Để đáp ứng với sự phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nay làNgân hàng Hợp tác xã Việt Nam nói chung và Quỹ tín dụng nhân dân Hòa Bìnhnói riêng, nâng cao năng lực tài chính, hoà
Trang 1PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN HÒA BÌNH TỈNH
KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
LÊ QUANG MỸ UYÊN
Trang 2Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HÒA NHÂN
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Lê Quang Mỹ Uyên
Trang 4ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng - Năm 2016
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6 Bố cục đề tài: 3
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu: 4
8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 7
1.1 KHÁI QUÁT VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 7 1.1.1 Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân 7 1.1.2 Mô hình tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín
dụng nhân
Trang 51.1.3 Các hoạt động cơ bản của Quỹ tín dụng nhân dân 12
1.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 23
1.2.1 Mục đích phân tích 23
1.2.2 Nội dung phân tích tình hình cho vay 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN HÒA BÌNH TỈNH KON TUM 31
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN HÒA BÌNH 31
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Kon Tum 31
2.1.2 Sự ra đời và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân Hòa Bình 32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của từng bộ phận
tại Quỹ
Trang 6ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng - Năm 2016
tín dụng nhân dân Hòa Bình 34
2.1.4 Khái quát kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
NHÂN
DÂN HÒA BÌNH TỈNH KON TUM 44
2.2.1 Phân tích bối cảnh và mục tiêu cho vay 442.2.2 Phân tích công tác tổ chức thực hiện cho vay của Quỹ tín
dụng
nhân dân Hòa Bình 48
2.2.3 Phân tích tình hình thực hiện các hoạt động triển khai
cho vay 51
2.2.4 Phân tích thực trạng kết quả cho vay 57
Trang 7DỤNG NHÂN DÂN HÒA BÌNH - TỈNH KON TUM 63
2.3.1 Kết quả đạt được 632.3.2 Những hạn chế về công tác cho vay tại QTDND Hòa
Trang 8ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng - Năm 2016
3.1.2 Định hướng tái cơ cấu các Quỹ tín dụng nhân dân của
Ngành Ngân hàng 72
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
QUỸ TÍN
DỤNG NHÂN DÂN HÒA BÌNH - TỈNH KON TUM 74
3.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay 74
3.2.2 Triển khai chính sách tín dụng hợp lý 76
3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 77
3.2.4 Thực hiện tốt chính sách khách hàng 80
3.2.5 Mở rộng địa bàn hoạt động kết hợp với quản lý rủi ro 81
3.2.6 Giải pháp bổ trợ 83
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 86
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước 86
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kon Tum 87
3.3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương 87
3.3.4 Kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 88
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 10Nguồn vốn chủ sở hữu từ năm 2011 - 2015 của Quỹ tín dụng
nhân dân Hòa Bình
39
2.3
Kêt quả huy động vốn từ năm 2011 - 2015 của Quỹ tín dụng
nhân dân Hòa Bình
42
2.4
Nguồn vốn đi vay, vốn dự án từ năm 2011 - 2015 của Quỹ tín
dụng nhân dân Hòa Bình
Kêt quả hoạt động cho vay từ năm 2011 - 2015 của Quỹ tín
dụng nhân dân Hòa Bình
Trang 11Cơ câu dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm tại QTDND
Mô hình tổ chức của QTDND cơ sở thành lập một bộ máy
vừa quản lý vừa điều hành (Thường áp dụng đối với QTDND
có quy mô hoạt động nhỏ)
10
1.3
Mô hình tổ chức của QTDND cơ sở thành lập tách riêng bộ
máy quản lý và điều hành (Thường áp dụng đối với QTDND
có quy mô hoạt động lớn)
11
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quỹ tín dụng nhân dân là một mô hình đã được Chính phủ chỉ đạo xâydựng và thành lập thí điểm theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/07/1993.Tại thời điểm đó chưa có Luật Hợp tác xã nhưng QTDND đã nêu cao tinh thầnhợp tác, tương trợ, mang tính cộng đồng cao Trong bối cảnh các ngân hàngthương mại và các định chế tài chính khác chưa đẩy mạnh hoạt động ở khu vực
xa các trung tâm đô thị, hệ thống QTDND đã góp phần bổ sung vào khoảng trốngtrong hoạt động ngân hàng
Hơn 22 năm xây dựng và phát triển, hệ thống QTDND vẫn tiếp tục ổnđịnh và phát triển mạng lưới, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnhhiệu quả kinh doanh trên phương diện hỗ trợ thành viên và tăng trưởng nguồnvốn, lợi nhuận Cùng với hội nhập và phát triển, trong những năm gần đây hệthống QTDND đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước Các chỉ tiêu đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của hệthống QTDND đã và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mô hìnhkinh tế tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta, đóng góp tích cựctrong việc tạo vốn, hạn chế, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, giảm tỷ lệ hộ đóinghèo, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn
Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động ngân hàngngày càng đa dạng về số lượng các tổ chức tín dụng cũng như nghiệp vụ ngàycàng phức tạp Hoạt động của hệ thống các QTDND cả nước nói chung, QTDNDHòa Bình nói riêng còn nhiều hạn chế do quy mô còn quá nhỏ, năng lực tài chínhthấp, địa bàn hoạt động nhỏ hẹp, khả năng cạnh tranh kém, trình độ cán bộ cònyếu nên tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động Nếu xảy ra rủi ro thì hậu quả sẽ rấtnghiêm trọng, ảnh hưởng không những đến nền kinh tế nông thôn mà còn ảnhhưởng lớn đến tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn nông thôn Chính vì vậy,
Trang 13việc duy trì và phát triển hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh Kon Tum là vấn đềhết sức cấp thiết trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống QTDND theo tinh thầnQuyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”
Để đáp ứng với sự phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nay làNgân hàng Hợp tác xã Việt Nam nói chung và Quỹ tín dụng nhân dân Hòa Bìnhnói riêng, nâng cao năng lực tài chính, hoàn thiện, cải thiện hoạt động cho vayđảm bảo an toàn, hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho thành viên Đồng thời đánh giáhoạt động cho vay, phân tích những mặt mạnh, hạn chế tồn tại để có những địnhhướng mang tính lâu dài và khoa học hơn để hoạt động của Quỹ tín dụng nhândân Hòa Bình ngày càng phát triển
Nhận thức được sự cấp thiết đó, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Hòa Bình - tỉnh Kon Tum ”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Phân tích hoạt động cho vay của QTDND HòaBình
- tỉnh Kon Tum, từ đó đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chovay của QTDND Hòa Bình
Trang 143 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những vân đề lý luận về phân tích tình hình chovay của QTDND và tình hình thực tê cho vay của QTDND Hòa Bình - tỉnh KonTum
