Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
33,7 KB
Nội dung
NỘIDUNGVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN: 3.1. Văn hóa. 3.1.1. Khái niệm văn hóa. Văn hoá được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Ở mức chung nhất, có thể phân biệt hai cách hiểu: văn hoá theo nghĩa hẹp và văn hoá theo nghĩa rộng. Trong khoa học nghiên cứu về văn hoá, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa này, định nghĩa văn hoá cũng có rất nhiều. Chẳng hạn, định nghĩa đầu tiên của E.B.Tylor năm 1871 xem văn hóa là “một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”. Còn TS. Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, thì xem “văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động.” Theo giáo sư, viện sỹ, tiến sỹ khoa học Trần Ngọc Thêm (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) thì “Văn hoá là một hệ thống của các giá trị do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Định nghĩa này hàm chỉ một hệ toạ độ ba chiều mà trong đó văn hoá tồn tại, con người là chủ thể văn hoá, môi trường tự nhiên và xã hội là không gian văn hoá, quá trình hoạt động là thời gian văn hoá. Định nghĩa này còn chứa đựng bốn đặc trưng thỏa mãn yêu cầu cần và đủ để phân biệt văn hóa với những khái niệm, hiện tượng có liên quan. Đó là Tính hệ thống, Tính giá trị, Tính nhân sinh, và Tính lịch sử. Bốn đặc trưng này chính là cơ sở cho phép nhận diện “chất văn hoá” ở một đối tượng nghiên cứu. 3.1.2. Các đặc trưng cơ bản của văn hóa. a. Tính hệ thống của văn hóa Mọi sự vật, khái niệm quanh ta tự thân đều là những hệ thống. Tuy nhiên, văn hoá như một hệ thống lại quá phức tạp, đến mức tính hoàn chỉnh của nó thường bị che lấp bởi các thành tố bộ phận. Do vậy, cần thiết nhấn mạnh đến “tính hệ thống” của văn hóa. Cần xem xét mọi giá trị văn hóa trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính hoàn chỉnh cho phép phân biệt một nền văn hoá hoàn chỉnh với một tập hợp rời rạc các giá trị văn hoá. b. Tính giá trị của văn hóa. Song, không phải mọi hệ thống đều là văn hóa mà chỉ có những hệ thống giá trị mới là văn hóa. Văn hóa chỉ chứa cái hữu ích, cái tốt, cái đẹp. Nó là thước đo mức độ nhân bản của con người. Tính giá trị là đặc trưng quan trọng nhất giúp đi sâu vào bản chất của khái niệm văn hóa. Nó cho phép phân biệt văn hóa với cái phi văn hóa, vô văn hoá; phân biệt văn hoá thấp với văn hoá cao. Phân biệt văn hoá theo nghĩa hẹp và văn hoá theo nghĩa rộng. Nhờ tính giá trị, ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng, tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời. c. Tính nhân sinh của văn hóa. Văn hóa là sản phẩm của con người. Văn hóa và con người là hai khái niệm không tách rời nhau. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng thời chính bản thân con người cũng là một sản phẩm của văn hóa. Tính nhân sinh tạo ra những khả năng không có sẵn trong bản thân sự vật (hiện tượng) mà được con người gán cho để đáp ứng các nhu cầu của con người, đó là giá trị biểu trưng. Tính nhân sinh kéo theo tính biểu trưng của văn hoá. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá với tự nhiên. Văn hóa là sản phẩm trực tiếp của con người và gián tiếp của tự nhiên. Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, là một “tự nhiên thứ hai”. d. Tính lịch sử của văn hóa. Tự nhiên được biến thành văn hóa là nhờ có hoạt động xã hội - sáng tạo của con người. Nhờ có hoạt động này mà các giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá. Bản thân các hoạt động cũng chính là các giá trị văn hoá. Sự tích lũy các giá trị tạo nên đặc điểm thứ ba của văn hoá là tính lịch sử. Tính lịch sử tạo ra tính ổn định của văn hoá. Tính lịch sử cần để phân biệt văn hóa như cái được tích lũy lâu đời với văn minh như cái chỉ trình độ phát triển ở một thời điểm nhất định. 3.2. Văn hóa doanh nghiệp. 