1.; Giáo trình "Lý thuyết tiền tệ" - Nhà xuất bản Tài chính 2009; 2. Giáo trình lý thuyết tài chính - NXB Tài chính - 2009 3. Giáo trình thị trường chứng khoán - NXB Tài chính 2009
Trang 1Môn học:
LÝ THUYẾT TIỀN TỆ TÍN DỤNG
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, tiền tệ - tín dụng và ngân hàng không chỉ là những phạm trù kinh tế mà còn là công cụ quan trọng trong nền kinh tế thị trường Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi theo cơ chế này Do vậy, lý luận về tiền tệ, tín dụng
và ngân hàng cũng phải được nghiên cứu và cập nhật để phù hợp với sự chuyển đổi trên
Nhận thức được vấn đề đó, trường Cao đẳng nghề Việt Đức đã tổ chức biênsoạn và xuất bản cuốn giáo trình “ Lý thuyết tiền tệ và tín dụng”
Trang 2CHƯƠNG 1: TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1 Nguồn gốc ra đời, Bản chất, Chức năng và vai trò của tiền tệ
1.1 Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của tiền tệ
Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất
và lưu thông hàng hoá Trong thời kỳ đầu của chế độ công xã nguyên thuỷ, với công
cụ lao động thô sơ, con người tự cung cấp cho nhau số sản phẩm ít ỏi kiếm được từsăn bắn, hái lượm Khi đời sống cộng đồng ngày càng phát triển, ý thức phân cônglao động được hình thành và lượng sản phẩm dư thừa đã làm nảy sinh quan hệ traođổi giữa các thị tộc Tuy nhiên, trong giai đoạn này trao đổi chỉ mang tính chất ngẫunhiên và được thực hiện bằng cách trao đổi sản phẩm trực tiếp
Cùng với sự chuyên môn hoá lao động phát triển và quá trình phân công laođộng xã hội ngày một sâu hơn, nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng nhiều và mởrộng, việc trao đổi trực tiếp gây khó khăn cho việc lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải
có một“vật ngang giá chung” làm trung gian cho trao đổi Vật ngang giá chung lànhững hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp với nhiều hàng hoá thông thường khác Banđầu, vật trung gian được lựa chọn từ những hàng hoá mang nét đặc trưng phổ biếncủa vùng, lãnh thổ…Khi kinh tế phát triển, nhu cầu trao đổi ngày càng mở rộngkhông chỉ diễn ra trong phạm vi vùng, lãnh thổ mà còn vượt ra khỏi vùng, lãnh thổ
đó thì quá trình trao đổi gặp khó khăn khi mỗi địa phương có một vật trung giankhác nhau Để khắc phục tình trạng này, cần có một vật ngang giá chung duy nhấtlàm trung gian cho quá trình trao đổi Vật ngang giá chung đó chính là tiền tệ
Có thể nói, sự ra đời của vật trung gian trao đổi đánh dấu giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện của tiền tệ, đồng thời là bước chuyển hoá từ nền kinh tế đổi chác sang nền kinh tế tiền tệ Trải qua tiến trình phát triển, tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của đời sống kinh tế.
