1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN tìm hiểu tác phẩm việt bắc từ phong cách nghệ thuật của nhà thơ tố hữu

26 114 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 69,31 KB

Nội dung

Việt Bắc còn là “tiếng gọi đàn” dạo lên bao khúc nhạc về những tình cảm lớn, niềm vui lớn, lẽ sống lớn của người cán bộđối với Việt Bắc, thiên nhiên, con người, Đảng, Bác Hồ và cách mạng

Trang 1

MỤC LỤC

7.1.3.2.Tìm hiểu tác phẩm từ phong cách nghệ thuật của Tố Hữu 7

a Thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp trữ tình chính trị 7

b Thơ Tố Hữu còn mang vẻ đẹp sử thi và lãng mạn 10

c Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết 13

7.2 Về hiệu quả và khả năng áp dụng của sáng kiến 22

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 22

10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được… 23

Trang 2

11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc

áp dụng sáng kiến lần đầu

23

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu:

Văn chương là một thế giới không thể có bút lực nào diễn tả hết đượcnhư biển cả mênh mông không bao giờ vơi cạn bởi mọi dòng sông đều đổ về

đó Những cây bút tài năng như muôn vàn ngôi sao sáng mà những người yêuvăn chưa thể tìm hiểu hết về họ Trong đó phải nhắc đến Tố Hữu- lá cờ đầu củathơ ca cách mạng hiện đại Việt Nam Toàn bộ cuộc đời cũng như những tập

thơ từ Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa đến Một tiếng đờn, Ta với ta của ông đã tạo nên một dòng chảy lịch sử về một nhà thơ “Sống là cho

và chết cũng là cho” Cung đàn thơ Tố Hữu được viết bằng tình yêu của một

người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu hi sinh vì tương lai tươi đẹp củadân tộc với một chất thơ, một thứ giọng rất riêng không hề lẫn Phong cách TốHữu vì vậy mà có sức hấp dẫn người đọc

Tác phẩm Việt Bắc là đỉnh cao thơ Tố Hữu cả về nội dung tư tưởng lẫn

tài năng nghệ thuật và tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông Tác phẩm

đã làm sống dậy khúc ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp

và những con người kháng chiến Việt Bắc còn là “tiếng gọi đàn” dạo lên bao

khúc nhạc về những tình cảm lớn, niềm vui lớn, lẽ sống lớn của người cán bộđối với Việt Bắc, thiên nhiên, con người, Đảng, Bác Hồ và cách mạng khángchiến của dân tộc Khúc tình ca và tráng ca trong thi phẩm được sống mãi bởicái đẹp ngôn từ và những dấu ấn nghệ thuật của một nhà thơ luôn có ý thứctrách nhiệm với ngòi bút của mình…Mọi vẻ đẹp đã tạo nên một phong cách

nghệ thuật không hề lẫn như một thứ mà nhà văn Tuốc Ghênhép nói: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong bất kì cái cổ họng của một người khác”.

Vì vậy, việc tìm hiểu về tác phẩm Việt Bắc chính là tìm hiểu những cái

đẹp bí ẩn đó- cái đẹp thuộc về phong cách Tìm hiểu một tác phẩm văn chương

từ phong cách nghệ thuật vẫn được cho là con đường hay nhất để người nghệ sĩđưa người đọc đến với xứ sở của cái đẹp Không những thế, còn đánh thức con

Trang 4

người niềm đam mê đến với nghệ thuật, hiểu sâu sắc tác phẩm, tìm thấy sựđồng điệu với nhà văn, nhà thơ Chính vì vậy, bằng kinh nghiệm dạy văn của

mình, tôi xin đưa ra một sáng kiến nhỏ: Tìm hiểu tác phẩm Việt Bắc từ phong

cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu Hi vọng sáng kiến sẽ hỗ trợ phần nào

trong quá trình tìm hiểu thi phẩm theo hướng đi sâu khai thác theo phong cáchsáng tác

