Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
31,52 KB
Nội dung
Cácloạirủirotrong phương thứcthanhtoántíndụngchứngtừ 1. Khái niệm Muốn tìm hiểu về rủirotrongphươngthứcthanhtoántíndụngchứng từ, trước tiên ta cần tìm hiểu rủiro là gì? Theo nghĩa chung, rủiro là khả năng một sự kiện không mong muốn, không thuận lợi có thể xảy ra dẫn đến sự mất mát hoặc hư hỏng. Trongthanhtoán L/C, rủiro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm, rủiro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứngtừ không được thanhtoán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trongcác khâu của quá trình thanh toán. Rủirotrongthanhtoán bằng L/C có thể xảy ra đối với tất cả các bên: đối với người bán, đối với người mua và đối với các ngân hàng. 2. Phân loại và phân tích cácloạirủiro ở các bên tham gia vào quá trình thanhtoántíndụngchứng từ: Trongthanhtoán xuất nhập khẩu bằng phươngthức TDCT, có rất nhiều rủiro có thể xảy ra cho các bên tham gia vào quy trình này, tổng kết lại gồm 4 loạirủiro chính: Rủiro kỹ thuật, rủiro chính trị, rủiro hối đoái và rủiro đạo đức, rủirotíndụng 2.1. Rủiro kỹ thuật Rủiro kỹ thuật là những rủiro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanhtoán XNK, như sự sai khác giữa bộ chứngtừthanhtoán với hợp đồng hoặc L/C hay việc thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán. 2.1.1. Rủiro đối với người bán Trongthanhtoán xuất nhập khẩu người bán có trách nhiệm chuẩn bị hàng, giao hàng và lập bộ chứngtừ nhận hàng cho người nhập khẩu. Khi ngân hàng là trung gian thanhtoán giữa người bán và người mua thì ngân hàng chỉ làm việc dựa trên bộ chứngtừ mà người bán lập ra. Vì thế trong quá trình thanhtoán thường xảy ra cácrủiro sau: ♦ Rủirotrong việc lập chứngtừ : Tại các ngân hàng, hầu hết các bộ chứngtừ gửi tới thanhtoán hàng xuất khẩu đều mắc phải những sai sót đơn giản (như sai chính tả, tên, địa chỉ, số lượng, ) đến những sai sót lớn hơn như không thống nhất với nhau như: hối phiếu ghi sai người ký phát, bộ chứngtừ không hoàn chỉnh về mặt số lượng: ví dụ : tại ngân hàng A, khi giao dịch L/C số…, công ty may B là người hưởng lợi đáng lẽ phải ký phát cho ngân hàng C thì lại ký phát cho người yêu cầu mở là D. Ngoài ra, người xuất khẩu còn lập hoá đơn thương mại với số tiền vượt quá số tiền của thư tín dụng. Nếu đã vượt ra ngoài dung sai cho phép thì ngân hàng mở sẽ từ chối trả tiền. Trong trường hợp này phải lập hai bộ chứngtừthanh toán: một bộ hối phiếu đòi tiền ngân hàng mở thư tín dụng, một bộ hối phiếu đòi tiền người mua với số tiền vượt quá số tiền của thư tíndụng cùng với một uỷ thác nhờ thu ngân hàng thu hộ tiền. Trên tờ hối phiếu nhờ thu này, người bán phải ghi câu: “Số tiền vượt quá chuyển sang nhờ thu”. Như ta đã biết, nếu như bộ chứngtừ không phù hợp thì việc thanhtoán không thể thực hiện được. Bộ chứngtừ là cơ sở để người mua giảm giá, từ chối nhận hàng, kéo dài thời gian thanhtoán hay không thanhtoán tiền hàng và đặc biệt khi bộ chứngtừ không phù hợp với L/C thì Ngân hàng sẽ từ chối thanh toán. Do vậy, thời gian thanhtoán luôn bị kéo dài do chứngtừ phải sửa đi sửa lại. Thậm chí những lỗi không sửa được phải đợi sự đồng ý của bên mua. Thường thì các đơn vị xuất khẩu của ta rất eo hẹp về vốn và vì vậy họ thường chọn thanhtoán L/C trả ngay. Nhưng nhiều khi do bộ chứngtừ có sai sót và phải chờ nhà nhập khẩu chấp nhận, đơn vị mới nhận được tiền. Và như vậy, nhà xuất khẩu sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu tăng vòng quay của vốn. Hơn nữa họ còn bị phạt