1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1

30 97 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹnăng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa, giúp trẻ em hiểu, biếnnhững kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hà

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ QUYỀN

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Mạc Quyên

Vĩnh yên, năm 2018

1

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Hiện nay, nước ta là nước đang phát triển và hội nhập về kinh tế, văn hoá, xãhội, khoa học, kỹ thuật Vì vậy nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt, lao động, học tập củacon người ngày càng phong phú và đa dạng Bên cạnh những tác động tích cực,còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em Nếumỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọnnhững giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt quanhững thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trongcuộc sống Để học được cái tốt phòng được cái xấu đòi hỏi con người có được kiếnthức về kỹ năng sống một cách tốt nhất mới có thể tồn tại và phát triển được Việchình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trởthành nhiệm vụ quan trọng Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hàihòa, toàn diện về nhân cách Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹnăng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa, giúp trẻ em hiểu, biếnnhững kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quátrình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trướcnhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫntrong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thếgiới, từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnhsong những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến sự tồntại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là trẻ em Chính vìthế, trong chương trình giáo dục phổ thông, kỹ năng sống đang là một nội dungđược đề cao Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống nhưng theo tôi, kĩ năng sống đơngiản là tất cả những điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có thể thích ứng vớinhững thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống Kĩ năng sống được hình thành

2

Trang 3

theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trảinghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có Có nhiều nhóm kĩ năng sốngnhưng dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người.Trong trường học, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề hết sứcquan trọng và cần thiết, nó góp phần hình thành nhân cách cho các em Bậc họctiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho HS phát triển học tiếp các bậc học tiếptheo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kỹ năng cơbản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho họcsinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thíchứng với môi trường mới, yêu cầu mới Rèn kỹ năng sống cho học sinh giúp cho họcsinh thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiếtthực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội, để các em

có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo

vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rènluyện, học tập phấn đấu vươn lên Trong thực tế việc rèn kỹ năng sống cho họcsinh trong nhà trường đã được chú ý đến, song còn nhiều ý kiến, thách thức trongviệc tổ chức, thực hiện các chương trình hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh,

vì thế tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:

“Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1”

2 Tên sáng kiến:

“Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1”

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Mạc Quyên

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Ngô Quyền – Vĩnh Yên –Vĩnh Phúc

Trang 4

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2016

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1 Về nội dung của sáng kiến:

7.1.1 Một số vấn đề liên quan đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1: 7.1.1.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1

Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường - đi học tiểu học, các em đượchọc thêm những điều chưa hề có trong 6 năm đầu đời; khi gia nhập cuộc sống nhàtrường các em phải tiến hành hoạt động học – hoạt động nghiêm chỉnh có kỉ cương,

nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơisang hoạt động chủ đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thếphải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc rèn kĩ năng sống cho

HS tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường Nếukhông chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến nhữngtình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, khôngdám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp, không ít những tìnhhuống dở cười dở mếu vì trẻ lớp 1 không dám xin đi vệ sinh rồi bậy ra quần ngaytại trong lớp, hoặc có trẻ xin ra ngoài đi vệ sinh nhưng lại tranh thủ đi chơi để GVphải đi tìm,

Học sinh lớp 1 là lứa tuổi mà chúng ta tưởng dễ dạy hóa ra lại khó vì đây là lứatuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi sang giai đoạn học tập chínhthức của bậc tiểu học Ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm theo ý thích của bảnthân và ham chơi nhiều hơn là ham học, các em cũng dễ bị cám dỗ, bắt chước theobạn bè Các em luôn muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình Chính vìvậy, phải học tập, thực hiện theo những khuôn khổ của nhà trường là việc các emcảm thấy không thoải mái, không muốn tuân thủ Từ đó, các em muốn thoát ra,muốn được tự do Câu hỏi đặt ra ở đây là phải làm gì để giúp các em học tập tốt,rèn đạo đức, kĩ năng sống theo những khuôn khổ đạo đức đã được đề ra, theonhững quy định của nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú hơn là bị ép buộc.Trong quá trình giáo dục học sinh, rèn kĩ năng sống cho học sinh, người giáo viênkhông những cần am hiểu về tâm lý trẻ em mà còn phải có kiến thức về sinh lý trẻ

em Việc xác định tâm sinh lý có tầm quan trọng đặc biệt đối với giáo dục Trên cơ

sở những hiểu biết về tâm sinh lý trẻ, người giáo viên có thể phân loại nhóm học

4

Trang 5

sinh và tìm các biện pháp phù hợp với các đối tượng học sinh để giáo dục rènluyện, rèn kỹ năng sống cho học sinh.

