3 Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể 194 Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh 20 4.2 Tổ chức tốt hoạt động của các đoàn thể 21 4.3 Tổ chức các hoạt động văn hóa,
Trang 1MỤC LỤC
3 Khách thể , đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
2 Thực trạng về mối quan hệ thầy trò ở trường phổ thông hiện nay 8
2.2 GVCN trong việc xây dựng mối quan hệ thầy trò trong nhà trường 11-13
Chương II: Kinh nghiệm thực tiễn khi tổ chức, hướng dẫn, quản lý
công tác hoạt động phong trào góp phần xây dựng mối quan hệ thầy
trò ở lớp chủ nhiệm
1
Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp 14-15
2 Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp 16-19
Trang 23 Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể 19
4 Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh 20
4.2 Tổ chức tốt hoạt động của các đoàn thể 21
4.3 Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao 22
5 Phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để
IX Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 37
X Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả
I Lời giới thiệu
Công tác chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông là một công tác rất cần thiết vàrất quan trọng đối với bất cứ nền giáo dục thuộc một quốc gia nào trên thế giới, đặc
Trang 3biệt là đối với nền giáo dục đang phát triển trong thời mở cửa với nền kinh tế thịtrường như Việt Nam hiện nay.
Trong công tác chủ nhiệm lớp thì yếu tố hoạt động phong trào là một yếu tố
quan trọng giúp cho một tập thể lớp duy trì và phát huy được tinh thần đoàn kết,không khí học tập vui vẻ thoải mái, giúp cho mỗi cá nhân học sinh có điều kiệnthuận lợi để phát huy năng lực bản thân, phát triển toàn diện, đặc biệt là với họcsinh ở bậc học THPT Vì đây là bậc học mà học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, lứa tuổicận kề sự trưởng thành, những nhận thức và định hướng của cuộc đời được hìnhthành và quyết định chủ yếu ở giai đoạn này Hoạt động phong trào đối với một tậpthể học sinh thực sự có ý nghĩa rất quan trọng Nhưng nhiệm vụ chủ nhiệm lớp đối
với giáo viên hiện nay là một việc vừa khó vừa khổ Công tác tổ chức, hướng dẫn,
quản lý hoạt động phong trào trong lớp chủ nhiệm của các giáo viên chủ nhiệmchưa phải bao giờ, ở đâu, với ai cũng được đề cao coi trọng Vì để giúp lớp chủnhiệm có thể hoạt động phong trào hiệu quả góp phần hình thành môi trường giáodục toàn diện cho học sinh đòi hỏi nhiều tâm huyết, công sức, trí tuệ … của giáoviên chủ nhiệm lớp Thực tế đòi hỏi rất cần có sự trao đổi, bàn bạc trong đội ngũgiáo viên phổ thông về kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp nói chung và kinh nghiệmphát huy hiệu quả của hoạt động phong trào trong lớp chủ nhiệm nói riêng Nhưvậy khi nói đến giáo viên chủ nhiệm là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng củangười làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói đến công tác chủ nhiệm lớp là đề cậpđến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người giáo viên chủ nhiệm phải làm,cần làm và nên làm
Để chia sẻ những trăn trở trên,với những gì mình đã tích lũy được suốt mộtthời gian dài làm công tác chủ nhiệm,tôi xin được đúc kết những điều kiện cần và
đủ để “ Xây dựng mối quan hệ thầy trò trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT” Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm và hệ thống nó bằng các
bước thực hiện cụ thể
Trang 4II Tên sáng kiến
Xây dựng mối quan hệ thầy trò trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT III Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Tường Vĩnh Phúc
Số điện thoại: 0987.929.011
E_mail: nguyenlananhk29sptn@gmail.com
IV Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Nguyễn Thị Lan Anh
V Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Có thể áp dụng cho tất cả các lớp học trong và ngoài nhà trường
VI Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Tháng 1/2018 đến tháng 12 năm 2018
VII Mô tả bản chất của sáng kiến
Trang 5hệ với học sinh Xây dựng mối quan hệ là một trong những yếu tố rất quan trọng.Khi học sinh cảm thấy giữa chúng và bạn có một mối liên quan nào đó, chúng biếtbạn đang quan tâm đến chúng, điều đó sẽ là ngọn nguồn tạo nên sự khác biệt to lớn.Nếu chúng ta muốn dạy học sinh, điều quan trong là học sinh phải ngồi yên nghechúng ta nói Điều đó chỉ có được khi giáo viên và học sinh đã xây dựng được mộtmối quan hệ tốt Nội dung và hoạt động giáo dục rất đa dạng, phong phú, nhưngtrong trường phổ thông, hoạt động phổ biến nhất, chiếm nhiều thời gian nhất vẫn làhoạt động dạy học trên lớp và mối quan hệ chủ đạo, chi phối toàn bộ kết quả giáodục vẫn là mối quan hệ giữa thầy và trò, đặc biệt trong các tiết học trên lớp Nếuxây dựng được quan hệ thầy - trò tích cực, học sinh sẽ hứng thú, tự giác tham giavào các hoạt động lĩnh hội kiến thức Ngược lại, sẽ là một tiết học nặng nề, họcsinh thụ động, kiến thức sẽ mang tính áp đặt.
