1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT xuân hòa, tỉnh vĩnh phúc

19 83 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 21,96 MB

Nội dung

Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo, định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; để đổi mới hoạt động tổ chuyên môn trong

Trang 1

MỤC LỤC

8 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 4

11 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 16

13 Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia nghiên cứu 18

Trang 2

GIẢI THÍCH CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

3 Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNH - HĐH

12 Trung học phổ thông quốc gia THPT QG

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Quản lý hoạt động dạy – học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhà trường Quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông hiện nay phải đổi mới theo định hướng của Nghị quyết số 88/NQ-QH13, trong đó nhấn mạnh:

Dân chủ hóa, phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ để phát huy tính chủ động, sáng tạo phù hợp thực tế của nhà trường, địa phương Theo Điều lệ trường học,

một trong những nhiệm vụ cơ bản của tổ chuyên môn là quản lý hoạt động dạy học, giáo dục Một nhà trường chỉ có thể thay đổi, phát triển bằng chính nội lực của mình thì động lực quan trọng để phát triển chính là nhờ chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn quyết định Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên công tác này chưa được quan tâm đúng mức, chính vì vậy hoạt động của tổ chuyên môn không thực sự phát huy hết sức mạnh, hoạt động có chất lượng

Việc sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động bắt buộc đối với mỗi giáo viên và mỗi nhà trường theo điều lệ trường THPT (điều 19) Theo đó, mỗi tháng giáo viên vẫn có ít nhất hai buổi sinh hoạt chuyên môn; nếu tổ chức tốt buổi sinh hoạt chuyên môn thì đây sẽ là cơ hội để giáo viên được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ Tuy nhiên, việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn như thế nào có hiệu quả là vấn đề đang cần phải giải quyết, tháo gỡ

Thực hiện văn bản số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn SHCM về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua đã chỉ đạo sát sao về đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn Trung học phổ thông

Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo, định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

để đổi mới hoạt động tổ chuyên môn trong trường THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì người Hiệu trưởng nhà trường phải coi hoạt động của tổ

Trang 4

lượng giáo dục toàn diện Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của nhà trường, tôi lựa

chọn chủ đề "Quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc", nhằm vận dụng những kiến thức đã được tập huấn

vào thực tế quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại nhà trường để đạt hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài (sáng kiến) và thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả tập trung vào một trong những nhiệm vụ, hoạt động của tổ chuyên môn đó là việc sinh hoạt tổ chuyên môn

2 Tên sáng kiến

"Quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc".

3 Tác giả sáng kiến

- Họ tên: Nguyễn Thị Châu Yên

- Địa chỉ: Trường THPT Xuân Hòa

- Số điện thoại: 0983406202

- Email: nguyenchauyen@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Châu Yên

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Áp dụng vào công tác quản lý việc sinh hoạt tổ chuyên môn trường THPT Xuân Hòa

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

Ngày 07/09/2018 (Năm học 2018 – 2019)

7 Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1 Thực trạng của vấn đề

7.1.1 Khái quát về trường THPT Xuân Hòa.

Năm 1987, trường THPT Xuân Hòa được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục và nhu cầu học của con em và nhân dân các xã Đồng Xuân, Cao Minh, Nam Viêm, Ngọc Thanh và Xuân Hòa

Ra đời trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, với nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng nhà trường đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành Trong suốt hơn 30 xây dựng và trưởng thành, cơ sở vật chất của nhà trường được các

Trang 5

cấp ban ngành quan tâm đầu tư 22 phòng học thông minh, 8 phòng học bộ môn với thiết bị hiện đại, 1 nhà STEM, 01 nhà thể chất cùng nhiều công trình hạng mục được đầu tư mới và sử chữa để đáp ứng với nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao qua từng năm học Tỉ lệ học sinh đỗ đại học và cao đẳng trên 70% (trong đó có nhiều trường top cao), tỉ

lệ HSG các khối luôn đứng trong top 10 của tỉnh (có nhiều giải cao), cuộc thi trải nghiệm sáng tạo như cuộc thi KHKT 01 giải ba quốc tế, nuôi tinh thể 02 giải

ba quốc tế Với 59 CBGVNV đạt chuẩn trở lên (100%); nhiều giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết; nhiều GV đã nhận được Bằng khen của Bộ trưởng bộ giáo dục, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, CSTĐ cấp tỉnh, CSTĐ cấp

cơ sở Nhà trường đã nhận được bằng công nhận trường chuẩn quốc gia ở hai giai đoạn: 2001 – 2010, 2014 – 2019 Hai năm liền là một trong sáu trường tiên tiến tiêu biểu của ngành GD tỉnh Vĩnh Phúc