7.1.1.2 Thực trạng rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 hiện nay

* Về nhà trường:

Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiêncứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực củahọc sinh, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dungchương trình Và đặc biệt chú trọng đến việc "Phát triển rèn luyện kỹ năngsống" cho học sinh Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàngđầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dụcđào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toànthể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Đẩymạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực” Các thầy, cô giáo đều tâm huyết, trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức,nhân cách cho học sinh Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chấtlượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tưtình cảm của học sinh Tuy nhiên, trong các nhà trường ít nhiều vẫn còn có hiệntượng học sinh cãi nhau, chửi nhau, đánh nhau, chưa lễ phép, gây mất đoàn kếttrong tập thể lớp, trốn học đi chơi,

- Trong thực tế hiện nay việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kỹ năng sốngcho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế, một số giáo viên lúng túng cả về nộidung, biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Nhận thức của nhiều giáo viên còn

mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kỹ năng sống cho học sinh là rèn những kỹ nănggì; vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổchức hữu hiệu để rèn kỹ năng sống cho học sinh Các nhà trường đã có tổ chức

5

Trang 6

một số hoạt động nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh nhưng còn chung chung,chưa đi sâu, chưa thể hiện thường xuyên rõ nét, do đó kết quả của việc rèn kĩ năngsống cho học sinh chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay

* Về học sinh:

- Do đa phần học sinh tiểu học hiện nay sống trong môi trường, điều kiện vậtchất gia đình tương đối đầy đủ Nên một số học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉnghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động, ỷnại

- Do học sinh vừa chuyển từ giai đoạn mầm non lên Tiểu học, nhận thức cũng nhưvốn sống còn rất hạn chế, các em hầu như chưa biết ứng xử phù hợp với chuẩnmực

- Học sinh chỉ trú trọng học kiến thức, chưa tự giác rèn luyện kỹ năng sống dẫn đếnkhả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều,thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau

- Kỹ năng giao tiếp hạn chế

* Về phụ huynh:

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế giới từngbước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh songnhững vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến sự tồn tại,phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là trẻ em Theo guồngquay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế

mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường giađình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ; Không những thế còn cónhững gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè, ảnh hưởng vô cùng lớn tớitâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cách của trẻ Một số gia đình hoàn toàn phó mặcviệc dạy dỗ trẻ cho nhà trường Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quáchiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào ngườilớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào,

6

Trang 7

hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ýcủa mình chứ không làm theo ý người khác.

Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thựchành xã hội là do phụ huynh không cho phép, còn nuông chiều con Đa số phụhuynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức Có phụ huynh nóng vộitrong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc dạy con mình biết đọc, biết viết,hoặc biết làm toán mà không cần quan tâm đến việc con học được kĩ năng sốngnào khi đến trường Chưa hiểu sâu về giáo dục kỹ năng là thường được dạy quaquá trình giáo dục con cái, hoặc trực tiếp với mục đích giảng dạy một kỹ năng cụthể Bản thân cha mẹ có thể được coi là một tập hợp các kỹ năng sống mà con cái

sẽ tiếp thu một cách tự nhiên hoặc được dạy Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khíchcác con tìm tòi kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động khác Đồng thời có phụ huynh chiều chuộng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục

vụ, phụ huynh chỉ chú ý đến khâu chăm con ăn uống mà không chú ý đến dạy conmình cần ăn, uống như thế nào, sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uốngthế nào cho đúng? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồdùng đó để làm gì?

