1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 7 TP HCM

48 585 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂNHÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 7 TP HCM 2.1... Nguyên nhân là do tốc độ tăng thu lớn hơn tốc độ tăng chi nên đã làmcho lơ

Trang 1

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN

HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 7 TP HCM

2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2009

2.1.1, Khái quát chung

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từBắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.Trung tâmthành phố cách bờ biển Đông 50km đường chim bay Đây là đầu mối giao thông nốiliền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế

Thành phố có diện tích 2.095,239 km2 bao gồm 24 đơn vị hành chính trựcthuộc,là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nướcvề số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính- tín dụng Doanh thu của hệthống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng địnhvai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạtnhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớnnhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế- xã hội ở địa bànNam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa [5]

2.1.2, Tình hình kinh tế- xã hội

Cơ cấu kinh tế TP đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ và đúng hướng Ngànhdịch vụ là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của

TP, giá trị gia tăng 4 năm 2006- 2009 tăng bình quân 12,3%/năm, chiếm tỷ trọng52,7% GDP của TP Bốn ngành dịch vụ chủ yếu của TP: tài chính - ngân hàng, du lịch,vận tải- dịch vụ cảng- kho bãi, bưu chính- viễn thông có sự tăng trưởng mạnh, chothấy sự chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ đang đi đúng hướng, đúng chủ trươngcủa TP

Giai đoạn 2006 - 2009, giá trị gia tăng khu vực công nghiệp- xây dựng tăngbình quân 10,9%/năm, chiếm 46% GDP của TP Tỷ trọng các ngành công nghiệp cóhàm lượng tri thức, công nghệ cao, lợi thế cạnh tranh có xu hướng tăng dần; tỷ trọngcác ngành sử dụng nhiều tài nguyên và thâm dụng lao động giảm dần và chuyển dịchvề các tỉnh lân cận Sản xuất của bốn ngành công nghiệp mũi nhọn: điện - điện tử, cơ

Trang 2

khí, hóa chất, chế biến tinh lương thực - thực phẩm được tập trung đầu tư để phát triểnnhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành và có mứctăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của khu vực công nghiệp.

Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp bình quân 5,27%/năm và chiếm 1,3% trong

cơ cấu GDP của TP

Về phát triển đô thị, TP đã hoàn chỉnh hồ sơ Đồ án điều chỉnh quy hoạch chungxây dựng TP, Bộ Xây dựng đang thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;đang xây dựng Đề cương đề án ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật đến năm 2020 Đãhoàn thành việc khảo sát dự án xây dựng Mạng quan trắc động đất TP HCM và khuvực Nam Bộ; tiếp tục xây dựng các đồ án quy hoạch chi tiết trên các địa bàn quận,huyện; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét điềuchỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông TP theo hướng điều chỉnh quy hoạchtừ 4 vành đai xuống còn 3 vành đai trên cơ sở hợp nhất vành đai số 1 và số 2 thànhmột tuyến…

Bên cạnh đó, TP phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan triển khai xây dựng lại quy hoạch hệthống các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và hệ thốngcác bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn TP; xây dựng kế hoạch di dời từng bước từ nộithành ra ngoại thành để giảm bớt áp lực lên hệ thống giao thông đô thị TP cũng đangđang chuẩn bị Đồ án quy hoạch đất cho các trường đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp, trung học nghề trên địa bàn TP đến năm 2020

Đời sống nhân dân được cải thiện từng bước, thu nhập tăng khá hơn; đến nay

TP đã hoàn thành cơ bản không còn hộ nghèo có mức thu nhập dưới 6 triệuđồng/người/năm trước thời hạn 2 năm so với Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP lầnVIII và đang triển khai thực hiện Đề án giảm hộ nghèo, tăng hộ khá với tiêu chí phấnđấu đạt 12 triệu đồng/người/năm đến năm 2015 [5]

Trang 3

2.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 7 TP HCM

2.2.1, Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Tên giao dịch quốc tế: VietinBank

Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04.9427933 Fax: 04.9427933

Website: http://www.vietinbank.com.vn

NH TMCP CT VN được thành lập vào ngày 01/07/1988, trên cơ sở Vụ Tíndụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng Thương nghiệp thuộc NH TMCP CT VN Hiện NHTMCP CT VN là một trong bốn NHTM NN chiếm thị phần lớn nhất và giữ vai trò chủđạo trong hệ thống tài chính, tín dụng của Việt Nam

