BÀI PHÁT BIỂU THAMLUẬN Do Đồng chí Thái Thuận Trong – Bí thư Đảng uỷ xã Tân An trình bày tại Đại hội Đai biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Cửu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 3015 ––––––––––––––––––––– Kính thưa: - . - Đoàn Chủ tịch. - Đại hội. Trước hết, thay mặt Đoàn Đại biểu xã Tân An và Đảng bộ, nhân dân xã Tân An xin kính gửi đến Đoàn Chủ tịch và quý Đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Cửu lời chức sức khỏe. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp. Thực hiện sự phân công của Ban tổ chức và được sự chấp thuận của Đoàn Chủ tịch Đại hội. Thay mặt BCH Đảng bộ xã Tân An xin trình bày trước Đại hội một số nội dung sau: I. Việc triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch số 97-KH/TU của Tỉnh uỷ Đồng Nai về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của BCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn: 1. Công tác triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên: Đã tổ chức nhiều cuộc họp triển khai, quán triệt đến tất cả Đảng viên, Cán bộ ban, ngành, đoàn thể xã, ấp các văn bản chỉ đạo của cấp trên về các vấn đề có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngoài ra còn thường xuyên tuyên truyền trên Đài truyền thanh xã và lồng ghép trong các buổi hội họp của các ấp, trong sinh hoạt định kỳ của các Chi bộ, các Chi, Tổ hội các đoàn thể. Qua triển khai, hầu hết Cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân đều đồng tình với chủ trương xây dựng, phát triển Nông thôn mới và sẵn sàng tham gia, đóng góp kinh phí thực hiện các tiêu chí, công trình quy định theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. 2. Về xây dựng Nghị quyết và thực hiện Kế hoạch 97-KH/TU của Tỉnh uỷ và Quyết định số 74/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đống Nai: - Đảng uỷ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/ĐU ngày 04 tháng 5 năm 2009 về chỉ đạo thực hiện xây dựng Đề án nông thôn mới và Quyết định thành lập Ban Giám sát cộng ng đồng do Bí thư Đảng uỷ làm Trưởng ban - UBND xã đã xây dựng Đề án Nông thôn mới giai đoạn 2008 – 2010 và tầm nhìn đến 2015; Kế hoạch chi tiết xây dựng Nông thôn mới đến 2010 và Kế hoạch xây dựng Nông thôn mới đến 2015; Quyết định thành lập Ban quản lý Dự án do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. 3. Kết quả thực hiện: Từ khi có Kế hoạch số 97-KH/TU ngày 29/12/2008 của Tỉnh ủy Đồng Nai về việc thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể chức năng tổ chức thực hiện “Tam nông” một cách đồng bộ, hiệu quả từ năm 2008 đến nay, hàng năm các chỉ tiêu cơ bản đều thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu huyện giao: Cơ cấu kinh tế được thực hiện đúng định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng 1 bộ xã lần V đề ra là : “Công nghiệp – Nông nghiệp – Thương mại và Dịch vụ”, hiện tại công nghiệp đang phát triển mạnh, nông nghiệp ổn định tăng trưởng bền vững, thương mại và dịch vụ tăng theo nhu cầu xã hội; Cơ cấu đầu tư đang được ưu tiên cho phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng; Cơ cấu lao động thì lao động công nghiệp và thương mại, dịch vụ tăng, lao động nông nghiệp giảm nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tăng giá trị, chất lượng sản xuất do ứng dụng tốt tiến bộ khoa học kỷ thuật theo hướng CNH-HĐH. Các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn được đặc biệt chú trọng tổ chức triển khai nhiều chính sách đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội và những người mất việc làm do suy giảm kinh tế đã được các cấp các ngành triển khai quyết liệt; nhờ đó đã góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân và ổn định sản xuất. Mô hình nông thôn mới tại xã Tân An bước đầu đã đem lại kết quả hết sức tốt đẹp, tạo được sự đồng thuận lớn trong nhân dân. Người nông dân Tân An đã phát huy được tính năng động, sáng tạo, vươn lên đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ câu giống cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã đầu tư liên kết xây dựng những mô hình đạt giá trị bình quân từ trên 50 – 100 triệu đồng/ha, nhiều mô hình kinh tế điển hình được nhân rộng; kinh tế vườn, kinh tế, trang trại phát triển cả về số lượng và quy mô, đến nay cả xã có hơn 70 trang trại nông - lâm - thủy sản và trang trại tổng hợp VAC - VACR, số hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước; giá trị sản phẩm của các trang trại cung cấp cho xã hội hàng năm đạt hàng chục tỷ đồng; theo quy hoạch xã đã bắt đầu hình thành khá rõ nét vùng sản xuất chuyên canh như: rau sạch, cây nguyên liệu, cây ăn quả (trong đó có cây bưởi) và chăn nuôi gia súc, gia cầm . Ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và sản xuất kinh doanh dịch vụ, làng nghề mới đang có xu hướng phát triển mạnh; việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm được các tầng lớp nhân dân và hộ gia đình tham gia, thu hút hàng ngàn lao động. Trên lĩnh vực dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho nông dân, nhân dân đã được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm, đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm trên 45%. Theo kết quả điều tra tỷ lệ hộ nghèo toàn xã đầu năm 2010 còn 2,18%, giảm 3,6% so với năm 2008, dự kiến cuối năm 2010 còn dưới 1%, có thể nói đây là sự cố gắng rất lớn của toàn Đảng bộ, toàn dân xã Tân An trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Tất cả thành viên trong hệ thống chính trị hàng năm đều đạt chuẩn trong sạch vững mạnh, riêng Đảng bộ xã 2 năm liền được Huyện uỷ cong nhân là đơn vị trong sạch vững mạnh tiêu biều. Theo các tiêu chí quy định tại Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phù và Quyết định 74/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai. Qua khảo sát thực tế Ban chỉ đạo huyện, đến năm 2010 hầu hết các tiêu chí đề đạt mục tiêu đề ra, chỉ còn các lĩnh vực sau đây chưa đạt yêu cầu: Hộ sử dụng điện (do ảnh hưởng của ấp Cây Xoài), chưa có Thư viện, Trạm y tế chưa có Bác sĩ, 2 nhụa hoá đường xã quản lý, việc huy động trẻ từ 0 – 2 tuổi đến nhà trẻ và trẻ mẫu giáo đến lớp, tỷ lệ may điện thoại/100 dân, chợ nông thôn chưa đúng chuẩn và hệ thống thoát nước mưa, nước thải Tuy nhiên, Tân An vẫn chưa vẫn chưa thoát ra được tình trạng sản xuất nhỏ, lẽ, thiếu tính quy hoạch, chưa hình thành được vùng sản xuất hàng hoá tập trung, số lượng và chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản, ngành nghề chưa đủ sức cạnh tranh trong điều kiện của nền kinh tế hội nhập; những tiềm năng thế mạnh về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chưa được đầu tư khai thác đúng mức, sản xuất chưa gắn với thị trường; nhiều nơi sản xuất theo phong trào một cách tự phát, không có tính bền vững; liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp thiếu chặt chẽ .; kinh tế tập thể phát triển chức mạnh. Dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp ở nông thôn chậm phát triển, một bộ phận nông dân chưa thật sự gắn bó với nông nghiệp, nông thôn; do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao; chưa tạo mối quan hệ liên kết hỗ trợ phát triển sản xuất và tiếp cận với thị trường, tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn diễn ra thường xuyên làm cho người nông dân gặp khó khăn. Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng đều giữa các vùng, khu vực trong xã; tỷ lệ nông dân chưa qua đào tạo nghề còn nhiều; cơ giới hóa trong nông nghiệp tuy đã được đại bộ phận nông dân thực hiện nhưng vẫn còn ở mức sơ giới hoá dạng thấp, chưa sử dụng công nghệ cao trong thu hoạch (như máy gặt đập liên hợp…). Việc cụ thể hóa chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26- NQ/BCH TW ở xã còn chậm và thiếu kiên quyết, chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành đoản thể, tính chủ động chưa cao nên việc triển khai thực hiện chỉ là trên các văn bản, giấy tờ . Từ kết đạt được nêu trên. Đảng ủy – UBND xã Tân An rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: - Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, Đảng viên. Thông qua các tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng bộ, Kế hoạch của UBND xã về xây dựng Nông thôn mới. - BCH Đảng bộ, cán bộ - công chức chính