vì sai sót chứng từ. Rủiro này là một trở ngại lớn đối với người bán. ♦ Các sai lầm khi tiến hành giao hàng: việc thực hiện không đúng, sai sót khi giao hàng, hàng hoá giao không đúng quy định về chất lượng, chủng loại, thời hạn… giao hàng, xuất trình chứngtừ muộn, chọn sai cảng bốc dỡ, sai hãng vận tải… Trong khi ký hợp đồng, người bán hàng nếu không có trình độ nghiệp vụ ngoại thương thì dễ chấp nhận các điều kiện hợp đồng thương mại bất lợi để rồi sau đó không thực hiện được làm cho đối tác có cơ sở để kéo dài thời gian thanh toán, giảm giá hoặc từ chối thanh toán, khiến cho quá trình thanhtoán gặp nhiều khó khăn. Đây là rủiro thường gặp nhất là ở các đơn vị mới tham gia vào hoạt động xuất khẩu. ♦Rủi ro do chưa nắm bắt được các thủ tục tố tụng, khi quá trình thanhtoán có khúc mắc xảy ra thì người bán không khiếu nại kịp thời, đúng chỗ mà chỉ biết khiếu nại ngân hàng dẫn đến người bán bị kéo dài thời hạn thanhtoán 2.1.2. Rủiro đối với người mua ♦ Thứ nhất là rủirotrong việc làm đơn yêu cầu mở L/C không cụ thể và đầy đủ dẫn đến việc người bán có thể lợi dụngcác sơ hở trong L/C để cung cấp hàng hóa không đúng như mong muốn của người mua. ♦ Thứ 2 là rủirotrong việc chấp nhận chứngtừ do người bán lập ra để thanh toán: khi chứngtừ xuất trình hoàn toàn không đúng với tình trạng của hàng hoá thì sau khi thanhtoán người mua sẽ nhận được số hàng không đúng yêu cầu có thể là cả về chất lượng cũng như số lượng và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là làm mất uy tíntrong kinh doanh của người mua. Mặt khác chứngtừ còn là cơ sở pháp lý đầu tiên của hàng hoá, nếu người mua hàng không xem xét kỹ lưỡng từ lỗi câu chữ đến số lượng cácloạichứngtừ cũng như người cấp giấy chứng nhận…thì sẽ khó khăn trong việc khiếu kiện khi có rủiro về hàng hoá. VD: Công ty A ký hợp đồng mua nguyên liệu với công ty B, thanhtoán theo phươngthức L/C. Sau khi giao hàng, công ty B lập bộ chứngtừ chuyển cho nhà nhập khẩu. Vào ngày X, bộ chứngtừ được đưa đến công ty A mà hàng chưa tới. Vì tin tưởng vào công ty B nên công ty A không kiểm tra kỹ bộ chứngtừ mà chấp nhận thanh toán, Tuy nhiên,khi hàng về đến nơi, công ty A thấy chất lượng hàng không đáp ứng được yêu cầu sản xuất nên công ty đã từ chối và đòi trả lại hàng. Công ty B không chấp nhận. Công ty A kiện công ty B ra tòa. Tuy nhiên, vì công ty A đã chấp nhận bộ chứngtừ và thanhtoán nên công ty A thua kiện. ♦ Thứ ba là rủiro do chưa nắm bắt được các thủ tục tố tụng, khi quá trình giao hàng có khúc mắc xảy ra thì người mua không khiếu nại kịp thời, đúng chỗ dẫn đến người mua bị lỡ cơ hội kinh doanh hay bị đọng vốn. Ví dụ như người bán giao hàng không đúng quy định, khiếu nại về việc giao hàng không đúng quy định của khách hàng nước ngoài, khiếu nại việc mất mát tổn thất lớn với hãng vận tải và bảo hiểm… VD : Lagergren, một hãng kinh doanh các sản phẩm nội thất lớn của Thuỵ Điển, đã bán một lô hàng đồ gỗ cho tập đoàn Cadtrak Furniture Co.Ltd của Đài Loan. Về phần mình, theo thoả thuận giữa hai bên, Cadtrak đã mở tại ngân hàng của mình một thư tíndụng L/C để chuyển nhượng số tiền hàng trị giá 760.000 USD cho Lagergren qua một ngân hàng Thuỵ Điển. Theo thoả thuận giữa hai bên, hàng sẽ được giao thành hai chuyến, mỗi chuyến cách nhau muộn nhất là 20 ngày . Tiền hàng cũng được thanhtoán làm hai lần và việc thanhtoán qua L/C sẽ tuân theo UCP500. Có hai điều kiện được quy định cho thư tín dụng. Thứ nhất, ngân hàng Đài Loan sẽ tiến hành thanhtoán khi nhận được một bộ đầy đủ vận đơn đường biển