Từ khi thành lập 1988 với trên 40 chi nhánh, đến nay NH TMCP CT đã có 03sở giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 phòng giao dịch trên toàn quốc

NH TMCP CT VN hiện là chủ sở hữu của các công ty hạch toán độc lập: Công

ty cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ và Khai tháctài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệThông tin và Trung tâm thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đồng thờilà thành viên sáng lập và là cổ đông chính của Indovina Bank

NH TMCP CT VN hiện có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toànthế giới và là thành viên chính thức của Hiệp hội tài chính viễn thông Liên ngân hàngtoàn cầu (Swift), Hiệp hội thẻ Visa, Master và là thành viên của Hiệp hội các Ngânhàng Việt Nam

Trong quan hệ với khách hàng, NH TMCP CT VN luôn coi trọng phương châmhành động: “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp” NH TMCP

CT VN luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và coi đây lànền tảng vững chắc trong cạnh tranh và phát triển

Trang 4

2.2.2, Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Công Thương VN CN 7

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 7 hiện tọa lạc tại số 05Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP HCM thuộc khu vực trung tâm tài chính-thương mại- dịch vụ- du lịch theo quy hoạch tổng thể quận Bình Thạnh Chính thứckhai trương đi vào hoạt động từ quyết định số 349/NHCT – QĐ ngày 20 tháng 9 năm

1993 v/v Từ ngày 06/08/2009 chuyển đổi và đổi tên chi nhánh thành Ngân Hàng

TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 7

CN 7 TP HCM là một chi nhánh của NH TMCP CT VN với tiền thân là Ngânhàng Nhà nước quận Bình Thạnh Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, quy môhoạt động kinh doanh của CN 7 TP HCM không ngừng phát triển, chất lượng dịch vụngân hàng ngày càng gia tăng, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển của kinh tếđịa phương và NH TMCP CT VN

 Tổng số cán bộ công nhân viên: 100.Trong đó trình độ đại học trở lên: 84

 Tổng số cán bộ tín dụng: 22.Trong đó trình độ đại học trở lên: 22

 Tổng số cán bộ kế toán: 38.Trong đó trình độ đại học trở lên: 38

Hiện nay, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 7 có 05 phònggiao dịch, 7 máy ATM, 04 cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế và thẻ E-partner Các phòng giao dịch đều hoạt động tại các khu vực kinh doanh tương đốithuận lợi, có tiềm năng phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng

Từ khi đi vào hoạt động, mạng lưới các phòng giao dịch, mạng lưới máy ATM,

cơ sở chấp nhận thẻ của chi nhánh 7, TP HCM đều có kết quả hoạt động kinh doanhtốt góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh 7 – TP HCM, mang lại lợinhuận cho Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Trang 5

2.2.3, Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh, NH TMCP CT VN CN7, TP HCM)

2.2.4, Mục tiêu, nhiệm vụ của CN 7 TP HCM

Với phương châm “tin cậy- hiệu quả- hiện đại” CN 7 TP HCM đề ra mục tiêu,nhiệm vụ cụ thể là:

Phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả đóng góp tích cực vào chiến lược pháttriển của NH TMCP CT VN, trong trung dài hạn phải trở thành chi nhánh nằm trongtốp thứ 3 về đóng góp vào lợi nhuận cho NH TMCP CT VN

Tăng cường năng lực tài chính, cơ cấu lại hoạt động với trọng tâm là nâng caonăng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro trong kinh doanh, tiếp tục phát triển mạnglưới trên địa bàn, mở rộng giao dịch từ xa, mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ với chiphí thấp và chất lượng cao, phục vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng, đổi mới môhình tổ chức kinh doanh theo hướng mô hình TM hiện đại, phát triển nguồn nhân lựccó chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, đủ sức đáp ứng mọi nhu

Ban Giám Đốc

Phòng giao dịch

Khối hỗ trợ

Khối tác nghiệp

Khối QL rủi ro Khối DN

P Tổ chức HC

P Tổng hợp TT P.QLRR

& NCVĐ

Trang 6

cầu chính đáng cảu khách hàng, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản hẩm dịch vụ,mở rộng thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng; xây dựng và phát triển một NHTMCP CT VN đa năng, hiện đại với thương hiệu nổi tiếng về các sản phẩm có chấtlượng và tiện ích cao, tập trung hiện đại háo để chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng,năng suất, hiệu quả, nâng cao năng lực hoạt động, phát triển cạnh tranh mạnh mẽ…

