1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn ở lớp 2

19 664 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 193,5 KB

Nội dung

Lời giới thiệu Trong các môn học ở chương trình Tiểu học mà tôi đã trực tiếp giảng dạy trong suốt 22 năm công tác, tôi thấy môn Toán có vai trò rất quan trọng bởi nhờ có tính

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Trong các môn học ở chương trình Tiểu học mà tôi đã trực tiếp giảng dạy trong suốt 22 năm công tác, tôi thấy môn Toán có vai trò rất quan trọng bởi nhờ có tính toán mà học sinh mới có thể phát huy hết khả năng của mình.Đặc

biệt là Giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn lại càng có vai trò đặc biệt hơn bởi

học sinh biết so sánh sự vật này với sự vật kia ( cùng đơn vị ) qua những con số

và những phép tính cụ thể

Môn Toán nói chung và dạng toán về nhiều hơn, ít hơn nói riêng góp

phần làm cho học sinh phát triển toàn diện Nó giúp học sinh kế thừa và phát triển tư duy logíc, bồi dưỡng và phát triển trí tuệ cần thiết để nhận thức một cách trừu tượng hóa; khái quát hóa; phân tích và tổng hợp; so sánh; dự đoán;

chứng minh và bác bỏ Nhiều hơn, ít hơn là dạng toán có sử dụng các phương

pháp suy luận; phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học một cách toàn diện, chính xác Dạng toán này làm cho học sinh phát triển trí thông minh,

tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện trong cuộc sống của mình Nó còn góp phần xây dựng thói quen, tính cẩn thận và khoa học của mỗi con người

Từ khi bước vào nghề dạy học tôi nhận thấy học sinh làm dạng toán này một cách áp đặt, máy móc, chỉ làm theo những khuôn mẫu giáo viên đưa ra nhưng sau đó thì nhanh quên.Vì vậy việc học sinh vận dụng, thực hành để giải dạng toán này còn hạn chế, chưa linh hoạt Từ các bài giảng thực tế, từ các đối tượng học sinh cụ thể và các cách áp dụng ở địa phương tôi đã tìm ra phương pháp dễ hiểu, dễ nhớ để các em có hứng thú trong học tập, yêu thích, hiểu rõ dạng toán này hơn và cũng qua đó giúp các em phát triển óc sáng tạo, tư duy, phát triển trí thông minh và có thói quen làm việc có khoa học.Tôi đã nghiên

cứu và có một chút ít kinh nghiệm về dạy học sinh cách “Giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn ở lớp 2.”

2 Tên sáng kiến

Giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn lớp 2.

Sáng kiến “Giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn lớp 2.” hiệu quả sẽ áp dụng rộng

rãi trong toàn trường và cho các khóa học sau

Trang 2

3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

- Họ và tên:

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học ……

- Số điện thoại:

4 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

- Đối tượng chung: Học sinh khối 2 gồm 211 em của trường Tiểu học

- Đối tượng cụ thể: 44 em học sinh lớp 2B

5 Ngày sáng kiến được áp dụng

Tôi bắt đầu nghiên cứu và thực hiện từ 01/9/2018 cùng với sự hỗ trợ của giáo

viên khối 2 để xây dựng chuyên đề “Giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn lớp 2.”

6 Mô tả bản chất của sáng kiến

6.1 Nội dung của sáng kiến

Trong chương trình các môn học ở bậc học tiểu học thì môn Toán chiếm số giờ

rất lớn và dạng toán về nhiều hơn ít hơn là một trong năm mảng kiến thức chính của chương trình.Việc nâng cao hiệu quả của dạy và học dạng toán nhiều hơn, ít

hơn là một yêu cầu bức xúc hiện nay.Cùng với môn Toán thì dạng toán nhiều hơn, ít hơn có một vị trí rất quan trọng.Nó cung cấp những kiến thức cơ bản.Nó