đã xếp hàng hoàn hảo. Thứ hai, ngân hàng Thuỵ Điển sẽ phải đợi giấy chấp nhận hàng do ngân hàng tại Đài Loan của Cadtrak cấp. Giấy này sẽ được cấp sau khi có thông báo của Cadtrak rằng họ đã nhận được hàng và hàng đã được cơ quan y tế Đài Loan tại cảng chấp nhận. Sau khi hàng đến Đài Loan, ngân hàng Thuỵ Điển đã gửi bộ chứngtừ của chuyến hàng cho Cadtrak và đã bị Cadtrak từ chối với lý do thời gian giữa hai chuyến giao hàng đã vượt quá 20 ngày. Ngân hàng Thuỵ Điển đã không chấp nhận điều này. Do vậy, ngân hàng đã thuyết phục Cadtrak chấp nhận điều không đúng nguyên tắc trên. Sau cùng, Cadtrak chấp nhận thời gian giao hàng quá 20 ngày nhưng vẫn bảo lưu ý kiến từ chối của mình với lý do đợi sự chấp nhận lô hàng của Bộ Y tế Đài Loan, cơ quan mà công ty Cadtrak nộp đơn xin kiểm tra hàng. Sau đó không lâu, Cadtrak thông báo rằng họ chính thứctừ chối hàng của Lagergren vì Cơ quan Y tế Đài Loan tại cảng đã phát hiện ra nguy cơ mối mọt trong lô hang đồ gỗ này. Lagergren lập luận rằng, trong biên bản của Cơ quan y tế đã không có dòng chữ bác bỏ sản phẩm. Tuy nhiên, Cadtrak vẫn giữ nguyên quan điểm của mình vớI nhận định rằng: “theo thông lệ, hàng đồ gỗ phải đủ độ tin cậy để lưu kho trong vòng 12 tháng”. Cadtrak cho rằng sản phẩm mà họ đặt đã không được đảm bảo về chất lượng và bởi vậy khăng khăng không chấp nhận lô hang này. Về phía Lagergren, hãng đã có đơn kiện gửi Uỷ ban trọng tài quốc tế (Unctad) mà hai bên đã lựa chọn giải quyết khi có tranh chấp. Đơn kiện ghi rõ Cadtrak đã từ chối không đúng cách bộ chứngtừ và yêu cầu được thanhtoán khoản tiền hàng cộng lãi suất hàng năm 13%. Trước hết, Uỷ ban trọng tài cho rằng lý do duy nhất mà hàng chưa thuộc quyền sở hữu của Cadtrak – người mở thư tín dụng, là do họ đã từ chối lô hàng đó khi hàng đã đến nơi. Quyết định phải đưa ra là trong tình huống này liệu điều kiện “hàng hoá đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” được thoả mãn hay chưa? Tiếp đó, Uỷ ban trọng tài định nghĩa bản chất của thư tíndụng và cách mà người ta phải hiểu nó: “Thư tíndụng là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng mở thư tíndụngthanhtoán hoặc sẽ thanhtoán nếu các điều kiện của thư tíndụng được thoả mãn, nếu thư tíndụng đó dùng để thanhtoán (Điều 3 Quy tắc và Thực hành thống nhất tíndụngchứng từ)”.Bản chất của thư tíndụng là người bán chắc chắn sẽ được thanhtoán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ. Một đặc tính cơ bản của tíndụngchứngtừ là tính hình thức của nó. Cácchứngtừ được xuất trình chỉ có thể là đúng hoặc không đúng. Sự mập mờ ở đây không được chấp nhận. Cadtrak lập luận rằng trong trường hợp này, với việc hàng giao không được người mở thư tíndụng chấp nhận nên điều kiện “hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” đã không được thoả mãn. Nhưng theo trong tài thì việc thư tíndụng có được thanhtoán hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mở thư tíndụng (nguời mua). Việc hiểu điều kiện “hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” như vậy mâu thuẫn với mục đích của thư tíndụngchứng từ. Theo đó, việc thanhtoán không được phụ thuộc vào thiện ý hay ý chí chủ quan của Cadtrak. Ở đây, hàng của Lagergren không có bất cứ sai phạm gì theo thoả thuận giữa hai bên, mà việc hạn sử dụng của hàng hoá là do Cadtrak không kiểm chứngtừ trước, hãng có thể khởi kiện vi phạm hợp đồng chứ không thể từ chối thanhtoán được. Điều đó có nghĩa là nếu căn cứ vào lập luận của Cadtral thì hoàn toàn không an toàn cho Lagergren. Như vậy rõ ràng