Trang 3Trong thời kỳ đầu khoảng 2.000 năm trước công nguyên, vật trung gian trao đổi thường được chọn từ một hàng hoá có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều người, có tính chất phổ biến, đặc trưng cho địa phương, khu vực nơi diễn ra quan
hệ trao đổi Chẳng hạn như thời cổ đại, ở Hy Lạp dùng gia súc; Tây Tạng, Mông Cổ
dùng chè; ở Bắc Mỹ dùng thuốc lá, ở Trung Quốc có vùng dùng vải, có vùng dùng
vỏ trai hoặc da…Việc sử dụng tiền tệ dưới dạng hàng hoá, còn gọi là hoá tệ, có
nhiều bất lợi Khó chia nhỏ trong trao đổi, khó bảo quản và vận chuyển Vì thế, cácloại hàng hoá thông thường được dùng làm tiền tệ dần bị đào thải nhường chỗ chothời kỳ sử dụng tiền kim loại
Từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, tiền kim loại đã bắt đầu được sử dụng và phát triển rộng rãi trong suốt thời kỳ phong kiến Tuy nhiên, trong các kim loại
được chọn làm vật ngang giá chung là sắt, kẽm, thiếc, đồng, bạc và vàng cũng trải
qua quá trình tự đào thải dần dần để cuối cùng còn lại ở kim loại quý là vàng Đầu thế kỷ XIX, vàng độc quyền đóng vai trò là vật ngang giá chung, còn gọi là kim loại tiền tệ Một khối lượng vàng với một trọng lượng và chất lượng nhất định được gọi
là tiền tệ Việc sử dụng tiền kim loại tuy có những ưu điểm hơn so với hoá tệ khôngkim loại nhưng cũng có những hạn chế như cồng kềnh, khó chuyên chở Mặt khác,khi quy mô sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển đòi hỏi sự gia tăngcủa phương tiện trao đổi trong khi nguồn vàng dự trữ không đủ đáp ứng Do đó,thay vì dùng vàng trực tiếp làm tiền, các nước đã có xu hướng chuyển sang sử dụngtiền dấu hiệu ngày càng phổ biến
Tiền giấy có mầm mống ra đời từ thế kỷ thứ XIV, khi các ngân hàng cho rađời các chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành để huy động tiền gửi của xã hội,được sử dụng làm phương tiện thanh toán ở các nước Châu Âu Đến thế kỷ XVI-XVII, nó được thay thế bằng giấy bạc của ngân hàng phát hành, loại giấy bạc nàyđược đảm bảo bằng vàng và được lưu hành song song với tiền đúc bằng vàng của
nhà nước Đến đầu thế kỷ XX, giấy bạc ngân hàng thay thế hoàn toàn cho các kim
Trang 4loại quý như bạc và vàng Ngày nay, tiền giấy được sử dụng làm phương tiện trao
đổi ngày càng phổ biến vì những tiện lợi như dễ mang theo trong người, dễ cất trữ.Mặt khác, việc in tiền với nhiều mệnh giá khác nhau tạo thuận lợi cho quá trình traođổi hàng hoá Tuy nhiên việc lưu thông tiền giấy dễ rơi vào tình trạng bất ổn vì việcđiều chỉnh cho nó phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hoá là cả một nghệ thuật phứctạp Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của ngân hàng, quá trình thanh toán của nềnkinh tế được tập trung phần lớn qua hệ thống ngân hàng thông qua các bút toán
chuyển khoản hoặc thanh toán bù trừ trên tài khoản ký thác Sự ra đời của tiền ghi
sổ, còn gọi là bút tệ, cùng với các chứng từ thanh toán như séc, giấy nhờ thu…đã
làm đa dạng các phương tiện thanh toán bên cạnh các hình thức thanh toán bằng tiềnmặt, đồng thời còn tạo điều kiện giảm bớt những chi phí lưu hành tiền giấy như in
ấn, bảo quản, kiểm đếm, vận chuyển Vì vậy, việc sử dụng tiền qua ngân hàng đượccoi là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế phát triển Hơn nữa, trong thời đại
mà những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng đi sâu vào đời sống kinh tế xã hội thìviệc sử dụng những loại thẻ thanh toán trở nên được ưa chuộng vì người ta có thểthanh toán ngay, giảm thiểu thời gian luân chuyển chứng từ qua ngân hàng hoặc ghichép chứng từ thanh toán Loại tiền điện tử này cho phép giảm tối đa việc sử dụngtiền mặt trong lưu thông và khắc phục những hạn chế của hệ thống chi trả bằng séc