tộc và nhân loại trên thế giới

Nhiều hơn, ít hơn là một trong những dạng toán mà nhiều trường, nhiều

dạng chính của chương trình Toán lớp 2 cũng như Toán ở Tiểu học và là sự tiếp nối của chương trình Toán lớp 1 Mặt khác, đối với học sinh lớp 2, việc dạy học giải toán nói chung và giải bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn nói riêng có một vị trí rất quan trọng Có thể coi giải toán là “hòn đá thử vàng” của dạy học

một cách thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các tình huống khác

hơn, bài toán về ít hơn nói riêng là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh

Trang 3

Để góp phần hoàn chỉnh kiến thức, kỹ năng chuẩn bị cho các em tiếp tục học

tập ở các lớp trên.Việc dạy dạng toán nhiều hơn ít hơn ở lớp 2 cần phải đạt

được các mục đích sau:

+ Học sinh phải nắm vững các kiến thức, kĩ năng của dạng bài

+ Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào môn học và đời sống

+ Học sinh được rèn luyện phương pháp suy luận, giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo

Vì mới bắt đầu được làm quen với dạng toán “ Giải bài toán về nhiều hơn,

ít hơn”, nên đây quả là một thách thức đầy khó khăn đối với các em học sinh lớp 2, trong đó các bài toán về nhiều hơn , ít hơn là bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những quan hệ, tương quan có liên quan đến cuộc sống thường xảy ra hàng ngày Trong quá trình giảng dạy, dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp cùng với việc tìm hiểu nghiên cứu sách hướng dẫn, tôi thấy một

số giáo viên và học sinh còn có sự nhầm lẫn và chưa hợp lí trong dạy và học đặc biệt là phương pháp dạy học theo mô hình Trường học mới Việt Nam

Trong sáng kiến này tôi đã đưa ra được một cách ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng các giải pháp áp dụng dạy học bài toán nhiều hơn, bài toán ít hơn ở lớp 2 nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy toán ở tiểu học nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, linh hoạt, năng động, sáng tạo Mục đích của sáng kiến là góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán, toán có lời văn nói chung và dạy bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn ở lớp 2 nói riêng Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến chỉ ra phương pháp để dạy bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn Cụ thể sáng kiến bám vào sự so sánh để học sinh nắm chắc được sự vật A nhiều hơn sự vật B nghĩa là sự vật B ít hơn sự vật A và ngược lại, sự vật B ít hơn sự vật A nghĩa là sự vật A nhiều hơn

sự vật B.Vì vậy nếu bài toán yêu cầu tìm sự vật A nghĩa là đi tìm số lớn và ngược lại nếu bài toán yêu cầu đi tìm sự vật B nghĩa là đi tìm số bé Từ đó giáo viên gợi mở cách thức để các em học sinh tìm số lớn trong bài toán nhiều hơn và tìm số bé trong bài toán ít hơn Vì vậy các em nắm bài chắc hơn có thể tìm số

lớn hoặc số bé ở dạng đảo, đổi, nâng cao

Sáng kiến này được áp dụng rộng rãi đối với tất cả các giáo viên đang dạy toán lớp 2 theo chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và

Đào tạo hay Mô hình Trường học mới Khi áp dụng, giáo viên cần thực hiện theo các bước:

+ Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề toán

+ Bước 2: Tóm tắt đề toán

Trang 4

+ Bước 3 : Tìm cách giải và trình bày bài giải.