3.2.1. Khái niệm Văn hoá doanh nghiệp Trong một xã hội rộng lớn, mỗi Doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hoá lớn, xã hội nhỏ (Doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hoá riêng biệt. Nền văn hoá ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành nền văn hoá lớn. Như Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng người Mỹ đã nói: “ Văn hoá Doanh nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bước tiến của văn hoá xã hội, là tầng sâu của văn hoá xã hội. Văn hoá Doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói rộng ra nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một nền văn hoá Doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay”. Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản, các công ty Mỹ chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thành công đó. Cụm từ Corporate culture (Văn hoá Doanh nghiệp) đã được các chuyên gia nghiêncứu về tổ chức và các nhà quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhânchủ yếu dẫn tới sự thành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới. Ông Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra định nghĩa như sau: “ Văn hoá Doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của Doanh nghiệp”. Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Văn hoá Doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”. Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của chuyên gia nghiêncứu các tổ chức Edgar Schein: “ Văn hoá công ty là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh” Trên cơ sở kế thừa những nghiêncứu của các học giả và hệ thống nghiêncứu logic về văn hoá và văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp được định nghĩa như sau: “Văn hoá Doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá được Doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụngvà biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của Doanh nghiệp đó. 3.2.2. Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. • Thứ nhất: văn hóa doanh nghiệp gắn kết, tạo sự thống nhất đồng thuận của các nhân viên thông qua hệ thống các giá trị chuẩn mực chung từ đó tạo ra nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của doanh nghiệp, trở thành lực cộng hưởng và động lực văn hóa thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. • Thứ hai: văn hóa doanh nghiệp có tác dụng giúp cho doanh nghiệp tạo ra được một hình ảnh tốt trong tâm trí của cộng đồng. Qua đó, doanh nghiệp định vị được sâu và vững chắc thương hiệu trong tâm trí khách hàng. • Thứ ba: văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Văn hóa mạnh giúp doanh phát triển vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Văn hoá doanh nghiệp là một tài sản lớn của doanh nghiệp, nên ta phải hiểu nó và xây dựng nó. 3.2.3. Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng là một tiểu văn hoá, nên nó cũng có đầy đủ các đặc trưng và được xác lập trong một hệ toạ độ: a. Tính hệ thống: Cho thấy tính tổ chức của doanh nghiệp, phân biệt một doanh nghiệp có văn hoá với một doanh nghiệp chỉ có tập hợp giá trị. b. Tính giá trị: Khác biệt một doanh nghiệp có văn hoá với một doanh nghiệp phi văn hoá. Giá trị văn hoá của doanh nghiệp có giá trị nội bộ, giá trị vùng, giá trị quốc gia, giá trị quốc tế. Doanh nghiệp càng tôn trọng và theo đuổi những giá trị chung cho những cộng đồng càng rộng lớn bao nhiêu thì vai trò của nó càng lớn bấy nhiêu. c. Tính nhân sinh: Đây là đặc trưng cơ bản về chủ thể cho phép phân biệt văn hoá doanh nghiệp với các tiểu văn hoá khác. Chủ thể văn hoá ở đây không phải con người nói chung, mà là doanh nghiệp như một loại chủ thể văn hoá đặc biệt (bên cạnh văn hoá làng xã, văn hoá đô thị, văn hoá cơ quan .). Đặc biệt vì có doanh nghiệp gia đình; doanh nghiệp vùng; doanh nghiệp dân tộc, quốc gia; lại có cả doanh nghiệp đa/xuyên quốc gia. d. Tính lịch sử (thời gian văn hoá): Quá trình hoạt động kinh doanh. Không gian văn hoá. Môi trường xã hội: khách hàng, bạn hàng/đối tác. Môi trường tự nhiên: nơi tồn tại và hoạt động, nơi cung cấp nguyên liệu. 3.2.4. Các chức năng của văn hoá và Văn hoá doanh nghiệp Bốn đặc trưng trên là cần và đủ không chỉ cho việc làm căn cứ để định nghĩa văn hoá mà còn để xác định các chức năng của văn hoá và văn hoá doanh