Hình ảnh Trường THPT Xuân Hòa trong Lễ kỉ niệm 30 năm thành lập trường.

Năm học 2018 – 2019, nhà trường có 21 lớp với 815 học sinh của ba khối Khối 10 có 318 HS, khối 11 có 247 HS, khối 12 có 250 HS Địa bàn phân bố chủ yếu ở khu vực Xuân Hòa, Đồng Xuân, Cao Minh, Nam Viêm

7.1.2 Thực trạng công tác quản lý đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa

7.1.2.1 Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý đổi mới hoạt động của

tổ chuyên môn

Trang 6

Thực hiện sự chỉ đạo đổi mới về công tác sinh hoạt tổ chuyên môn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, nhà trường đã chủ động tuyên truyền, tổ chức các cuộc hội thảo bàn về đổi mới hoạt động tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học theo đúng tinh thần văn bản số 5555 của Bộ GD&ĐT với thành phần tham gia có lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán

Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa

Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch và tập trung chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đúng bài bản, phát huy năng lực của từng giáo viên trong tổ, được trao đổi, thảo luận, thống nhất đi đến nghị quyết chung nhất của tổ Từ đó kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn được duy trì và nâng cao chất lượng Đã có nhiều nhà giáo của tổ đạt kết quả cao trong các cuộc thi, hội thi, có nhiều học sinh đạt kết quả cao trong học tập và được báo cáo chuyên đề thi ôn thi THPT QG Mỗi tháng, các tổ sinh hoạt chuyên môn 2 lần, mỗi lần đều có chủ điểm, có kế hoạch chi tiết, đều có biên bản ghi lại để đánh giá Các cá nhân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhận nhiệm vụ và hoàn thành các công việc được giao Kết quả đánh giá cuối năm học

đã thể hiện việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn đã có hiệu quả được thể hiện

Trang 7

qua kết quả hai mặt của HS, dưới sự kiểm tra, giám sát và đánh giá của Ban giám hiệu

7.1.2.2 Những tồn tại trong công tác quản lý đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn

- Trong công tác lãnh đạo, quản lý của nhà trường đối với các tổ chuyên môn

có lúc, có nội dung chưa toàn diện, sát với thực tế của từng tổ chuyên môn Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động và hướng dẫn, chỉ đạo sau kiểm tra chưa nhiều

- Còn có tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn chưa chỉ đạo, điều hành tổ sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học theo quy trình quy định Theo đó, việc chấp hành của một bộ phận giáo viên trong tổ chưa tốt

- Việc phối hợp với các lực lượng khác (tổ văn phòng, các tổ chức đoàn thể ) trong nhà trường có tổ, có lúc và có nội dung chưa hiệu quả và thiếu gắn kết

- Chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở một số tổ chưa cao, còn biểu hiện hình thức ở một số nhiệm vụ cụ thể; dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao, kết quả học tập của học sinh chuyển biến chậm, giáo viên chưa có nhiều tiến bộ

7.1.2.3 Nguyên nhân của những kết quả đạt được và tồn tại

* Nguyên nhân của những kết quả đạt được.

- Các tổ chuyên môn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, hướng dẫn cụ thể của lãnh đạo nhà trường Đồng thời, luôn có được sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ văn phòng trong quá trình hoạt động

- Hầu hết các đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó chuyên môn có chuyên môn vững vàng, luôn tâm huyết, trách nhiệm và có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành hoạt động của tổ

- Lãnh đạo nhà trường đều là nòng cốt chuyên môn, luôn đi đầu trong hoạt động chuyên môn, luôn lắng nghe và cùng đội ngũ, kịp thời tiếp thu các nội dung chỉ đạo của cấp trên trong quản lý, thực hiện sinh hoạt chuyên môn

Trang 8

- Đa số giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết nghề, có chuyên môn vững vàng; luôn có ý thức học hỏi trong sinh hoạt chuyên môn và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng và dạy học

* Nguyên nhân của những tồn tại

- Các điều kiện đáp ứng nhu cầu hoạt động của tổ trong quá trình hoạt động còn bất cập như chưa có phòng tổ chuyên môn riêng, TBDH đã có một số xuống cấp, chưa có đủ máy chiếu, máy tính, máy in riêng cho các tổ

- Một số giáo viên, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn còn ngại đổi mới; tổ chức sinh hoạt chuyên môn cơ bản vẫn còn hành chính hóa, tập trung vào nhận xét, đánh giá, xếp loại cách dạy của giáo viên là chủ yếu

7.1.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý đổi mới hoạt động của tổ chuyên

7.1.3.1 Những điểm mạnh.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đều nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm cao trong công việc, có trình độ chuyên môn trên chuẩn (2/2 thạc sỹ), có bản lĩnh chính trị vững vàng

- Hầu hết đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng dạy học nên có thể giúp hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn nhận xét, đánh giá, góp ý được nhiều nội dung chỉ đạo mới và khó

- Các tổ chức đoàn thể, tổ văn phòng (nhân viên kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện, y tế ) đều được đào tạo đúng chuyên môn, có khả năng phối hợp tốt với các tổ chuyên môn nên thuận lợi cho hoạt động của tổ chuyên môn

7.1.3.2 Những điểm yếu

- Cán bộ quản lý của tổ chuyên môn chưa được đào tạo, bồi dưỡng nhiều

về nghiệp vụ về công tác quản lý tổ chuyên môn; theo đó, chưa chủ động tự bồi dưỡng, còn chờ đợi sự hướng dẫn của lãnh đạo trường

- Một số giáo viên trong trường chưa hiểu rõ tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn; chưa biết chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh Một số giáo viên còn ngại đổi mới trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục liên quan

Trang 9

7.1.3.3 Những thuận lợi.

- Trường luôn nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể của Sở GD&ĐT về công tác chuyên môn; sự chỉ đạo, tạo điều kiện của Thành ủy, UBND thành phố Phúc Yên và các đoàn thể trong khu vực cũng như sự phối hợp tốt trong mọi hoạt động nhà trường

- Với bề dày thành tích của nhà trường gắn với đó là kết quả trong công tác quản lý điều hành của lãnh đạo nhà trường, của các tổ trưởng chuyên môn nên đã giúp cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nắm được những điểm mạnh, điểm yếu để quản lý, điều hành tổ có chất lượng

- Nhà trường được Sở GD&ĐT giao chủ trì tham mưu, tổ chức một số hoạt động của cụm các trường THPT trên địa bàn (4 trường THPT), trong đó có giao làm cụm trưởng về sinh hoạt chuyên môn cụm; nên đã có nhiều điều kiện thuận lợi trong công tác trao đổi, giao lưu học tập lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn

7.1.3.4 Những khó khăn, thách thức.

- Lực lượng nòng cốt chuyên môn mỏng so với quy mô, yêu cầu thực tế của nhà trường; theo đó, đội ngũ kế cận làm quản lý tổ, nhà trường gặp nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng hiệu quả của một số bộ môn thấp so với yêu cầu thực tế và mặt bằng chung của tỉnh

- Cơ sở vật chất thiếu sân chơi bãi tập, phòng học sinh hoạt của tổ bộ môn

chưa có; thiết bị dạy học chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động của tổ chuyên môn

7.2 Kinh nghiệm thực tế và những công việc đã thực hiện liên quan đến công tác quản lý đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn

Xuất phát từ thực trạng hoạt động liên quan đến công tác quản lý tổ chuyên môn ở trường THPT Xuân Hòa, tôi đã mạnh dạn triển khai mô hình sinh hoạt chuyên môn mới tại nhà trường