+ Bước 4: Thử lại đáp số

Trong các nội dung trên thì “Dạy học giải toán có lời văn nói chung và dạy bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn nói riêng” là tuyến kiến thức đòi hỏi

học sinh phải có khả năng tư duy lôgíc và tư duy trừu tượng cao Mảng kiến

kiến thức này là nền tảng quan trọng cho học sinh tiếp tục tìm hiểu toán có lời văn ở bậc học cao hơn

Trong quá trình tìm hiểu vẫn tồn tại một số vấn đề sau:

+ Một số học sinh chưa hiểu được bản chất của đề bài đưa ra

+ Trình bày bài làm còn tẩy xóa

+ Xác định yêu cầu và phép tính còn nhầm lẫn

+ Cộng, trừ còn nhầm lẫn

6.2 Vấn đề nghiên cứu và các giả thiết

Vì vậy qua quá trình tiến hành kiểm tra khảo sát học sinh về giải toán có lời văn liên quan tới nhiều hơn, ít hơn ở lớp 2 thu được kết quả như sau:

Tên lớp HS được khảo sát HS hiểu và nhớ bài HS chưa hiểu bài

Tôi thật sự thấy băn khoăn với kết quả điều tra lần 1 Tôi bắt đầu đi sâu và tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra những vướng mắc từ đó đưa ra phương pháp khắc phục cho học sinh.Ví dụ:

Bài toán 1: Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả

- Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề toán: Ở bước này, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thật kĩ đề toán (ít nhất là đọc 2 lần) Sau đó yêu cầu các em phải phân biệt được cái đã cho và cái phải tìm: Cái đã cho là: hàng trên có 5 quả cam, hàng

dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam; cái phải tìm là: hàng dưới có mấy quả cam? Ở phần này, giáo viên gợi mở để học sinh biết được số cam ở hàng nào đã biết; số cam ở hàng nào phải tìm; số cam ở hàng phải tìm đó có liên hệ như thế

Trang 5

nào với số cam ở hàng đã biết (nhiều hơn) như thế nào? Từ đó gợi cho các em so sánh số cam ở hàng đã biết với số cam ở hàng phải tìm để các em thấy được số cam ở hàng phải tìm là số lớn(vì nhiều hơn) số cam ở hàng đã biết là số bé

Ở bước này giáo viên nên sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp nhiều Tuy nhiên nên kết hợp với phương pháp trực quan, phương pháp giảng giải minh họa Muốn tìm số lớn ta sẽ đi thực hiện phép tính cộng, lấy số bé cộng với số nhiều hơn Còn muốn tìm số bé ta đi thực hiện phép tính trừ, lấy số lớn trừ đi số

ít hơn

- Bước 2: Tóm tắt đề toán: Mặc dù phần tóm tắt đề toán không bắt buộc, nhưng bước này vô cùng quan trọng đối với học sinh Việc tóm tắt đề toán sẽ giúp các

em bớt đi được một số câu chữ, làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn Khi học sinh tóm tắt được bài toán

và nhìn vào tóm tắt đó để nêu lại đề toán có nghĩa là các em đã thực sự hiểu bải toán một cách thấu đáo, nắm được bản chất của bài toán (cái cần thiết nhất khi

học toán có lời văn nói chung ).Có nhiều cách tóm tắt: Tóm tắt bằng chữ, tóm tắt bằng hình tượng trưng, tóm tắt bằng sơ đồ, tóm tắt bằng bảng kẻ ô…Giáo viên khuyến khích học sinh nên tóm tắt một bài toán bằng nhiều cách vì học sinh càng biết nhiều cách tóm tắt sẽ càng nhanh tìm ra cách giải bài toán Tuy nhiên giáo viên vần hướng dẫn học sinh chọn cách tóm tắt cho phù hợp nhất để tìm ra lời giải nhanh nhất Với dạng toán này giáo viên nên sử dụng cách tóm tắt bằng hình tượng trưng (với các bài mới hình thành), và tóm tắt bằng sơ đồ (với các bài luyện tập thực hành) Với bài toán trên, giáo viên hướng dẫn các em tóm tắt như sau:

