GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo

14 426 0
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH 3.1.1. Vị trí địa lý Châu Thành là huyện nằm ở cực nam của tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp với sông Tiền, phía nam giáp vời huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp với thị xã Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp với thị xã Sa Đéc. Huyện Châu Thành hiện có 11 xã và 1 thị trấn: An Hiệp, An Bình, Tân Phú Trung, Tân Phú, Tân Nhuận Đông, Hoà Tân, Phú Long, An Nhơn, Phú Hựu, An Khánh, An Phú Thuận và thị trấn Cái Tàu Hạ, tổng cộng có 45 ấp. Huyện Châu Thành nằm cặp sông tiền với chiều dài 12 km, có sông Sa Đéc chảy qua, có hệ thống kênh trục chính nối ra sông Hậu, ngoài việc cung cấp nước ngọt còn tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển giao thông thủy. Đồng thời huyện nằm cách Quốc Lộ 1A cách cầu Mỹ Thuận 4 km, dọc Quốc Lộ 80 và tỉnh lộ 853 - 854 với chiều dài 36 km. Ngoài ra còn có 12 đường huyện. Đây là điều kiện tốt cho việc vận tải lương thực, thuỷ sản, vật tư … đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 3.1.2 Diện tích Diện tích đất tự nhiên của huyện Châu Thành theo thống kê của ban địa chính huyện là 246.000 ha chiếm 7,23% diện tích đất của tỉnh Đồng Tháp. Trong đó đất sử dụng cho SXNN là 36.970 ha, đất chuyên dùng là 882,7 ha, đất ở là 1.317,2 ha, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 855 ha, đất chuyên dùng khác là 2.400 ha. Huyện có nhiều kênh rạch chằng chịt bồi đắp cho đồng ruộng, đất đai khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. 3.1.3 Tài nguyên đất đai và khí hậu Huyện Châu Thành Là một huyện cù lao chịu ảnh hưởng thủy triều của sông Tiền. Quanh năm có nước ngọt dồi dào, phù sa bồi đắp khi lũ về, đất đai màu mỡ lại chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo, có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình 26,4 o C, lượng mưa hàng năm 1500 mm . Huyện Châu Thành có các yếu tố trên nên rất thuận lợi để SXNN. 3.1.4 Về tình hình kinh tế xã hội và nguồn nhân lực Huyện Châu Thành có tổng số dân là 157.713 (năm 2000) chiếm 9,93% về dân số của tỉnh, mật độ 674 người/km 2 . Tổng số hộ trong huyện là 32.877 hộ trong đô hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 73,65% cả huyện. Số người trong độ tuổi lao động là 74.926 người (trong đó nông nghiệp chiếm 86%). Đất đai thì màu mỡ được phù sa bồi đắp hàng năm, nguồn nước ngọt dồi dào, thời tiết khí hậu ôn hòa. Lực lượng lao động đồi dào, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong SXNN nên thuận lợi phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Huyện Châu Thành thực hiện phát triển kinh tế theo cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - thương mại, dịch vụ, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, trong những năm qua kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện có bước phát triển khá toàn diện, từng bước chuyển dịch cơ cấu đạt kết quả. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2005 là 9,37%, riêng năm 2005 là 12,02%, năm 2006 là 13.85%, năm 2007 là 14.53%. Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2007 là 32.447 ha, giảm so với năm 2006 là 2.214 ha. Tổng sản lượng lương thực thu hoạch đạt 163.865 tấn, năng xuất bình quân đạt trên 5 tấn/ha, bình quân lương thực đạt 998 kg/người. Cơ cấu kinh tế như sau: khu vực nông nghiệp, thủy sản chiếm 69%, công nghiệp-xây dựng chiếm 12% còn lại 19% là thương mại dịch vụ. Các ngành nghề chủ yếu của huyện như SXNN (năm 2007 là 20.177 ha) trồng chủ yếu là lúa (15000 ha) và cây ăn trái (5000 ha) như nhãn, cam, quýt, bưởi, ổi, xoài …, Thủy sản (107 ha) chủ yếu nuôi cá da trơn, tôm càng xanh, cá lóc, điêu hồng… Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… phát triển khá ở các lĩnh vực ngoài quốc doanh, các ngành nghề truyền thống cũng được phát huy như: Sản xuất gạch ngói, đóng xuồng ghe, lò rèn, làm bột . đã thu hút hàng ngàn lao động nhàn rỗi góp phần giải quyết việc làm cho trên 90.000 người dân trong và ngoài huyện. Giá trị tổng sản lượng từ khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ năm 2007 đạt 123.662 triệu đồng, năm 2006 đạt 108.052 triệu đồng.Tại trung tâm các xã thuộc huyện đều có các chợ xã, các mặt hàng buôn bán đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là bà con nông thôn ở vùng sâu. 3.1.5 Thực trạng các hộ SXNN tại huyện Châu Thành Hộ SXNN ở huyện Châu Thành nói riêng và của tỉnh Đồng Tháp nói chung đểu có những nét cơ bản giống nhau. Đây là những hộ gia đình sống chủ yếu là làm nghề nông như làm ruộng, chăn nuôi heo, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, Đặc điểm chung của các hộ SXNN là mang tính chất nhỏ lẻ, không tập trung, trình độ canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp cũng thể hiện những đặc điểm rất rõ nét của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dân cư đa số sống ở nông thôn chiếm khoảng 80% dân số của huyện, nghề nghiệp chủ yếu làm nghề nông, sống hòa mình với ruộng vườn. Trong SXNN địa phương đã chú trọng thay đổi cơ cấu giống lúa có năng suất chất lượng cao, phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng và có hiệu quả. Huyện đã đầu tư xây dựng các đồng mẩu, các hợp tác xã nông nghiệp, thực hiện chương trình khuyến nông và phòng trừ dịch hại tổng hợp. Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2007 là 32.447 ha, giảm so với năm 2006 là 2.214 ha. Tổng sản lượng lương thực thu hoạch đạt 163.865 tấn, năng xuất bình quân đạt trên 5 tấn/ha, bình quân lương thực đạt 998 kg/người. Diện tích vườn của huyện Châu Thành là 6.133 ha, trong đó vườn chuyên canh là 5.668 ha , diện tích vườn tạp còn 464 ha . Ngoài việc trồng cây ăn trái như: nhãn, cam, quýt, bưởi, ổi, xoài … nông dân còn phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm tận dụng diện tích ao hồ, bãi bồi. Về chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển đáng kể, nhất là chăn nuôi heo. Tổng số gia súc gia cầm năm 2005 là 345.898 con (trong đó gia súc 41.683 con, gia cầm 304.215 con). Những năm gần đây do tình giá cả hàng hóa, chi phí đầu vào tăng cao lại thêm có nhiều dịch bệnh lây lan kéo dài khiến cho lợi nhuận bị giảm sút, nhu cầu vốn của người dân tăng cao rất cần đến nguồn vốn từ phía Ngân hàng. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải có phương hướng dự trù nguồn vốn đủ để đáp ứng vốn cho các hộ SXNN. 3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển NHN o &PTNT huyện Châu Thành là một trong những chi nhánh của NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp. Tên giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành - Đồng Tháp. Trụ sở giao dịch: Số 191, quốc lộ 80, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại: 067.8406236 Giám đốc: Ông Trần Công Quyền Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng đã qua ba lần đổi tên. Theo sự biến đổi của nền kinh tế, trong đó lĩnh vực tài chính Ngân hàng nói riêng và những yêu cầu cần thiết trong lĩnh vực này thì tháng 8 năm 1988, NHNN Việt Nam chi nhánh huyện Châu Thành đổi tên thành Ngân hàng Phát triển nông thôn và hoạt động kinh doanh đa năng hơn. Tháng 10 năm 1990 lại đổi tên thành NHNo huyện Châu Thành. Trong quá trình hoà nhập vào cơ chế mới, hoạt động của Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên mà NHNo huyện Châu Thành ngày càng khẳng định đượcvị trí của mình trong quá trình đưa nền kinh tế huyện nhà ngày một phát triển đi lên. Ngày nay, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành đã thật sự trở thành người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cá thể sản xuất kinh doanh và nông dân trên địa bàn huyện. Như vậy, xét về mặt pháp lý thì NHN o &PTNT nông thôn huyện Châu Thành là doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động tín dụng với các loại hình kinh doanh chủ yếu sau: - Nhận tiền gởi ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD). - Phát hành kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích với các kỳ hạn tương ứng. - Nhận dịch vụ mở tài khoản của tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh thông qua hệ thống máy vi tính một cách an toàn, chính xác. - Cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế bao gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, xây dựng, nhà ở, kinh tế phục vụ gia đình…, với thủ tục thật đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi. - Cầm cố các loại giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu…do NHNo&PTNT phát hành, và cầm cố các loại trái phiếu kho bạc nhà nước. - Thực hiện các dịch vụ cho vay uỷ thác. - Thực hiện các dịch vụ cho thuê tài chính. - Thực hiện các dịch vụ về công tác ngân quỹ thu đổi ngoại tệ. 3.2.2 Cơ cấu tổ chức 3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành được thể hiện qua sơ đồ: Phòng kế hoạch & kinh doanh PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC Phòng hành chánh nhân sự Phòng kế toán, Ngân quỹ Hình 1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của NHN o &PTNT chi nhánh huyện Châu Thành NHN o &PTNT huyện Châu Thành có trụ sở ven Quốc lộ 80, phía Đông giáp thị xã Vĩnh Long, phía Tây giáp thị xã Sa Đéc. Biên chế hoạt động gồm 27 cán bộ viên chức, trong đó có 16 người nam và 11 nữ. Tất cả cán bộ điều được bố trí vào các vị trí hợp lý và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức của NHN o &PTNT huyện Châu Thành gồm có Ban giám đốc (01Giám đốc và 01 Phó giám đốc) và 03 phòng ban trực thuộc. Tùy tình hình đặc điểm của mỗi phòng ban mà có nhiệm vụ riêng. 3.2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.2.2.1 Giám đốc - Giám đốc phụ trách chung về hoạt động của NHNo huyện Châu Thành, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai, thực hiện các công việc của Phó giám đốc. - Chịu trách nhiệm cuối cùng về các quyết định giải quyết công việc của phó Giám đốc trong phạm vi công việc được phân công ủy quyền. - Tại các cuộc hợp của ban Giám đốc, Giám đốc thông tin cho các thành phần dự hợp về các chủ trương, chính sách và quan điểm của Đảng, Nhà Nước, các ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Ngoài những lĩnh vực đã phân công hoặc ủy quyền cho phó Giám đốc, các trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ. Với cương vị phụ trách chung, Giám đốc trực tiếp chỉ đạo, giải quyết một số công việc sau: + Các lĩnh vực nghiệp vụ mà Giám đốc trực tiếp giải quyết. + Những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều phòng chuyên môn nghiệp vụ đã được phó Giám đốc phụ trách chỉ đạo nhưng còn có ý kiến khác nhau. + Quyết định hoặc thông qua nội dung việc triển khai, thử nghiệm các sản phẩm dịch vụ mới. + Những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của phó Giám đốc. + Theo yêu cầu điều hành thấy cần thiết phải trực tiếp giải quyết một số công việc để phân công cho phó Giám đốc. 3.2.2.2.2 Phó Giám đốc - Là người giúp Giám đốc điều hành hoạt động chi nhánh, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực nghiệp vụ hoặc một số phòng chuyên môn nghiệp vụ, theo dõi và chỉ đạo các ngành chuyên môn (có văn bản riêng) và thực hiện giải quyết công việc đột xuất khác do Giám đốc giao. - Khi giải quyết công việc được phân công, phó Giám đốc nhân danh Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về kết quả công việc đó. Trong phạm vi công việc được phân công, phó Giám đốc có trách nhiệm: + Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các phòng chuyên môn nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ chung theo quy chế, quy định và các văn bản khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh. + Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực được phân công. Đối với những vấn đề vướng mắc liên quan đến cơ chế, pháp luật mà chưa có pháp luật, NHNN và NHNo quy định thì phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc trước khi giải quyết. + Tổ chức triển khai, thử nghiệm các sản phẩm dịch vụ mới sau khi được Giám đốc chấp nhận. + Có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, thường xuyên thông tin kịp thời cho Giám đốc và các phòng ban do mình phụ trách về những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước và của NHNo có liên quan đế hoạt động kinh doanh. + Hàng tháng duyệt chương trình công tác của trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ do mình