7.1.2 Các giải pháp đề xuất:

7.1.2.1 Giáo viên cần xác định những kỹ năng sống cơ bản phù hợp đối tượng HS:

Đối với tâm sinh lý trẻ em bậc tiểu học thì có nhiều kĩ năng quan trọng mà trẻcần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá đặc biệt là trẻ em độ tuổi lớp1.Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kĩ năng quan trọng nhất trẻphải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kĩ năng sống như: sự hợptác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp Việcxác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọnđúng những nội dung trọng tâm để dạy học sinh

7.1.2.2 Biện pháp cụ thể hóa nội dung của những kĩ năng cơ bản mà giáo viên cần

dạy trẻ: Kĩ năng sống tự tin : Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cầnchú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ Nghĩa là giúp trẻ cảm nhậnđược mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác

7

Trang 8

Kĩ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi Kĩnăng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ họccách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các em họcsinh lứa tuổi này Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng làmviệc với các bạn Kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là mộttrong những kĩ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khátkhao được học Người giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau đểkhơi gợi tính tò mò tự nhiên của các em Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câuchuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khơi gợi trínão nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được Kĩ năng giao tiếp: Giáo viêncần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người kháchiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh

nó Đây là một kĩ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ Nó có vị trí chính yếukhi so với tất cả các kĩ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học.Nếu các em cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, các

em sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới Đây chính

là yếu tố cần thiết để giúp học sinh sẳn sàng học mọi thứ Ngoài ra, ở nhà trườnggiáo viên cần dạy học sinh nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy các em kĩnăng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn,chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uốngmột cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng

ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tựdọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngayngắn, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh

7.1.2.3 Rèn kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép trong nội dung các tiết học

Ngay trong những giờ học ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức kỹ năngcủa bài, giáo viên cần chú ý đến rèn kỹ năng sống cho học sinh Học sinh đượcrèn kỹ năng sống qua nội dung kiến thức của bài, qua lĩnh hội kiến thức phápluật, qua tham gia các hoạt động học tập trong lớp, hoạt động ngoài giờ do giáoviên tổ chức

8

Trang 9

Giáo dục kỹ năng sống qua môn đạo đức thì giáo viên giáo dục, rèn cho họcsinh kỹ năng giao tiếp ứng xử: kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi, đoàn kết hoànhã với bạn bè, tôn trọng không tự ý mở xem đồ đạc của người khác, giữ gìn vệsinh môi trường, nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp, quan tâm giúp đỡ những ngườixung quanh, kỹ năng nhận lời, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết định, kỹ năng kiềmchế xúc cảm, kỹ năng vận động, kỹ năng xử lý một số tình huống cụ thể,

Trong các tiết tự nhiên và xã hội, khoa học, học sinh được rèn kỹ năng sử dụng

có hiệu quả đồ dùng dụng cụ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ năng giữ gìn vệ sinhcác nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, tuỳ từng bài, tuỳ từng nội dung giáo viên cóthể lồng ghép rèn kỹ năng sống cho học sinh cho hợp lý

7.1.2.4 Giúp HS phát triển các kĩ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động trong trường học:

- Giáo viên cần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tínhtích cực chủ động sáng tạo của học sinh, qua các hoạt động học tập học sinh đượcrèn các kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, hợp tác theo nhóm, kỹ năngđánh giá, kỹ năng hợp tác trong hóm, kỹ năng xử lý tình huống,

- Rèn kĩ năng cho học sinh kết lợp với rèn học sinh thực hiện các nề nếphàng ngày như yêu cầu đi học đúng giờ: buộc học sinh phải có thói quen dậy sớm,

có tác phong nhanh nhẹn ( rèn kỹ năng khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu); Yêucầu xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng, ngay ngắn, không xô đẩy nhau trong hàng (rèncho học sinh kỹ năng kiềm chế bản thân, kỹ năng vận động, gây ảnh hưởng); Yêucầu học sinh đến lớp phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập ( rèn cho học sinh kỹnăng tự kiểm tra, xây dựng kế hoạch) Yêu cầu học sinh trong lớp không được nóichuyện riêng, gây ảnh hưởng giờ học ( rèn cho học sinh kĩ năng tập trung, chú ý).Dưới đây là 1 vài hình ảnh ở lớp tôi:

9

Trang 10

10

Trang 14

- Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân

trường, lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường, ;học sinh được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi quét, hót rác, tưới cây, tỉa lá, thông qua đó HS biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động Dưới đây là hoạtđộng chăm sóc cây hoa của lớp tôi:

14

Ngày đăng: 03/06/2020, 22:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w