Cách 1: Tóm tắt bằng hình tượng trưng

Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: Biểu thị số cam ở hàng trên là 1 đoạn thẳng, thì đoạn thẳng này biểu thị 5 quả cam 5 quả Hàng trên: Số cam ở hàng dưới như thế nào so với số cam ở hàng trên?(nhiều hơn) Vậy nếu biểu thị số cam ở hàng dưới là 1 đoạn thẳng thì đoạn thẳng này như thế nào so với đoạn thẳng ở trên? (dài hơn).Vì sao dài hơn?(vì hàng dưới 2 quả nhiều hơn hàng trên) Hàng dưới: ? quả

- Bước 3: Tìm cách giải bài toán

Em hiểu nhiều hơn là thế nào? Học sinh quan sát mô hình và nhận ra hàng dưới có số quả cam bằng số quả cam hàng trên và thêm hai quả nữa Từ đó các em có thể tóm tắt bằng sơ đồ:

5quả

Hàng trên 2 quả

Hàng dưới

Trang 6

Học sinh dựa vào sơ đồ nhắc lại bài toán.

Lập kế hoạch giải bài toán:

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào? (Dạng toán về nhiều hơn)

+ Dựa vào đâu mà em nhận ra dạng toán này? (Dựa vào sơ đồ)

+ Muốn tìm số cam ở hàng dưới em làm thế nào? (5 + 2 = 7 quả )

+ Cách giải bài toán này như thế nào? (Lấy số đã cho cộng với số nhiều hơn) Vận dụng hiểu biết trên vào bài toán về “nhiều hơn”, học sinh biết được thêm ý nghĩa thực tiễn của khái niệm “nhiều hơn” với mối quan hệ “so sánh” biểu thị như sau:

?

Số bé nhiều hơn

Số lớn

?

Như vậy yêu cầu về nội dung bài toán về “nhiều hơn” chủ yếu là cho “số bé” và phần “nhiều hơn”, tìm “số lớn”( Số nhiều hơn) Muốn tìm “số lớn” ta lấy “số bé” cộng với “phần hơn” ( Lấy số đã cho cộng với phần nhiều hơn) Đối chiếu vào bài toán trên ta có: “Số bé” ở bài này là 5 quả, phần “nhiều hơn” là 2 quả,

“số lớn” ở bài này là số cam ở hàng dưới( Chưa biết) Vậy bài này cho biết “số bé” và phần “nhiều hơn”, yêu cầu tìm “số lớn” ( số nhiều hơn) Từ đó có cách giải:

Số quả cam ở hàng dưới là:

5 + 2 = 7 (quả)

- Bước 4: Trình bày bài giải

Học sinh giải bài toán gồm 3 bước (câu lời giải, phép tính, đáp số)

Câu lời giải cho phép tính và danh số thì học sinh Tiểu học hay nhầm lẫn, nhất là với học sinh lớp 2 Do vậy khi làm bài nên nhắc học sinh phải bám sát vào câu hỏi của đề bài Phần danh số học sinh phải hiểu là bài yêu cầu tìm gì thì danh số chính là cái phải tìm

Số quả cam ở hàng dưới là:

5 + 2 = 7 (quả) Đáp số: 7 quả cam

- Bước 5: Kiểm tra bài toán

Sau khi học sinh làm xong, yêu cầu học sinh kiểm tra lại bài giải

Thử lại: 7 – 5 = 2 (quả) –> đúng

Trang 7

Bài toán 2: Hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả cam Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?

- Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán

Cho học sinh đọc bài toán

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Để học sinh nắm được dạng toán và biết thêm ý nghĩa thực tiễn của khái niệm

“ít hơn” tôi đưa ra mô hình sau:

Hàng trên có 7 quả cam (gài 7 quả cam)

Hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả (tách 2 quả ít hơn, rồi chỉ đoạn thẳng biểu thị số cam hàng dưới)

- Bước 2: Tìm cách giải bài toán

Số cam hàng dưới như thế nào so với hàng trên? ( ít hơn hàng trên )

Em hiểu ít hơn là như thế nào? ( là không bằng hàng trên )

Từ đó các em có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ

7 quả

Hàng trên

Hàng dưới

2 quả ?

