Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng động viên toàn dân tập trung sức mạnh đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1951 1954)

Một phần của tài liệu TỪ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN (Trang 53 - 65)

mạnh đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1951 - 1954)

Sau chiến thắng vang dội của chiến dịch Biên Giới, tháng 2 năm 1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã họp tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang. Tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị đánh giá những chuyển biến lớn trên thế giới, những bước phát triển của cách mạng Việt Nam và đề ra phương hướng nhiệm vụ mới nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Đánh giá kết quả cuộc kháng chiến chống Pháp, Người nói: "Địch âm mưu đánh chớp nhoáng… thì Đảng và Chính phủ ta nêu khẩu hiệu: trường kỳ kháng chiến. Địch âm mưu chia rẽ thì ta nêu khẩu hiệu: đoàn kết toàn dân. Thế là ngay từ đầu, chiến lược ta đã thắng chiến lược địch". Để đưa cuộc kháng chiến trường kỳ đến thắng lợi, Người chỉ rõ: "Chúng ta phải dùng tinh thần hăng hái của toàn dân để tìm cách giải quyết sự thiếu kém vật chất" [64,163]

Phân tích sự chuyển biến so sánh lực lượng giữa ta và địch, Hồ Chí Minh cho rằng: lúc đầu kháng chiến, quân đội ta là một quân đội ấu thơ… quân đội địch là một quân đội nổi tiếng trong thế giới… chúng lại có đế quốc Anh, Mỹ giúp… cho nên có người chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn ở hiện trạng với con mắt hẹp hòi mà cho rằng cuộc kháng chiến của ta là "châu chấu đá voi". Nhưng theo Hồ Chí Minh: chúng ta theo chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta không nhìn vào hiện tại, mà lại nhìn vào tương lai, tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc mà quả quyết rằng:

"Nay tuy châu chấu đá voi

Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra" [64, 164].

Thực tế phát triển của cuộc kháng chiến đã và đang chứng minh sự thất bại của "voi" thực dân và sự trưởng thành, phát triển oai hùng của quân và dân ta.

Bàn về phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Người chỉ rõ: "Trong công việc xây dựng và phát triển quân đội, chúng ta phải ra sức đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố công tác chính trị và quân sự trong bộ đội ta… phải làm cho quân đội ta thành một quân đội chân chính của nhân dân. Đồng thời phải phát triển và củng cố dân quân du kích về mặt: tổ chức, huấn luyện, chỉ đạo và sức chiến đấu. Phải làm cho lực lượng của dân quân du kích thành những tấm lưới sắt rộng rãi và chắc chắc, chăng khắp mọi nơi, địch mò đến đâu là mắc lưới đến đó" [64, 171].

Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng là một văn kiện lịch sử, trong đó phản ánh rõ nét những quan điểm tư tưởng chính trị, quân sự của Người về chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân và xây dựng lực lượng vũ

trang nhân dân, được hình thành và kiểm nghiệm từ trong thực tiễn quá trình kháng chiến của quân và dân ta.

Sau thất bại nặng nề trong năm 1950, thực dân Pháp rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Dựa vào viện trợ quân sự của Mỹ, Chính phủ Pháp cử tướng Đờ lát Đờ tát xinhi sang làm tổng chỉ huy kiêm cao uỷ Pháp ở Đông Dương và tiếp tục âm mưu triệt để thực hiện chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt", tổ chức phản công để giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.

Thực hiện ý đồ trên, thực dân Pháp ra sức tăng cường quân cơ động, xúc tiến xây dựng phòng tuyến "boong ke" bao vây vùng đồng bằng Bắc Bộ, tăng cường càn quét, bắt lính… gây cho ta nhiều tổn thất, làm cho phong trào đấu tranh một số nơi bị giảm sút.