Các hoạt động chính của chi nhánh đang được từng bước hoàn thiện và mở rộngnhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như:

- Nhận tiền gửi:

+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ

+ Nhận TGTK với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn

+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

- Cho vay và bảo lãnh:

+ Cho vay ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ

+ Cho vay trung, dài hạn bằng VND và ngoại tệ

+ Tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

+ Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những DA lớn, thời gian hoàn vốn dài.+ Cho vay tiêu dùng:

+ Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán

- Tài trợ thương mại:

+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toánthư tín dụng xuất khẩu

+ Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection), nhờ thu Hối phiếu trả ngay và nhờ thuchấp nhận Hối phiếu

- Dịch vụ thanh toán:

+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế

+ Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, sec

+ Chi trả lương cho doanh nghiệp qua thanh khoản, qua ATM

Trang 7

+Chi trả kiều hối, Western Union.

- Dịch vụ ngân quỹ:

+ Mua bán ngoại tệ

+ Mua bán các chứng từ có giá trị

- Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử:

+ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế

+ Dịch vụ thẻ ATM

+ Internet Banking, Telephone Banking, Mobile Banking…

2.2.5, Nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc: gồm giám đốc và ba phó giám đốc, có trách nhiệm trong việc

điều hành hoạt động chung của ngân hàng, phân bổ nhân sự cho các phòng vàphổ biến bằng văn bản các chỉ thị, thông báo của cấp trên cho các phòng có liênquan

Phòng KH doanh nghiệp: nghiệp vụ chức năng chủ yếu là giao dịch với khách

hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện cácnghiệp vụ liên quan đến tín dụng

Phòng TTXNK: là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ về thanh toán

xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh

Phòng khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách

hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện cácnghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp vớichế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN Trực tiếp quảng cáo, giớithiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân

Phòng quản lý rủi ro & nợ có vấn đề: chịu trách nhiệm về pháp lý và xử lý

các khoản nợ có vấn đề, quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theoquy định của Nhà nước và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro

Phòng tiền tệ kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý

tiền mặt theo quy định của NHNN và NH TMCP CT VN Ứng và thu tiền cho

Trang 8

các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt chocác doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.

Phòng kế toán: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách

hàng Các nhiệm vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính,chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đếnnghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch, quản lý và chịu tráchnhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giaodịch viên, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩmcủa ngân hàng

Phòng tổ chức hành chính: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán

bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách, thực hiện công tácquản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiệncông tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh

Tổ điện toán: thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán

tại chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệthống mạng, máy tính của chi nhánh

Phòng tổng hợp tiếp thị: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc dự kiến

kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinhdoanh, thực hiện các báo cáo hoạt động hằng năm của chi nhánh…

Phòng giao dịch: Là nơi thực hiện các nghiệp vụ về ngân quỹ, dịch vụ thẻ,

nhận gửi tiền tiết kiệm,… chưa thực hiện nghiệp vụ tín dụng

Trang 9

2.2.6, Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh qua các năm

Mặc dù tình hình thị trường tài chính- tiền tệ trong 3 năm 2007, 2008 và 2009có nhiều biến động, nhưng Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực và đã đạt được kết quả đángkhích lệ, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồngChỉ tiêu Năm2007 2008Năm Năm2009

So sánh2008/2007 2009/2008So sánhGiá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọngNguồn vốn huy

Trong đó: Nợ

Tổng thu nhập 155.961 222.589 308.437 66.628 42.72% 85.848 38.57%Tổng chi phí 120.044 175.230 223.287 55.186 45.97% 48.057 27.43%Lợi nhuận thực

37.79

(Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7)

Nhìn vào bảng 2.1 cho thấy, tình hình hoạt động của Chi nhánh 7 năm vừa quatăng trưởng rất tốt, đặc biệt là năm 2009 Mặc dù tình hình thị trường tài chính- tiền tệtrong 3 năm 2007, 2008 và 2009 có nhiều biến động, nhưng Chi nhánh đã có nhiều nỗlực và đã đạt được kết quả đáng khích lệ