Nếu người thầy mang theo những nỗi niềm bộn bề trong cuộc sống thườngnhật vào tiết dạy, nếu người thầy (vô tình hay hữu ý) giữ một thái độ nghiêm khắcquá mức đối với học sinh trong suốt 45 phút, nếu sau những câu trả lời chưa chínhxác của học sinh không có một lời động viên kịp thời, v.v thì rất khó để có thể tạonên sự hứng thú học tập của học sinh trong giờ học Mà ai cũng biết một điều làtinh thần không thoải mái ít khi đem lại hiệu suất làm việc cao
Trang 6Đồng thời, sự thiếu hứng thú của người học sẽ tác động ngược trở lại theo hướngtiêu cực đối với người dạy Những vấn đề người thầy nêu lên nhưng không đượchọc sinh tích cực tham gia giải quyết sẽ gây khó khăn cho việc “nhập tâm” củangười thầy vào nội dung bài dạy và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tiết dạy.
Vì thế, thiết nghĩ, để việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy hiện naythực sự hiệu quả, người thầy cần xây dựng được mối quan hệ thân thiện với ngườihọc, biết cách động viên, khuyến khích đúng lúc, biết tạo không khí nhẹ nhàng,sinh động trong giờ học, biết cách biến những điều khó khăn, phức tạp thành nhữngđiều đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ học sinh, Và điều quan trọng là đừngtạo thêm những áp lực không cần thiết đối với học sinh khi mà chương trình họcđang ngày càng được nâng lên cho phù hợp yêu cầu thực tiễn Chính vì lí do vậy
nên tôi đã chọn chủ đề” Xây dựng mối quan hệ thầy trò trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT” để viết trao đổi với các đồng nghiệp của mình nhằm làm
tốt công tác giáo dục của mình
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2 1 Mục tiêu
Sáng kiến kinh nghiệm này cung cấp kinh nghiệm riêng trong việc tổ chức,hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp với mục đích:
- Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông nhận thấy rõ hơn vai trò
ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp mà việc phát huy khả năng hoạt động phongtrào là yếu tố quan trọng không thể xem thường Đồng thời tôi muốn qua sáng kiếnkinh nghiệm này nói lên những kinh nghiệm của bản thân khi tổ chức, hướng dẫn,quản lý hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp để các thầy cô giáođồng nghiệp cùng xem xét, bàn bạc trao đổi những mong có thể ứng dụng thực tiễngóp phần nhỏ bé làm tăng chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và làm cho
Trang 7trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong mối quan hệ Thầy – Trò với họcsinh mà đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đứchọc sinh và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh ở trường THPT Đồng thời họcsinh thông qua các hoạt động phong trào sẽ có ý thức phát huy năng lực bản thân đểtham gia ngày càng tích cực hơn vào các hoạt động phong trào trong quá trình họctập ở trường phổ thông cũng như các môi trường học tập và mối quan hệ thầy tròtrở nên gần gũi và thân thiện hơn.