trực tiếp phụ trách và ít nhất một tháng một lần có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác đó. Thường xuyên thông báo cho các trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ về những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước của NHNo và chỉ đạo của Giám đốc liên quan đến lĩnh vực công tác của phòng chuyên môn nghiệp vụ đó. 3.2.2.2.3 Phòng hành chính nhân sự - Đề xuất hoàn thiện và lưu giữ hồ sơ theo đúng qui định của Nhà Nước, của Ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ viên chức (CBVC) trong đơn vị. - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, hiện công tác quản lý hành chánh, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, y tế, bảo vệ. - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa mua sắm tài sản, quản lý nhà ở tập thể, nhà khách, nhà nghĩ của đơn vị. - Giúp Ban giám đốc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức thi đua, khen thưởng phát triển mạng lưới và thực hiện chính sách cho lao động trong đơn vị. - Thực hiện các loại báo cáo theo chế độ. - Thực hiện công việc chi lương cho CBVC trong đơn vị. - Tổ chức, phân công, theo dõi, bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản nhà nước trong đơn vị. - Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng chóng cháy nổ tại đơn vị. - Thực hiện công tác xét khen thưởng, nâng lương, xét thi đua, xét hợp đồng lao động trong chi nhánh. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và thăm hỏi CBVC. - Tổ chức quản lý lao động, quản lý thực hiện các nội quy, quy định của cơ quan. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao. 3.2.2.2.4 Phòng kế hoạch & kinh doanh Bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 cán bộ tín dụng. Trưởng phòng: Chỉ đạo điều hành công việc trong phòng và làm tham mưu cho ban giám đốc. Thực hiện kiểm tra tình hình công tác của cá cán bộ tín dụng, nghiên cứu xây dựng các đề án chiến lược, tổng hợp, phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh tại đơn vị, và thực hiện các công việc khác do cấp trên phân công. Phó phòng: Giúp việc cho trưởng phòng, điều hành các công việc trong phòng. Nhiệm vụ của phòng kế hoạch & kinh doanh như sau: - Tổ chức, thực hiện, theo dõi các chỉ tiêu của kế hoạch tỉnh giao. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn của đơn vị - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. - Tổ chức phân loại khách hàng và và đề xuất các chính sách ưa đãi đối với từng loại khách hàng, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn để tùy nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Thực hiện phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả cao. - Trực tiếp thẩm định và đề xuất cho vay, bảo lãnh các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền . - Giúp Ban Giám đốc hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác tín dụng, công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tại đơn vị. - Thực hiện các loại báo cáo theo định kỳ, đột xuất. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao. 3.2.2.2.5 Phòng kế toán – ngân quỹ - Thực hiện công tác phân tích tài chính và đề xuất biện pháp nâng cao năng lực tài chính. - Theo dõi quản lý vốn tài sản, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định. - Thực hiện việc xây dựng, bảo vệ, quyết toán, chi tiêu kế toán tài chính với NHNo tỉnh. - Cân đối, sử dụng mua sắm, sửa chữa tài sản không vượt quá chỉ tiêu tỉnh giao. - Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền theo quy định của NHNN và NHNo Việt Nam. - Tổng hợp thống kê và lưa trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh vào máy tính. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định. - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ tại đơn vị. - Phối hợp các phòng, tổ để giải quyết các nghiệp vụ chuyên môn nhằm thực hiện các nghiệp vụ được giao. - Nghiên cứu đề xuất các ứng dụng tin học vào trong chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. - Thực hiện các nghiệp vụ khác do Ban Giám đốc giao. 3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN 3.3.1 Thuận lợi Sở dĩ NHN o &PTNT chi nhánh huyện Châu Thành có được sự tăng trưởng không ngừng qua các năm một phần cũng có được những thuận lợi như sau: - Là chi nhánh hoạt động đầu tiên trong lĩnh vực Ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. - Có truyền thống lâu đời, người dân tin tưởng. - Đội ngũ cán bộ quan tâm, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Được sự quan tâm, chỉ đạo từ cấp trên, sự hậu thuẫn sâu sắc từ các cấp chính quyền địa phương. - Được một lợi thế nữa là Ngân hàng có mang tên “Nông nghiệp” rất dễ hiểu, gần gũi với nông dân nên họ thường chọn chi nhánh làm đối tác cho mình. 3.3.2 Khó khăn Là chi nhánh ra đời và hoạt động rất sớm trên địa bàn nên không thể không tránh khỏi những khó khăn vốn có. Đầu tiên chi nhánh phải chịu ảnh hưởng từ những khó khăn của địa phương như: - Hệ thống giao thông còn trì trệ, nhiều nơi chưa có đường liên huyện rất ảnh hưởng đến công tác thẩm định, thu nợ. - Thiên tai thường hay xảy ra, tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Châu Thành nói riêng là nơi mà lũ lụt ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như nông nghiệp của địa phương làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. - Những năm gần đây lại có nhiều đợt dịch hại trên cây trồng như rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa. Dịch cúm H5N1 trên gia cầm, dịch tai xanh trên heo… - Giá cả hàng hóa leo thang, đặc biệt trong thời gian gần đây mà chủ chốt là giá xăng dầu gây hoang mang trong nhân dân ảnh hưởng đến quyết định đầu tư sản xuất, làm ăn. [...]... năm này chỉ tăng 350 triệu đồng Dù vậy, đây cũng là thành quả đáng khích lệ Để thấy rõ hơn về tình hình lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm ta xem biểu đồ sau: Hình 2: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng lợi nhuận qua các năm của NHNo& PTNT huyện Châu Thành qua 3 năm 2005-2007 Tóm lại tình hình lợi nhuận của chi nhánh NHNo& PTNT huyện Châu Thành trong 3 năm qua là khá tốt, cần phải được duy trì và nâng cao... cần phải được duy trì và nâng cao hơn nữa các biện pháp giúp tăng thu nhập, giảm chi phí để lợi nhuận cao hơn 3.5 MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU CỦA NHNO& PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TRONG NĂM 2008 Bất kỳ một tổ chức, cơ quan nào cũng luôn phất đấu để đạt được những thắng lợi về mục đích hoạt động của mình Để thực hiện được điều này phải xác định cho được mục tiêu qua từng thời kỳ, từng năm hoạt động Căn cứ vào... 60% - Lãi suất Ngân hàng cũng được điều chỉnh liên tục gây tâm lý lo âu cho các nhà đầu tư 3.4 TÓM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM TỪ 2005 ĐẾN 2007 Bảng1: Tình kinh doanh của NHNo& PTNT chi nhánh huyện Châu Thành trong 3 năm từ 2005 đến 2007 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1 Thu nhập - Từ hoạt động tín dụng - Từ các hoạt động khác 2 Chi phí - Trả lãi tiền gửi - Chi phí sử dụng... 6,7 110 64,7 1.340 478,6 5.160 49,7 2.320 14,9 3.320 62,4 920 10,6 1.750 41,4 1.230 20,6 90 10,8 170 18,5 620 15,8 350 7,7 Nguồn: phòng kế hoạch&kinh doanh Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo& PTNT chi nhánh huyện Châu Thành trong 3 năm qua là khá tốt Lợi nhuận năm sau đều tăng so với năm trước Cụ thể lợi nhuận năm 2006 tăng 620 triệu đồng tức tăng 15,8% so với năm 2005, đến năm 2007 thì... mục tiêu qua từng thời kỳ, từng năm hoạt động Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, đặc điểm nông nghiệp của địa phương, tình hình hoạt động của những năm trước và phương hướng, nhiệm vụ của tương lai, NHNo& PTNT chi nhánh huyện Châu Thành cũng luôn xác định mục tiêu hoạt động của mình, cụ thể trong năm 2008 so với năm 2007 như sau: - Mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng 20% - Dư nợ tăng 12% - Nợ xấu phấn . GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo& amp;PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH 3.1.1. Vị. phương hướng dự trù nguồn vốn đủ để đáp ứng vốn cho các hộ SXNN. 3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH 3.2.1

Ngày đăng: 02/10/2013, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan