Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
50,49 KB
Nội dung
1 Luận văn tốt nghiệp LÝLUẬNCHUNGVỀCÔNGTÁCCHẤMĐIỂMTÍNDỤNGTẠICÁCNGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1.1. Tổng quan về hoạt động tíndụngngânhàngthươngmại 1.1.1. Khái niệm tíndụngngânhàngthươngmại Thuật ngữ “Credit” (tín dụng) xuất phát từ chữ gốc La tinh: Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Thông qua nghiên cứu bản chất của tíndụng người ta cho rằng: Tíndụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị (dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật) trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Khoản giá trị dôi ra này gọi là lợi tức tín dụng. Tíndụngngânhàng ra đời cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá và gắn liền với quan hệ sở hữu. Kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển thì quan hệ tíndụng ngày càng được mở rộng đồng thời mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Nền kinh tế luôn tồn tại một nghịch lý là có những nơi vốn nhàn rỗi nhưng lại có những nơi thiếu vốn để sản xuất. Tíndụng ra đời đã phần nào khắc phục được nghịch lý trên. Ban đầu hình thức tíndụng chủ yếu là tíndụngthươngmại hình thành dựa trên mối quan hệ buôn bán, bạn hàng lâu năm. Qui mô của loại tíndụng này thường bị giới hạn bởi không gian và khả năng tài chính. Nhu cầu vốn của nền kinh tế đòi hỏi phải có một tổ chức chuyên cấp tín dụng. Tíndụngngânhàng ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đó. Tíndụngngânhàng là giao dịch giữa ngânhàng với cá nhân hay tổ chức kinh tế nào đó, trong đó ngânhàng cam kết cho phép cá nhân, tổ chức kinh tế được quyền sử dụng vốn hoặc tài sản của ngânhàng theo nguyên tắc có hoàn trả. Tíndụngngânhàng cũng như các loại tíndụngthươngmại phát sinh dựa trên cơ sở bên cấp tíndụngtin tưởng vào khả năng trả nợ của bên nhận tín dụng. Do đó rủi ro tíndụng luôn đi kèm với tíndụngngân hàng. 2 Luận văn tốt nghiệp 1.1.2. Phân loại tíndụngngânhàngthươngmại Hoạt động tíndụng là hoạt động thường xuyên và chủ yếu của các NHTM. Trong quá trình hoạt động của mình, cácngânhàng luôn cố gắng đa dạng hoá các hình thức tíndụng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tíndụng của KH đồng thời tạo ra những lợi thế của ngânhàng mình trong cạnh tranh. Có thể phân loại tíndụngngânhàng theo một số tiêu chí cơ bản sau: 1.1.2.1. Căn cứ vào hình thức cấp tíndụng Theo cách phân loại này, tíndụngngânhàng bao gồm các hoạt động chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê. Cho vay là nghiệp vụ tíndụng trong đó NH cho KH sử dụng tiền của ngânhàng căn cứ vào hợp đồng tíndụng theo nguyên tắc có hoàn trả. Các nghiệp vụ cho vay của NHTM rất đa dạng bao gồm thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay luân chuyển, cho vay theo hạn mức, cho vay trả góp. Chiết khấu thương phiếu là việc NH ứng trước tiền cho KH tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của NH để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ). Về mặt pháp lý thì NH không phải đã cho vay đối với chủ thương phiếu. Đây chỉ là hình thức trao đổi trái quyền, tuy nhiên đối với NH, việc bỏ tiền ra ở hiện tại và thu về một khoản lớn hơn trong tương lai với lãi suất xác định trước gọi là hoạt động tín dụng. Bảo lãnh là việc NH cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ KH của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra, song NH đã cho KH sử dụng uy tín của mình để thu lợi. Như vậy, về mặt bản chất, bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngânhàng cho khách hàng, qua đó, khách hàng có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hoá hoặc thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi. Cho thuê là việc NH bỏ tiền ra mua tài sản để cho KH thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, KH phải trả cả gốc lẫn lãi cho NH. Cho thuê thường là hình thức tíndụng trung và dài hạn. Ngânhàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời hạn sao cho ngânhàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) 3 Luận văn tốt nghiệp giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi (thời hạn khoảng 80-90% đời sống kinh tế của tài sản). Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó. 1.1.2.2. Căn cứ vào thời hạn tíndụng Phân loại tíndụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với NH vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tíndụng cũng như khả năng hoàn trả của KH. Theo thời gian, tíndụngngânhàng được phân chia thành: • Tíndụngngắn hạn: Có thời hạn đến 1 năm; các khoản tíndụngngắn hạn chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp do đó điều kiện giải ngân và thời hạn trả nợ thường có sự tương quan mật thiết đến chu kì kinh doanh của khách hàng. • Tíndụng trung hạn: Có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm; hình thức tíndụng trung hạn thường được các doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng nhu cầu tài trợ cho tài sản cố định như phương tiện sản xuất, trang thiết bị, nhà xưởng . • Tíndụng dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm; loại tíndụng này thường được tài trợ cho các dự án có thời gian thu hồi vốn lâu, rủi ro của khoản tíndụng gắn liền với tính hiệu quả của dự án. 1.1.2.3. Căn cứ vào bảo đảm tíndụng Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tíndụngvề việc dùngtài sản mà mình đang sở hữu hoặc sử dụng, hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba để trả nợ cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo là các khoản tíndụng cho phép ngânhàng có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán cáctài sản đó khi nguồn thu nhợ thứ nhất (từ quá trình sản xuất kinh doanh) không có hoặc không đủ. Do đó, tíndụng không có bảo đảm là tíndụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba. Tíndụng có bảo đảm là tíndụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh của bên thứ ba. 1.1.2.4. Căn cứ vào mục đích tíndụng Theo mục đích tín dụng, tíndụng NH được phân chia thành các loại cơ bản sau: 4 Luận văn tốt nghiệp - Tíndụng bất động sản (BĐS) là loại tíndụng được bảo đảm bằng BĐS, bao gồm: Tíndụngngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai; Tíndụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trang trại và BĐS ở nước ngoài. - Tíndụngcôngthương nghiệp là các khoản tíndụng cấp cho các DN để trang trải các chi phí như mua hàng hoá, nguyên vật liệu, trả thuế và chi trả lương. - Tíndụng nông nghiệp là các khoản tíndụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia súc. - Tíndụng cá nhân là các khoản tíndụng cấp cho cá nhân để mua sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, nhà di động, trang thiết bị trong nhà . - Tíndụng cho các tổ chức tài chính là các khoản tíndụng cấp cho các NH, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. - Cho thuê tài chính là việc các NH mua các trang thiết bị, máy móc và cho thuê lại chúng. - Tíndụng khác: Bao gồm các khoản tíndụng như tíndụng kinh doanh chứng khoán . 1.1.2.5. Căn cứ vào mức độ rủi ro tíndụng Để phân loại theo tiêu thức này, NH cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro. Một số NH lớn chia tới 10 thang bậc rủi ro theo các dấu hiệu từ thấp lên cao cho các khoản mục tài sản, bao gồm cả nội và ngoại bảng, cho vay, bảo lãnh và chứng khoán. Về cơ bản, các mức độ rủi ro bao gồm: - Tíndụng lành mạnh: Các khoản tíndụng có khả năng thu hồi cao; - Tíndụng có vấn đề: Các khoản tíndụng có dấu hiệu không lành mạnh như KH chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch chậm, KH gặp thiên tai, KH trì hoãn nộp báo cáo tài chính . - Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời gian ngắn và KH có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn, - Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu; khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, KH chây ì . 5 Luận văn tốt nghiệp 1.2. Côngtácchấmđiểmtíndụng trong hoạt động tíndụngngânhàngthươngmại 1.2.1. Phương pháp chấmđiểmtíndụng 1.2.1.1.Khái niệm chấmđiểmtíndụng Hoạt động tíndụng là hoạt động thường xuyên và chủ yếu của các NHTM. Do đó, rủi ro tíndụng cũng là rủi ro thường gặp nhất trong hoạt động NH. Rủi ro tíndụng là rủi ro về sư tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Như vậy, ngay từ khi ngânhàng cấp tíndụng cho KH, khoản tíndụng đó đã có rủi ro tiềm tàng. Để hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTM đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực KH như khả năng tự tài trợ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, đánh giá về vốn lưu động ròng, báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay chưa và chấmđiểmtíndụng là một trong cáccông cụ hữu hiệu để NH xem xét có cấp tíndụng cho KH hay không. Chấmđiểmtíndụng là phương pháp lượng hoá rủi ro không thanh toán của người vay bằng điểm số tín dụng, được tính dựa trên những tiêu chí chấmđiểm nhất định. Các tiêu chí này nhất thiết phải có mối liên hệ với khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của KH và được xác định thông qua quá trình phân tích đặc tính của những khoản vay đã được thực hiện. 1.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của phương pháp chấmđiểmtíndụng Trên thế giới, chấmđiểmtíndụng đã có lịch sử phát triển lâu dài do những yêu cầu về hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Năm 1936, Fisher đã mô tả những nghiên cứu của ông về khả năng phân loại một nhóm các cá nhân đi vay dựa trên các đặc tính khác nhau có thể lượng hóa được. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại trên phương diện lý thuyết cho tới năm 1938 nhà nghiên cứu Dunham đưa ra một hệ thống đánh giá các hồ sơ vay vốn có sử dụngcác tiêu chí cơ bản sau: 6 Luận văn tốt nghiệp - Chức danh, địa vị xã hội của người vay. - Thống kê về thu nhập của người vay. - Báo cáo tài chính đối với người vay là doanh nghiệp. - Tài sản thế chấp đối với món vay. - Lịch sử trả nợ của khách hàng. Theo quan điểm của Dunham, việc lựa chọn những tiêu chí cơ bản này dựa trên cơ sở kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả chính xác hơn so với khi áp dụngcác kĩ thuật phân tích thống kê phức tạp. Năm 1941, một nhà kinh tế khác là Dunran đã lần đầu tiên sử dụng phương pháp phân tích thống kê trong chấmđiểmtín dụng. Ông đưa ra một mô hình chấmđiểm trong đó mối liên hệ giữa các đặc tính của người vay với rủi ro vỡ nợ của họ được biểu hiện bằng mối quan hệ thống kê. Phương pháp này đã tạo động lực thúc đẩy cho sự ra đời cáclý thuyết xây dựng mô hình chấmđiểmtíndụng sau này. Không dừng lại ở đó, Dunran còn đưa ra gợi ý về việc phân tích rủi ro tíndụng và ông được coi như người sáng lập ra những mô hình chấmđiểmtíndụng được phát minh ngày nay. Hệ thống chấmđỉểm của Dunran được sử dụng để phân loại người vay với mục đích mua ô tô cũ. Các chỉ tiêu quan trọng bao gồm: - Nghề nghiệp, địa vị xã hội của người vay - Số năm làm công việc hiện tại - Số năm sống tại địa chỉ hiện tại - Giới tính - Bảo hiểm nhân thọ/ Cáctài khoản tiền gửi tạingânhàng - Số tiền vay phải trả hàng tháng Cũng trong giai đoạn này, một vài nỗ lực đã được thực hiện để đưa ra những phiếu chấmđiểm phát triển dựa trên đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm. Điều này đã mở đường cho sự phát triển của hệ thống chấmđiểm theo phương pháp chuyên gia hiện nay. 7 Luận văn tốt nghiệp Tuy nhiên, những nghiên cứu vềchấmđiểmtíndụng giai đoạn đầu thế kỉ 20 vẫn chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán và khả năng ứng dụng chưa cao. Mãi tới cuối những năm 50, khi thẻ tíndụng ra đời và phát triển, đòi hỏi phải rút ngắn thời gian thẩm định khoản vay thì chấmđiểmtíndụng mới thực sự được biết đến và sử dụng phổ biến. Năm 1956, sự ra đời của hãng Fair Isaac, một công ty có tiếng tăm trong việc cung cấp các mô hình chấmđiểmtíndụng được thiết kế sẵn cho cácngânhàng đã đặt một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của phương pháp chấmđiểmtín dụng. Mặc dù vậy, các mô hình chấmđiểmtíndụng chỉ được áp dụng cho các khoản vay cá nhân mang tính chất tiêu dùng. Năm 1986, mô hình điểm số Z (Z Credit Scoring Model) được R.Altman phát triển và áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Mô hình này sử dụng phương pháp phân tích biệt số để phân loại cáccông ty thành các nhóm tùy theo xác suất phá sản của cáccông ty này lớn hay nhỏ. Các đặc tính có thể đo lường được sau đây là cơ sở để phân loại: - Chi phí tài chính - Khả năng hoàn trả tiền vay - Tỷ lệ lợi nhuận gộp kinh doanh - Thời hạn mua chịu nhà cung cấp - Thời gian bán chịu cho KH - Tỷ lệ đầu tư Mặc dù mô hình chấmđiểm Z bộc lộ một số hạn chế do việc đánh giá một doanh nghiệp chỉ dựa trên các chỉ số tài chính nhưng đã góp phần mở rộng đối tượng của chấmđiểmtíndụng sang các doanh nghiệp. Ngày nay, các mô hình chấmđiểmtíndụng rất được cácngânhàng ưa chuộng với phạm vi áp dụng được mở rộng cho rất nhiều các sản phẩm tíndụng khác nhau. Các mô hình chấmđiểm này không ngừng được nâng cấp để đem lại kết quả có độ chính xác cao hơn trong việc giúp NH dự đoán rủi ro của KH khi cấp tín dụng. 8 Luận văn tốt nghiệp Đến năm 1995, Fair Isaac đã công bố phát minh về việc ứng dụng mô hình chấmđiểmtíndụng đối với các DN vừa và nhỏ. Sau phát minh này, cácngânhàng ở Hoa Kỳ đã triển khai mô hình mới dựa trên phát minh của Fair Issac trong hệ thống của mình. Cho đến nay, chấmđiểmtíndụng đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong hệ thống cácngânhàng trên thế giới, nó trở thành cầu nối giúp thiết lập mối quan hệ vốn trước đây rất lỏng lẻo giữa DN vay vốn và NH. Các mô hình chấmđiểmtíndụng được phát triển trong thời gian gần đây đã khẳng định được sự vượt trội so với mô hình chấmđiểm Z của Altman (1986). Các mô hình này đánh giá rủi ro của người vay dựa trên một tập hợp khá toàn diện và đầy đủ các yếu tố định tính và định lượng với các phương pháp phân tích hoàn chỉnh hơn nhiều so với các mô hình trước đây. Cáchãng cung cấp các mô hình chấmđiểmtíndụng nổi tiếng trên thế giới hiện nay bao gồm: Standard & Poor, Moody, KMV… Ngoài ra cácngânhàng lớn có tiềm lực vềtài chính và công nghệ thường tự trang bị cho mình những hệ thống chấmđiểmtíndụng riêng. Những yếu tố trên đã tạo nên một sự phát triển đa dạng và phong phú các mô hình chấmđiểm cũng như các phương pháp phân tích. Cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính và ngânhàng dẫn đến những yêu cầu cấp thiết về quản trị rủi ro, sẽ có ngày càng nhiều các mô hình chấmđiểmtíndụng với độ tin cậy cao được sử dụng. 1.2.1.3. Một số mô hình chấmđiểmtíndụng Khoảng 29 năm trở về trước, việc đánh giá rủi ro tíndụng người vay hầu hết chỉ dựa vào phương pháp truyền thống (định tính). Nhược điểm của phương pháp này là vừa mất thời gian, tốn kém, lại vừa mang tính chủ quan. Chính vì vậy, từ đó đến nay, các NH không ngừng cải tiến phương pháp đánh giá KH để đảm bảo tính chính xác và khách quan khi ra các quyết định cho vay. Với sự phát triển của phương pháp chấmđiểmtín dụng, ngày nay, một số NH đã thiết kế các mô hình cho điểm nhằm lượng hoá rủi ro thanh toán của 9 Luận văn tốt nghiệp người vay. Ưu điểm của phương pháp chấmđiểmtíndụng so với phương pháp truyền thống là cho phép xử lý nhanh chóng một số lượng lớn các đơn xin vay, với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tíndụngngân hàng. Theo các mô hình này, người đi vay được phân thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau dựa trên các chỉ tiêu phản ánh các đặc điểm của họ. Để sử dụngcác mô hình này, nhà quản lý phải xây được các tiêu chí kinh tế và tài chính có ảnh hưởng đến rủi ro tíndụng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể. Ví dụ, đối với tíndụng tiêu dùng, các tiêu chí đó có thể là thu nhập, tài sản, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và nơi ở. Đối với tíndụngcông ty, các chỉ tiêu tài chính (như hệ số đòn bẩy, các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu thu nhập .) thường là các chỉ tiêu chủ yếu. Sau khi các tiêu chí đã được xác định, ngânhàng sẽ sử dụngcác kĩ thuật thống kê để lượng hoá xác suất rủi ro tíndụng hoặc để phân hạng rủi ro tín dụng. 1.2.1.3.1. Mô hình điểm số Z (Z- Credit Scoring Model) Năm 1986, E.I.Altman đã đề xướng mô hình điểm số Z để cho điểmtíndụng đối với cáccông ty sản xuất của Mỹ. Trong đó Z là biến phụ thuộc, phản ánh thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tíndụng đối với người vay và các biến giải thích bao gồm: - Trị số các chỉ số tài chính của người vay (Xj) - Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Altman dựa vào các biến giải thích phản ánh năng lực tài chính và tỷ trọng của các biến số này để phát triển mô hình cho điểm như sau: Z= 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó: X1= Tỷ số vốn lưu động ròng/ Tổng tài sản, phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của khách hàng; X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản, phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của khách hàng trên một đồng tài sản; 10 Luận văn tốt nghiệp X3: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản, phản ánh khả năng tạo thu nhập của khách hàng trên một đồng đầu tư vào tài sản; X4: Tỷ số thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn, phản ánh cơ cấu vốn của khách hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên các khoản nợ; X5: Tỷ số doanh thu/ Tổng tài sản, phản ánh khả năng bán hàng tạo doanh thu của doanh nghiệp; Theo Altman, trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, nhóm khách hàng có nguy cơ vỡ nợ cao sẽ có trị số Z thấp hoặc âm, đây là cơ sở để phân loại người vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Ví dụ, khi phân tích một KH tiềm năng, ngânhàng xác định được khách hàng này có các chỉ số tài chính là: X1=0,2; X2= 0; X3= -0.2; X4= 0,1; X5= 2,0; Chỉ số X2 bằng 0 và chỉ số X3 là một số âm nói lên rằng KH bị thua lỗ trong kì báo cáo; còn chỉ số X4= 10% nói lên rằng KH có tỷ số “ nợ/ Nguồn vốn chủ sở hữu” cao. Tuy nhiên, tỷ số “ Vốn lưu động ròng / tổng tài sản”(X1) và tỷ số “Doanh thu/ Tổng tài sản” (X5) lại cao, phản ánh khả năng thanh toán và duy trì doanh số bán hàng là tốt. Điểm số Z sẽ là thước đo tổng hợp về xác suất vỡ nợ của KH. Từ các số liệu đã cho, điểm số Z của KH là 1,64. Theo mô hình chấmđiểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tíndụng cao. Căn cứ vào kết luận này, NH sẽ không cấp tíndụng cho KH này đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81. Mô hình điểm số Z có một số hạn chế sau: - Trong mô hình này khách hàng chỉ được phân biệt thành hai nhóm “ vỡ nợ” và “ không vỡ nợ” do đó chưa đủ cơ sở để ra các quyết định tíndụng phù hợp. Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từ không trả đến chậm chễ trong việc trả lãi tiền vay. Như vậy, việc phân nhóm trong mô hình điểm số Z là chưa đủ chi tiết và sẽ dẫn đến những đánh giá không toàn diện về khách hàng. Chẳng hạn, đối với những khách hàngchậm trễ trong việc trả nợ, ngânhàng có thể [...]... tín, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, tạo lập được thương hiệu trên thị trường - Đối với các ngânhàngthươngmại Chấm điểmtíndụng và xếp hạngtín nhiệm nâng cao khả năng quản trị rủi ro của các NHTM Thông qua hoạt động chấmđiểmtín dụng, các ngânhàngthươngmại đã thực hiện và sử dụng kết quả xếp hạngtín nhiệm DN vay vốn theo định kỳ Côngtác này là cơ sở để NH đưa ra các giải pháp xử lý. .. của thông tin 1.3.2 Cơ sở vật chất và pháp lý Cơ sở pháp lý Hệ thống chấmđiểmtíndụng là cơ sở cho côngtácchấmđiểmtíndụng của ngânhàng Hệ thống chấmđiểmtíndụng bao gồm quy trình chấmđiểmtín dụng, hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng được sử dụng để cho điểm và xếp hạng Quy trình và chỉ tiêu này một mặt phải tuân thủ theo những qui định chung của NHNN, theo nguyên tắc chuẩn mực... rằng, mức 28 điểm là ranh giới giữa KH có tíndụng tốt và KH có tíndụng xấu; trên cơ sở đó, ngânhàng hình thành một khung chính sách tíndụng tiêu dùng theo mô hình điểm số như sau: Bảng 1.2: Bảng các quyết định tíndụng tương ứng với số điểm Tổng điểm số khách hàng Từ 28 điểm trở xuống 29-30 điểm 31-33 điểm 34-36 điểm 37-38 điểm 39-40 điểm 41-43 điểm Quyết định tíndụng Từ chối tindụng Cho vay... hàng là cá nhân, tổ hợp tác hay gia đình có quan hệ vay mượn với ngânhàng cho vay 1.2.4.2 Cáccông cụ tính điểmtíndụngCáccông cụ chấmđiểmtíndụng của NHCV bao gồm bảng các tiêu chí phi tài chính và bảng các chỉ số tài chính chuẩn Ngânhàng dựa trên các tiêu chí 21 Luận văn tốt nghiệp trong hai bảng này để cho điểmtíndụng đối với KH và phương án/ dự án sản xuất từ đó đưa ra những đánh giá về. .. của các chủ nợ 1.2.2.2 Ứng dụng của chấmđiểmtíndụng khi xếp hạngtín nhiệm khách hàngĐiểm số tíndụng là kết quả của quá trình chấmđiểmtín dụng, nó phản ánh mức độ rủi ro của người vay hay phương án/ dự án xin cấp vốn NH có thể sử dụngđiểm số này để xây dựng hệ thống xếp hạngtín nhiệm đối với khách hàng, từ đó đưa ra các phán quyết tíndụng thích hợp Như vây, có thể thấy, chấmđiểmtín dụng. .. có hiểu biết sâu sắc vềcôngtác quản trị rủi ro trong hoạt động tíndụng đồng thời phải am hiểu vềcác phần mềm chấmđiểmtíndụng và có đủ năng lực để đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính Đồng thời, các CBCĐTD phải là những người có đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo công tác chấm điểm là trung thực, khách quan và đáng tin cậy Kết luận: Hoạt động tíndụng của các ngânhàngthươngmại là hoạt động cơ bản... chuẩn làm công cụ để đánh giá điểmtíndụng đối với các tổ chức tài chính- tíndụng và nhóm KH cá nhân 1.2.4.3 Quy trình chấmđiểmtíndụng 22 Luận văn tốt nghiệp Qui trình chấmđiểmtíndụng là hệ thống các bước công việc mà CBTD thực hiện khi đánh giá hồ sơ vay của KH, qui trình chung bao gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: Thu thập thông tin, trên cơ sở đó đưa ra đánh giá chungvề khách hàng Bước này... trả nợ của KH, và nếu cần thiết thì điểmtíndụng của KH sẽ được điều chính phù hợp với những thay đổi trong tình hình tài chính và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.6.Bảng các tiêu chí chấmđiểmtíndụng Dưới đây là bảng các tiêu chí chấmđiểmtíndụng được sử dụng để chấmđiểmtíndụng đối với các khách hàng là các doanh nghiệp lớn Các tiêu chí bao gồm các tiêu chí cơ bản như ngành kinh doanh,... giải pháp xử lýcác khoản vay có vấn đề, nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra Thực chất của quá trình phân tích, thẩm định người vay, để đưa ra quyết đinh cho vay hay không cho vay đã là một phần của côngtácchấmđiểm và xếp hạngtín nhiệm Chấmđiểmtíndụng cũng góp phần nâng cao chất lượng tíndụng của các ngânhàngthươngmại Nhờ vào kết quả chấmđiểmtíndụng và xếp hạng khách hàng, NH đã thực... tra tính lành mạnh vềtài chính của một DN Thông qua các biện pháp hành chính (các qui định) các cơ 20 Luận văn tốt nghiệp quan quản lý Nhà nước sẽ ngăn không cho các doanh nghiệp yếu kém tham gia vào thị trường dựa trên những xếp hạngtín nhiệm đã được xác định 1.2.4 .Các bước chấmđiểmtíndụng 1.2.4.1.Phân loại khách hàng để tính điểmtíndụng Phân loại khách hàng là bước đầu tiên trong qui trình chấm . 1 Luận văn tốt nghiệp LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại. chây ì . 5 Luận văn tốt nghiệp 1.2. Công tác chấm điểm tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 1.2.1. Phương pháp chấm điểm tín dụng 1.2.1.1.Khái