Cadtrak đã sai khi từ chối việc thanhtoán hoặc việc cho phép thanhtoán cho Ngân hàng Thuỵ Điển. Bởi vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định Lagergren được hưởng số tiền hàng cộng với mức lãi suất là 13%/năm trong thời gian thanhtoán quá hạn. Ba loạirủiro nêu trên đều là rủiro liên quan đến kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ của các cán bộ trong đơn vị mua hàng: theo một số báo cáo thống kê, có hơn 40% cán bộ thuộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhưng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương. Do sự yếu kém trong nghiệp vụ ngoại thương của các đơn vị XNK, vì vậy họ đã sai sót trong việc lựa chọn đối tác; không tìm hiểu kỹ, không nắm vững khả năng của bên bán dẫn đến khi không nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng theo hợp đồng vv thì kế hoạch kinh doanh bị phá vỡ. 2.1.3. Rủiro đối với Ngân hàng Rủiro kỹ thuật xuất hiện ở các khâu trong quy trình thanh toán, xảy ra khi ngân hàng tuân thủ không đúng theo quy định của luật pháp và các quy tắc được áp dụng. Ngân hàng thường gặp phải một số rủiro về kỹ thuật sau: ♦ Do công tác quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ của ngân hàng: Nghiệp vụ TTQT là một nghiệp vụ không hề đơn giản, hơn nữa, sự xuất hiện của nhiều thủ đoạn lừa đảo mới rất tinh vi trong TTQT đã làm cho nghiệp vụ này càng trở nên phức tạp, nhiều rủi ro. Chính vì vậy, các cán bộ nghiệp vụ của ta ở một số chi nhánh do chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo sâu, chưa nắm bắt kịp thời kỹ thuật nghiệp vụ nên đã dẫn đến không ít trường hợp sơ suất trong quá trình thực hiện thanh toán, gây ra thiệt hại lớn cho khách hàng và ngân hàng. Ví dụ: đối với cán bộ nghiệp vụ của ngân hàng phát hành cần phải xem xét kỹ bộ chứngtừ do nhà xuất khẩu lập để tránh trường hợp ngân hàng do không phát hiện bộ chứngtừ sai sót mà thanhtoán cho nhà xuất khẩu. Đến khi ngân hàng phát hành gửi bộ chứngtừ yêu cầu nhà nhập khẩu thanhtoán thì nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán. Khi đó, ngân hàng phát hành buộc phải chấp nhận mất tiền. Rủiro như vậy cũng có thể xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu,ngân hàng chỉ định,… ♦ Do sai sót trong quan hệ với khách hàng trong nước: Việc thu nhập, phân tích thông tin, đánh giá tình hình hoạt động trong kinh doanh của các doanh nghiệp còn chưa được đầy đủ và chặt chẽ. Có khách hàng có hiện tượng vi phạm cam kết về tài chính với ngân hàng nhưng vẫn được bảo lãnh, hay có những khách hàng làm ăn phạm pháp song ngân hàng cũng không tìm hiểu kỹ và kết quả là khi doanh nghiệp rơi vào vòng tố tụng thì ngân hàng phải chịu hết rủi ro. Trong trường hợp này, nếu ngân hàng đứng ra trả tiền thay cho các doanh nghiệp đó thì rủiro rất cao bởi vì khả năng thu hồi tiền là rất mong manh. Nhưng theo quy định của L/C thì ngân hàng mở phải có trách nhiệm trả tiền cho người bán khi người mua mất khả năng thanh toán. VD: Công ty A mua hàng với công ty B. Công ty A lập hồ sơ đề nghị ngân hàng C mở L/C. Vì công ty A là khách hàng quen của ngân hàng C nên cán bộ nghiệp vụ của ngân hàng không tiến hành thẩm định kỹ mà tiến hành phát hành L/c cho khách hàng A với mức ký quỹ thấp. Khi đó, ngân hàng C không ngờ rằng chỉ một tháng sau, công ty A vì làm ăn phạm pháp nên dẫn đến bị tố tụng và bị tuyên bố giải thể. Do vậy, ngân hàng phải đứng ra cho phần tiền mua hàng còn lại của công ty A. Các quy định về an toàntrong ký quỹ L/C, đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố, cam