nghiệp. Bảng 3.1: Các Chức Năng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp. Đặc trưng VH Chức năng VH Chức năng VHDN Tính hệ thống Tổ chức xã hội Tổ chức doanh nghiệp Tính giá trị Điều chỉnh xã hội Điều chỉnh doanh nghiệp Tính nhân sinh Giao tiếp Làm cơ sở giao tiếp trong và ngoài doanh nghiệp Tính lịch sử Giáo dục Giáo dục- đào tạo trong doanh nghiệp Là cơ sở cho sự tồn tại ổn định và bền vững của chủ thể (dân tộc) Làm cơ sở cho sự thành công bền vững của doanh nghiệp Nguồn: Văn hóa doanh nghiệp – Trần NgọcThêm. Các đặc trưng và chức năng khác (chức năng nhận thức, chức năng giải trí, v.v.) đều phát sinh từ 4 đặc trưng và chức năng cơ bản này. 3.2.5. Cấu trúc của Văn hoá doanh nghiệp Định nghĩa văn hoá nêu trên cho phép nhận diện văn hoá doanh nghiệp, phân biệt VHDN với những khái niệm có liên quan, nhưng chưa cho ta thấy được các bộ phận cấu thành của nó. Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp như một khúc gỗ cắt ngang, bao gồm các yếu tố như: a. Nhóm yếu tố giá trị. Có thể ví như lõi trong cùng của cây gỗ được cưa ngang. Phải trồng cây gỗ nhiều năm mới có được lõi gỗ và nó là phần rắn nhất trong cây gỗ. Tạo dựng được giá trị phải mất nhiều năm và giá trị chỉ khẳng định được sự xác lập của nó thông qua việc thâm nhập, chuyển tải các biểu hiện của giá trị vào các nhóm yếu tố chuẩn mực và yếu tố hữu hình. Điều này cho thấy, giá trị khi đã được xác lập muốn xóa bỏ nó cũng không dễ, nhưng giá trị cũng có thể bị suy thoái, bị thay đổi trong một số điều kiện. Cái quan trọng nhất khi nhìn doanh nghiệp ở góc độ văn hóa là các giá trị văn hóa nào đã được doanh nghiệp đề xướng, quán triệt hay tuân thủ. Ví dụ, một doanh nghiệp đề cao sự tận tụy với khách hàng là một trong những giá trị mà họ theo đuổi, thì người ta phải thấy giá trị này được tôn vinh qua phiếu đánh giá của khách hàng về nhân viên, giá trị này cũng phải được chuyển tải trong tuyển dụng nhân viên. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể nhận một nhân viên còn non yếu về kỹ năng nhưng anh ta thích thú khi được phục vụ hơn là nhận một người có kinh nghiệm nhưng không có động cơ phục vụ. Bởi yếu kém về nhận thức, kỹ năng có thể học để bù đắp, còn sự thay đổi động cơ sẽ khó khăn hơn. Và dĩ nhiên, nhân viên nào làm việc có hiệu quả, phục vụ khách hàng tốt sẽ là người được thăng tiến, khen thưởng trong doanh nghiệp. Do đó, người ta có thể nói: "Hãy cho tôi biết trong cơ quan anh chị người được trọng dụng là người như thế nào, tôi sẽ nói được văn hóa của tổ chức anh chị là văn hóa như thế nào". b. Nhóm yếu tố chuẩn mực. Có thể hình dung đây là vòng bên ngoài liền kề với lõi trong cùng của cây gỗ khi cưa ngang. Nhóm yếu tố chuẩn mực là những quy định không thành văn nhưng được mọi người tự giác tuân thủ. Chẳng hạn, văn hóa truyền thống của Việt nam vốn đề cao tính cộng đồng. Cái cá nhân là cái thuộc về cộng đồng. Giá trị này cũng được đưa vào và biểu hiện trong nhiều tổ chức Việt Nam. Ví dụ, sáng ra đến cơ quan, mọi người thường ngồi cùng nhau ít phút bên ấm trà chuyện trò về thế sự, hỏi thăm nhau . rồi mới vào việc. Ai không tham gia cảm thấy không phải và dường như sẽ có khó khăn khi hòa nhập, chia sẻ trong công việc. Cũng có thể xếp các yếu tố nghi lễ được sử dụng trong các sự kiện quan trọng của doanh nghiệp, logo . vào nhóm này. c. Nhóm yếu tố không khí và phong cách quản lý của doanh nghiệp. Có thể hình dung đây là vòng bên ngoài liền kề với nhóm yếu tố chuẩn mực. Đây là khái niệm được sử dụng để phản ánh sự làm việc được thoải mái ở mức độ nào.Ví dụ, nhân viên cấp dưới được tin tưởng ở mức độ nào, tổ chức có chấp nhận rủi do hay nó giữ ở mức an toàn nhất? Thái độ thân thiện hay thù ghét giữa các thành viên, xung đột trong doanh nghiệp có được giải quyết hay lờ đi? Yếu tố phong cách quản lý miêu tả cách thể hiện thái độ và quyền lực của người quản lý trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Phong cách quản lý được thể hiện theo nhiều cách khác nhau như: độc đoán, dân chủ, cứng nhắc hay mềm dẻo . d. Nhóm yếu tố hữu hình. Nhóm này được ví là vòng bên ngoài