Học sinh dựa vào sơ đồ nhắc lại bài toán

Lập kế hoạch giải bài toán

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào? ( Dạng toán vể ít hơn)

+ Dựa vào đâu em nhận ra dạng toán này? (dựa vào sơ đồ)

+ Muốn tìm số quả cam hàng dưới em làm như thế nào? (7 – 2 = 5 quả)

+ Cách giải dạng toán này như thế nào? (Lấy số đã cho trừ đi số ít hơn)

Vận dụng hiểu biết trên vào bài toán về “ít hơn”, học sinh được biết thêm ý nghĩa thực tiễn của khái niệm “ít hơn” với mối quan hệ “so sánh” biểu thị như sau:

?

Số lớn

Số bé ít hơn

?

Như vậy yêu cầu về nội dung bài toán về “ít hơn” chủ yếu là cho “số lớn” và phần “ít hơn” tìm “số bé” (số ít hơn ) Muốn tìm “số bé” ta lấy “số lớn” trừ đi phần “ít hơn” (lấy số đã cho trừ đi số ít hơn)

Trang 8

Đối chiếu vào bài toán trên ta có “số lớn” ở bài này là 7 quả, phần ít hơn là 2 quả, số bé ở bài này là số quả cam ở hàng dưới (chưa biết ) Vậy bài toán cho biết “số lớn” và phần “ít hơn”, yêu cầu tìm số bé ( số ít hơn ) Từ đó có cách giải:

Số cam ở hàng dưới là:

7 – 2 = 5 ( quả)

- Bước 3: Trình bày bài giải

Học sinh giải bài toán gồm 3 bước ( câu lời giải, phép tính và đáp số )

Số quả cam ở hàng dưới là:

7 -2 = 5 ( quả) Đáp số: 5 quả

- Bước 4: Kiểm tra bài giải

Sau khi học sinh làm xong, yêu cầu học sinh kiểm tra lại bài giải

Thử lại: 7 – 5 = 2 (quả) –> Đúng

Sau khi dạy học sinh giải “ Bài toán về nhiều hơn, ít hơn” để giúp học sinh phân biệt và nắm chắc 2 dạng toán này, tôi hướng dẫn học sinh so sánh 2 dạng toán

“nhiều hơn” và “ít hơn” để phát hiện cái khác nhau giữa hai dạng như sau: Bài toán về nhiều hơn:

?

Số bé nhiều hơn

Số lớn

?

Bài toán về ít hơn:

?

Số lớn

Số bé ít hơn

? Bài toán về nhiều hơn là bài toán đi tìm số nhiều hơn( tìm số lớn), ta phải lấy số

bé cộng với phần nhiều hơn Bài toán về ít hơn là bài toán đi tìm số ít hơn (tìm

số bé), ta phải lấy số lớn trừ đi phần ít hơn

Lưu ý: Khi học sinh vận dụng giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn không phải bài

toán nào cũng cho rõ các thuật ngữ “nhiều hơn”, “ít hơn” mà các bài toán lại cho các thuật ngữ “cao hơn”, “dài hơn”, “to hơn”, “nặng hơn”…học sinh phải hiểu ý nghĩa các từ đó chính là “nhiều hơn” Các thuật ngữ “ngắn hơn”, “thấp hơn”,

“bé hơn”, “nhẹ hơn”,…đó chính là “ít hơn”

Trang 9

Với dạng bài toán về “nhiều hơn, ít hơn” gián tiếp:

Ví dụ 1:Hàng trên có 5 quả cam, hàng trên có ít hơn hàng dưới 2 quả cam Hỏi

hàng dưới có mấy quả cam?

- Bước 1: GV cho học sinh đọc bài toán

+ Bài toán cho biết gì?