kết của ngân hàng chưa được áp dụng chặt chẽ. Thậm chí đối với các L/C thế chấp bằng chính lô hàng nhập cũng chưa có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ ngân hàng đối với hàng nhập về này nên khách hàng đã bán hàng và sử dụng tiền vào mục đích khác mà ngân hàng không phát hiện ra. Hậu quả lớn nhất chính là ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Mất mát về uy tín là mất mát lớn nhất và sâu sắc nhất ảnh hưởng tới vị thế của ngân hàng trong lòng thị trường. Nói tóm lại, tất cả những sai sót về mặt kỹ thuật dù từ phía nào cũng đều làm cho quá trình thanhtoán bị gián đoạn, kéo dài, thậm chí gây thiệt hại rất lớn cho các bên. 2.2. Rủiro chính trị Rủiro chính trị hay rủiro quốc gia (Country Risk) quốc gia là những rủiro về sự thay đổi chính trị, kinh tế, chính sách của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng và nhà nhập khẩu không nhận được hàng hoá, qua đó có ảnh hưởng không tốt tới ngân hàng. Những biến động về chính trị như: chiến tranh, nổi loạn, đảo chính và các biến cố chính trị xã hội khác đã gây cản trở cho việc giao nhận hàng và thanhtoán qua ngân hàng của các doanh nghiệp. Những biến động này thường khiến cho các bên xuất nhập khẩu và ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm cho L/C có thể bị huỷ bỏ gây thiệt hại cho các bên. Bên cạnh đó, biến động về môi trường pháp lý cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các bên tham gia phươngthứcthanhtoán L/C và nó cũng để lại những hậu quả đáng kể. Rủiro này xảy ra khi có sự vận dụng không thống nhất các nguồn luật điều chỉnh L/C ngoài UCP600. Nó thường xuất hiện khi có sự tranh chấp hoặc khiếu kiện giữa các bên. Ví dụ trường hợp một công ty nhập khẩu đến B xin mở một L/C cho người hưởng lợi nước ngoài. Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở L/C và giấy cam kết của khách hàng, căn cứ vào tình hình tài chính, phân tích đánh giá nhu cầu thị trường, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ 20%. Quy định mức tiền ký quỹ này là một biện pháp để ngân hàng mở tự bảo vệ mình. Khi đồng ý mở L/C cho doanh nghiệp, B cũng vận dụng kết hợp các thông lệ quốc tế không chỉ trong ngân hàng mà còn trongcác lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm . và yêu cầu vận đơn phải được theo lệnh của ngân hàng phát hành. Theo thông lệ quốc tế về vận tải, với vận đơn đó ngân hàng sẽ được quyền nhận hàng hoặc bán hàng cho khách hàng khác nếu đơn vị mở L/C không có khả năng thanhtoán hoặc có nguy cơ bị phá sản. Song thực tế lại diễn ra không theo như ý muốn của các bên tham gia. Sau khi hàng đã giao và bộ chứngtừthanhtoán đã đến ngân hàng mở - B, ngân hàng yêu cầu đơn vị nhập khẩu thanhtoán để nhận chứngtừ đi lấy hàng thì họ lại không có khả nãng thanhtoán do có nhiều hợp ðồng bị thua lỗ trýớc ðó. Sau khi không còn có hy vọng gì về việc người mua có thể thanhtoán được tiền hàng, B đã phải cầm chứngtừ hàng hoá đi nhận hàng của người nhập khẩu nhưng đã bị hải quan từ chối với lý do: “ngân hàng chỉ là người bảo lãnh chứ không phải người mua nên không được nhận hàng”. Đây là mặt hàng phải có quota nhập khẩu nên ngân hàng không có đủ điều kiện để nhận hàng hoặc bán lại cho bên thứ ba. Rõ ràng ngân hàng mở trong trường hợp này đã tìm cách tự bảo vệ mình nhưng rủiro vẫn xảy ra ngoài tầm kiểm soát. Hay chẳng hạn như trường hợp của một doanh nghiệp cung ứng vật liệu xây dựng ký một hợp đồng xuất khẩu gỗ cho một công ty C. Sau khi hợp đồng được ký kết, Nhà nước lại ban hành quyết định tăng thuế, hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Do đó doanh nghiệp đã không cung cấp được đủ số lượng cho bên nước ngoài theo đúng thời hạn. Bên C đã căn cứ vào đó để phạt thanhtoán chậm 20 ngày, gây thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp. Cùng với mất mát tài chính của đơn vị xuất khẩu, uy tín của B với tư cách là ngân hàng thông báo cũng bị ảnh hưởng. 2.3. Rủiro ngoại hối Rủiro ngoại hối là những rủiro xảy ra khi việc thanhtoán được ấn định bằng đồng tiền nước ngoài. Rủiro này xảy ra đối với tất cả các bên tham gia, nó phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là tỷ giá hối đoái và trạng thái ngoại hối về loại ngoại tệ đó của ngân hàng. ♦ Thứ nhất là vấn đề tỷ giá hối đoái: đây là một yếu tố nhạy cảm và sự biến động của nó là không thể lường trước được, nó có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của doanh nghiệp. Bởi vì khi ngoại tệ tăng giá so với nội tệ thì gây thiệt hại cho bên nhập khẩu, khi ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì sẽ gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu. Khi kí hợp đồng mua hàng, nhà nhập khẩu không thể lường trước được mức độ trượt giá đồng nội tệ so với ngoại tệ mạnh. Khi hàng nhập về, tỷ giá trượt mạnh, đối với những mặt hàng giá bán cạnh tranh không thể tăng giá được, nhà nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng vì sợ bị lỗ và vì cũng không có đủ khả năng thanh toán, khi đó thì rủiro tất yếu sẽ xảy ra đối với ngân hàng thương mại. Bản thân ngân hàng đã có những biện pháp để tự phòng ngừa những ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái một cách có hiệu quả. Tuy nhiên trong một số trường hợp, do sơ suất ngân hàng đã phải chịu một số thiệt hại do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây nên. Ví dụ: Trongthực tế ở nước ta, một số doanh nghiệp nhập khẩu thường không sẵn có ngoại tệ hoặc nếu có thì số lượng không đáng. Do đó khi cần ngoại tệ, họ sẽ chuyển nội tệ vào ngân hàng và yêu cầu ngân hàng bán ngoại tệ cho mình để thanh toán. Khi có yêu cầu mở L/C thanhtoán ngân hàng sẽ thu tiền ký quỹ đối với nhà nhập khẩu. Do trong TTQT ngoại tệ mạnh thường được sử dụng nên ngân hàng mở sẽ phải dùng số tiền đó để mua ngoại tệ. Số tiền ký quỹ mà doanh nghiệp nộp vào ngân hàng đã được tính ra ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm đó. Nếu vì một lý do nào đó ngân hàng không thực hiện ngay việc trao đổi lấy ngoại tệ tại thời điểm đó mà lùi lại một thời gian, giả sử khi đó đồng nội tệ giảm giá và ngân hàng không lường trước được điều này, ngân hàng sẽ phải mất thêm một khoản tiền để bù vào mức giảm đó khi mua ngoại tệ. Kết quả là ngân hàng sẽ bị mất một khoản tiền do sự biến động của tỷ giá hối đoái. ♦ Bên cạnh đó, nếu trạng thái ngoại hối của ngân hàng không tốt, một mặt ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng, mặt khác bản thân ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình thanhtoán cho ngân hàng. Thiệt hại xảy ra có thể về mặt tài chính vì ngân hàng phải đi vay ngoại tệ của ngân hàng khác, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng trong hoạt động thanhtoán nói riêng, hoạt động ngân hàng nói chung. Cụ thể là trường hợp xảy ra đối với Petrolimex Hà Nội. Trong quá trình thanh toán, VCB đã cố gắng cung cấp ngoại tệ để thanhtoáncác L/C đến hạn. Tuy nhiên có một vài trường hợp khi đến hạn thanh toán, ngân hàng đã không thể thanhtoán được như kế hoạch vì khi đó Petrolimex Hà Nội không kịp chuẩn bị tiền VND hoặc