quyền, các ban ngành đoàn thẻ và tất cả Đảng viên phải không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, nắm vững những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để ứng dụng vào hoàn cảnh thực tiễn của địa phương, nhất là các vấn đề có liên quan đến Nông nghiệp - Nông thôn và Nông dân. Qua đó đề ra các Nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn. - Cần phát huy tốt vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường đoàn kết thống nhất nội bộ, phát huy dân chủ, thực hiện tốt phê hình và tự phê bình, giữ vững kỷ cương kỷ luật trong Đảng, thường xuyên chỉ đạo kiểm tra đôn đốc tổ chức thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết và công tác thi đua, khen thưởng để uốn nắn, chỉ đạo kịp thời những thiếu sót yếu kém nảy sinh ở cơ sở và biểu dương, khen thưởng kịp thời, nhân rộng những điển hình tiên tiến. 3 - Triển khai đạt hiệu quả cao nhất Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, qua đó phát huy tốt vai trò Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. - Cần xác định nhân tố con người là quyết định mọi thắng lợi; tăng cường công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong quy hoạch để bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và phát huy hiệu quả tính kế thừa của công tác cán bộ. Kính thưa Đại hội. Để để tiếp tục triển khai tốt và Kế hoạch số 97-KH/TU ngày 29/12/2008 của Tỉnh ủy Đồng Nai về thực hiện Nghị quyết số 26-NQTW của BCH TW Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với các tiêu chí được quy định theo Quyết định số 491/QĐ-TTg, Quyết định số 800/QĐ=TTg của Thủ tường Chính phủ và Quyết định số 74/QĐ-TTg của UBND tỉnh, từ 2011 đến 2015 và 2020. Đảng uỷ - UBND xã Tân An sẽ chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thê phối kết hộp chặt chẽ, đồng bộ, tập trung một số giải pháp như sau: Thứ nhất cần triển khai kịp thời quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn để định hướng cho các qui hoạch cụ thể ngành, nghề của địa phương phù hợp với thế mạnh của từng vùng, từng khu vực. Quy hoạch xây dựng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung; thực hiện tốt cơ chế khuyến khích nông dân góp vốn, góp đất vào các loại hình doanh nghiệp (coi như góp vốn cổ phần), hình thành những trang trại hoặc doanh nghiệp nông nghiệp để có điều kiện đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm tập trung có chất lượng đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập. Thứ hai cần phải huy động nhiều nguồn lực tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông phải đảm bảo thông suốt đến 100% trung tâm xã, các tuyến đường liên xã, liên ấp, lin6 xóm. Phát triển mạnh hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng theo hướng ngày càng hiện đại, tăng diện tích tưới, đáp ứng yêu cầu phục vụ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục kiến nghị cấp trên đầu tư mở rộng nâng cấp hệ thống điện thắp sáng, hệ thống thông tin liên lạc ở nông thôn, nâng cao hơn nữa tỷ lệ người dân được tiếp cận, hưởng thụ các loại dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Thứ ba, trên cơ sở chính sách thu hút của tỉnh, đẩy mạnh công tác thu hút các doanh nghiệp hướng vào đầu tư phát triển ở khu vực nông thôn, tăng cường đào tạo nghề cho con em nông dân, phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ vật tư, thương mại, dịch vụ vận tải .tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động ở nông thôn, đảm bảo giải quyết tốt tình trạng lao động thiếu việc làm hoặc có việc làm chưa ổn định và tăng thu nhập. Thứ tư tăng cường công tác tín dụng Ngân hàng và thông qua đó kiến nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi suất hợp lý giúp cho nông dân vay vốn phát triển kinh tế trang trại, đầu tư cơ giới hoá trong sản xuất nông - ngư nghiệp theo hướng hiện đại. Thứ năm đưa công nghệ thông tin; tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt; gắn sản xuất với chế biến và thị trường, xoá bỏ tập quán 4 sản xuất lạc hậu, quảng canh, coi đây là hướng đi mới, tạo bước đột phá mới cho nông nghiệp và nông thôn Thứ sáu phối hợp thực hiện tốt