- Dạy học (môn Ngữ văn cho học sinh THPT)

- Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Nâng cao hiệu quả trong dạy học tác phẩm

Việt Bắc của Tố Hữu

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 25/10/2019

7 Mô tả bản chất sáng kiến:

7.1 Về nội dung của sáng kiến:

7.1.1 Cơ sở lí luận:

Những nhà văn, nhà thơ lớn phải là những phong cách lớn Dẫu rằng, với

Tố Hữu luôn tâm niệm làm thơ đối với ông chỉ là “ nghề tay trái” vì không cónhiều thời gian dành cho thơ Thế nhưng, khi đã viết thơ thì đó không phải là thứ

để tiêu khiển, càng không phải ham danh vị, mà là để phục vụ lý tưởng cáchmạng mà nhà thơ đã chọn Thi sĩ khao khát được sáng tác như một nhu cầu bứcxúc bản năng và dành hết tâm huyết cũng như tài năng cho thơ Thế nên, nhiều

tác phẩm của ông, nhất là trong Việt Bắc, Tố Hữu đã viết lên bản hùng ca và

tình ca cách mạng về Việt Bắc, về kháng chiến của dân tộc Tác phẩm này tiêu

Trang 5

biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

Phong cách nghệ thuật chính là diện mạo thẩm mĩ độc đáo, riêng biệt của nhà văn trong cách sáng tác, được tạo thành bởi sự thống nhất của các phươngtiện biểu hiện, phù hợp với cái nhìn riêng biệt của nhà văn về đời sống Phongcách nghệ thuật được hình thành nhờ sự lặp đi lặp lại một số yếu tố thuộc phạmtrù nội dung và hình thức một cách có thẩm mĩ, xuyên suốt sự nghiệp sáng táccủa tác giả Đặc trưng nhất quán đầu tiên của phong cách nghệ thuật là tínhthống nhất, ổn định, bền vững

Phong cách nghệ thuật Tố Hữu không nằm ngoài đặc điểm trên Nhìn lạitoàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu, ta thấy các sáng tác của ông gắn bó songhành với con đường cách mạng của dân tộc Ông đã dành cả cuộc đời cho Đảng

và cho thơ:

Tròn năm mươi tuổi: Đảng và thơ

Từ ấy hồn vui mãi đến giờ Mái tóc pha sương chưa cạn ý Con tằm rút ruột vẫn còn tơ Thuyền con vượt sóng không nghiêng ngả Nghĩa lớn xuôi dòng lộng ước mơ

Mới nửa đường thôi còn bước tiếp Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ! (Xuân 1987)

Thơ Tố Hữu mang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc Thơ trữ tình

chính trị là thơ ca phản ánh những vấn đề chính trị xã hội bằng phương thức củathể loại trữ tình Bởi vì, là nhà thơ chiến sĩ thơ trước hết nhằm mục đích phục vụcách mạng và những nhiệm vụ chính trị của dân tộc trong mỗi một giai đoạn lịch

sử nên thơ ông có sự thống nhất giữa mục đích tuyên truyền cách mạng và nộidung trữ tình Các vấn đề chính trị không khô khan mà thấm thía lòng ngườibằng những cảm xúc trữ tình mãnh liệt, tha thiết sâu lắng

Vẻ đẹp phong cách này biểu hiện ở: nguồn cảm hứng khai thác từ đời sốngchính trị đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân…

Ở sự cảm nhận, khám phá đời sống trên phương diện chính trị, trong mối quan

Trang 6

hệ cuộc đấu tranh cách mạng với ân tình cách mạng Với nội dung hướng vềnhững tình cảm lớn (với quê hương, đồng chí, lãnh tụ…), lẽ sống lớn (sẵn sàng

dấn thân, xả thân vì cách mạng), niềm vui lớn Có thể nói “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”

Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn Vẻ đẹp sử

thi trong thơ Tố Hữu được thẻ hiện ở chỗ nhà thơ tập trung khắc họa những bốicảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dântộc Hình tượng trung tâm là con người của sự nghiệp chung, cá nhân kết tinh sốphận, vẻ đẹp của cộng đồng Cảm hứng chủ đạo mang cảm hứng lịch sử - dân

tộc ngợi ca Cảm húng lãng mạn trong thơ ông hướng về tương lai, hay nói tới

“ngày mai”, khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, vào cách mạng

Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết Giọng điệu này bắt nguồn từ cơ

sở: chất Huế trong con người và hồn thơ Tố Hữu; rung động mãnh liệt với đờisống cách mạng, nghĩa tình cách mạng; ý thức về mối giao cảm giữa nhà thơ và

bạn đọc: Thơ là chuyện đồng điệu (…) trên cở sở đồng ý đồng tình, Biểu hiện

trong cách thể hiện tình cảm chính trị bằng giọng tình bạn, tình yêu, tình cảm giađình, ở cách xưng hô gần gũi, thân mật như một lời trò chuyện tâm tình

Đậm đà tính dân tộc Nội dung thơ Tố Hữu phản ánh hiện thực đời sống

dân tộc bằng sự gắn bó khăng khít với đạo lí tự ngàn xưa và làm giàu “nhuậnsắc” cho những tình cảm, đạo đức truyền thống Nghệ thuật thơ mang đậm tínhdân tộc ở thể thơ: đa dạng nhưng đặc biệt thành công ở những thể thơ truyền

thống (lục bát: mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển như Việt Bắc, Bầm ơi, Khi con tu hú…, thất ngôn: trang trọng cổ điển nhưng linh hoạt, biến

hóa trong gieo vần tạo nhịp phù hợp với việc diễn tả những tình cảm của thời đại

mới như Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác…) Ngôn ngữ: sở trường trong việc

sủ dụng từ ngữ hình ảnh ước lệ, ví von có tính truyền thống Thơ ông giàu nhạcđiệu với cách tạo nhạc điệu phát cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt; biệttài sử dụng từ láy cùng vần, phối thanh, ngắt nhịp; tạo nhạc điệu bên trong tâmhồn con người

“Phong cách chính là người”(Buy- Phông) Thơ trữ tình chính chị là đặc

Trang 7

điểm phong cách bao trùm trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu, làmnên dấu ấn, diện mạo riêng như “một dấu vân tay” không hề lẫn Đặc biệt, qua

Việt Bắc – đỉnh cao thơ ca kháng chiến khi mà“Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc

đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi”(Tố Hữu) Và “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca” (Đặng Thai Mai).

7.1.2 Thực trạng của vấn đề:

Tuy trong nhiều năm gần đây, dạy học văn đã có nhiều đổi mới vềphương pháp nhưng ở hầu hết các trường phổ thông vẫn chủ yếu áp dụngphương pháp truyền thống Với phương pháp này, giáo viên là người truyền thụkiến thức một chiều giúp học sinh hiểu cơ bản những giá trị nội dung và nghệthuật của tác phẩm, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũngchưa cao Hơn nữa, trong giảng dạy thơ ca cần nắm chắc những đặc trưng củathơ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm thụ hết được cái hay cái đẹp của thi

ca Nhất là với những tác phẩm thơ ca cách mạng như Việt Bắc vốn rất khô khan

khó nói với nội dung chính trị sâu sắc

Dạy tác phẩm văn học đi từ phong cách nghệ thuật, đi từ sức mạnh ngôn từkhông phải là mới nhưng chưa thật sự được ứng dụng rộng rãi, chưa rút đượcnhiều kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả Học sinh đôi khi hiểu tác phẩm cònsuy diễn hoặc hiểu chưa đúng phong cách của tác giả đó dẫn đến khám phá tác

phẩm chưa thật sâu sắc Chính vì vậy, tìm hiểu tác phẩm Việt Bắc từ phong cách

nghệ thuật thơ Tố Hữu thật sự cần thiết để cả người dạy và học có thể khai thácđầy đủ hết chiều sâu mạch ngầm văn bản và tạo hứng thú cảm nhận văn chương

7.1.3 Tìm hiểu tác phẩm Việt Bắc từ phong cách nghệ thuật của Tố Hữu:

Trang 8

+ Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và có truyền thống yêu văn chương + Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng, kiêncường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.

+ Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong

bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

- Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cáchmạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời Mỗi tập thơ của ông là mộtchặng đường cách mạng

+ Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946)

+ Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954)

+ Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)

+ Tập thơ “Ra trận”(1962-1971) và tập “Máu và hoa” (1972-1977)

+ Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả

- Phong cách thơ Tố Hữu:

+ Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị

+ Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

+ Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết

+ Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà

⇒ Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cáchmạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sốnghạnh phúc của con người

Trang 9

khuất Đó cũng là bản tình ca về những tình cảm, niềm vui, lẽ sống lớn củangười cán bộ cách mạng đã từng gắn bó sâu sắc với Việt Bắc, với cách mạng

kháng chiến của dân tộc Việt Bắc đậm đà tính dân tộc cả phương diện nội dung

lẫn hình thức nghệ thuật

7.1.3.2 Tìm hiểu tác phẩm từ phong cách nghệ thuật của Tố Hữu:

a Thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp trữ tình chính trị:

* Khái quát chung:

- Thơ chính trị: Là thơ trực tiếp đề cập đến những vấn đề chính trị, những sựkiện chính trị nhằm mục đích tuyên tuyền, cổ động Chính vì thế, thơ chính trịthường có nguy cơ rơi vào khô khan, áp đặt

- Thơ Tố Hữu đúng là thơ chính trị, bởi đề tài trong thơ Tố Hữu là những vấn đềchính trị, hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảmlớn và niềm vui lớn của Đảng, dân tộc, cách mạng

- Nhưng thơ Tố Hữu cũng rất đỗi trữ tình Tố Hữu đã đưa thơ trữ tình chính trịlên đến đỉnh cao Có được điều ấy là nhờ những vấn đề chính trị trong thơ TốHữu đã được thực sự chuyển hóa thành những vấn đề của tình cảm, cảm xúc rấtmực tự nhiên, chân thành, đằm thắm với một giọng thơ ngọt ngào, tâm tình,giọng của tình thương mến Dù viết về đề tài, cảm hứng gì thì nhà thơ cũng lấy

những vấn đề chính trị làm hệ quy chiếu Với Tố Hữu “tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về các vấn đề lớn hay về một sự việc nhỏ là để nói cho được cái lí tưởng cộng sản ấy thôi” (Chế Lan Viên) Thế

nên, vẻ đẹp độc đáo trong thơ Tố Hữu chính là sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễnchất chính trị và yếu tố trữ tình

* Biểu hiện cụ thể trong bài thơ Việt Bắc:

- Thơ Tố Hữu nói về những vấn đề chính trị:

+ Bài thơ đề cập đến sự kiện lịch sử là cuộc chia tay giữa những người kháng

chiến với nhân dân Việt Bắc vào tháng 10- 1954 “ Mình về thành thị xa xôi/ Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?” Đó cũng là khoảng thời gian vô cùng

quan trọng đối với dân tộc khi Hiệp định Giơ- ne- vơ về Đông Dương được kíkết Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự

Trang 10

nghiệp xây dựng cuộc sống mới Không khí chính trị, tình cảm cách mạng thật

sự đã sống dậy ngay từ những dòng thơ đầu tiên của thi phẩm

+ Tác phẩm tái hiện cả một chặng đường dài “ mười lăm năm ấy” cuộc khángchiến chống Pháp của dân tộc Những vấn đề liên quan đến cách mạng, khángchiến của đất nước như được sống lại trong nỗi nhớ của kẻ ở, người đi Đó lànhững khó khăn gian khổ, thiếu thốn mà cách mạng và nhân dân đã phải trải