cùng của cây gỗ. Các yếu tố của nhóm này dễ nhìn thấy. Xếp vào nhóm này là các yếu tố liên quan đến cách kiến trúc trụ sở của doanh nghiệp, cách tổ chức không gian làm việc, trang phục của thành viên trong doanh nghiệp, dòng chảy thông tin trong tổ chức đi như thế nào, ngôn ngữ sử dụng trong các thông điệp . Nếu doanh nghiệp đưa ra tuyên bố về giá trị mà doanh nghiệp đề cao là sự hợp tác, chia sẻ. Nhưng kiến trúc trụ sở lại toát lên sự đề cao quyền uy, không gian làm việc bị xẻ nhỏ, đóng kín, nhà để xe thì lộn xộn, tùy tiện . Sự hiện diện của các yếu tố hữu hình như vậy cho thấy rõ ràng các giá trị mà lãnh đạo doanh nghiệp muốn đề cao chưa được các thành viên chia sẻ, áp dụng. Cần có một sự thay đổi trong các yếu tố giá trị của VHDN để có thể phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Áp dụng cấu trúc văn hóa vừa nêu trên vào các doanh nghiệp sẽ thấy không có doanh nghiệp nào lại không có văn hóa của mình. Song điều khiến ta quan tâm là ở chỗ: Văn hóa doanh nghiệp là “luật” không thành văn quy định cách thức thực sự mà con người đối xử với nhau hàng ngày trong tổ chức, cách thức thực sự mà doanh nghiệp giải quyết công việc, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Văn hóa doanh nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. 3.2.6. Ảnh hưởng của VHDN đến sự phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp sễ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của doanh nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền văn hóa yếu là nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của doanh nghiệp. a. Ảnh hưởng tích cực. VHDN tạo nên nét đặc trưng riêng của DN, quy tụ được sức mạnh của toàn DN và khích lệ sự đổi mới sáng tạo: - Tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có một nét đặc trưng riêng và chính văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét khác biệt đó. Các giá trị cốt lõi, tập tục, lễ nghi, thói quen hay cách họp hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp… đã tạo nên phong cách riêng biệt của DN, phân biệt DN này với Dn khác. - Quy tụ được sức mạnh của toàn DN: Nền văn hóa tốt giúp DN thu hút nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên với DN. Thật sai lầm khi nghĩ rằng trả lương cao sẽ giữ được nhân tài. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với DN khi DN có môi trường làm việc tốt, khuyến khích họ phát triển. - Khích lệ sự đổi mới, sáng tạo: Trong những DN có môi trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng…Nhân viên trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó với DN hơn. b. Ảnh hưởng tiêu cực. Nền văn hóa yếu kém sẽ gây ra thiệt hại cho DN: Chẳng hạn trong một DN cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán, sẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo hay một DN mà môi trường làm việc không tốt sẽ làm cho nhân viên mất đi sự trung thành với DN và nhân viên sẽ bỏ đi bất cứ lúc nào. 3.2.7. Các mô hình VHDN hiện nay. Khi nhìn nhận một doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Chiều hướng để chúng ta phân biệt mô hình văn hóa doanh nghiệp là tạo ra được công bằng – trật tự và hướng tới cá nhân – hướng tới từng nhiệm vụ. Điều này giúp chúng ta xác định bốn mô hình văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay đó là: - Mô hình văn hóa gia đình: là mô hình nhân văn, mối quan hệ trực tiếp gần gũi nhưng có thứ bậc trên dưới như trong gia đình. “Người cha” là người giàu kinh nghiệm và có quyền hành lớn đối với “con cái”, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ. Kết quả là sự hình thành văn hóa hướng quyền lực, trong đó người lãnh đạo đóng vai trò như người cha biết nên làm gì và biết điều gì tốt cho con cái. Mô hình văn hóa gia đình có nhiệm vụ mang đến một môi trường làm việc giống như trong một gia đình. Điển hình của mô hình gia đình là các doanh nghiệp Nhật Bản. - Mô hình văn hóa tháp Eiffel: Tháp Eiffel của Paris được chọn làm biểu tượng cho mô hình văn hóa này bởi vì tháp có độ dốc đứng, cân đối, thu hẹp ở định vànới rộng ở đáy, chắc chắn, vứng