Tóm lại, lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ luôn gắn liền với sự phát triển
và lưu thông hàng hoá Điều này đã được chứng minh qua quá trình hoàn thiện cáchình thức tiền tệ, từ hình thức sơ khai ban đầu là hoá tệ không kim loại cho đến tiềnđiện tử ngày nay Tuy nhiên cần xác định rằng, các thời kỳ phát triển này không phủđịnh lẫn nhau, nghĩa là các loại tiền tệ vẫn tồn tại đan xen nhau trong quá trình lưuthông
1.2 Bản chất của tiền tệ
Quá trình phát triển của tiền tệ cho thấy tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức
từ hoá tệ đến kim tệ Ngày nay vàng ít được dùng làm tiền tệ mà chủ yếu là tiền dấu
Trang 5hiệu nên đã hình thành nên nhiều quan niệm khác nhau về tiền Các nhà kinh tế họcthế kỷ XVI mà đại diện là Thomas-Men (1576-1641) đã khẳng định: vàng, bạc làtiền tệ, là của cải xã hội chính thống Trường phái này cho rằng chỉ có kim loại quýmới thực hiện các chức năng của tiền tệ Đến đầu thế kỷ XVIII, khi các loại tiền dấuhiệu như tiền giấy, tiền tín dụng ra đời nhưng vẫn thực hiện chức năng trao đổi vàlưu thông hàng hoá thì các nhà kinh tế lại đề cao tiền dấu hiệu Họ cho rằng: tiền tệchỉ là công cụ kỹ thuật để phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá thuận tiện, chỉ là đơn
vị tính toán trừu tượng, nên bản thân tiền tệ không cần có giá trị nội tại mà Nhànước hoàn toàn có thể phát hành tiền giấy với những dấu hiệu quy ước là có thểphục vụ cho trao đổi hàng hoá K.Marx (1818-1863) nghiên cứu nguồn gốc ra đờicủa tiền tệ qua sự phát triển các hình thái giá trị và khẳng định tiền tệ có nguồn gốc
từ hàng hoá Ông cho rằng:Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt tách ra khỏi thế giớihàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung để đo lường giá trị của tất cả các hànghoá khác Ông chỉ ra rằng vàng chỉ trở thành tiền tệ trong những điều kiện lịch sửnhất định Trước khi trở thành tiền tệ và sau khi được thừa nhận đóng vai trò là tiền
tệ thì vàng vẫn giữ nguyên bản chất là hàng hóa Cho đến bây giờ, những quan điểmcủa K.Marx vẫn mang giá trị lý luận rất lớn để chúng ta nghiên cứu về tiền
Ngày nay, cùng với việc phát triển các phương tiện trao đổi, thanh toán, khi đềcập đến tiền người ta không nhìn nó một cách giản đơn cho rằng tiền chỉ là kim loạiquý hay chỉ là tiền giấy Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại (đại diện
là P.A Samuelson): “Bản chất của tiền tệ ngày nay đã được phơi bày rõ ràng, người
ta muốn có tiền tệ với danh nghĩa là tiền chứ không phải là hàng hoá, không phải vìbản thân nó mà là vì những thứ mà có thể dùng nó để mua được” Như vậy, họ chorằng, tiền tệ là tất cả các phương tiện thanh toán có thể được chấp nhận làm trunggian trao đổi và được pháp luật thừa nhận Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất vàtrao đổi phát triển như hiện nay, tiền tệ không chỉ đơn thuần là phương tiện trao đổi
mà có thể sử dụng tiền để đầu tư, cho vay và tích luỹ, sở hữu Theo những phân tích
Trang 6trên, một định nghĩa về tiền được hiểu đầy đủ như sau: Tiền tệ là tất cả các phươngtiện có thể đóng vai trò trung gian trao đổi được pháp luật thừa nhận và người sởhữu nó sử dụng để phục vụ cho những nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội Bảnchất của tiền được thể hiện rõ hơn thông qua các chức năng của nó
1.3 Chức năng của tiền tệ
Dù biểu hiện dưới hình thức nào, tiền tệ cũng có ba chức năng cơ bản: chức năng phương tiện trao đổi, chức năng đơn vị đánh giá và chức năng phương tiện
dự trữ giá trị.