Thời kỳ này, ta cũng mở liên tiếp ba chiến dịch: chiến dịch Trung du (12/1950), chiến dịch Đường số 18 (3/1951) và chiến dịch Hà - Nam - Ninh (5/1951) nhằm làm thay đổi tình thế ở Đồng bằng. Ta đã tiêu diệt được nhiều địch, nhưng do trình độ tác chiến còn hạn chế nên chưa đạt được mục tiêu chiến lược đề ra.

Dự hội nghị kiểm thảo sau chiến dịch đường số 18, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cán bộ chỉ huy nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, đề cao trách nhiệm. Người dạy phải tăng cường đoàn kết nội bộ "từ tiểu đội trưởng trở lên, từ tổng tư lệnh trở xuống" phải hết sức gương mẫu và săn sóc bộ đội.

Đi đôi với chỉ đạo bộ đội chủ lực, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng rất chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh chiến tranh du kích ở mặt trận sau lưng địch.

Tháng 9 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ Hội nghị lần thứ hai của Trung ương Đảng về công tác trong vùng tạm chiếm và vùng du kích, Người chỉ rõ những thiếu sót và đề ra nhiệm vụ, hình thức đấu tranh ở từng vùng. Năm 1951, Người viết bài "Đẩy mạnh chiến tranh du kích" đăng trên báo cứu quốc, khái quát vai trò, nguyên tắc và phương pháp đánh du kích.

Năm 1952, Người dự hội nghị chiến tranh du kích do Bộ Tổng tư lệnh triệu tập và phát biểu nhấn mạnh: "Mục đích của du kích chiến cũng không phải là ăn to đánh lớn mà phải tỉa dần,

đánh làm sao cho nó ăn không ngon, ngủ không yên, không thở được, bị hao mòn về tinh thần và vật chất rồi đi đến chỗ bị tiêu diệt"[70, 525]. Người chỉ đạo Tổng quân uỷ đưa một số đơn vị chủ lực vào tác chiến ở mặt trrận sau lưng địch để thúc đẩy hỗ trợ phong trào toàn dân kháng chiến. Người nhắc nhở "Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đều phải bám sát lấy dân… phải bảo vệ, giúp đỡ, giáo dục nhân dân… phải vận động nhân dân để dân tự nguyện tự giác…."[70, 525].

Về phía thực dân Pháp, sau một năm ra sức củng cố thế phòng ngự, tăng cường bình định vùng chiếm đóng, tăng lực lượng, cuối năm 1951 chúng mở cuộc phản công lớn đánh ra Hoà Bình nhằm cắt đường tiếp tế, phá sự chuẩn bị tiến công của ta, nhử chủ lực ta để tiêu diệt nhằm giành lại quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.

Nắm bắt âm mưu của địch, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động viên toàn quân và dân ta: "Trước kia ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội tốt cho ta. Muốn thắng lợi, thì phải tích cực, tự động, bí mật, mau chóng, kiên quyết, dẻo dai. Chắc thắng mới đánh… Các lực lượng phải phối hợp nhau chặt chẽ để tiêu diệt sinh lực của địch, để đánh tan kế hoạch thu đông của chúng"[67, 341].

Theo chỉ đạo của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, Bộ tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch vây đánh địch ở Hoà Bình, đồng thời đưa một bộ phận chủ lực tiến vào vùng địch tạm chiếm đóng ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ phát triển chiến tranh du kích. Thực hiện đánh địch trên cả hai mặt trận trước mặt và sau lưng và sự phối hợp chặt chẽ giữa hai mặt trận đó.

Kết quả là tại mặt trận sau lưng địch, ta tiêu diệt hàng loạt vị trí then chốt của địch tạo điều kiện cho nhân dân kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Trên mặt trận Hoà Bình, ta vây đánh và tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, buộc quân Pháp phải rút chạy sau bốn tháng bị ta vây đánh. Âm mưu giành lại thế chủ động của địch bị đánh bại.

Thắng lợi trong chiến dịch Hoà Bình và ở vùng sau lưng địch năm 1951-1952, chứng minh các nguyên tắc chỉ đạo tác chiến mà Hồ Chí Minh đề ra (tích cực, tự động, bí mật, mau chóng, kiên quyết, dẻo dai, chắc thắng mới đánh) là đúng đắn, sáng tạo phù hợp với quy luật phát triển của chiến tranh nhân dân ở Việt Nam, đưa đến những thắng lợi ngày càng to lớn hơn.