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại QTDND Hòa Bình tỉnhKon Tum
+ Phạm vi thời gian: từ năm 2011 đên năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tê, thu thập tài liệu vềhoạt động của QTDND Hòa Bình - tỉnh Kon Tum; sự chỉ đạo, quản lý của Ngânhàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan
Thực hiện theo phương pháp thống kê, phương pháp dự báo, phương pháp
so sánh, phân tích và các phương pháp khác theo phép duy vật biện chứng và duyvật lịch sử
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* về lý luận: Đề tài khái quát, hệ thống hóa những căn cứ lý luận, thựctiễn về hoạt động cho vay tại QTDND nhằm thúc đẩy phát triển kinh tê - xã hộitrên địa bàn tỉnh Kon Tum
* về thực tiễn: Đề tài góp phần đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt độngcho vay tại QTDND Hòa Bình nhằm phát triển kinh tê - xã hội trên địa bàn tỉnhKon Tum
Là một tài liệu tham khảo bổ ích đối với cơ quan hữu quan và những ngườiquan tâm đối với hoạt động của QTDND
ổ Bô cục đề tài:
Ngoài phần Mở đầu, Kêt luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đượckêt câu thành 3 chương:
Trang 15Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng
nhân dân
Chương 2: Phân tích hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Hòa
Bình - tỉnh Kon Tum
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng nhân
dân Hòa Bình - tỉnh Kon Tum
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này, tác giả tham khảo một
số luận văn thạc sĩ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến mô hình Quỹ tín dụngnhân dân tại một số địa phương như:
- Nguyễn Hồng Minh (2012), Hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chi nhánh Hà Tây, Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã hệthống hóa những nguyên lý cơ bản về cho vay đối với hộ sản xuất của QTDND.Phân tích đánh giá hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại QTDND Trungương chi nhánh Hà Tây, tìm ra những bất cập và nguyên nhân trong hoạt độngcho vay tại QTDND này Từ đó đưa ra giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối
- Vũ Đức Sơn (2015), Quản lý cho vay tại QTDND thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý chovay của QTDND Qua nghiên cứu luận văn trên cho thấy, tác giả đã xây dựngmột cơ sở lý luận có tính logic, luận văn đi sâu phân tích đánh giá những điểmmạnh, hạn chế và tìm nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý chovay của QTDND thị trấn Việt Lâm trong thời gian từ năm 2010 - 2013 Từ đó đềxuất nhóm giải pháp thiết thực có tính khả thi và có tính ứng dụng cao nhằmhoàn thiện hoạt động quản lý cho vay của QTDND thị trấn Việt Lâm trong giaiđoạn tiếp theo
Trang 16- Lê Thị Hồng Nhung (2011), Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015,
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Lạc Hồng Luận văn đã tập trung hệ thống hóa nhữngvấn đề lý luận cơ bản về Quỹ tín dụng nhân dân, nhận dạng và đánh giá thựctrạng quản lý hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ĐồngNai Đề xuất những giải pháp hoàn thiện trong hoạt động quản lý Quỹ tín dụngnhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015
- Phạm Quốc Việt (2014), Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đăk Nông, Luận
văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng Luận văn đã nêu lên được những lý luận cơ bản
về cho vay kinh doanh của Ngân hàng thương mại, nêu lên những nội dung củaviệc phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp và tiêu chí đánh giá hoạt độngcho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại Dựa vào đó, tác giả đã phântích thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam - Chi nhánh Đăk Nông và đưa ra những giải pháp áp dụng
để hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng này
- Nguyễn Thị Chiến (2014), Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đăk Lăk, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà
Nẵng Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động cho vaytiêu dùng và phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.Qua đó, tác giả đã phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCPQuân Đội Chi nhánh Đăk Lăk, đánh giá những kết quả, hạn chế và phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP QuânĐội Chi nhánh Đăk Lăk, đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm đạt mục tiêu chovay tiêu dùng trong thời kỳ đên tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh ĐăkLăk
Trang 17Như vậy, số lượng các công trình nghiên cứu về QTDND là khá nhiều.Bên cạnh cơ sở lý luận chung, mỗi nghiên cứu trên đây đề cập đên một khía cạnhkhác nhau trong hoạt động của QTDND về mô hình tổ chức, quản lý, vận hành,tái cơ câu, hoạt động cho vay Hiện nay bối cảnh kinh tê - xã hội và tình hình hệthống QTDND có nhiều thay đổi, nhât là từ khi Quỹ tín dụng nhân dân Trungương chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã, tình hình suy thoái kinh tê vẫn còndiễn biên phức tạp tác động không nhỏ đên khu vực Tài chính - Ngân hàng nóichung và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam nói riêng Xét trong phạm vitỉnh Kon Tum và Quỹ tín dụng nhân dân Hòa Bình thìhiệnnay chưacó côngtrình nghiêncứu nào về đề tài được tôi lựa
l.l.l Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân
a Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân
QTDND là tổ chức tín dụng hợp tác, do các thành viên trong địa bàn tìnhnguyện thành lập và hoạt động ở Việt Nam theo quy định của Nghị định48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 của Chính phủ, QTDND có mục tiêu chủ yêu
là tương trợ giữa các thành viên
Nội dung của nghị định số 48/2001/NĐ-CP nêu rõ: “QTDND là loại hình
tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịutrách nhiệm về kêt quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yêu là tương trợ giữacác thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên, giúpnhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuât, kinh doanh, dịch vụ và cải
Trang 18thiện đời sống Hoạt động của QTDND cơ sở là phải đảm bảo bù đắp chi phí và
có tích lũy để phát triển”
b Bản chất của Quỹ tín dụng nhân dân
QTDND là một tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động trong lĩnh vực tíndụng ngân hàng, với mục tiêu là tương trợ giữa các thành viên QTDND là mộthình thức tổ chức kinh tê, một bộ phận của thành phần kinh tê tập thể trong nềnkinh tê thị trường nhiều thành phần kinh tê Nó được thành lập theo nguyên tắc
tự nguyện, bình đẳng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kêt quả hoạt động
c Đặc điểm của Quỹ tín dụng nhân dân
QTDND được xây dựng tại địa bàn xã, phường, liên xã, liên phường, cụmkinh tê có đủ điều kiện, là một tổ chức không chỉ về kinh tê mà còn là tổ
Trang 19chức xã hội gồm những người trên cùng địa bàn, có cùng tập quán, quan hệ làngxóm gần gũi, huyết tộc, dòng họ Mỗi Quỹ là một đơn vị hạch toán độc lập, tựchủ, tự chịu trách nhiệm, là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng và thành viên.
QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động với mục tiêu hỗtrợ thành viên về các dịch vụ tín dụng, ngân hàng Đây là mục tiêu chủ yếu củaQTDND và là điểm khác biệt nhất giữa QTDND dưới tư cách pháp nhân hợp tác
xã với các tổ chức tín dụng khác QTDND không theo đuổi mục tiêu tối đa hóalợi nhuận như các tổ chức tín dụng khác mà mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi íchthành viên
Quản lý và điều hành hoạt động của QTDND phải tuân theo nguyên tắc tựnguyện, dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, các thànhviên được tham gia quản lý, dân chủ bàn bạc, đóng góp ý kiến để xác định mụctiêu, phương hướng hoạt động, chiến lược phát triển và các quyết định cụ thểphù hợp với thực tế của đơn vị mình
Hơn nữa phần lớn thành viên của QTDND vừa là người gửi tiền, lại vừa
là người đi vay tiền nên việc quyết định về chênh lệch lãi suất cũng phải rất hợp
lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của thành viên, bù đắp được chi phí và có tích lũy
Cán bộ của QTDND là những người ở địa phương hoạt động tại chỗ, đãquen với phong tục tập quán, hiểu rõ về khách hàng, thành viên nắm bắt nhanhđược chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương đó nênthuận lợi hơn nhiều so với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn
d Nhiệm vụ của Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân có các nhiệm vụ sau:
- Hoạt động kinh doanh theo giấy phép được cấp, chấp hành các quy địnhcủa Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng
- Thực hiện Luật Kế toán - Thống kê và chấp hành chế độ thanh tra, chế độ kiểm toán theo quy định của pháp luật hiện hành
Trang 20- Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của QTDND, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao.
- Chịu trách nhiệm hoàn trả tiền gửi, tiền vay và các khoản nợ khác đúng kỳ hạn
- Nộp thuế theo luật định
- Tham gia tổ chức liên kết phát triển hệ thống
- Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, cung cấp thông tin cho thành viên
- Bảo đảm các quyền lợi của thành viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với thành viên
- Thực hiện hợp đồng lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm củangười lao động
1.1.2 Mô hình tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
a Mô hình tổ chức Quỹ tín dụng nhân dân
- Thứ nhất, mô hình tổ chức hệ thống QTDND
Sơ đồ 1.1 Mô hình hệ thống QTDND + Một là, QTDND
cơ sở: Là một pháp nhân, hạch toán độc lập, được xây dựng trên địa bàn xã,
phường, thị trấn, liên xã, liên phường, cụm kinh tế
Trang 21T jfcjj hl ÖwNd-kf
+ Hai là, Quỹ tín dụng nhân dân khu vực (nay là chi nhánh Ngân hàng
Hợp tác xã): Được hình thành theo địa bàn tỉnh, thành phố hoặc theo vùng kinh
tế, thành viên của QTDND khu vực là các QTDND cơ sở trong địa bàn
QTDND khu vực cũng là một đơn vị kinh tế, hạch toán độc lập, là nơi điều hòa
nguồn vốn giữa QTDND Trung ương và QTDND cơ sở
+ Ba là, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (nay là Ngân hàng Hợp tác
xã Việt Nam): Là một tổ chức tín dụng hợp tác, do các QTDND cơ sở, các tổ
chức tín dụng và các đối tượng khác tham gia góp vốn thành lập, được Nhà nước
hỗ trợ vốn để hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng,
nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND
- Thứ hai, cơ cấu tồ chức của QTDND cơ sở
Sơ đồ 1.2 Mô hình tổ chức của QTDND cơ sở thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa
điều hành (Thường áp dụng đối với QTDND có quy mô hoạt động nhỏ)
Trang 23b.Nguyên tắc hoạt động của QTDND
QTDND muốn thực hiện được mục tiêu hỗ trợ thành viên thì phải đảm
bảo những nguyên tắc sau:
- Thứ nhất: Nguyên tắc tự nguyện
Thành viên tự nguyện gia nhập và có quyền xin rút không tham gia thành
viên QTDND, đây là nguyên tắc rất cơ bản của hoạt động QTDND vì chỉ có
những gì thành viên tự nguyện làm mới có cơ sở phát triển và tồn tại lâu dài
- Thứ hai: Nguyên tắc quản lý dân chủ và bình đẳng Tự quản lý ở
đây được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, mọi thành viên đều có
quyền và trách nhiệm tham gia quản lý và quyết định như nhau, không phân biệt
giàu nghèo, địa vị xã hội và đặc biệt là không phân biệt số vốn góp vào
QTDND, người góp nhiều cũng như người góp ít đều có quyền biểu quyết ngang
nhau Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản trong quản lý của QTDND so với các
TCTD khác
Hvl IMH rtl.il KIM » IHlNH \ tí s
"1
Sơ đồ 1.2 Mô hình tổ chức của QTDND cơ sở thành lập tách riêng bộ máy quản lý và
điều hành (Thường áp dụng đối với QTDND có quy mô hoạt động lớn)
Trang 24- Thứ ba: Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi Điều này thểhiện các chủ sở hữu là thành viên phải đóng góp đủ số vốn cần thiết, tối thiểuphải ở mức vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để cho QTDND hoạtđộng, tự chịu trách nhiệm về sự tồn tại, duy trì hoạt động và kết quả hoạt độngcủa mình, đoàn kết thống nhất cao cùng chịu trách nhiệm với mọi hoạt động củaQuỹ Chính vì vậy nguyên tắc tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi vừa là động lựcvừa tạo sức ép đối với các thành viên phải tham gia tích cực vào công tác quản lý
và giám sát hoạt động của QTDND