ngân hàng chưa có đủ ngoại tệ để bán. Kết quả chúng ta đã bị ngân hàng nước ngoài phạt. Petrolimex Hà Nội khi đó không những không quan tâm mà còn đổ lỗi cho ngân hàng vì không chuẩn bị đủ ngoại tệ để bán cho họ. Như vậy, Vietcombank vừa bị mang tiếng với ngân hàng nước ngoài vừa có trục trặc trong quan hệ với khách hàng. 2.4. Rủiro đạo đức Rủiro đạo đức là những rủiro xảy ra khi một bên tham gia phươngthức L/C cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại đến quyền lợi của một bên hoặc các bên còn lại. Trongphươngthứcthanhtoán L/C, dù quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia được quy định rõ ràng. Song không phải lúc nào những nguyên tắc đó cũng được tôn trọng. Rủiro đạo đức có thể xảy ra khi: ♦ Người xuất khẩu có nghĩa vụ phải giao hàng đúng theo hợp đồng, theo đúng L/C nhưng anh ta không giao hàng hoặc giao hàng không đúng, không đủ nhưng lại xuất trình được bộ chứngtừ hoàn hảo. Cũng có thể người bán không giao hàng vì muốn tăng giá, dẫn đến làm chậm trễ việc giao hàng . Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến người mua và đồng thời cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến ngân hàng. Nếu người mua gặp rủiro thì khả năng anh ta thanhtoán lại tiền cho ngân hàng là rất khó. Do đó ngân hàng có thể sẽ bị chậm trễ trong việc thu hồi tiền từ người mua, thậm chí nghiêm trọng hơn là sẽ không được người mua thanh toán. Người nhập khẩu có nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng mở L/C nhưng anh ta có thể cố tình trì hoãn hoặc từ chối thanh toán, từ chối nhận hàng bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi sai sót chứngtừ hoặc phát hành thư tíndụng giả mạo bởi một ngân hàng không có thực. VD: Công ty H ký hợp đồng bán 50000 thùng hột vịt muối cho công ty T - Giao hàng đợt đầu tháng 9/2005: 15000 thùng, đk giao hàng: CIF HK(incoterm 2000) - Thanh toán: L/C không hủy ngang, at sight - Giám định hàng hóa: Do Vinacontrol làm và có giá trị cuối cùng - Ngày 27/8/2005 người mua gửi thư cho công ty H với nội dung: - Chưa mở được L/C do còn mắc một số thủ tục ở HK - Đề nghị công ty H cứ giao hàng mà không chờ L/C, người mua sẽ thanhtoán bằng TTR. - Vì hàng đã sẵn sàng để giao xuống tàu và cũng tin tưởng ở những lời hứa hẹn hợp tác, hữu nghị của bạn hàng, công ty H đã chấp thuận đề nghị của công ty T (mà thực chất là chuyển từphươngthứcthanhtoán bằng L/C qua TTR). Trong trường hợp này, lẽ ra công ty H phải yêu cầu người mua chuyển tiền thanhtoán trước khi giao hàng xuống tàu hoặc chậm nhất là khi tàu rời cảng xếp hàng để hạn chế rủi ro, [...]... 2.5 Rủi rotíndụng Ngoài những rủiro kể trên, hoạt động thanhtoán quốc tế theo phương thứctíndụngchứngtừ cũng như các hoạt động khác của ngân hàng còn có thể gặp rủiro do 1 trongcác bên mất khả năng thanhtoán do các nguyên nhân khách quan như động đất, sóng thần hay do các nguyên nhân chủ quan như doanh nghiệp phá sản làm cho các bên tham gia gặp phải thiệt hại với hậu quả khôn lường (1) Rủi. .. vụ, thận trọngtrong việc giao hàng, lập chứngtừ Với các ngân hàng phải thận trọngtrongcác nghiệp vụ của mình Đặc biệt là các ngân hàng mở L/C, chỉ nên đưa những quy định quan trọng liên quan đến chất lượng, số lượng, tiêu chuẩn hàng hoá, ngày giao hàng…tránh việc đòi hỏi quá nhiều chứngtừ và nhiều nội dungtrongchứngtừ 3.2 Đối với rủiro chính trị Nguyên nhân sâu xa của loạirủiro này là môi... mất số tiền ký quỹ (2) Rủiro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanhtoán hoặc bị phá sản: Đây là loạirủiro gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngân hàng mở thư tín dụng, bởi vì ngân hàng buộc phải thanhtoán cho người bán trong khi không thể thu hồi được vốn lại từ phía người mua VD: Công ty A ở Việt Nam có giao dịch bán cho công ty B ở Nhật Bản 1000 tấn cà phê Phương thứcthanhtoán L/C không hủy ngang... phải thanh toán, nhưng thực tế thì nhà nhập khẩu lại không nhận được hàng nên họ sẽ từ chối thanh toán, khi đó rủiro xảy ra đối với ngân hàng thanhtoán (ngân hàng mở L/C) là điều chắc chắn ♦ Trong nhiều trường hợp các ngân hàng phát hành có thể cũng vi phạm những cam kết của mình như trì hoãn, hoặc từ chối thanh toán, đứng về phía người mua để gây khó khăn cho quá trình thanhtoán Điều này sẽ gây rủi. .. lại, ngân hàng không phải thanhtoán hoặc thương lượng thanhtoán theo tíndụng mà tíndụng này đã hết hạn trong lúc kinh doanh của ngân hàng bị gián đoạn” Rõ ràng khi có bất khả kháng xảy ra, nếu người Nhập khẩu hoặc ngân hàng chiếu khấu chưa kịp được chấp nhận thanhtoán thì chính họ sẽ là những người bị thiệt hại 3 Nguyên nhân: 3.1 Đối với rủiro kỹ thuật Nguyên nhân của rủiro kỹ thuật chủ yếu là... tra thu thập các thông tin chính xác về khách hàng của mình cũng như thông tin về các ngân hàng có liên quan như tình hình tài chính, khả năng thanhtoán của khách hàng và mối quan hệ của họ với các ngân hàng khác từ đó mới có thể có được những khách hàng tốt nhằm hạn chế tối đa những rủiro có thể xảy ra 3.5 Đối với rủi rotíndụng Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng... hoạt động thanhtoán quốc tế của ngân hàng, trong đó có hoạt động thanhtoán L/C 3.3 Đối với rủiro ngoại hối Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đối mặt với rủiro ngoại hối trong trường hợp tỷ giá hối đoái biến động hay trạng thái ngoại hối của ngân hàng không tốt Những tình huống này nếu xảy ra không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng tới uy tín của... uy tín và tính trung thực của đối tác, hoặc được cung cấp các thông tin không chính xác Vì vậy mà đưa ra những phán đoán và quyết định sai lầm gây nên rủirotrongthanhtoán Ngoài ra còn do việc thanhtoán L/C chỉ dựa trên bề mặt của chứng từ, không căn cứ vào thực trạng của hàng hoá, nên đã tạo khe hở cho một số cá nhân lừa đảo Để hạn chế rủiro đạo đức, vấn đề cốt lõi là phải khắc phục tình trạng... rủiro kỹ thuật chủ yếu là do trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanhtoán xuất nhập khẩu của các bên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu của L/C Điều này dẫn đến những sai sót trong quá trình lập chứngtừ và thanhtoán Một nguyên nhân không thể không nhắc đến là từ phía ngân hàng mở L/C Việc mở L/C quy định quá nhiều các điều kiện, khoản mục sẽ gây khó khăn cho người bán Để khắc phục... tới uy tín của Ngân hàng trong hoạt động thanhtoán quốc tế nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung 3.4 Đối với rủiro đạo đức Nguyên nhân sâu xa của vấn đề rủiro đạo đức đó là vấn đề thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác Đó là việc các bên tham gia không có đầy đủ những thông tin cần thiết về khả năng tài chính, về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như về uy tín và tính trung thực của đối . Các loại rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1. Khái niệm Muốn tìm hiểu về rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, . lại gồm 4 loại rủi ro chính: Rủi ro kỹ thuật, rủi ro chính trị, rủi ro hối đoái và rủi ro đạo đức, rủi ro tín dụng 2.1. Rủi ro kỹ thuật Rủi ro kỹ thuật