Mùa thu năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Tây Bắc, chuyển hướng tiến công chiến lược lên vùng rừng núi phía Tây. Tại hội nghị phổ biến kế hoạch chiến dịch Tây Bắc (9/1952) Người động viên cán bộ, chiến sĩ quyết tâm là chiến dịch này phải đánh cho thắng lợi. Quyết tâm của Trung ương chưa đủ, mà còn phải truyền cái quyết tâm đó cho các chú. Trung ương và các chú quyết tâm cũng chưa đủ, mà phải làm cho quyết tâm đó xuống đến mọi người chiến sĩ… quyết tâm đó phải thành một khối thống nhất từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.

Với quyết tâm cao và sự chuẩn bị chu đáo, chiến dịch Tây Bắc được bắt đầu ngày 14/10/1952, ta đã tiêu diệt tất cả các vị trí địch từ Sông Thao đến Tả Ngạn Sông Đà, giải phóng một vùng rộng lớn từ Mộc Châu đến Điện Biên Phủ. Đồng thời, đánh bại cuộc hành quân của địch lên hậu phương chiến dịch của ta ở Phú Thọ, Tuyên Quang. Vùng căn cứ Việt Bắc được mở rộng, củng cố. Bộ đội ta có bước tiến bộ rõ rệt về cách đánh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt cho toàn dân kháng chiến.

Sau chiến dịch Tây Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ thoả thuận với Trung ương Đảng, Chính phủ Lào đưa quân tình nguyện Việt Nam sang cùng quân giải phóng Lào mở chiến dịch Thượng Lào.

Thực hiện lời dạy của Người: "Giúp bạn tức là tự giúp mình", Bộ đội ta cùng quân dân Lào đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Căn cứ kháng chiến của nước bạn được mở rộng, tạo thế tiến công mới thuận lợi cho nhân dân ba nước Đông Dương chống Pháp.

Trước những diễn biến của cục diện chiến tranh ngày càng có lợi cho ta, tháng 1 năm 1953, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 được triệu tập. Trong bản báo cáo quan trọng đọc tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển và cụ thể hoá đường lối cách mạng dân tộc dân chủ

nhân dân và đường lối kháng chiến toàn dân của Đảng. Người nhấn mạnh hai nhiệm vụ chủ yếu để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi: Một là về chỉ đạo kháng chiến và chính sách quân sự trong giai đoạn tiến công chiến lược; hai là phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất.

Về chỉ đạo kháng chiến và chính sách quân sự trong giai đoạn tiến công chiến lược, Người nêu lên mười chính sách quân sự với: phương hướng chiến lược là "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng và tiêu diệt sinh lực địch mở rộng vùng tự do"[71, 13]; xác định chiến trường chính là Bắc Bộ; đẩy mạnh đấu tranh du kích ở vùng sau lưng địch để tiêu diệt tiêu hao địch; tăng cường xây dựng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, đồng thời đẩy mạnh "xây dựng những tổ chức dân quân du kích không thoát ly sản xuất"; phối hợp đánh địch ở mặt trận trước mặt và sau lưng địch một cách linh hoạt; nhận rõ tính chất trường kỳ kháng chiến, chú ý giữ gìn sức chiến đấu; tăng cường công tác chính trị, rèn luyện kỷ luật, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội; tăng cường công tác huấn luyện quân sự, bồi dưỡng cán bộ…; có kế hoạch xây dựng và bổ xung bộ đội; tăng cường và cải thiện dần việc trang bị cho bộ đội.

Mười chính sách quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tổng kết những kinh nghiệm chỉ đạo toàn dân kháng chiến trong những năm kháng chiến đã qua, đồng thời là phương hướng cơ bản để đưa cuộc kháng chiến toàn dân đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Về chính sách ruộng đất, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông dân là tối đại đa số trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là nông dân, vì nông dân là lực lượng đông nhất chống phong kiến chống đế quốc" [71, 15]. Vì vậy "Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công ắt phải dựa vào quần chúng nông dân. Muốn dựa vào quần chúng nông dân ắt phải bồi dưỡng lực lượng của họ. Muốn nông dân có lực lượng dồi dào thì phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc, nhà ở… Vì thế, muốn kháng chiến thắng lợi không những phải đánh đổ đế quốc mà còn đánh đổ cả phong kiến địa chủ" [72, 23]. Vì vậy phải phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất.

Tháng 2 năm 1953, Hội nghị liên tịch giữa Ban thường vụ Quốc hội và uỷ Ban Liên Việt toàn quốc nhất trí tán thành nghị quyết về phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng. Thực hiện chủ trương đó, tháng 4 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh về

ruộng đất. Tháng 11 năm 1953, Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, cải thiện đời sống cho nông dân, bồi dưỡng lực lượng toàn dân, đẩy mạnh sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến; Hội nghị thông qua Cương lĩnh ruộng đất của Đảng. Sự ra đời của Cương lĩnh ruộng đất đã đáp ứng nguyện vọng hàng ngàn đời của nông dân Việt Nam.

Trên thực tế, từ tháng 4 năm 1953 đến tháng 7 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã lãnh đạo nông dân tiến hành năm đợt giảm tô và một đợt cải cách ruộng đất ở một số vùng tự do giành thắng lợi.

Thắng lợi của giảm tô và cải c ách ruộng đất đã trực tiếp thúc đẩy sản xuất, chủ yếu là sản xuất lương thực phát triển mạnh mẽ (phụ lục số 4). Qua đó lực lượng kháng chiến càng được tăng cường, toàn dân nô nức đem hết sức người, sức của đóng góp cho kháng chiến (phụ lục số 5), với khẩu hiện "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng". Mặt khác, tin thắng lợi của giảm tô và cải cách ruộng đất ở hậu phương dội đến tiền tuyến càng làm nức lòng cán bộ chiến sĩ ta, tăng thêm quyết tâm thi đua giết giặc lập công. Kết quả này đã động viên mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến, làm phong phú thêm tư tưởng toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nó đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau gần bảy năm tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp ngày càng bị thất bại nặng nề. Nước Pháp lâm vào tình trạng khó khăn cả về chính trị, kinh tế… Vấn đề cấp thiết đặt ra cho đế quốc Pháp là: hoặc phải thắng nhanh, hoặc chịu thất bại, hay để Mỹ nhảy vào thay thế.

Trước thực trạng thất bại triền miên trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp buộc phải tăng cường xin viện trợ của Mỹ, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh chiến tranh, hòng tìm lối thoát bằng thắng lợi quân sự.

Theo đó, tháng 5 năm 1953 Pháp cử tướng Hăng-Ri Nava sang làm tổng chỉ huy quân viễn chính Pháp ở Đông Dương. Với việc đưa ra "kế hoạch NaVa", âm mưu của Pháp- Mỹ là

trong 18 tháng sẽ chuyển bại thành thắng. NaVa chủ trương xây dựng khối chủ lực mạnh, thực hiện kế hoạch tác chiến theo hai bước: Bước một, trong Đông Xuân 1953 giữ thế phòng ngự chiến lược, tránh quyết chiến ở phía Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở phía Nam nhằm chiếm đóng vùng tự do của ta. Bước hai, từ Đông Xuân 1954-1955 sẽ tập trung lực lượng quyết chiến với ta ở phía Bắc, giành thắng lợi quyết định. Đây là một kế hoạch lớn thể hiện cố gắng cuối cùng của Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhận rõ âm mưu của kẻ thù, tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để quyết định chủ trương tác chiến trong Đông Xuân 1953 - 1954.Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị phê chuẩn phương án tác chiến của Tổng quân uỷ xác định hướng tiến công chiến lược là:

Một phần của tài liệu TỪ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w