Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Một phần của tài liệu TỪ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN (Trang 65 - 73)

dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Phát huy sức mạnh toàn dân - yêu cầu khách quan của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay.

Bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng XHCN, bảo vệ nhân dân là yêu cầu khách quan, đồng thời là nguyên tắc bắt buộc đối với giai cấp vô sản và Đảng tiền phong của nó. Lênin đã dạy: "Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự vệ"[18,145]. Vì thế nếu "Không cầm vũ khí bảo vệ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa, thì chúng ta không thể tồn tại được". Quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Người khẳng định bảo vệ Tổ quốc không phải là hành động nhất thời mà là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, thường xuyên được chuẩn bị chu đáo toàn diện. Trong mọi hoàn cảnh "Bất cứ hoà bình hoặc chiến tranh ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước"[77,317]. Phải sẵn sàng đối phó với chiến tranh xâm lược của kẻ thù vì theo Người đã khẳng định: CNĐQ, "đánh chết cái nết không chừa", bản chất hiếu chiến xâm lược của chúng không bao giờ thay đổi.

Ngày nay, tình hình trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt từ sau sự kiện các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, CNĐQ đứng đầu là đế quốc Mỹ càng ra sức chống phá phong trào cách mạng thế giới. Sự kiện chiến tranh xâm lược Apganistan, chiến tranh I Rắc cho thấy, các thế lực hiếu chiến đang thực hiện âm mưu dựa vào ưu thế kinh tế, quân sự, thực hiện chiến lược "đánh đòn phủ đầu"; lợi dụng việc "chống chủ nghĩa khủng bố" để chống phá cách mạng, khuất phục tinh thần chiến đấu của nhân dân các nước đòi độc lập dân tộc và quyền tự quyết trên thế giới. Chúng đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", đồng thời kết hợp triển khai loại hình chiến tranh mới "chiến tranh công nghệ cao" nhằm thực hiện mưu đồ thống trị thế giới.

Đúng như nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX và hội nghị BCHTƯ lần thứ 8 (khoá IX) của Đảng khẳng định: "Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính phức tạp ngày càng tăng. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới"[12,13-14].

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Đông nam Á là khu vực đang phát triển năng động, song "vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định".

Trong nước, những năm tới nước ta có những thuận lợi lớn, đồng thời cũng đang tồn tại nhiều thách thức, khó khăn.

Thuận lợi cơ bản là tiềm lực và vị thế quốc tế của nước ta đã được tăng cường; Đảng có bản lĩnh chính trị vững vàng, dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo, có đường lối đổi mới đúng đắn được nhân dân đồng tình ủng hộ; nhân dân có truyền thống yêu nước, đoàn kết tin tưởng vào Đảng, năng động sáng tạo trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc; LLVT tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân, luôn làm tròn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Về thách thức: thách thức lớn đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vẫn là bốn nguy cơ mà Đảng đã xác định: tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng XHCN, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, "diễn biến hoà bình" của CNĐQ và các thế lực thù địch. Các nguy cơ diễn biến đan xen phức tạp không thể xem nhẹ nguy cơ nào.

Những yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, các vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nếu không được kịp thời khắc phục có hiệu quả sẽ là nguy cơ tiềm ẩn làm ảnh hưởng tới sức mạnh của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hoạt động "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch vẫn gia tăng; các hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta còn đang tiếp diễn.

Mặt khác, thực trạng những yếu kém và khuyết điểm tồn tại trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội hiện nay đòi hỏi chúng ta cần quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về toàn dân kháng chiến vào thực hiện quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Quán triệt tinh thần nghị quyết Đại hội IX của Đảng, tại Hội nghị lần thứ 8 BCHTƯ Đảng khoá IX đã xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay: "Một là, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN"[7,45].

Từ thực tế tình hình và mục tiêu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đại hội IX của Đảng khẳng định : "Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân"[12,39-40].

Nắm vững quan điểm của Đại hội IX, nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ 8 (khoá IX) chỉ rõ : "Sức mạnh của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chính là sức mạnh tổng hợp. Trong đó sức mạnh bên trong của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định"[7,46].

Như vậy, quan điểm nhất quán của Đảng ta là: muốn có một nền quốc phòng vững mạnh đủ sức ngăn chặn và đập tan mọi âm mưu, hành động xâm lược của kẻ thù với mọi quy mô, hình thức, kể cả bằng "chiến tranh công nghệ cao" thì nhất thiết phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, huy động tập hợp lực lượng toàn dân tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Để phát huy vai trò sức mạnh toàn dân, sẵn sàng tiến hành thắng lợi chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay cần làm tốt những biện pháp lớn sau:

Một là, tăng cường công tác giáo dục đường lối chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

trong tình hình mới cho toàn Đảng, toàn dân. Không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Tuyên truyền, giáo dục nhằm làm cho mỗi người dân đều nhận rõ vai trò sức mạnh đoàn kết toàn dân trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay. Xác định nhiệm vụ tăng cường, củng cố quốc phòng sẵn sàng tiến hành thắng lợi chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người, của tất cả các cấp, các ngành…, "của cả hệ thống chính trị".

Hai là, thường xuyên chú trọng công tác xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh "Coi xây

dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ"[7,49]; xây dựng Nhà nước vững mạnh trong sạch, giải quyết tốt mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; xây dựng lòng tin vững chắc của nhân dân với Đảng. Tăng cường công tác rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có đủ năng lực và phẩm chất lãnh đạo, tập hợp nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, không ngừng phát triển, hoàn thiện đường lối chiến tranh nhân dân, quốc phòng

toàn dân bảo vệ Tổ quốc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện mới. Chú trọng nghiên cứu vận dụng sáng tạo truyền thống, nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha ta, đi đôi với việc kịp thời tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn các cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ và các thế lực hiếu chiến tiến hành trong những năm gần đây, nhằm không ngừng phát triển nghệ thuật đánh giặc trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo đủ sức đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược theo kiểu "chiến tranh công nghệ cao" của địch. Kịp thời thể chế hoá bằng pháp luật các chủ trương chính sách về quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới.