(Hàng trên có 5 quả cam Hàng trên ít hơn hàng dưới 2 quả)

+ Bài toán hỏi gì?

( Hỏi hàng dưới có mấy quả cam? )

- Bước 2: Tìm cách giải bài toán

Tóm tắt bài toán: Cho học sinh nêu, GV ghi tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng

5quả

Hàng trên 2 quả

Hàng dưới

?

Cho học sinh nhìn tóm tắt, nêu lại bài toán

Lập kế hoạch giải bài toán

+ Bài toán thuộc dạng toán nào? (Bài toán về nhiều hơn)

+ Dựa vào đâu em biết đây là bài toán về nhiều hơn? ( Hàng trên có ít hơn hàng dưới có nghĩa là hàng dưới nhiều hơn hàng trên Vậy số quả cam ở hàng dưới là

“số lớn”, số quả cam ở hàng trên là “số bé”).Bài toán cho biết "số bé" và "phần

ít hơn", yêu cầu tìm "số lớn" Muốn tìm số quả cam ở hàng dưới, hãy vận dụng Cách giải bài toán về “nhiều hơn” để giải bài toán

- Bước 3: Trình bày bài giải

HS giải bài toán gồm 3 bước (câu lời giải, phép tính và đáp số)

Bài giải

Số quả cam ở hàng dưới là: (Hàng dưới có số quả cam là: )

5 + 2 = 7 (quả)

Đáp số: 7 quả cam

- Bước 4: Kiểm tra bài giải

Sau khi học sinh làm xong, yêu cầu học sinh kiểm tra lại bài giải

Thử lại: 7 – 2 = 5 ( quả ) -> đúng

Ví dụ 2: Hoài cao 1m và Hoài thấp hơn Hà 5 cm Hỏi Hà cao bao nhiêu xăng-

ti – mét ?

Trang 10

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán

+ Giáo viên cho học sinh đọc bài toán

+ Bài toán cho biết gì? ( Hoài cao 1m, Hoài thấp hơn Hà 5 cm)

+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi Hà cao bao nhiêu xăng - ti - mét?)

+ Bài toán có điểm gì cần chú ý? (Các số đo không cùng đơn vị )

+ Cần phải đổi các số đo như thế nào? ( Đổi 1m = 100 cm )

Bước 2: Tìm cách giải bài toán

Tóm tắt bài toán: cho học sinh nêu, GV ghi tóm tắt bằng sơ đồ:

100cm

Hoài 5cm

?

GV cho học sinh nhìn vào tóm tắt, nêu lại bài toán

Lập kế hoạch giải bài toán:

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?(Bài toán về nhiều hơn)

+ Dựa vào đâu em biết đây là bài toán về nhiều hơn?(Theo đề bài Hoài thấp hơn

Hà có nghĩa là Hà cao hơn Hoài Vậy số đo chiều cao của Hà là số lớn, số đo về chiều cao của Hoài là số bé)

+ Bài toán cho biết "số bé" và "phần ít hơn", yêu cầu tìm "số lớn" Muốn tìm số

đo chiều cao của Hà ta làm thế nào, vận dụng cách giải bài toán về nhiều hơn để giải bài toán

Bước 3: Trình bày bài giải

HS giải bài toán gồm 4 bước (đổi đơn vị đo, câu lời giải, phép tính và đáp số)

Bài giải Đổi: 1m = 100cm

Hà cao số xăng -ti -mét là:

100 + 5 = 105 (cm) Đáp số: 105cm

- Bước 4: Kiểm tra bài gải

Sau khi học sinh làm xong, yêu cầu học sinh kiểm tra lại bài giải

Thử lại: 105 – 5 = 100(cm) (đúng)

Ví dụ 3 : Đông cao 1m 39cm Đông cao hơn Hà 20 cm Hỏi Hà cao bao nhiêu

xăng-ti-mét?

- Cho học sinh đọc bài toán

Ngày đăng: 03/06/2020, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w