- Thứ tư: Nguyên tắc chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của thành viên và sựphát triển của QTDND, có nghĩa là kết thúc năm tài chính, sau khi làm xongnghĩa vụ nộp thuế Nhà nước, lãi còn lại được phân phối sao cho hợp lý để vừatăng tích lũy mở rộng và duy trì cho hoạt động vừa đảm bảo lợi ích của thínhviẹn, khuyến khích thính viẹn tích cực tham gia xây dựng Quỹ
- Thứ năm: Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng QTDND hoạtđộng và phát triển dựa trên sự tập hợp sức mạnh của các thành viên, tự nguyệncùng nhau góp vốn để thành lập, phát huy sức mạnh nội lực của thành viên vớimong muốn là duy trì và ngày càng phát triển của QTDND để thành viên thôngqua đó nhận được sự hỗ trợ, các dịch vụ tín dụng, dịch vụ ngân hàng để đáp ứngnhu cầu sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống một cách nhanh hơn, tốt hơn.1.1.3 Các hoạt động cơ bản của Quỹ tín dụng nhân dân
Một là, huy động vốn: QTDND được huy động vốn góp của thành viên
gồm vốn cổ phần xác lập và cổ phần thường xuyên Đặc điểm của nguồn vốn này
là chỉ huy động của thành viên Đối với nguồn vốn huy động tiết kiệm, QTDNDđược nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của thành viên và ngườingoài thành viên kể cả cá nhân và tổ chức kinh tế kể cả trong địa bàn và ngoàiđịa bàn
QTDND được vay vốn từ các nguồn vốn dự án của Chính phủ, các tổchức phi chính phủ, các tổ chức khác thông qua Ngân hàng Hợp tác xã làm đầu
Trang 25mối, được nhận vốn điều hòa từ Ngân hàng Hợp tác xã và được khai thác cácnguồn khác như: Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài,các nguồn vốn ủy thác cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Hai là, hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay theo nghĩa phổ biến là quan hệ vay mượn về vốn giữaQTDND với các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp theo nguyên tắc hoàn trả cảvốn và lãi
Cho vay là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng trong hoạtđộng của QTDND, đây là khâu then chốt, là chìa khóa và cũng là nhiệm vụ cơbản của QTDND trong việc cung ứng vốn cho nhân dân vay phát triển sản xuất,đem lại nguồn thu nhập chính cho QTDND và cũng là hoạt động có rủi ro tiềm
ẩn cao nhất Có thể nói rằng hoạt động thành công của một QTDND tùy thuộcvào hoạt động cho vay Hoạt động cho vay được an toàn sẽ đảm bảo cho sự tồntại, phát triển của tổ chức tín dụng nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế nói chung Vì vậy QTDND nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chungkhi cho vay luôn đặt ra cho mình mục tiêu là phải đảm bảo an toàn nguồn vốnđồng thời đảm bảo khả năng sinh lời của nguồn vốn đó
Đối với QTDND cơ sở, đối tượng cho vay phải là thành viên của QTDND
và các đối tượng khác không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàngNhà nước, đây là điểm khác biệt nhất so với các tổ chức tín dụng khác
Ba là, chăm sóc thành viên
Khác với các tổ chức tín dụng khác, QTDND ra đời là do thành viên tựnguyện góp vốn và gia nhập, họ vừa là chủ, vừa là khách hàng, tự chủ, tự chịutrách nhiệm nên giữa QTDND với thành viên có mối quan hệ rất khăng khít, gầngũi và luôn gắn bó với nhau Vì vậy, QTDND thực hiện tốt công tác chăm sócthành viên: Thăm hỏi lúc thành viên ốm đau, hoạn nạn, chia sẻ khi thành viêngặp khó khăn, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về quản lý kinh doanh, phát triển kinh tếgia đình cũng như trong chăn nuôi, trồng trọt Chính vì vậy cán bộ QTDND
Trang 26ngoài trình độ về chuyên môn, cần phải có trình độ hiểu biết về kiến thức khoahọc kỹ thuật, am hiểu về xã hội, về phong tục tập quán của địa phương Đặcbiệt là có tâm huyết trong công việc, nhiệt tình, trách nhiệm thì mới đáp ứngđược nhu cầu đặt ra.
Bốn là, Phân phối lợi nhuận
Hàng năm QTDND cơ sở phải tổ chức Đại hội thành viên hoặc Đại hộiđại biểu thành viên (theo Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân) để thực hiện công khaidân chủ về kết quả kinh doanh của năm tài chính Đại hội sẽ quyết định phânphối lợi nhuận, lợi tức vốn góp trên cơ sở kết quả kinh doanh và phù hợp vớicác quy định của pháp luật
Ngoài những hoạt động trên thì QTDND còn tham gia nhiều hoạt độngkhác tại địa phương như: Tham gia hoạt động từ thiện, tham gia đóng góp vàocác chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, chương trình xóa đóigiảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới
1.1.4 Hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân
a Đặc điểm cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân QTDND không theo đuổimục tiêu tối đa hóa lợi nhuận như các tổ chức tín dụng khác mà mục tiêu của họ
là tối đa hóa lợi ích thành viên Từ mục đích đó nên hoạt động cho vay của QTDND có tính đặc thù trên một số yếu tố trong quan hệ cho vay sau:
- Chủ thể: Quỹ Tín dụng nhân dân được thành lập do sự góp vốn của cácthành viên tại các xã (phường) Các thành viên được toàn quyền quản lý, quyếtđịnh các vấn đề của QTDND trong khuôn khổ và theo các quy định của phápluật mà không chịu bất cứ sự can thiệp, chi phối hay sự chỉ đạo nào từ bên ngoài
- Đối tượng cho vay: Trong cho vay của QTDND đối tượng cho vay phải
là thành viên của QTDND và các đối tượng khác không phải là thành viên theoquy định của Ngân hàng Nhà nước
- Hoạt động trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng: Mọi thành viên đều cóquyền và trách nhiệm tham gia quản lý và quyết định như nhau, không phân biệt
Trang 27giàu nghèo, địa vị xã hội và đặc biệt là không phân biệt số vốn góp vàoQTDND, người góp nhiều cũng như người góp ít đều có quyền biểu quyết ngangnhau.