Bốn là, thường xuyên phát huy cao độ vai trò làm chủ và ý thức tự giác tham gia vào sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi người dân. Không ngừng mở rộng dân chủ XHCN đi đôi với tăng cường trật tự kỷ cương; giải quyết kịp thời những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc. Ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng các vấn đề kinh tế -xã hội, các vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống Đảng, Nhà nước và phá hoại sự nghiệp quốc phòng toàn dân.

Sẵn sàng đánh địch toàn diện trên tất cả các lĩnh vực tạo sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Quy luật của chiến tranh là "mạnh được yếu thua", là sự đọ sức toàn diện giữa các bên tham chiến. Các cuộc chiến tranh ngày nay cũng không vượt ra ngoài phạm vi chi phối của qui luật đó. Bởi vậy cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của chúng ta ngày nay nhằm chống chiến tranh xâm lược của kẻ thù với mọi quy mô, hình thức phải được tiến hành toàn diện cả về chính trị, quân sự , kinh tế, văn hoá, ngoại giao…

Do đó, trong thời bình phải thường xuyên phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng tiềm lực quốc phòng vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc khi chiến tranh xảy ra. Tiềm lực quốc phòng vững mạnh toàn diện được thể hiện trên một số lĩnh vực cụ thể sau:

Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần vững mạnh phát huy cao độ yếu tố chính trị tinh thần, tạo sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trong mọi tình huống. Đây là nhân tố cơ bản tạo tiềm lực quốc phòng, là nền tảng tạo sức mạnh quân sự, nó quyết định hiệu quả việc sử dụng phát huy các tiềm lực khác; là ưu thế tuyệt đối của chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc XHCN. Tiềm lực chính trị tinh thần vững mạnh phải được xây dựng trên cơ sở chế độ chính trị xã hội XHCN ngày càng phát triển, không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao giác ngộ chính trị và ý thức cảnh giác cách mạng của nhân dân, giữ vững lòng tin của nhân dân với Đảng.

Xây dựng tiềm lực kinh tế là chuẩn bị khả năng kinh tế có thể khai thác huy động để phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đây là nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển của tiềm lực quốc phòng. Theo quan điểm

của Chủ tịch Hồ Chí Minh "thực túc binh cường", do đó xây dựng tiềm lực kinh tế cho quốc phòng có ý nghĩa chính trị xã hội đặc biệt quan trọng, là cơ sở nền tảng vật chất bảo đảm củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay xây dựng tiềm lực kinh tế theo Đảng ta xác định là"… đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ…"[7,50]. Phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường khả năng quốc phòng, chú trọng phát triển công nghiệp quốc phòng lưỡng dụng (vừa phục vụ nhu cầu quốc phòng, vừa tham gia phục vụ nhu cầu xã hội).

Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ, là chuẩn bị khả năng khoa học công nghệ có thể huy động nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt, lâu dài của xã hội và quốc phòng. Đây là nhân tố cơ bản để hiện đại hoá quốc phòng. Cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, quyết định đến sức mạnh quốc phòng.

Nhận rõ vai trò vị trí quan trọng của khoa học công nghệ, hiện nay Đảng ta xác định phải chú trọng phát triển khoa học công nghệ một cách toàn diện, đồng thời phải "Chú trọng phát triển khoa học- công nghệ gắn với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc"[7,55].

Xây dựng tiềm lực quân sự cho quốc gia là xây dựng khả năng vật chất và tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh quân sự đảm bảo phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, đảm bảo cho chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh quân sự phản ánh sức mạnh của đất nước, thể hiện trực tiếp ở sức mạnh của LLVT. Vì vậy phải chú trọng xây dựng LLVT ba thứ quân ngày càng vững mạnh, đặc biệt chú ý xây dựng QĐND theo hướng "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại"[12,40]. Xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cần thiết cho LLVT cả trong thời bình và thời chiến. Trong tình hình hiện nay, để sẵn sàng đối phó với kiểu "chiến tranh công nghệ cao", phải ra sức củng cố phát triển lực lượng phòng không nhân dân rộng khắp, đồng thời phải chú trọng đầu tư phát triển một số quân, binh chủng kỹ thuật hiện đại như không quân, tên lửa chiến lược… đáp ứng yêu cầu "phòng tránh", "đánh trả" kịp thời, hiệu quả. Thực hiện tốt mục tiêu

bảo toàn lực lượng, bảo vệ nhân dân, tiêu hao tiêu diệt lực lượng và phương tiện chiến tranh của địch.

Mặt khác, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện cũng đòi hỏi xây dựng tiềm lực quốc phòng phải gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện tốt việc tổ chức, bố trí lực lượng toàn diện và tiềm lực các mặt của toàn dân trên toàn bộ lãnh thổ theo mục tiêu, kế hoạch thống nhất trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Để bảo đảm trong điều kiện thời bình chống lại hiệu quả âm mưu "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, can thiệp vũ trang của các thế lực thù địch. Đồng thời, khi xảy ra chiến tranh, sự bố trí đó sẽ là nền tảng triển khai thực hiện chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc một cách nhanh chóng.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân đòi hỏi phải xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc; kết hợp xây dựng hậu phương chiến lược quốc gia với hậu phương các vùng và khu vực. Xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc làm nền tảng cho thế trận quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Gắn xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn diện với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân nhằm không

Một phần của tài liệu TỪ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN (Trang 65 - 73)