* Chức năng phương tiện trao đổi
Là một phương tiện trao đổi, tiền tệ được sử dụng như một vật môi giới trunggian trong việc trao đổi các hàng hoá, dịch vụ Đây là chức năng đầu tiên của tiền tệ,
nó phản ánh lý do tại sao tiền tệ lại xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá
Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp, người ta phải tiến hành đồng thời haidịch vụ bán và mua với một người khác Điều đó là đơn giản trong trường hợp chỉ
có ít người tham gia trao đổi, nhưng trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các chiphí để tìm kiếm như vậy quá cao Vì vậy người ta cần sử dụng tiền làm môi giớitrong quá trình này, tức là người ta trước hết sẽ đổi hàng hoá của mình lấy tiền sau
đó dùng tiền mua thứ hàng hoá mình cần Rõ ràng việc thực hiện lần lượt các giaodịch bán và mua với hai người sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc thưc hiện đồng thờihai giao dịch đối với cùng một người
Để thực hiện chức năng phương tiện trao đổi tiền phải có những tiêu chuẩnnhất định:
- Được chấp nhận rộng rãi: nó phải được con người chấp nhận rộng rãi tronglưu thông, bởi vì chỉ khi mọi người cùng chấp nhận nó thì người có hàng hoá mớiđồng ý đổi hàng hóa của mình lấy tiền;
- Dễ nhận biết: con người phải nhận biết nó dễ dàng;
Trang 7- Có thể chia nhỏ được: để tạo thuận lợi cho việc đổi chác giữa các hàng hoá
có giá trị khác nhau;
- Dễ vận chuyển: tiền tệ phải đủ gọn nhẹ để dễ dàng trong việc trao đổi hànghoá ở khoảng cách xa;
- Không bị hư hỏng một cách nhanh chóng;
- Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng: để số lượng của nó đủ dùng trongtrao đổi;
- Có tính đồng nhất: các đồng tiền có cùng mệnh giá phải có sức mua ngangnhau
* Chức năng đơn vị đánh giá
Chức năng thứ hai của tiền là một đơn vị đánh giá, tức là tiền tệ được sử dụnglàm đơn vị để đo giá trị của các hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế Qua việc thựchiện chức năng này, giá trị của các hàng hoá, dịch vụ được biểu hiện ra bằng tiền,như việc đo khối kượng bằng kg, đo độ dài bằng m…nhờ đó mà việc trao đổi hànghoá được diễn ra thuận lợi hơn
Nếu giá trị hàng hoá không có đơn vị đo chung là tiền, mỗi hàng hoá sẽ đượcđịnh giá bằng tất cả các hàng hoá còn lại, và như vậy số lượng giá các mặt hàngtrong nền kinh tế ngày nay sẽ nhiều đến mức người ta không còn thời gian cho việctiêu dùng hàng hoá, do phần lớn thời gian đã dàng cho việc đọc giá hàng hoá Khigiá của các hàng hoá, dịch vụ được biểu hiện bằng tiền, không những thuận tiện chongười bán hàng hóa mà việc đọc bảng giá cũng đơn giản hơn rất nhiều với chi phíthời gian ít hơn sử dụng cho các giao dịch
Là một đơn vị đánh giá, nó tạo cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng tiền làmphương tiện trao đổi, nhưng cũng chính trong quá trình trao đổi sử dụng tiền làmtrung gian, các tỉ lệ trao đổi được hình thành theo tập quán - tức là ngay từ khi mới
ra đời, việc sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi đã dẫn tới việc dùng tiền làm đơn
Trang 8vị đánh giá Đầu tiên những phương tiện được sử dụng làm tiền để biểu hiện giá trịhàng hoá cũng có giá trị như các hàng hoá khác Cơ sở cho việc tiền biểu hiện giá trịcác hàng hoá khác chính là tiền cũng có giá trị sử dụng như các hàng hoá khác(Theo phân tích của Marx về sự phát triển của các hình thái biểu hiện giá trị hànghoá: giá trị hàng hoá được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hoá đóng vai trò vậtngang giá, vật ngang giá chung) Vì vậy trong thời đại ngày nay, mặc dù các phươngtiện được sử dụng là tiền không còn có giá trị như các hàng hoá khác nhưng nó đượcmọi người chấp nhận trong lưu thông (có giá trị sử dụng đặc biệt), do đó vẫn được
sử dụng để đánh giá giá trị các hàng hoá Trong bất kể nền kinh tế tiền tệ nào việc sửdụng tiền làm đơn vị đo lường giá trị đều mang tính chất trừu tượng, vừa có tínhpháp lý, vừa có tính quy ước
* Chức năng phương tiện dự trữ giá trị
Là một phương tiện dự trữ giá trị, tiền tệ là nơi cất giữ sức mua qua thờigian Khi người ta nhận được thu nhập mà chưa muốn tiêu nó hoặc chưa có điềukiện để chi tiêu ngay, tiền là một phương tiện để cho việc cất giữ sức mua trongnhững trường hợp này hoặc có thể người ta giữ tiền chỉ đơn thuần là việc để lại củacải