Hiện nay, trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn tại chi nhánh không đượcnâng lên đáp ứng kịp thời nhu cầu cần thiết của KH trên mọi lĩnh vực CN luôn bámsát chỉ đạo của Ban lãnh đạo VietinBank, triển khai tích cực các sản phẩm mới, thườngxuyên giới thiệu đến KH tiện ích của các sản phẩm dịch vụ của VietinBank… đồngthời chủ động cải tiến chất lượng dịch vụ, giảm thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch,nâng cao phong cách phục vụ của các bộ phận giao dịch trực tiếp với KH nhằm tạo ấntượng tốt đối với KH đến giao dịch Chú trọng xây dựng Chi nhánh thành một tập thểđoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao tạo ra sức mạnh tập thể vượt qua khó khăn đểhoàn thành nhiệm vụ

Trang 10

Biểu đồ 2.1a: Tình hình huy động vốn và tổng dư nợ cho vay

1298 1606 4066

887 900

1388

0 500

N g uồn vốn huy động T ổng dư nợ

Nă m 2007 Nă m 2008 Nă m 2009

(Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7)

Tổng vốn huy động năm 2008 tại chi nhánh đạt 1606 tỷ đồng, tăng 23.73% sovới năm 2007 và nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 4066 tỷ đồng, tăng 153.18% sovới năm 2008 Tổng dư nợ năm 2008 đạt 900 tỷ đồng, tăng 1.47% so với năm 2007 vàtổng dư nợ năm 2009 đạt 1388 tỷ đồng, tăng 54.22% so với năm 2008

Biểu đồ 2.1b: Lợi nhuận thực hiện tại chi nhánh qua các năm

(Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7)

Lợi nhuận thực hiện năm 2008 tại chi nhánh đạt 47,359 tỷ đồng, tăng 31.86%

so với năm 2007 và lợi nhuận thực hiện năm 2009 đạt 85,150 tỷ đồng, tăng 79.80% sovới năm 2008 Nguyên nhân là do tốc độ tăng thu lớn hơn tốc độ tăng chi nên đã làmcho lợi nhuận của chi nhánh không ngừng gia tăng qua các năm Đây là thành tích màngân hàng cần phát huy hơn nữa trong giai đoạn tới

2.2.6.1, Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 2.2.6.1.1, Mặt thuận lợi

Trang 11

Quận Bình Thạnh là một quận nội thành, giáp với quận 1, quận 2, quận PhúNhuận, Gò Vấp, Thủ Đức ở cửa ngõ TP, được xem là nút giao thông quan trọng của

TP, có một vị trí chiến lược quan trọng trong môi trường kinh tế năng động hiện naycũng như vị trí chiến lược, hiện trên địa bàn quận Bình Thạnh đã có gần 100 trụ sởchính /chi nhánh/ phòng giao dịch của các NHTM và các định chế tài chính phi ngânhàng hoạt động tạo ra sự sôi động và cạnh tranh hết sức quyết liệt trong hoạt động tàichính, ngân hàng

Trong quá trình hoạt động chi NH đã tạo dựng được mối quan hệ với nhiều KHtruyền thống, KH chiến lược Đặc biệt trong năm vừa qua CN đã ký kết hợp đồngchiến lược với công ty B.O.T Cầu Phú Mỹ

Tỷ lệ nợ xấu đạt 0.27% năm 2009 là một thành quả của Chi nhánh trong việcnâng cao chất lượng tín dụng, tìm các biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ đến hạn và nợquá hạn, lành mạnh hóa dư nợ

Thực hiện mục tiêu mở rộng địa bàn, đưa hoạt động NH đến gần với KH, trongnăm 2008 và 2009 Chi nhánh đã khai trương 2 phòng giao giao dịch tại phường Thạnh

Mỹ Tây và Hàm Nghi- là những phòng giao dịch đẹp, khang trang , địa bàn gần dân cưvà KCN có tiềm năng lớn trong việc huy động vốn và mở rộng dịch vụ

Trong năm 2009 chấp hành chỉ đạo của NH TMCP CT VN, Chi nhánh đã tríchlập quỹ dự phòng rủi ro 100% theo kế hoạch giao Việc phân tích đánh giá khả năngtrả nợ của KH được tiến hành thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời Việc thu hồinợ xấu và nợ đã xử lý RRTD cũng được quan tâm đặc biệt, nhằm giảm thấp tỷ lệ nợxấu đến mức thấp nhất cũng như bổ sung nguồn thu tài chính cho Chi nhánh từ cáckhoản thu nhập bất thường

Trang 12

Mạng lưới của CN còn rất ít so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, phầnnào đã làm giảm lợi thế cạnh tranh, tiếp cận KH.