qua: “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù/ Bát cơm chấm muối mối thù nặng vai” Đó cũng là những dấu mốc lịch sử không thể quên từ lúc tiền khởi nghĩa đến những ngày sôi động của cách mạng tháng 8-1945: “Mình về, còn nhớ núi non/ Nhớ khi kháng Nhật, thủa còn Việt Minh/ Mình đi, mình có nhớ mình/ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?” Còn là những kỉ niệm tình quân dân như cá với nước trong những tháng ngày chống giặc dốt “Nhớ sao lớp học i tờ/ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan” Đến những đêm hành

quân với khí thế ngất trời như vẻ đẹp “Hào khí Đông A” của quân đội nhà Trần

thủa xưa: “ Những đường Việt Bắc của ta/ Đêm đêm rầm rập như là đất rung/ Quân đi điệp điệp trùng trùng” Cả những nơi trung ương họp bàn việc quân đầy nắng gió “Nắng trưa rực rỡ sao vàng/ Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công”

+ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ không phải là cảm hứng của cái tôi lãng mạn cánhân bày tỏ cảm xúc về tình yêu đôi lứa hay những buồn đau về cuộc đời sốphận mà là cảm hứng ân tình cách mạng, niềm biết ơn sâu sắc với Đảng, Bác

Hồ, căn cứ địa cách mạng, nhân dân Chẳng hạn, hình ảnh Hồ Chí Minh đượclặp lại nhiều lần trong tác phẩm như một minh chứng cho nội dung chính trị củabài thơ, bởi Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại, tư tưởng của Bác là kim chỉ nam cho mọihoạt động và con đường cách mạng của dân tộc:

Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi ( )

Còn non, còn nước, còn trời, Bác Hồ thêm khỏe, cuộc đời càng vui.

Trang 11

( ) -Mình về với Bác đường xuôi, Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.

-Thơ Tố Hữu rất đỗi trữ tình:

+ Cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ đằm sâu, tuôn trào, mênh mang, lan tỏa

cả không gian và thời gian của “ta” và “mình”, người đi và kẻ ở gắn liền với tìnhcảm sắt son chung thủy – nỗi nhớ về cảnh và người, nỗi nhớ về những kỉ niệm…

Điệp từ “nhớ” lặp đi lặp lại đã làm nên dòng cảm xúc miên man cho thi phẩm,

tạo nên chất trữ tình tha thiết bay bổng Bài thơ mang âm điệu của một bản tình

ca ngọt ngào, đằm thắm

+ Cùng với nỗi nhớ, cảnh và người Việt Bắc hiện lên với những chi tiết vừachân thực, giản dị, vừa lộng lẫy, tươi tắn, thơ mộng, giàu sức rung động lòngngười

Nhà thơ say sưa đắm mình vào cảnh vật thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đẹp

thơ mộng, lãng mạn “Nhớ gì như nhớ người yêu/ Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương”; ngắm bức tranh tứ bình trong hoài niệm một thời gắn bó với bốn mùa mang những nét đẹp đặc trưng của núi rừng “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/ Ngày xuân mơ nở trắng rừng/ Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Rừng thu trăng rọi hòa bình”

Nhà thơ cũng dạt dào cảm xúc khi nhớ những con người Việt Bắc ân tình,

ân nghĩa thủy chung, chịu thương chịu khó trong lao động mà cũng rất đỗi

duyên dáng, khéo léo “Nhớ từng bản khói cùng sương/ Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”, “Nhớ người dân nón chuốt từng sợi giang”

+ Niềm vui hân hoan, hạnh phúc trong niềm vui lớn của dân tộc khi đất nước

đón nhận tin vui chiến thắng: “Tin vui chiến thắng trăm miền/ Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về/ Vui từ Đồng Tháp, An Khê/ Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

Trang 12

+ Giọng điệu ngọt ngào, tâm tình với kết cấu đối đáp, cách xưng hô mình – ta vàthể thơ lục bát truyền thống, sở trường sử dụng từ láy và các hình ảnh so sánh vívon đậm đà tính dân tộc cũng góp phần làm nên chất trữ tình đằm thắm, thathiết, ngọt ngào trong bài thơ.

