh Trâm, Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay đối với hộ nông dân tại huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K37, 2007. [16]. Tín dụng Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê. [17]. Tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng, Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội. [18]. Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Lý thuyết tài chính, Đại học Tài chính- Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh, 1995. [19]. Bộ Tài Chính, Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng, NXB Tài Chính, Hà Nội. [20]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Văn bản về cơ chế tín dụng, Đà Nẵng, 01/1999. [21]. Joann Ledgerwood, Cẩm nang hoạt động tài chính vi mô. Nhìn nhận từ giác độ tài chính và thể chế, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001. [22]. Samuelson, Kinh tế học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Từ những phân tích ở trên, tôi xin đưa ra một số kết luận sau: - Hệ thống tín dụng. rất hạn chế. 5.2. Khuyến nghị Để hoạt động của các tổ chức, chương trình tín dụng có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện đời sống