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3 1 Khách thể
- Thực trạng và giải pháp cho GVCN lớp trong việc tiếp cận học sinh, nhằm xâydựng tốt mối quan hệ thầy – trò để giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinhlớp chủ nhiệm
Trang 8- Lớp 12A5 năm học 2017 – 2018.
- Lớp 10A2 năm học 2018 – 2019
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nghiên cứu và viết sángkiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp vận dụng phương pháp tổ chức, hướngdẫn, quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp của bản thân
- Phương pháp khảo sát: khảo sát việc vận dụng phương pháp tổ chức, hướngdẫn, quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp của một số đồng nghiệpcùng trường và khác trường
- Phương pháp quan sát và so sánh đối chiếu: Quan sát hoạt động học và sinhhoạt tập thể của học sinh, so sánh, đối chiếu kết quả hoạt đông phong trào và kếtquả tu dưỡng rèn luyện nói chung ở những tập thể lớp có được sự quan tâm chútrọng của giáo viên chủ nhiệm lớp so với các lớp chưa được giáo viên chủ nhiệmquan tâm phát huy khả năng hoạt động phong trào
- Phương pháp điều tra, thống kê : thực hiện điều tra thái độ,cảm nhận vàđánh giá của học sinh với các hoạt động phong trào trong quá trình học tập ởtrường phổ thông, tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhàtrường và kết quả của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong và ngoài nhà trường
Trang 9PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1 Cơ sở lí luận:
1 1.Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông:
- Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu
trách nhiệm về một lớp Điều lệ trường TH ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”.
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàndiện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách Chính vì thế
có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là linh hồn của lớp học, là
người góp phần không nhỏ trong việc hình thành và nuôi dưỡng nhân cách cho họcsinh, những chủ nhân tương lai của đất nước Ngày nay, với sự nhận thức ngàycàng đúng đắn và sâu sắc về GD, có thể coi GV chủ nhiệm như một nhà quản lývới các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm côngtác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởngbao quát lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng vàrèn luyện của HS; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp… Một người giáoviên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thểlớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh Không những thế, GVCN còn
Trang 10là cầu nối giữa gia đình – Nhà trường Nếu GVCN làm tốt vai trò này sẽ góp phầngiáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng.
1 2 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
GVCN có vị trí quan trọng và đóng một vai trò to lớn trong công tác giáodục do đó nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm cũng khá nặng nề và vất vả cụ thể:
- Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, điều khiển lớp học,bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học (các hoạt động học tập và ngoạikhoá), thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của họcsinh
- Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa BGH nhà trường, các tổchức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm Nóicách khác, giáo viên chủ nhiệm phải là người đại diện cho cả hai phía là đại diệncho các lực lượng trong nhà trường và đại diện cho tập thể học sinh lớp chủ nhiệm
về mọi mặt một cách hợp lí
- Thứ ba, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giáo dục và hình thành nhân cáchcho học sinh thông qua tập thể, giúp các em hiểu và giải quyết mối liên hệ giữa cánhân với tập thể thông qua việc phân công, phân nhiệm một cách kịp thời cân đối,công bằng giữa các thành viên trong lớp giúp học sinh tự giải quyết những vấn đềgắn liền với hoạt động xã hội, hoạt động tập thể như tham quan thực tế, sinh hoạtđoàn, chủ điểm hàng tháng qua các tiết hoạt động ngoài giờ giáo viên chủ nhiệmcần tổ chức các hoạt động tập thể như: Tham quan, thăm hỏi, giúp đỡ công việc giađình của những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn…giáo viên chủnhiệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục
dễ dàng, có hiệu quả hơn
Trang 11Để thực hiện tốt được các nhiệm vụ đó, đòi hỏi người GVCN phải có phẩmchất đạo đức tốt, năng lực chỉ huy tốt và không ngừng học hỏi đồng nghiệp để tíchluỹ kinh nghiệm
2 Thực trạng về mối quan hệ thầy trò ở trường phổ thông hiện nay
2 1 Mối quan hệ thầy- trò xưa và nay
Từ xưa tới nay, nhân dân ta luôn coi trọng truyền thống tốt đẹp "tôn sư trọngđạo", luôn ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hóa trong mối quan hệ, tình cảm giữathầy và trò Trong xã hội ngày xưa, thầy giáo không chỉ dạy chữ Hán mà còn dạycho học trò những lễ nghi, đạo đức và cách ứng xử với những người xung quanh
Vì vậy, người thầy dạy học xưa được cả xã hội kính trọng là vì người hiểu biết rộng
do đọc nhiều sách nho giáo và thường sống rất mực thước theo cốt cách nhà nho vàtrở thành tấm gương đạo đức cho học trò noi theo Thầy đồ xưa thường rất gần gũivới nhân dân vì nhiều người trong số họ cũng xuất thân từ giai cấp lao động nghèo.Người thầy ngày xưa dường như là người “duy nhất” truyền đạt kiến thức trực tiếpcho trò nên học sinh cũng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức của thầy Nếutrước chưa có nhiều sách báo như bây giờ để góp phần truyền đạt kiến thức nhiềumặt cho mọi người, trong đó có học sinh Thầy đồ có thể trừng phạt trò nghiêmkhắc, thậm chí đánh phạt học trò nhưng cha mẹ không dám phản đối mà có nhiềubậc cha mẹ lại rất biết ơn thầy đã nghiêm khắc giáo dục con cái họ thành người cóích sau này Người thầy trong xã hội xưa không chỉ là người dạy chữ cho học trò
mà còn là người rèn luyện đạo đức cho học trò Họ luôn dạy dỗ học trò phải tự soimình để rèn đức luyện tài, trở thành người có ích cho đất nước Vì thế mỗi khi họctrò vi phạm dù là lỗi của mình hay không thì học trò và gia đình đều không kêu cahay oán trách vì họ luôn nhận thức một điều rằng thầy làm những điều đó để bảnthân của họ tốt hơn
Khác với thầy đồ xưa, các thầy cô giáo thời nay được đào tạo không chỉ vềphương pháp giảng dạy mà còn được trang bị đầy đủ kiến thức về khoa học giáo
Trang 12dục Nhưng theo quan niệm truyền thống người thầy vẫn là người bề trên và giữathầy và trò vẫn có khoảng cách nhất định trong quan hệ Học trò vẫn xem thầy cômình là người có kiến thức cao nên họ thường ngại tranh luận với thầy nhất lànhững ý kiến trái với thầy cô mình Đến tận những năm đầu của thập niên 70 của thế
kỷ trước, chuyện nhiều thầy cô do ảnh hưởng của lối giáo dục phong kiến vẫn duytrì hình phạt với học trò như bắt học trò quỳ phạt hay đánh học trò Nhiều bậc cha
mẹ thời đó có biết họ cũng cho là chuyện bình thường và đó là quyền của các thầy
cô Những năm cuối của thế kỷ trước và những năm đầu của thế kỷ này, khi ViệtNam bước vào nền kinh tế thị trường và hội nhập với thế giới thì mối quan hệ thầy -trò cũng có nhiều thay đổi mối quan hệ thầy - trò bình đẳng hơn, gần gũi hơn.Tuynhiên, sự tôn trọng của học trò, cha mẹ học trò và xã hội với thầy cô giáo cũng cónhiều thay đổi Một phần là do nhiều bậc cha mẹ cho rằng trách nhiệm dạy bảo con
em họ là do xã hội, các bậc cha mẹ giao phó toàn bộ trách nhiệm cho nhà trường vàcác thầy cô giáo, người thầy phải thực hiện, họ trả học phí để thầy cô dạy Một phần
là do có một số thầy cô giảm sút đạo đức nhà giáo, không thực sự gương mẫu tronglối sống sa vào chuyện tiêu cực như nhận hối lộ để nâng điểm, mở lớp dạy thêm đểbuộc học sinh đến nhà học thêm thu tiền, vòi vĩnh tiền của phụ huynh, tiêu cực trongthi cử và xét lên lớp Liên tiếp những vụ việc đau lòng về ngành giáo dục xảy raliên tiếp khiến cho người ta phải có những cái nhìn nhận khác về mối quan hệ thầytrò bây giờ Từ vụ việc xảy ra tại trường tiểu học Bình Chánh ( Bến Lức, Long An)khi một giáo viên tiểu học bị phụ huynh bắt phải quỳ tới 40 phút bởi lỗi giáo viênnày đã trách phạt con họ Đến vụ việc một học sinh trung học phổ thông bật khóctrong buổi đối thoại với những cán bộ ngành giáo dục trong buổi tổng kết khi kể vềước muốn được học một tiết học toán bình thường giống như các bạn bởi giáo viênnày từ chối giảng bài cho học sinh trong hơn 3 tháng mà không cho học sinh biết lý
do là gì Xã hội nhận thấy được nét đẹp trong nghề dạy học dường như xuống cấptới mức báo động khi hình ảnh người thầy, người làm nghề giáo Tất cả những điều
Trang 13đó đã làm xấu đi hình ảnh người thầy, người cô mẫu mực, mô phạm một thời củangành giáo dục Nhưng cũng cần nói thêm rằng, xã hội hiện nay dường như có cáinhìn khắt khe hơn đối với các nhà giáo và nhà giáo cũng chịu nhiều sức ép của xãhội Nếu như ở thập niên 60, 70 của thế kỷ trước chuyện thầy hay cô bạt tai học tròthì chỉ có thể bị phê bình trong nội bộ, bây giờ thì trở thành chuyện lớn khi báo chíđưa ra công luận Rõ ràng việc thiếu kiềm chế và có cách xử sự thô bạo đối với họctrò (dù em đó hỗn láo) là sai nhưng sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học tròhiện nay cũng là rất đáng báo động.
2 2 GVCN trong việc xây dựng mối quan hệ thầy trò trong nhà trường
Trong giai đoạn những năm gần đây, trước sụ phát triển không ngừng củakhoa học công nghệ đã mang lại nhiều thuận lợi cho những nhu cầu thiết yếu trongcuộc sống vật chất và tinh thần của con người Việc dạy học cũng được thừa hưởngnhững thành quả trên bên cạnh đó Đảng, nhà nước và xã hội cũng đã đặc biệt quantâm đến công tác giáo dục nói chung và việc hoàn thiện nhân cách của học sinh nóiriêng Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang,đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học Đội ngũ giáo viên không ngừng được bồidưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, đặc biệt trong trong nghiệp vụ chủ nhiệm lớp.Bên cạnh những thuận lợi ngành giáo dục cũng đang đứng trước những khó khăn
Kế hoạch hóa gia đình là một chủ trương đúng nhằm hạn chế sự bùng nổ dânsố.Tuy nhiên việc sinh ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi chotrẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn Sự phát triển như vũ bão của khoa họccông nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã khiến cho rất nhiều em đã tiếp cậnvới máy tính và mạng Inernet từ khá sớm.Công việc tất bật đã khiến cho các bậccha mẹ thiếu quan tâm đến việc điều chỉnh hành vi của con Tình trạng đua đòichưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong phim ảnh khônglành mạnh và đặc biệt là game online Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ítđến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh Nhiều phụ
Trang 14huynh đã bất lực trước những hành vi suy đồi đạo đức của con mình, nên đã khóantrắng cho nhà trường và đã gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệmtrong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa
có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN Chính vì vậy, không nhiều GVCNthực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộngvới trao đổi học hỏi trong nhà trường Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN cònquá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tácchủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm Nộidung chương trình giảng dạy còn nặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giành chogiáo dục công dân, giáo dục đạo đức học sinh còn quá ít, trong khi xã hội ngàycàng phát triển Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triểnmạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giaolưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình , trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sựhiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiệntượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều Đó làkhó khăn về mặt khách quan gây cản trở cho những người làm công tác chủ nhiệmlớp
Ngoài ra , cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viên chủnhiệm Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc giảngdạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng Mộtthiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa
có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp Có người quá nghiêm khắc, cóngười quá dễ dãi Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máymóc Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như bị áp lực Người
dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát Thực tế, nhiều khi
Trang 15giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao giờ cũng tìm được tiếng nóichung.
Trang 16CHƯƠNG II KINH NGHIỆM THỰC TIỄN KHI TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN, QUẢN LÝ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO GÓP PHẦN XÂY DỰNG MỐI
QUAN HỆ THẦY TRÒ Ở LỚP CHỦ NHIỆM
1 Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp
Trong trường THPT, vì giáo viên chủ nhiệm là cán bộ quản lý lớp cho nên ngườidạy giỏi và người chủ nhiệm giỏi không nhất thiết là một Trong giảng dạy chuyênmôn, người giáo viên giỏi là người giáo viên có kiến thức vững vàng về môn họccủa mình, có phương pháp dạy học hợp lí, có năng lực truyền thụ tốt tới học sinh, còn đối với công tác chủ nhiệm lớp, tố chất quan trọng nhất để trở thành một ngườigiáo viên chủ nhiệm lớp tốt không phải là kĩ năng mà chính là tình thương yêu họcsinh và năng lực quản lí Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc vàcần một bộ óc kế hoạch hoá Mọi công việc của lớp người giáo viên chủ nhiệm cầnphải có những kế hoạch rõ ràng Và khi đã có kế hoạch cụ thể cho từng hoạt độnggiáo dục rồi thì phải lao vào làm Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy saiphải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc huỷ bỏ theo quy trình: xây dựng kế hoạch -thực hiện kế hoạch - kiểm tra kế hoạch - tổng kết và vạch kế hoạch mới Để làm tốtcông tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp lànghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh Kết quảnghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch nămhọc để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợpvới đặc điểm của lớp Công tác nghiên cứu của giáo viên chủ nhiệm lớp thường tậptrung vào các nội dung sau đây:
Trang 17+ Nghiên cứu tình hình địa phương về vị trí địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội,mức sống, nguồn sống, ngành nghề sản xuất, trình độ văn hóa, tôn giáo, truyềnthống học tập và phong trào xã hội hóa giáo dục…
+ Nghiên cứu tình hình gia đình học sinh như trình độ học vấn, nghề nghiệpcủa cha mẹ học sinh, số con, sự trưởng thành của các con, hoàn cảnh, mức sống,phương pháp giáo dục và những đạc điểm khác…
+ Nghiên cứu học sinh: số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa tuổi, đặcđiểm cá biệt, quá trình học tập từ tiểu học, những ưu điểm, nhược điểm, thực trạng
về tính chuyên cần, về phương pháp học tập, kết quả học tập Từ kết quả này đểphân loại học sinh theo trình độ năng lực, ý thức học tập, thói quen hành vi… để cóbiện pháp giáo dục thích hợp
+ Nghiên cứu tình hình chung của lớp như bầu không khí tâm lí, thực trạnghọc tập, tu dưỡng đạo đức, tinh thần đoàn kết, phong trào thi đua, truyền thống ưu,nhược điểm, chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp…
+ Sở trường năng lực, năng khiếu của bản thân( Chú ý đến những năng khiếumúa, hát, đóng kịch, ngâm thơ, kể chuyện, thể dục thê thao, dẫn chương trình, hàihước )
Sau đó giáo viên chủ nhiệm làm công việc thống kê kết quả trả lời của họcsinh theo những mục đích khác nhau, trong đó có mục đích nhằm phát triển cáchoạt động phong trào thông qua đó thiết lập mối quan hệ thầy trò trở nên gần gũihơn, thông qua các hoạt động các em được thể hiện, bày tỏ tâm tư nguyện vọngcủa mình Tất cả những tài liệu đó sẽ rất hữu ích giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh một cách
có hiệu quả
Trang 182 Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp
Ngay sau khi nhận được công tác, giáo viên chủ nhiệm cần suy nghĩ ngay đếnviệc tổ chức bộ máy tự quản cho lớp, dựa trên nghiên cứu hồ sơ, học bạ và quan sátthực tiễn, chỉ định một ban cán sự lâm thời