b Từ nội dung trữ tình chính trị, thơ Tố Hữu còn mang vẻ đẹp sử thi và lãng mạn:

* Khái quát chung:

- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là một trong những đặc điểm nổibật của văn học Việt Nam 1945-1975 Bởi đó là một nền văn học phát triểntrong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt gắn liền với 30 năm đấu tranh của dân tộc Nằmtrong dòng chảy đó, thơ Tố Hữu cũng dạt dào nguồn cảm hứng sử thi và lãngmạn

- Văn học mang chất sử thi được hiểu: Đây là văn học của những vấn đề, những

sự kiện có ý nghĩa lịch sử, của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng Nhânvật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mìnhvới số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộngđồng Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹptráng lệ, hào hùng

- Sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn Đó là cảm hứng bay bổng mãnh liệtnâng đỡ con người vượt lên hiện thực khó khăn, hướng tới tương lai tươi sáng,niềm tin chiến thắng

- Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với

khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu

ngay từ đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau cáng trở thành cái tôi nhân danh cộngđồng, nhân danh Đảng và dân tộc Nhân vật trữ tình trong thơ ông là con ngườithể hiện tập trung những phẩm chất giai cấp, dân tộc Cảm hứng lãng mạn trongthơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say

mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cáchmạng Bởi vậy mà thơ Tố Hữu thường cất lên thành những tiếng hát: khúc háttâm tình, bài ca chiến đấu và tiếng reo ca chiến thắng

Trang 13

* Biểu hiện trong bài thơ Việt Bắc:

- Vẻ đẹp sử thi:

+ Việt Bắc là khúc hùng ca tái hiện cả một thời kì đấu tranh vĩ đại của dân tộc

trong cuộc kháng chiến chống Pháp Những địa danh gắn liền với các trận đánh,

mộc son lịch sử hiện lên trong bài thơ thật hào hùng, tráng lệ: “ Ai về ai có nhớ không?/Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng/ Nhớ sông Lô, nhớ Phố Ràng/ Nhớ

từ Cao- Lạng, nhớ sang Nhi Hà ” Con đường Việt Bắc ra trận với sức mạnh

“như nuốt trôi trâu” trùng trùng điệp điệp “ Những đường Việt Bắc của ta/ Đêm đêm rầm rập như là đất rung”

+ Tiếng nói trong bài thơ, cảm xúc của nhà thơ không phải là cảm xúc cá nhân

mà là tiếng nói nhân danh cộng đồng, dân tộc Tố Hữu đã thay lời cho tất cảnhững cán bộ cách mạng, cho nhân dân Việt Bắc thể hiện tấm lòng biết ơn, niềm

tự hào và sự thủy chung gắn bó với Việt Bắc,với Đảng, Bác Hồ và với cáchmạng dân tộc Sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnhhòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ca ngợi công ơn của chủtịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân tộc Nói cách khác, các sự kiện, các vấn

đề của đời sống cách mạng, lí tưởng và chính trị trong “mười lăm năm ấy” quatrái tim nhạy cảm của nhà thơ đều trở thành cảm hứng sử thi thực sự

+ Hình ảnh con người Việt Bắc hiện lên trong bài thơ kết tinh, hội tụ những vẻ

đẹp phẩm chất đại diện cho vẻ đẹp dân tộc Đó là những con người “đậm đà lòng son” luôn thủy chung gắn bó với dân tộc “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” Họ cũng là những người dân Việt Nam bình dị, chăm chỉ trong lao động “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” Họ mạnh mẽ, kiên cường, làm chủ thiên nhiên và cuộc sống “Nhớ cô em gái hái măng một mình” Nhớ nhất là cái tình nghĩa đùm bọc, chia sẻ ngọt bùi đắng cay của họ “Thương nhau chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” Trong chiến đấu, những bước chân của họ cũng mạnh mẽ, kiên cường “Dân công đỏ đuốc từng đoàn/ Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w