- Bảo đảm tiền vay: Thông thường QTDND cho vay dựa trên uy tín củathành viên
Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đíchtương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất,kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhândân Đây là điểm khác biệt nhất giữa QTDND dưới tư cách pháp nhân hợp tác
xã với các tổ chức tín dụng khác
b.Các hình thức cho vay
Theo thời hạn cho vay
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phongphú Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ cho vay có ba loại:
- Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn đến một năm được dùng
để bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh,đầu tư trong chăn nuôi và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân
- Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ1 đến 5 năm dùng đểcho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng vàxây dựng các công trình nhỏ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho chănnuôi theo mô hình trang trại, có thời hạn thu hồi vốn nhanh
- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm được sử dụng
để cấp vốn xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
Căn cứ vào đối tượng cho vay
- Cho vay vốn lưu động: Là loại cho vay được cung cấp nhằm hình
thành vốn lưu động trong kinh doanh là chính Loại cho vay này được thực hiệnchủ yếu bằng hai hình thức cho vay bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt vàchiết khấu chứng từ có giá
Trang 28- Cho vay vốn cố định: Là loại cho vay được cung cấp để hình thànhvốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong đầu tư có chu kỳ dài.Loại cho vay này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung hạn và dài hạn.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
- Cho vay sản xuất, phát triển nông nghiệp: Là loại cho vay để thànhviên tiến hành sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi
- Cho vay kinh doanh, dịch vụ lưu động hàng hóa: Là loại cho vay cungcấp cho các thành viên vay để tiến hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ
- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: Là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêudùng, phục vụ cho sinh hoạt của thành viên
Căn cứ vào tài sản đảm bảo tiền vay
- Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: Đối với QTDND, hìnhthức cho vay không có đảm bảo ít được khuyến khích, thường chỉ cho vaynhững món nhỏ, đáp ứng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và cho vay những thànhviên có uy tín, chấp hành tốt nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, có quan hệ xòngphẳng về tài chính
- Cho vay có đảm bảo: Là loại hình cho vay chủ yếu của QTDND KhiQTDND cho vay đòi hỏi người vay (thành viên) phải có tài sản cầm cố, thế chấphoặc bảo lãnh của bên thứ ba, điểm khác với các TCTD khác là: dù người vay cótài sản cầm cố, thế chấp nhưng quy định bắt buộc người vay đó phải là thànhviên của QTDND thì mới được xem xét giải quyết vay vốn
c.Quy trình cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân
Bước ỉ : Cán bộ tín dụng tiếp nhận đơn xin vay và hướng dẫn hồ sơ vay
vốn nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn
Bước 2 : Thẩm định hồ sơ vay vốn và phương án vay vốn
- Phỏng vấn, trao đổi thông tin với khách hàng có nhu cầu vay vốn
- Kiểm tra, đối chiếu thực tế các thông tin về khách hàng vay vốn
Trang 29- Đánh giá khách hàng, tập trung vào các nội dung: tư cách pháp nhân (hồ
sơ pháp lý), cách thức, khả năng, kinh nghiệm trong phát triển kinh tế gia đình
Uy tín của khách hàng, của gia đình và các thông tin khác
- Thẩm định phương án sản xuất, kinh doanh và phương án trả nợ củakhách hàng như: nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng tiền vay, tổng nhu cầu vốncho sản xuất, phương án kinh doanh, nguồn vốn tự có của gia đình
- Xác định khả năng rủi ro và biện pháp phòng ngừa
- Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay (nếu có): chất lượng tài sản dảmbảo, xác định giá trị tài sản đảm bảo, khả năng chuyển thành tiền của tài sản thếchấp, thị trường tiêu thụ của mặt hàng mà khách hàng dự kiến sản xuất, kinhdoanh
Bước S : Phê duyệt và ký hợp đồng cho vay
- Phê duyệt: Trên cơ sở tài liệu, phương án sảnxuất, kinh doanh, kếtquả thẩm định và đề xuất cho vay Nếu khoản vay đã phê duyệt thì cấp có thẩmquyền thông báo cho khách hàng kết quả được phê duyệt để làm các thủ tục kếtiếp
- Hoàn thiện thủ tục và ký hợp đồng vay vốn
Bước 4: Giải ngân hợp đồng vay vốn đã được ký
Quỹ tín dụng hướng dẫn cho khách hàng làm thủ tục rút tiền vay Trướckhi khách hàng rút tiền vay thì cán bộ tín dụng phải kiểm tra lại toàn bộ hợpđồng vay vốn như: Tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn vay trên hồ sơ rúttiền trên cơ sở đó lập giấy nhận nợ, chứng từ giải ngân, phê duyệt và thực hiệngiải ngân
Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay của khách hàng và tiến hành thu nợ
hoặc xử lý nợ có vấn đề
- Kiểm tra vốn vay theo định kỳ (nếu thành viên rút tiền theo định kỳ).QTD sẽ xem xét tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, hiện
Trang 30trạng tài sản đảm bảo tiền vay, tình hình thực hiện các cam kết, nguồn thu và khảnăng trả nợ của thành viên.
- Thu nợ: Cán bộ tín dụng sẽ đôn đốc thành viên để đảm bảo kế hoạch thu
nợ cả gốc lẫn lãi đồng thời phải lập và gửi thông báo nợ đến hạn cho thành viêntrước mọi kỳ hạn trả nợ
- Xử lý nợ có vấn đề: Nếu như thành viên không thực hiện được việctrả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn thì QTD có thể xử lýnhư sau: chuyển sangnợ quá hạn, thu nợ bằng việc xử lý tài sản đảm bảohoặc khởi kiện trước pháp luật
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng, làm thủ tục giải chấp tài sản đảm
bảo tiền vay
1.1.5 Kinh nghiệm và bài học về hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụngnhân dân
a.Kinh nghiệm ở một số nước về hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân
* Kinh nghiệm của Canada:
Năm 2000, Hệ thống Quỹ tín dụng Canada được đánh giá là tập đoàn tàichính mạnh đứng thứ 6 ở Canada và đứng thứ 150 trong số các tập đoàn tàichính hàng đầu trên thế giới Thực chất QTD của Canada thực hiện huy động vàcho vay thành viên của Quỹ và là Tổ chức kinh tế thuộc lĩnh vực tín dụng với sốlượng lớn trong hệ thống, do đó cũng có thể coi Quỹ tín dụng của Canada tươngứng như tổ chức QTDND của Việt Nam Các QTDND Canada đã rút ra bài họckinh nghiệm là: QTDND muốn tồn tại, phát triển nhằm mục tiêu huy động vốntại chỗ và cho vay tín dụng đối với thành viên để phát triển sản xuất kinh doanh,dịch vụ đời sống, hạn chế nạn cho vay nặng lãi thì ngoài kinh nghiệm tuyêntruyền, quảng cáo, động viên còn phải có sự liên kết chặt chẽ, tương trợ trong hệthống và sự hỗ trợ tạo điều kiện của Nhà nước
* Kinh nghiệm ở Cộng hòa liên bang Đức
Trang 31Cộng hòa liên bang Đức là cái nôi của phong trào Hợp tác xã tín dụng(nay được gọi là Ngân hàng Hợp tác xã), năm 1854 các Hợp tác xã tín dụng đầutiên được thành lập nhằm huy động vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, cải thiệnđời sống cho những người lao động, các Hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp Với hơn 150 năm phát triển thành công mô hình Ngân hàng Hợp tác xã
ở Cộng hòa liên bang Đức đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu đó là:
- Một là, QTDND là loại hình tổ chức tín dụng duy nhất tạo điều kiệnthuận lợi cho người lao động nghèo, sản xuất nhỏ, các Hợp tác xã, các doanhnghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngânhàng để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện kinh tế và xóa đóigiảm nghèo
- Hai là, Quỹ tín dụng phải thực sự là một tổ chức kinh tế hợp tác do cácthành viên tự nguyện thành lập nhằm mục tiêu hỗ trợ các thành viên được tiếpcận với các dịch vụ tài chính ngân hàng một cách thuận tiện với giá cả có thểchấp nhận được để giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiệnđiều kiện kinh tế và đời sống
- Ba là, việc hình thành QTDND phải xuất phát từ chính nhu cầu củathành viên và QTDND chỉ có thể ra đời ở những nơi có môi trường kinh tế hànghóa phát triển, vì chính nơi đó mới có nguồn vốn nhàn rỗi để huy động và cónhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh
- Bốn là, để đảm bảo phát triển an toàn bền vững, các QTDND phảiđược tổ chức và điều hành trên nguyên tắc hợp tác, quản lý dân chủ, bình đẳng,
tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, đồng thời phải xây dựng được môhình tổ chức hoàn thiện bao gồm: Tổ chức trực tiếp hoạt động kinh doanh phục
vụ thành viên tức là huy động vốn và cho vay thành viên, tổ chức liên kết pháttriển hệ thống, được liên kết chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc đề cao tính tựchủ, tự chịu trách nhiệm, không cạnh tranh lẫn nhau mà phát huy tinh thần đoàn
Trang 32kết tương trợ giữa các bộ phận cấu thành Đây là điều kiện không thể thiếu đượckhi muốn phát triển thành công QTDND.
- Năm là, Quỹ an toàn hệ thống QTDND Đây là giải pháp quan trọng để
hỗ trợ các QTDND khắc phục, vượt qua những khó khăn về tình hình tài chính,đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của từng QTDND cũng như đối với toàn hệthống
- Sáu là, hoạt động kiểm toán mang tính tư vấn do chính QTDND tổchức thực hiện là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất giúp các QTDNDphát hiện và khắc phục những tồn tại yếu kém, đồng thời giúp cho các cơ quanquản lý giám sát hoạt động của các QTDND một cách chặt chẽ, có hiệu quả
- Bảy là, công tác đào tạo nguồn nhân lực được coi là một trongnhững nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của mô hình QTDND
- Tám là, các cấp chính quyền phải có sự quan tâm ủng hộ, tạo môitrường pháp lý thuận lợi cho hoạt động QTDND, đồng thời tổ chức ra các cơquan bảo hiểm, bảo lãnh để hỗ trợ, xử lý rủi ro cho các QTDND
b Kinh nghiệm ở mộtsố địa phương vềcho vay tại Quỹ
nhân dân
Một là, có sự chỉ đạo quản lý chặt chẽ của NHNN tỉnh và có giải phápđồng bộ để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố chấn chỉnh hệ thốngQTDND
Hai là, có sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thường xuyên, sâu sát của cấp
ủy, chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan đến hoạt độngQTDND
Ba là, có sự phối kết hợp và tham mưu giữa chi nhánh NHNN các tỉnh vớicấp ủy chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền, đồng thời thường xuyêntheo dõi tình hình hoạt động của QTDND, để kịp thời báo cáo và đề xuất nhữnggiải pháp với cấp ủy, chính quyền địa phương
Trang 33Bốn là, hệ thống QTDND ở các địa phương đã phát huy vai trò, tráchnhiệm, tâm huyết với công việc, có ý thức xây dựng mô hình hoạt động Đồngthời tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ nhân viên để sớm đáp ứng vớinhu cầu hoạt động.
c Bài học vận dụng ở Việt Nam
Đối với Việt Nam là nước nông nghiệp có tới gần 76% dân cư và lựclượng lao động sống ở địa bàn nông thôn và hoạt động chủ yếu là sản xuất nôngnghiệp, do vậy giải quyết những vấn đề liên quan đến địa bàn nông thôn, nôngdân không chỉ là vấn đề ruộng đất mà còn phải giúp họ giải quyết những khókhăn trong sản xuất và đời sống, đấu tranh với nạn cho vay nặng lãi Sau khigiành chính quyền được một tháng Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh tổ chức “nôngbình phổ ngân quỹ” là quỹ cho vay và kêu gọi các nhà tư sản gửi tiền để giúpChính phủ có vốn để cho nông dân vay Ngày 03/02/1946, Hồ Chủ Tịch ký sắclệnh số 14/SL thành lập “Nha tín dụng sản xuất” có tổ chức hệ thống tới các tỉnhlàm nhiệm vụ cho nông dân vay vốn để tăng gia sản xuất Nguồn vốn cho nôngdân vay chủ yếu dựa vào tiền của Chính phủ cùng với vốn của nha tín dụng Nhànước đã chú ý xây dựng và phát triển các hình thức tín dụng nhân dân để hỗ trợhoạt động của nha tín dụng, phát huy truyền thống đoàn kết tương trợ trong nhândân, trong thời gian này đã xây dựng gần 900 tổ chức vay mượn, tiền thân củaHợp tác xã tín dụng sau này, gồm hàng chục vạn nông dân nghèo tham gia
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Hợp tác xã tín dụng ởnước ta, ngành Ngân hàng tự hào về sự đóng góp của mình đối với sự trưởngthành của mô hình tín dụng này Đến nay cả nước đã có hơn 1000 QTDND hoạtđộng tại các tỉnh, thành phố; các QTDND không những phát triển về mặt sốlượng mà ngày một tăng trưởng về quy mô hoạt động, qua từng năm nguồn vốnđược tăng lên, với chức năng nhiệm vụ của QTDND là huy động vốn và cho vaythành viên phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, chủ yếu là khu vựcnông nghiệp, nông thôn Qua kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương ở nước