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

2.3.1, Chính sách tín dụng

2.3.1.1, Điều kiện vay vốn

Đối với KH là pháp nhân và cá nhân Việt Nam, NH TMCP CT VN CN7 TPHCM xem xét và quyết định cho vay khi KH có đủ các điều kiện:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiêmdân sự và các quy định của pháp luật:

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệuquả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NH TMCP CT VN

2.3.1.2, Phương thức cho vay tại Chi nhánh

NH TMCP CT VN CN 7 TP HCM tư vấn cho KH các phương thức cho vaysau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ của KH mà KH có thể lựachọn sau:

- Vay từng lần

- Vay theo hạn mức tín dụng

- Vay theo dự án đầu tư

2.3.2, Quy trình nghiệp vụ cho vay tại NH TMCP CT VN CN7, TP HCM

Theo quy trình tín dụng hiện nay tại NH TMCP CT VN CN7, TP HCM bắt đầukhi CBTD tiếp nhận hồ sơ KH, phân tích, thẩm định, quyết định, giải ngân cho vay vàkết thúc khi CBTD tất toán, thanh lý HĐTD, do đó có thể tóm lược các bước như sau:

Trang 13

Bước 1: Hướng dẫn tiếp nhận kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi

hồ sơ chuyển sang phòng quản lý rủi ro

CBTD tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu vay vốn của KH, hướng dẫn khách hàng lập hồ

sơ CBTD có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn,pháp lý, đảm bảo tiền vay và yêu cầu KH bổ sung đầy đủ, lập phiếu giao nhận hồ sơ,sao gửi phòng quản lý rủi ro

Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm định, kiểm soát,

trình duyệt tờ trình thẩm định

- Thẩm định và lập tờ trình thẩm định

- Thẩm định khách hàng vay vốn: phương án sản xuất kinh doanh, phân tíchngành, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

- Xác định phương thức cho vay: từng lần hay hạn mức, xác định lãi suất cho vay

- Lập tờ trình thẩm định

- Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định do lãnh đạo phòng thực hiện

Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình báo cáo rủi ro: Cán bộ quản

lý rủi ro thực hiện từ hồ sơ do phòng khách hàng cung cấp

Bước 4: Xét duyệt cho vay

- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu, làm rõ nội dung tờ trình thẩm định

- Ra quyết định, ký văn bản trả lời khách hàng

Bước 5: Soạn thảo kiểm soát, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm làm thủ

tục giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm

- CBTD soạn thảo hợp đồng, kiểm soát hợp đồng và các giấy tờ liên quan nếu có,hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ liên quan, chỉnh sửa bản dự thảo hợp đồng, các vănbản liện quan nếu có

- Lãnh đạo phòng khách hàng: kiểm tra lại các nội dung hợp đồng đã được sửađổi

- Ký kết hợp đồng, thực hiện công chứng, chứng thực đối với hợp đồng bảo đảmđăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện các thủ tục giao nhận và nhập kho giấy tờ, TSBĐ

Trang 14

gửi các giấy tờ có liên quan đến cơ quan bảo hiểm, giám sát việc nhập dữ liệu vềkhách hàng và khoản vay.

Bước 6: Giải ngân

- Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân

- Giao nhận chứng từ giải ngân

- Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân

Bước 7: Ký phụ lục hợp đồng, các văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng.

- Soạn thảo phụ lục hợp đồng hoặc văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng

- Kiểm soát và ký kết phụ lục / văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng

- Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc sửa đổi hợp đồng

Bước 8: Kiểm tra, giám sát vốn vay

Việc kiểm tra, giám sát vốn vay thực hiện quy trình kiểm tra giám sát quá trìnhvay vốn và trả nợ của khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương

Bước 9: Thu nợ gốc lãi phí và xử lý các phát sinh: CBTD theo dõi nợ gốc lãi

phí, tiến hành thu nợ và xử lý các phát sinh

Bước 10: Thanh lý hợp đồng tín dụng

- Đối với phương thức cho vay từng lần: trường hợp bên vay yêu cầu thì cán bộtín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình lãnh đạo phòng khách hàngkiểm soát,ký tắt và trình người có thẩm quyền quyết định ký