chãi. Giống như một bộ máy chính thống, đây thực sự là biểu tượng cho thời đại cơ khí. Ngay cả cấu trúc của nó cũng quan trọng hơn chức năng. Ở phương Tây, phân chia lao động theo vai trò chức năng phải được nhắc đến đầu tiên. Mỗi vai trò được phân bố trong bộ phận, nhiệm vụ sẽ được hoàn thành theo kế hoạch. Người giám sát có thể theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ, người quản lý theo dõi công việc của nhiều giám sát viên, và cứ thể phân chia theo thứ tự. - Mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường: mô hình này có nghĩa là mọi thứ được thực hiện để giữ vững ý định chiến lược và đạt được mục tiêu. Mô hình tên lửa điều khiển hướng nhiệm vụ do một đội hay nhóm dự án đảm trách. Trong đó mỗi thành viên nhận nhiệm vụ không được sắp xếp trước. Họ phải làm bất cứ điều gì để hoàn thành nhiệm vụ, và việc cần làm thường không rõ ràng và có thể phải tiến hành tìm kiếm. Các dự án thường ứng dụng mô hình này. - Mô hình văn hóa lò ấp trứng: mô hình này dựa trên quan điểm rằng cơ cấu tổ chức không quan trọng bằng sự hoàn thiện cá nhân. Cũng giống như “vật chất có trước ý thức” là phương châm sống của các triết gia, “vật chất có trước tổ chức” là quan điểm của mô hình văn hóa lò ấp trứng. Nếu các tổ chức tỏ ra khoan dung, chúng nên là những cái nôi cho sự thể hiện và tự hoàn thiện. Mục tiêu của mô hình này là giải phóng con người khỏi những lề lối quen thuộc, trở nên sáng tạo hơn và giảm thiếu thời gian tự duy trì cuộc sống. Bốn mô hình trên minh họa mối liên hệ giữa người lao động với quan điểm của họ về doanh nghiệp. Mỗi mô hình văn hóa doanh nghiệp đều là “mô hình lý tưởng”. Thực tế, chúng kết hợp hoặc bao hàm lẫn nhau với từng mô hình văn hóa thống trị. 3.2.8. Phươngpháp xây dựngvà phát triển văn hóa doanh nghiệp. a. Nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh trước hết lãnh đạo phải là tấm gương về VHDN. Tuy lãnh đạo có vai trò quyết định trong xây dựng VHDN, nhưng nền văn hóa doanh nghiệp phải do mỗi thành viên tạo dựng nên. VHDN phải hướng về con người, phải phù hợp với điều kiện bên trong và bên ngoài DN. - Lãnh đạo là tấm gương về VHDN: Lãnh đạo là người đặt nền móng xây dựng VHDN, và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng, quan trọng nhất đối với DN, vì vậy họ phải là tấm gương xây dựng VHDN. Họ phải đưa ra những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa, phải là người đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra, để làm động lực gắn kết các thành viên trong công ty. - Văn hóa doanh nghiệp phải do tập thể DN tạo dựng nên: Người lãnh đạo đóng vai trò đầu tàu trong xây dựng VHDN, nhưng quá trình này chỉ có thể thành công với sự góp sức tích cực của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Để thu hút nhân viên quan tâm đến văn hóa, DN có thể mở các lớp huấn luyện về văn hóa DN đối với nhân viên mới, hay thường xuyên lấy ý kiến của nhân viên về môi trường làm việc của DN. - Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người: Để có sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đưa ra một mô hình văn hóa chú trọng đến sự phát triển toàn diện của người lao động. Cần xây dựng môi trường làm việc mà ở đó các cá nhân đều phát huy hết khả năng làm việc của mình. - Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài của DN: Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng DN, và dựa trên điểm mạnh. Văn hóa doanh nghiệp cũng phải phù hợp với môi trường kinh doanh, văn hóa dân tộc. b. Phươngpháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là cái gắn bó dài nhất với doanh nghiệp, được hình thành cùng và xuyên suốt trong quá trình thành lập, phát triển của doanh nghiệp. Theo Julie Heifetz & Richard Hagberg thì để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công phải trải qua 11 bước cơ bản sau: [...]... Các phương phápnghiêncứuPhươngphápnghiêncứu chủ yếu trong đề tài là phươngpháp định lượng, kết hợp với phươngpháp định tính cùng một số phươngpháp khác như thống kê mô tả, phân tích tổng hợp 3.5 Phươngpháp thu thập số liệu Để nghiên cứu văn hóa của công ty điện thoại Tây Thành Phố tác giả đã sử dụng cách tiếp cận thực tế tại công ty trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài Số liệu... thức và ảnh hưởng của chung đến hoạt động của Doanh nghiệp có thể tích cực cũng có thể tiêu cực 3.3.4 Môi trường kinh doanh: Tác động của môi trường kinh doanh như cơ chế, chính sách của nhà nước, pháp luật và hoạt động của bộ máy công chức cũng đang tạo ra những rào cản nhất định cho việc xây dựngvà hoàn thiện văn hóa kinh doanh nói chung và văn hóa Doanh nghiệp nói riêng 3.4 Các phươngphápnghiên cứu. .. tương ứng với độ tin cậy Ta ước lượng độ tin cậy của nghiên cứu là γ = 93% => α = 1 – 0,93 = 0,07 => α/2 = 0,035 => 1 - α/2 = 0,965 Tra bảng có z = 1,811 Chọn sai số mẫu là ε = ± 0,2 => Cỡ mẫu: N = (5/6)2*1,8112/0,22 ≈ 60 b Phươngpháp chọn mẫu Tác giả đã sử dụngphươngpháp chọn mẫu phân từng, căn cứ vào số lượng nhân viên làm việc tại các phòng ban và các điểm giao dịch để phân bổ số lượng câu hỏi cho... trình thực tập và thực hiện đề tài Số liệu thực hiện đề tài bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp được Công ty cung cấp và thu thập từ sách, Internet Còn số liệu sơ cấp được nghiên cứu điều tra từ nhân viên của Công ty 3.6 Phươngpháp xây dựng bảng câu hỏi Để xây dựng được bảng câu hỏi tác giả đã dựa vào 6 yếu tố then chốt cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp đó là: - Đặc tính nổi trội... nghiệp hướng nộivà linh hoạt Kiểu thứ bậc, tôn ti trật tự Có cấp trên dưới làm việc theo quy trình hệ H thống chặt chẽ, kỷ luật Nơi doanh nghiệp hướng nộivà kiểm soát Kiểu thị trường có thủ lĩnh, lao ra thị trường tập trung giành chiến thắng M Nơi doanh nghiệp hướng ngoại và kiểm soát Kiểu sáng tạo, người quản lý giàu trí tưởng tượng, đổi mới cải tiến liên A tục Nơi doanh nghiệp hướng ngoại và linh hoat... hóa dân tộc đến sự hình thành và phát triển VHDN 3.3.2 Nhà lãnh đạo - Người tạo ra nét đặc thù của VHDN: Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của Doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại… của Doanh nghiệp Qua quá trình xây dựngvà quản lý Doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo... sử dụng phần mềm Excel, SPSS Số liệu thu thập sẽ được nhập và xử lý trực tiếp trên phần mềm 3.8 Phươngpháp xác định cỡ mẫu và cách chọn mẫu a Xác định cỡ mẫu Sử dụngphươngpháp ước lượng số trung bình để xác định cỡ mẫu điều tra với độ tin cậy ( 1- α) %, với sai số cho phép giữa trung bình mẫu và trung bình tổng thể là ε, ta có công thức ước lượng cỡ mẫu như sau: n = (z2α/2 * s2)/ε2 Trong đó: n:... mình là đóng góp và xây dựng tương lai doanh nghiệp Bước 9 Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lược để đối phó Lôi kéo mọi người ra khỏi vùng thoải mái của mình là một công việc rất khó Vì vậy người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi Bước 10 Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay... thành công, nền tảng này sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, trở thành một lợi thế, thành nét nổi bật, riêng biệt của doanh nghiệp và là cơ sở gắn kết các thành viên vào một thể thống nhất Chính vì vậy, trong giai đoạn này, việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp hiếm khi xảy ra, trừ khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế khiến doanh số và lợi nhuận sụt giảm mạnh, sản phẩm chủ lực... làm giảm uy tín và hạ bệ người sáng lập – nhà lãnh đạo mới sẽ tạo ra diện mạo văn hóa doanh nghiệp mới b) Giai đoạn giữa: Khi người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc chuyển giao quyền lực cho ít nhất 2 thế hệ Doanh nghiệp có nhiều biến đổi và có thể xuất hiện những xung đột giữa phe bảo thủ và phe đổi mới (những người muốn thay đổi văn hóa doanh nghiệp để củng cố uy tín và quyền lực của . Các phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong đề tài là phương pháp định lượng, kết hợp với phương pháp định tính cùng một số phương pháp. đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh” Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống nghiên cứu logic về văn hoá và