Trang 34ta, những bài học có thể vận dụng đối với hoạt động của các QTDND ở ViệtNam:
+ Thứ nhất, công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, mục đích,yêu cầu, nội dung hoạt động QTDND phải đi trước một bước và phải duy trìthường xuyên, liên tục Nội dung tuyên truyền phải sâu sát, thiết thực, dễ hiểu,phù hợp với tính độ dân trí Hình thức tuyên truyền vừa đơn giản, vừa phải sâurộng phong phú và đa dạng
+ Thứ hai, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc, toàn diện, liên tục củacấp ủy, chính quyền các cấp Thực tế cho thấy ở địa phương nào cấp ủy, chínhquyền các cấp xã, huyện, tỉnh quan tâm chỉ đạo đúng mức thì ở đó kết quả xâydựng, hoạt động của QTDND sẽ tốt và có hiệu quả hơn
+ Thứ ba, xây dựng và hoạt động QTDND phải quán triệt sâu sắc nguyêntắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm Quá trình hoạt độngQTDND phải bám sát mục tiêu tương trợ cộng đồng, hoạt động vì lợi ích củaQTDND và thành viên là mục tiêu hàng đầu Đồng thời coi trọng đúng mức mụctiêu lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của mình
+ Thứ tư,chọn điểm xây dựng QTDND phải đủ điều kiện quy địnhnhư: Môi trường hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và yêu cầu nguyện vọngcủa nhân dân, sự nhất trí của cấp ủy, chính quyền địa phương Không xây dựngtheo kiểu phong trào
+ Thứ năm, phải chọn đội ngũ cán bộ làm việc tại QTDND có phẩm chấtđạo đức tốt, có kinh nghiệm, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi và am hiểu sâu rộngtrên địa bàn
+ Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước thực sự giữ vai trò chỉ đạo, quản lý, giúp
đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho các QTDND ra đời và hướng dẫn kiểm tra, kiểmsoát giúp QTDND hoạt động đúng quy trình, quy chế, chính sách và pháp luật
+ Thứ bảy,Hệ thống QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả và phát
Trang 35triển, cần có sự quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước, các ban ngànhliên quan và các tổ chức đoàn thể về nhiều mặt, nhất là chính sách ưu đãi thuế,chính sách cán bộ.
+ Thứ tám, QTDND ra đời, hoạt động, phát triển cần có hành lang pháp
lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, thiết thực và phải không ngừng được bổ sunghoàn thiện cơ sở đó
1.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂNDÂN
1.2.1 Mục đích phân tích
Mục đích của việc phân tích tình hình cho vay của QTDND là nhằm đánhgiá chính xác tình hình cho vay của QTDND, giúp cho các đối tượng quan tâmnắm được thực trạng cho vay đang có những vấn đề gì còn tồn tại cũng như là đã
có được những mặt tích cực nào; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợiích, mục tiêu hoạt động của QTDND cũng như là hoàn thiện hơn nữa hoạt độngcho vay của QTDND Qua đó thu hút và tạo sự gắn kết bền vững, lâu dài vớithành viên, kiểm soát rủi ro ở một mức nhất định, tăng trưởng, mở rộng quy mô
để vừa đáp ứng nhu cầu thành viên, gia tăng thu nhập, vừa nâng cao năng lựccạnh tranh, tạo dựng uy tín
1.2.2 Nội dung phân tích tình hình cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự pháttriển của QTDND nhưng cũng khá phức tạp Công tác phân tích tình hình chovay thường bao hàm các nội dung cơ bản sau:
a Phân tích bối cảnh và mục tiêu cho vay
- Phân tích bối cảnh:
Bối cảnh hoạt động của QTDND bao gồm các vấn đề như: Môi trường địa
lý, yếu tố phong tục, tập quán và chính trị, môi trường kinh tế - xã hội, tốc độtăng trưởng kinh tế, xu hướng phát triển trong sản xuất nông nghiệp, các nguồnlực sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu,
Trang 36năng lực về nguồn vốn và khả năng sản xuất - kinh doanh của thành viên, sựcạnh tranh của Ngân hàng.
- Mục tiêu cho vay:
QTDND không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận như các tổ chứctín dụng khác mà mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi ích thành viên Tận dụng tính
ưu việt của dịch vụ mới hiện đại, an toàn, tiết kiệm chi phí để nâng cao uy tín và
vị thế của QTDND trên địa bàn góp phần thực hiện chủ trương của Thống đốcNgân hàng Nhà nước (NHNN) về chương trình ngân hàng phục vụ sự nghiệpphát triển nông nghiệp nông thôn
b Phân tích công tác tổ chức cho vay
Tất cả các hoạt động trong QTD nói chung và hoạt động cho vay nóiriêng đều xuất phát từ công tác tổ chức thực hiện Công tác tổ chức cho vay baogồm nhiều khâu, nhiều công đoạn Nội dung phân tích tập trung vào tổ chức bộmáy bao gồm các vấn đề về số lượng nhân sự, trình độ chuyên môn, phẩm chất,năng lực của nhân sự, lãi suất cho vay và tổ chức quy trình cho vay
c Phân tích các hoạt động triển khai cho vay
- Phân tích hoạt động khai thác thị trường, thu hút khách hàng: Quỹ tín
dụng nhân dân chủ yếu phục vụ khách hàng trên phân khúc thị trường nôngthôn Tập trung nghiên cứu nhu cầu khách hàng ở phân khúc này nhằm mục đíchtìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng và hoàn cảnh, điều kiện của khách hàng Từ đó,QTDND có các sản phẩm và chính sách thích hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng,bảo đảm hợp lý hóa cơ cấu cho vay, thu hút được khách hàng
+ Các sản phẩm cho vay đa dạng
+ Lãi suất linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của khách hàngkhu vực nông thôn và đảm bảo tuân thủ quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhànước;
- Phân tích hoạt động bảo đảm chất lượng dịch vụ cung ứng trong cho
Trang 37Chất lượng dịch vụ cung ứng trong cho vay bao gồm các yếu tố sau:
+ Giảm thiểu thời gian giao dịch của khách hàng: thủ tục cho vay đơngiản, mau lẹ, không mất nhiều thời gian, trả nợ linh hoạt;
+ Đảm bảo sự tin cậy đối với khách hàng: Thực hiện các nghiệp vụ chínhxác, đúng thời gian cam kết; thực hiện đúng lời hứa; giúp đỡ và quan tâm kháchhàng khi khách hàng gặp trở ngại; chú trọng vào việc không để tạo ra lỗi trong
cả quá trình làm việc;
+ Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp: Lịch sự, niềm nở với khách hàng, có
đủ kiến thức chuyên môn để trả lời các câu hỏi của khách hàng;
+ Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ: Địađiểm thuận tiện, các trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, trang phục của nhân viên gọngàng, trang nhã Các tài liệu liên quan đến sản phẩm, chẳng hạn như tờ rơi vàcác bài giới thiệu có được thiết kế đẹp, dễ đọc, dễ hiểu và hấp dẫn
- Phân tích hoạt động kiểm soát rủi ro:
+ Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDNDnhư tỷ lệ an toàn vốn, quản lý thanh khoản (tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đacủa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn); chovay, quản lý tiền vay theo quy định;
+ Tuân thủ quy trình cho vay và quy định về sử dụng các biện pháp bảođảm tiền vay;
+ xếp hạng cho vay nội bộ: Việc xếp hạng khách hàng trong phân tích chovay nhằm báo cáo về cơ cấu rủi ro theo danh mục cho vay, định giá sản phẩmcủa thành viên sản xuất ra
+ Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra sau: Giám sát nợ vay, kháchhàng vay, thực hiện theo dõi thường xuyên tình trạng nợ, sự biến động của thịtrường hàng hóa để phân tích, đánh giá mức độ rủi ro
+ Chính sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề
Trang 38Nhận biết nợ có vấn đề và quản lý nợ có vấn đề là rất phức tạp, vấn đề đặt
ra là làm thế nào để sớm nhận biết các khoản nợ có nguy cơ xảy ra rủi ro, nợ cóvấn đề và khi đã phát sinh nợ có vấn đề thì làm sao để quản lý, thu hồi Ngoàiviệc xây dựng một chính sách chung về quản lý, xử lý đối với cácnhóm, loại nợ có vấn đề, QTDND cần có kế hoạch, phương án chi tiết choviệc xử lý từng món nợ có vấn đề cụ thể
Như vậy quản lý tốt đối với giám sát phát hiện kịp thời các khoản nợ cóvấn đề có tác dụng to lớn trong hoạt động kiểm soát rủi ro
+ Chính sách phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro Sau khi phânloại nợ, QTDND phải trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ:
ro giảm phản ánh được tình trạng nợ xấu của Ngân hàng đang được cải thiện
- Phân tích hoạt động chăm sóc thành viên: Việc chăm sóc thành
viên nhằm tạo niềm tin đối với thành viên, duy trì mối quan hệ bền chặt giữathành viên với Quỹ thể hiện sự hài lòng của thành viên đối với các sản phẩmdịch vụ của Quỹ
d.Phân tích kết quả hoạt động cho vay
Để có cơ sở đánh giá kết quả hoạt động cho vay, chúng ta sẽ phân tích quacác tiêu chí tương ứng các nội dung hoạt động trên như sau:
- Tăng trưởng số lượng thành viên và nguồn vốn hoạt động của QTDND.Đối với QTDND nguồn vốn huy động được đều cho vay ở địa bàn nơi QTDND
Trang 39hoạt động Nguồn vốn của QTDND bao gồm: vốn điều lệ, vốn huy động, vốnvay Ngân hàng Hợp tác xã và vay Ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn khác.
- Tăng trưởng số lượt thành viên vay vốn: Chỉ tiêu số lượt thành viên vaythường được tính trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
- Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay là toàn bộ các khoản vay hiện còn dư nợ mà QTDND đãcho thành viên là hộ gia đình, cá nhân trong địa bàn vay
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay đầu tư cho khách hàng trong địabàn Khi đánh giá, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với tổng dư nợ, so với cácngành và khu vực kinh tế khác, so với kế hoạch, so với năm trước
Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng vốncủa QTDND và nhu cầu tiếp nhận phát triển kinh tế Khi đánh giá phải so sánhvới tốc độ tăng trưởng chung, so với tốc độ tăng trưởng tín dụng kế hoạch, sovới năm trước
- Tăng trưởng dư nợ bình quân/khách hàng
Chỉ tiêu này cho biết bình quân dư nợ / khách hàng năm (t) tăng / giảm sovới năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu Chỉ tiêu này được so sánh qua cácnăm nhằm đánh giá mức độ phát triển CVTD của một ngân hàng
- Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
Trong quá trình hoạt động của QTDND có tỷ lệ nợ xấu cao so với quyđịnh hoặc cao hơn so với các QTDND trong cùng một tỉnh mà các điều kiện nhưnhau, điều này đồng nghĩa với tình hình cho vay của QTDND đó có vấn đề.Theo quy định của NHNN Việt Nam, nợ quá hạn được định nghĩa: “Khi đến kỳhạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không đượcđiều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi thìTCTD chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn”
Theo quy định hiện hành và phù hợp với thông lệ quốc tế, nợ xấu là nợthuộc nhóm 3, 4, 5 (Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013) trong đó:
Trang 40Nợ nhóm 3: Các khoản NQH từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do kháchhàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng cho vay
Nợ nhóm 4: Các khoản NQH từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơcấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
Nợ nhóm 5: các khoản NQH trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời
hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lạilần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạntrả nợđược cơ cấu lại lần thứhai; các khoản nợ cơ cấu lại thờihạn trả nợlần thứba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; cáckhoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
- Lợi nhuận: Đối với QTDND, hoạt động cho vay đem lại nguồn thuchính; mặc dù không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nhưng QTDNDhoạt động phải đảm bảo hài hòa lợi ích của thành viên, bù đắp được chi phí và
có tích lũy để phát triển
- Đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay
Khách hàng là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên sự thành cônghay thất bại của một doanh nghiệp Chất lượng dịch vụ đối với khách hàng vay
là một yếu tố khó đo lường, nó được thể hiện qua tiêu chí đánh giá:
+ Uy tín và cơ sở vật chất của QTD là chỉ tiêu quan trọng, nó ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh của QTD nói chung và hoạt động cho vay nói riêng
+ Thái độ phục vụ và tính chuyên nghiệp của nhân viên
+ Thủ tục hồ sơ cho vay: Đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quyđịnh, quy chế cho vay của ngân hàng Thủ tục cho vay được cán cán bộ tín dụnglàm nhanh, chính xác, an toàn cũng góp phần gia tăng chất lượng hoạt động chovay
+ Chính sách chăm sóc thành viên
+ Sự hài lòng của thành viên khi sử dụng dịch vụ cho vay của QTDND