- Đối với phương thức cho vay theo hạn mức: trường hợp không tiếp tục cho vaythì không thanh lý hợp đồng tín dụng, thời hạn trả nợ theo thời hạn ghi trêntừng giấy nhận nợ còn số dư của hợp đồng tín dụng đó; trường hợp tiếp tục chovay phải thanh lý hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dung soạn thảo biên bản thanhlý hợp đồng, trình lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát, ký tắt và trình ngườicó thẩm quyền quyết định ký

Bước 11: Giải chấp tài sản

- Thực hiện theo hướng dẫn tại các quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản thíchhợp

Trang 15

Bước 12: Luận chuyển, kiểm soát, lưu giữ hồ sơ:

- Sử dụng phiếu biên nhận hồ sơ tham khảo

- Phiếu được sử dụng trong suốt quá trình luân chuyển hồ sơ giữa các phòng ban,bộ phận tham gia vào quá trình xét duyệt cho vay, lưu hồ sơ

2.3.3, Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

2.3.3.1, Tình hình huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối vớiHĐKD của các NHTM nói chung và tại Chi nhánh nói riêng Trong nghiệp vụ này,NHTM sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để huyđộng nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nềnkinh tế [4] Như vậy, để cho hoạt động tín dụng phát triển thuận lợi thì NH trước hếtphải thực hiện tốt công tác huy động vốn Trong những năm qua bên cạnh những khókhăn bất ổn của nền kinh tế, công tác huy động vốn tại chi nhánh luôn tăng trưởng tốtvà bền vững, cụ thể như sau:

Trang 16

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh

Đơn vị: Tỷ đồngChỉ tiêu

Năm

2007 2008Năm 2009Năm So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọngNguốn vốn

- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân năm 2008 đạt 954 tỷ đồng, tăng 165

tỷ đồng (20.91%) so với năm 2007

Nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 4066 tỷ đồng, tăng 2460 tỷ đồng (153,18%)

so với nguồn vốn huy động năm 2008 là 1606 tỷ đồng Trong đó:

- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp năm 2009 đạt 2597 tỷ đồng,tăng 1945 tỷ đồng (298.31%) so với năm 2008

- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân năm 2009 đạt 1469 tỷ đồng, tăng

515 tỷ đồng (53.98%) so với năm 2008

Trang 17

Biều đồ 2.2: Tình hình tăng trưởng cơ cấu vốn huy động

509

789

652 954

Tiền gửi doanh nghiệp Tiền gửi dân cư

(Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7)

Qua biểu đồ trên cho thấy: công tác huy động vốn tại chi nhánh tăng trưởng bềnvững qua các năm, điều này chứng tỏ uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng caovà ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng Để đạt được kết quả này là nhờ vàonhững giải pháp chỉ đạo xuyên suốt và đúng đắn của ban giám đốc chi nhánh, công táctiếp thị và chăm sóc khách hàng ngày càng được chú trọng… Mặt khác, chi nhánh đãthực hiện tốt chương trình hiện đại hóa (INCAS và Bán tự động) giúp ngân hàng mởrộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, thực hiện nhanh các giao dịch cho kháchhàng gửi tiền, tạo ấn tượng tốt đối với các khách hàng đang mở tài khoản giao dịch tạichi nhánh cũng như các KH mới đến giao dịch; dịch vụ thu hộ tiền bán hàng từ các đạilý được mở rộng, có chính sách ưu đãi thuế suất đối với khách hàng có số dư tiền gửilớn Trong năm, Chi nhánh liên tục mở các hình thức dự thưởng, khuyến mãi riêng đốivới tiền gửi dân cư với các giải thưởng hấp dẫn có giá trị nên đã thu hút được số lượngtiền gửi lớn trong dân cư, bảo đảm sự cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàngthương mại khác…

Trang 18

2.3.3.2, Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian

Nhìn chung, tình hình dư nợ của chi nhánh gia tăng qua các năm trong đó chủyếu là cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ và biến độngqua từng thời kỳ, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian

Đơn vị: Tỷ đồngChỉ tiêu

Năm

2007 2008Năm Năm2009 2008/2007So sánh So sánh 2009/2008Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọngTổng dư nợ

Trang 19

Biều đồ 2.3: Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian:

Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung- dài hạn(Nguồn: Phòng tổng hợp, NH TMCP VN CT CN 7)Qua biểu đồ trên ta thấy: tình hình dư nợ của chi nhánh gia tăng qua các nămtrong đó chủ yếu là cho vay ngắn hạn Do mục đích của KH khi đến vay vốn tại chinhánh nhằm bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh như: đối với DN lớn thì vay dựtrữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, vay thu mua nông sản…; đối với DNvừa và nhỏ thì KH thường vay để bổ sung vốn kinh doanh; các cá nhân trên địa bàn thìthường vay để mua sắm, xây dựng nhà cửa hoặc mua xe trả góp… Về vốn vay trungvà dài hạn chủ yếu cho KH vay nhằm mở rộng các DA, đầu tư vào tài sản cố định, DAmới, vay để sửa chữa nhà ở… Năm 2009 vừa qua mặc dù tình hình kinh tế xã hội cónhiều biến động phức tạp, lãi suất thị trường liên tục thay đổi; NH phải chịu nhiều chiphí hơn trong thẩm định DA cũng như quản lý các khoản vay lớn… tuy nhiên, dư nợtrung- dài hạn tại chi nhánh vẫn tăng mạnh (+67, 51% so với năm trước), đạt 108, 92%kế hoạch 2009 Đây được xem là thành công của chi nhánh trong việc tìm kiếm các

DA, khách hàng mới, mặt khác do việc giải ngân các DA lớn trong những năm trướcđó Điều này cho thấy Chi nhánh đã và đang có những biện pháp cụ thể, hiệu quảnhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trung- dài hạn góp phần đẩy mạnh sự nghiệp côngnghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước

Trang 20

2.3.3.3, Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Cùng với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ theo chủ

trương của Nhà nước, cơ cấu cho vay hiện nay tại chi nhánh đã có những chuyển

hướng phù hợp, cụ thể:

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Năm 2007, dư nợ cho vay đối với DNNQD đạt 826 tỷ đồng chiếm 93.12% tổng

dư nợ cho vay

Năm 2008, dư nợ cho vay đối với DNNQD đạt 840 tỷ đồng chiếm 93.33%

tổng dư nợ cho vay và tăng 14 tỷ đồng so với năm 2007

Năm 2009, dư nợ cho vay đối với DNNQD đạt 1288 tỷ đồng chiếm 92.80%

tổng dư nợ cho vay, tăng 448 tỷ đồng so với năm 2008

Năm 2007, dư nợ cho vay đối với DNNN đạt 61 tỷ đồng chiếm 6.88% tổng dư

nợ cho vay

Năm 2008, dư nợ cho vay đối với DNNN đạt 60 tỷ đồng chiếm 6.67% tổng dư

nợ cho vay và giảm 1 tỷ đồng so với năm 2007

Năm 2009, dư nợ cho vay đối với DNNN đạt 100 tỷ đồng chiếm 7.20% tổng dư

nợ cho vay, tăng 40 tỷ đồng so với năm 2008

Trang 21

Qua bảng 2.4 cho thấy: Chi nhánh đang có xu hướng mở rộng cho vay đối vớicác DNNQD có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, tiếp tục cho vay đối với cácdoanh nghiệp đã và đang sử dụng vốn vay của chi nhánh hiệu quả, đồng thời tìm kiếmvà chủ động cho vay đối với các khách hàng mới có dự án kinh doanh khả thi Vì vậy,

tỷ trọng cho vay trên tổng dư nợ đối với các DNNQD chiếm tỷ trọng rất lớn tăng từ93.12% năm 2007 lên 93.33% năm 2008 và đạt 92,8% năm 2009

Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế

DN nhà nước Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị, NH TMCP VN CT CN 7)Bên cạnh đó, đối với các DNNN đang vay vốn tại chi nhánh có biểu hiện sửdụng nguồn vốn không hiệu quả, bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém trong kinh doanh,hàng tồn kho tiêu thụ chậm, thường xuyên xin gia hạn nợ làm cho chi nhánh gặp khókhăn trong việc quay vòng vốn kinh doanh, chất lượng tín dụng bị giảm sút… Hơn nữacác cơ chế, quy chế quản lý của DNNN vẫn còn nhiều bất cập so với thực tiễn, lượngvốn vay của DN có khi lên đến 100% nhu cầu của phương án… Vì vậy, tỷ trọng chovay đối với các Doanh nghiệp nhà nước trên tổng dư nợ tại chi nhánh chiếm tỷ trọngrất thấp: năm 2007 chiếm 6,88% năm 2007, giảm nhẹ vào năm 2008 đạt 6,67% và tănglên 7,2% năm 2009

Trang 22

2.3.3.4, Tình hình dư nợ phân theo Ngành kinh tế

Hiện nay, chi nhánh đang có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướngtăng tỷ trọng đầu tư vào các ngành Công nghiệp- xây dựng, giảm tỷ trọng đầu tưNông- lâm nghiệp- thủy sản, đồng thời chú trọng nâng cao thêm tỷ trọng cho ngànhThương mại- dịch vụ, cụ thể:

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ phân theo Ngành kinh tế

Trang 23

Năm 2007, dư nợ của ngành Nông- lâm nghiệp- thủy sản đạt 66,367 tỷ đồng,chiếm 7,48% trong tổng dư nợ cho vay, năm 2008 đạt 39,499 tỷ đồng chiếm 4,39%trong tổng dư nợ cho vay và giảm 27 tỷ đồng so với năm trước Đến năm 2009 đạt58,390 tỷ đồng chiếm 4,21% trong tổng dư nợ cho vay và tăng 19 tỷ đồng so với năm2008.

Dư nợ của ngành Công nghiệp- xây dựng đạt 510,903 tỷ đồng năm 2007, chiếm57,6% trong tổng dư nợ cho vay, năm 2008 đạt 533,051 tỷ đồng chiếm 59,23% trongtổng dư nợ cho vay và tăng 22,148 tỷ đồng so với năm trước Đến năm 2009 đạt821,638 tỷ đồng chiếm 59,2% trong tổng dư nợ cho vay và tăng 289 tỷ đồng so vớinăm 2008

Dư nợ của ngành Thương mại- dịch vụ đạt 309,730 tỷ đồng năm 2007, chiếm34,92% trong tổng dư nợ cho vay, năm 2008 đạt 327,450 tỷ đồng chiếm 36,38% trongtổng dư nợ cho vay và tăng 17,720 tỷ đồng so với năm trước Đến năm 2009 đạt507,972 tỷ đồng chiếm 36,60% trong tổng dư nợ cho vay và tăng 181 tỷ đồng so vớinăm 2008

Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ phân theo Ngành kinh tế

66.367

39.499

58.390

510.903 533.051

821.638

309.730 327.450

Công nghiệp- xây

dựng

Thương dịch vụ

mại-Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị, NH TMCP VN CT CN 7)Nhìn chung, chi nhánh đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng năm 2009theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào các ngành Công nghiệp- xây dựng, giảm tỷ trọngđầu tư Nông- lâm nghiệp- thủy sản, đồng thời chú trọng nâng cao thêm tỷ trọng chongành Thương mại- dịch vụ Đây là sự chuyển dịch đúng hướng và phù hợp với địnhhướng phát triển chung của toàn thành phố

Trang 24

2.3.4, Chất lượng và rủi ro tín dụng

Như chúng ta đã biết, biểu hiện rõ nét nhất của RRTD là nợ quá hạn Trongquan hệ TD, việc phát sinh NQH là điều không thể tránh khỏi Các nhà quản trị luônquan tâm đến tỷ lệ NQH vì từ đó có thể phát sinh nợ khó đòi, nợ không thu hồi đượchay nợ xấu.[7] Để hạ thấp tỷ lệ NQH các nhà quản trị thường đánh giá rủi ro dựa trêncác chỉ số như sau:

2.3.4.1, Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoảnmục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng cũng đồng nghĩaRRTD sẽ càng cao

Bảng 2.6: Hệ số rủi ro tín dụng

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị, NHTMCP CT VN CN 7)

Nhận xét:

Qua bảng thống kê cho thấy khoản mục tín dụng trong tổng tài sản của chinhánh khá cao và đồng nghĩa lợi nhuận cũng sẽ tăng lên Mặt dù về mặt nguyên tắc thìrủi ro tín dụng cũng sẽ tăng theo nhưng trong năm 2008-2009 với việc tăng cườngthẩm định và kiểm soát chặt chẽ các dự án cho vay, hoạt động tín dụng tại chi nhánhvẫn đảm bảo có hiệu quả, thực trạng nhóm 2 hầu như là bằng 0; nợ xấu chiếm tỷ lệnhỏ trong tổng dư nợ cho vay

Ngày đăng: 02/10/2013, 01:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mặc dù tình hình thị trường tài chính- tiền tệ trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 có nhiều biến động, nhưng Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực và đã đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau: - THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 7 TP HCM
c dù tình hình thị trường tài chính- tiền tệ trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 có nhiều biến động, nhưng Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực và đã đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau: (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w