Phân lớp thành các tổ học sinh có cơ cấu học sinh nam, nữ, trình độ học tậptương đối đồng đều Phân công trách nhiệm cho ban cán sự và các tổ trưởng đểquản lí học sinh và bắt đầu tổ chức các hoạt động chung
Chậm nhất một tháng cho lớp bầu ra ban cán sự và các tổ trưởng chính thức.Ban cán sự lớp phải là những học sinh thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
- Có học lực từ loại khá trở lên, có tư cách đạo đức tốt
- Nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể
- Có năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao…
- Biết quản lí tập thể
- Có tinh thần gương mẫu, được đa số học sinh bầu chọn
Giáo viên chủ nhiệm trở thành cố vấn về phương pháp công tác cho ban cán sựlớp, cần phát huy vai trò tự quản và tinh thần sáng tạo của các em Giáo viên chủnhiệm lớp luôn ủng hộ những sáng kiến của ban cán sự và tất cả học sinh, chỉ đạothực hiện để các sáng kiến đó trở thành hữu ích
Công tác tổ chức của lớp là một công việc quan trọng, ban cán sự như thế nàothì lớp sẽ phát triển theo chiều hướng đó Ban cán sự tốt là chỗ dựa vững chắc chogiáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động giáo dục học sinh Tổ chức hoạt động tậpthể ngay từ đầu năm học, nhất là với học sinh đầu cấp khi còn chưa quen nhau lạicàng cần các hoạt động chung để có điều kiện thân quen hơn Một số biện pháp cụthể như:
Trang 19a Với đội ngũ cán bộ lớp: GVCN phân công nhiệm vụ rõ ràng:
* Nhiệm vụ của lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn
bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường;
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quyđịnh, nội quy về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT vàNhà trường Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong HS;
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rènluyện và đời sống;
+ Chịu sự điều hành, quản lý của trực tiếp của GVCN lớp;
+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xéthọc bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân HS trong lớp
Trang 20+ Tổ chức động viên, thăm hỏi những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ốmđau, tai nạn
* Nhiệm vụ của Bí thư Đoàn
+ Nắm bắt và tiếp thu những thông báo, chỉ thị của Đoàn trường để kịp thờitriển khai cho Đoàn viên trong chi đoàn thực hiện đầy đủ;
+ Thực hiện các phong trào ủng hộ, quyên góp… do huyện Đoàn và Đoàntrường phát động
* Nhiệm vụ của Ban cán sự bộ môn
+ Thực hiện và duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo chủ đề lớp đã chọn
b Với Giáo viên chủ nhiệm
+ Giao cho lớp trưởng thống kê ngày tháng năm sinh của từng học sinh tronglớp, công chia trung bình để lấy một ngày làm ngày sinh nhật lớp Hàng năm sẽ tổchức sinh nhật lớp Việc làm này có tác dụng rất to lớn trong việc đem đến cho họcsinh trong lớp cảm giác gắn gó hơn với lớp học còn nhiều mới mẻ và bỡ ngỡ này
+ Hàng tháng lớp trưởng có nhiệm vụ thống kê các bạn sinh cùng một tháng
để tổ chức mừng sinh nhật các bạn theo tháng Thời gian tổ chức vào một giờ sinhhoạt trong tháng, có trang trí lớp,cắm hoa, ghi danh và ngày sinh của từng bạn sinhnhật bằng danh sách công khai trên bảng, có chương trình được chuẩn bị chu đáo từtrước (giáo viên chủ nhiệm sẽ quan tâm, tư vấn và duyệt trước chương trình chocác em) để chúc mừng sinh nhật, có liên hoan nhẹ bằng nguồn kinh phí trích từ quĩlớp Làm như vậy tất cả các bạn trong lớp đều biết được ngày sinh của nhau rất dễdàng, tiện cho việc tạo dựng mối quan hệ bạn bè tốt đẹp trong tập thể lớp, phát huyđược trí lực sáng tạo của học sinh, tạo tâm lý yêu mến lớp học cùng các bạn chomỗi học sinh