cơ chế, chính sách kích thích đầu tư, thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh tốc độ cơ giới hóa trong các khâu của sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường; gắn kết 4 nhà: Nhà nước – nhà nông – nhà doanh nghiệp và nhà khoa học thành thể thống nhất hành động. II. Việc thực hiện cơ chế Bí thư Cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND xã: Tân An là một trong ba xã của huyện Vĩnh Cửu được Huyện uỷ chọn thực hiện chủ trương thí điểm mô hình “Bí thư Cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã”. Mặc dù mô hình Bí thư Đảng uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND xã rất mới, chưa được quy định trong Điều lệ Đảng, Luật Tổ chức HĐND và UBND, nhưng qua thực hiện thí điểm mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ nét, do vậy đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Tân An đều đồng tình với chủ trương này. Sau khi tư tưởng trong Đảng bộ và nhân dân xã thông suốt, việc triển khai thực hiện mô hình đã được tổ chức đảm bảo đúng quy trình, khách quan, chặt chẽ, dân chủ. Ngay sau khi Đại hội Đảng bộ xã lần VI, cùng với việc kiện toàn chức danh Bí thư Đảng uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND xã, các bước tiến hành để sắp xếp, bố trí lại bộ máy hoạt động của xã đã nhanh chóng được tiến hành. Ban Thường vụ Đảng uỷ xã gồm 3 đồng chí, gồm: Bí thư Đảng uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND xã; Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ và UVTV là Chủ nhiệm UBKT (riêng chức danh Phó Bí thư Đảng uỷ kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND xã sẽ thực hiện sau khi bầu cử HĐND xã nhiệm kỳ 2011 – 2016) Xã đã xây dựng quy chế làm việc mới của Đảng uỷ, UBND xã, làm rõ chức trách, nhiệm vụ của tập thể, cá nhân, cũng như các quy định, quy chế trong lãnh đạo, điều hành và có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong cấp uỷ và UBND. Qua thực tế cho thấy, chủ trương nhất thể hóa chức danh Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND xã được Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đồng tình. Bởi khi Bí thư đồng thời là Chủ tịch đã kết hợp hài hòa giữa nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý, điều hành, khắc phục được tình trạng bao biện, làm thay hay buông lỏng lãnh đạo của Cấp ủy. Bên cạnh đó, việc thực hiện chủ trương nhất thể hóa hai chức danh này còn góp phần làm cho bộ máy tinh gọn, mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể có sự gắn kết chặt chẽ, các chủ trương, Nghị quyết, Kế hoạch, Chương trình hành động được cụ thể hóa, phân công rõ ràng . Theo các cán bộ, đảng viên, từ khi thực hiện mô hình, số lần hội họp ở địa phương giảm nhiều, thời gian họp cũng được rút ngắn hơn. Bên cạnh đó, công việc vào một đầu mối nên khi có vấn đề cần thiết, Bí thư đồng thời là Chủ tịch có thể quyết định và giải quyết một cách nhanh chóng, một số “khâu trung gian” trong công tác lãnh đạo và điều hành, như: báo cáo, xin ý kiến, chờ chủ trương . giảm hẳn nên có nhiều thời gian cho công tác chỉ đạo, kiểm tra thực hiện, hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt. Việc chỉ đạo thống nhất cũng giúp đoàn kết nội bộ được tăng cường, hệ thống chính trị từng bước được củng cố, kiện toàn, chất lượng hoạt 5 động được nâng lên, nhờ đó, các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội của xã 6 tháng đầu năm 2010 đều được thực hiện nhanh, gọn hoàn thành tốt. Việc thực hiện cơ chế Bí thư Đảng uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND xã có các ưu điểm cơ bản sau: - Theo đánh giá bước đầu, mô hình này diễn ra thuận lợi, việc điều hành công việc đi vào nền nếp. Các đồng chí cán bộ, đảng viên được giao nhiệm vụ đang tích cực thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, nỗ lực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới. - Việc nhất thể hóa tức hai chức danh Bí thư Đảng uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND xã sẽ làm cho bộ máy gọn nhẹ, việc điều hành sẽ nhanh chóng, kịp thời, giảm bớt thủ tục, họp hành. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian, thống nhất hơn trong quản lý, điều hành. Lẽ thường, họp nhiều thường là do chưa quyết liệt để quyết định hoặc chưa dám chịu trách nhiệm một vấn đề gì đó. Cách thức tổ chức “hai trong một” sẽ tăng thêm tính quyết liệt, mạnh dạn của người đứng đầu. - Qua triển khai công việc, không hề có sự chồng chéo giữa vai trò của Ðảng lãnh đạo với vai trò chính quyền. Ngược lại, Bí thư Ðảng ủy có thể nắm bắt rõ hơn tình hình để đề ra các chủ trương sát với thực tiễn cuộc sống. Ðồng thời, việc chỉ đạo, điều hành thống nhất được thể hiện qua những chủ trương mà Ban Thường vụ Ðảng ủy xã đưa ra, được chính quyền, đoàn thể, tổ chức thực hiện. Chẳng hạn trước đây, từ khi họp bàn nghị quyết đến khi triển khai thực hiện phải qua nhiều khâu, nhiều bước, có khi đến cả tuần, nay chỉ từ hai đến ba ngày. Việc áp dụng mô hình này đã giảm được khâu truyền đạt, báo cáo, xin ý kiến, tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm. - Từ Nghị quyết về những vấn đề thuộc nội dung lãnh đạo của tổ chức Đảng đến việc tổ chức thực hiện, chỉ đạo, quản lý điều hành của chính quyền sẽ không phải qua một khâu trung gian nào. Thực tế cho thấy có những việc cấp ủy chỉ đạo UBND làm nhưng khi có chuyện thì phân định trách nhiệm rất khó: người đổ lỗi do chỉ đạo, người đổ lỗi do thực thi. Thí điểm Bí thư đồng thời là Chủ tịch sẽ làm cho trách nhiệm của Đảng và nhà nước với dân được rõ ràng hơn. Nếu có xảy ra biến cố gì thì sẽ quy ngay trách nhiệm chứ không phải truy như lâu nay nữa. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi, chủ trương Bí thư Cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã, khi triển khai trong thực tế cũng nảy sinh một số khó khăn và một số vấn đề đòi hỏi phải có hướng giải quyết hợp lý. Khó khăn lớn nhất là vấn đề cán bộ chuyên môn các ban ngành đoàn thể, bởi đội ngũ cán bộ ở cơ sở hiện còn một số chưa đạt chuẩn theo quy định. Mặc dù có xây dựng Quy chế làm việc khá chặt chẽ, nhưng khi Bí thư đồng thời là Chủ tịch thì khối lượng công việc lớn hơn rất nhiều, để thực hiện tốt nhiệm vụ đòi hỏi các cán bộ cấp dưới phải chia sẻ một phần công việc không nhỏ, nhưng do một số cán bộ năng lực còn hạn chế và yếu nên có nhiều thời điểm công việc bị quá tải, xử lý chưa kịp thời. Vì thế, bên cạnh việc xây dựng Quy chế làm việc của Đảng và chính quyền, để đảm bảo đội ngũ cán bộ, nhất là các Phó Bí thư, Phó Chủ tịch và cán bộ tham mưu nhằm nâng cao được trách nhiệm, giúp cho người đứng đầu giải quyết công việc nhanh gọn, đạt hiệu quả cần phải có đội ngũ Cán bộ, công chức đủ năng lực, trình độ thực hiện nhiệm vụ. Để nâng cao hiệu quả của mô hình, các bộ 6 phận tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể trong hệ thống chính trị cũng phải được củng cố, kiện toàn, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, có khả năng tham mưu tốt. Rõ ràng, việc thí điểm chủ trương Bí thư Cấp ủy kiêm Chủ tịch UBND xã tuy còn mới mẻ nhưng bước đầu đã chứng minh được hiệu quả, đó là: vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước được mạnh hơn, khắc phục cả hai xu hướng lấn sân hoặc buông lỏng trong công tác lãnh đạo của Đảng; đồng thời khắc phục được tình trạng né tránh, chồng chéo trong quản lý; cán bộ xã năng động, bám sát công việc trên địa bàn hơn . Nếu khắc phục được những khó khăn, hạn chế vừa nêu, tin rằng, trong tương lai, mô hình Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã sẽ được nhân rộng, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các địa phương ngày càng phát triển. Cuối cùng thay mặt ĐU-UBND xã Tân An, xin kính chức Đoàn Chủ tịch, quý vị Đại biểu có mặt trong Đại hội hôm nay cùng gia đình được nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống. Chúc Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Cửu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015 thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cám ơn./. 7 . BÀI PHÁT BIỂU THAM LUẬN Do Đồng chí Thái Thuận Trong – Bí thư Đảng uỷ xã Tân An trình. Đảng bộ, nhân dân xã Tân An xin kính gửi đến Đoàn Chủ tịch và quý Đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Cửu lời chức sức khỏe. Chúc Đại