7.2.1 Bồi dưỡng giáo viên theo sinh hoạt chuyên môn mới (sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học).

Trang 10

- Tổ chức tập huấn, cung cấp cho giáo viên của trường các nội dung cơ bản của đổi mới sinh hoạt chuyên môn để giáo viên nắm được ưu điểm của việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn mới; đồng thời, nhận thức rõ đổi mới sinh hoạt chuyên môn (SHCM) là điều kiện quan trọng nhằm thay đổi trường học, tạo ra

sự chuyển biến nhanh hơn, rõ hơn chất lượng giáo dục toàn diện

- Giới thiệu cụ thể về nội dung sinh hoạt chuyên môn mới; phân tích, so

sánh điểm khác biệt giữa việc sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn mới:

+ Nếu SHCM truyền thống là tập trung vào cách dạy của giáo viên thì SHCM mới chủ yếu tập trung vào việc học của học sinh

+ SHCM truyền thống chủ yếu quan tâm đến những học sinh nổi bật (khá, giỏi) còn SHCM mới quan tâm đến tất cả học sinh (HS khó khăn, yếu kém càng được quan tâm nhiều hơn)

+ SHCM truyền thống đưa ra cách dạy chủ quan, ít có căn cứ; còn SHCM mới coi trọng việc suy ngẫm thực tế trên minh chứng cụ thể

+ SHCM truyền thống chủ yếu là để đánh giá, xếp loại giáo viên còn SHCM mới lại quan tâm nhiều hơn đến việc giáo viên nghiên cứu để phát triển

+ SHCM truyền thống nặng về khen, chê còn SHCM mới tập trung vào việc cùng nghiên cứu trên minh chứng cụ thể, hỗ trợ để phát triển chuyên môn; lắng nghe lẫn nhau và học hỏi lẫn nhau nhiều hơn để cùng tiến bộ

- Các bước tổ chức một buổi SHCM:

+ Quy trình tổ chức SHCM mới gồm 4 bước: (1) Chuẩn bị bài học; (2)

Dự giờ; (3) Suy ngẫm và chia sẻ và (4) Thực hành trong bài học hằng ngày.

Bước 1 Chuẩn bị bài học: Giáo viên tự soạn/ khuyến khích giáo viên tự nguyện hoặc tổ chuyên môn, nhóm giáo viên soạn (nhưng người dạy vẫn là người quyết định)

Bước 2 Dự giờ: Vị trí người dự giờ là đứng ở 2 bên và bên trên lớp học, với số người dự giờ trong và ngoài tổ chuyên môn; Quan sát học sinh học; Ghi chép tình huống học tập của học sinh; Suy ngẫm và chia sẻ Lưu ý cụ thể:

Trang 11

Theo SHCM truyền thống vấn đề quan tâm chủ yếu của người dự là kiến thức bài dạy, ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ của giáo viên, kĩ thuật dạy học, nền nếp học tập của học sinh; quy trình, khâu bước có thừa thiếu kiến thức không? Cách trình bày bảng như thế nào? còn SHCM mới thì vấn đề quan tâm chủ yếu của người dự là học sinh học tập như thế nào, khi nào học sinh học thực sự, khi nào học sinh không tập trung vào việc học, tất cả học sinh có hứng thú học tập hay không, hay chỉ có một số em khá giỏi hứng thú còn các em khác làm theo một cách máy móc? giáo viên giúp học sinh vượt qua khó khăn ra sao?

Trường THPT Xuân Hòa tổ chức hội thảo SHCM qua nghiên cứu bài học

SHCM truyền thống vị trí quan sát của người dự ở cuối lớp nhìn lên giáo viên dạy; còn SHCM mới vị trí quan sát của người dự chủ yếu ở hai bên lớp hoặc bên trên nhìn vào học sinh

SHCM truyền thống việc ghi chép của người dự chủ yếu tập trung vào nội dung, tiến trình giờ dạy còn SHCM mới người dự chủ yếu ghi chép tình huống học tập của học sinh diễn ra trong giờ học như thế nào, kết quả?

Còn về việc suy ngẫm và chia sẻ thì người dạy nêu mục tiêu bài học, ý định thực hiện, thành công và khó khăn Người dự chia sẻ ý kiến đó là việc học của học sinh - nguyên nhân, khó khăn của học sinh -nguyên nhân; quan hệ và sự

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w