Việc cất giữ như vậy có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện ngoài tiền như:
Cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa…, một số loại tài sản như vậy đem lại mộtmức lãi cao hơn cho người giữ hoặc có thể chống đỡ lại sự tăng cao về giá so vớiviệc giữ tiền mặt Tuy nhiên người ta vẫn giữ tiền với mục đích dự trữ giá trị bởi vìtiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các tài sản khác, còn các tài sảnkhác nhiều khi đòi hỏi một chi phí giao dịch cao khi người ta muốn chuyển đổi nósang tiền Những điều đó cho thấy, tiền là một phương tiện dự trữ giá trị bên cạnhcác loại tài sản khác
Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị của tiền tốt đến đâu tuỳthuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối
Trang 9lượng hàng hoá mà nó có thể đổi được Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm
đi và ngược lại Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ
nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao Vì vậy để tiền thực hiện tốt chức năngnày, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định
1.4 Vai trò của tiền tệ:
- Vai trò của tiền tệ trong quản lý kinh tế vĩ mô:
+Là công cụ để xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô:CSTT,CSTK,CSCNH,CSKTĐN,…
+Là đối tượng và cũng là mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô: ổn địnhtiền tệ là cơ sở của sự ổn định kinh tế; ổn định đồng tiền là sự ổn định của nền kinh
tế, nền kinh tế ổn định thì phải có sự ổn định tiền tệ
- Vai trò của tiền tệ trong quản lý kinh tế vi mô:
+Hình thành vốn của các doanh nghiệp – điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiếnhành bất kỳ quá trình và loại hình sản xuất kinh doanh nào
+Là căn cứ xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nhằm so sánh chấtlượng hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp khác nhau với nhau
+Là căn cứ xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn các phương án sảnxuất kinh doanh tìm ra phương án tối ưu
+Là cơ sở để thực hiện và củng cố hạch toán kinh tế
+Là cơ sở để thực hiện phân phối lại trong các doanh nghiệp nhằm phát triểnsản xuất và đảm bảo đời sống xã hội
+Công cụ để phân tích kinh tế và tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở đó, tiếnhành lựa chọn đầu tư đúng đắn
2 Các chế độ lưu thông tiền tệ
2.1 Chế độ lưu thông tiền kim loại
Chế độ lưu thông tiền kim loại ứng với thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tưbản tự do cạnh tranh trở về trước
Trang 10- Nếu chế độ đơn bản vị với vật ngang giá là bạc hoặc vàng và sự xuất hiệncủa tiền đúc bằng bạc hoặc vàng người ta gọi là chế độ lưu thông tiền đủ giá.
2.1.2 Chế độ song bản vị
Chế độ song bản vị là chế độ tiền tệ mà vàng và bạc đều được sử dụng với tưcách là tiền tệ Vàng và bạc đều là vật ngang giá, đều thực hiện chức năng thước đogiá trị và phương tiện lưu thông với quyền lực ngang nhau
Trong chế độ song bản vị có phân biệt 2 loại bản vị:
- Bản vị song song: là bản vị mà theo đó tiền vàng và tiền bạc lưu thông trênthị trường theo giá trị thực tế của nó, nhà nước không can thiệp Từ đó xuất hiện 2thước đo giá trị và trong 1 nước có 2 hệ thống giá cả: hệ thống giá cả theo vàng và
hệ thống giá cả theo bạc Hai hệ thống này luôn thay đổi
- Bản vị kép: là song bản vị nhưng tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị
trường theo tỷ giá được nhà nước quy định (tỷ giá pháp định) Việc quy định tỷ giá nhằm khắc phục những rối loạn của chế độ bản vị song song Tuy nhiên, chính tỷ giá pháp định lại sinh ra một rối loạn khác trong lưu thông tiền tệ: hiện tượng tiền xấu đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông Vì vậy, tiền vàng biến khỏi lưu thông và trở thành thước đo giá trị, còn tiền bạc thì tràn đầy trong lưu thông Đến giai đoạn này, chế độ song bản vị không còn tồn tại nữa mà chuyển sang chế độ bản vị vàng.
2.1.3 Chế độ bản vị vàng
Là chế độ tiền tệ điển hình của chủ nghĩa tư bản Trong chế độ này, 1 lượngvàng nhất định được nhà nước quy định làm tiêu chuẩn giá cả
Trang 11- Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, mọi người được tự do xuấtnhập khẩu vàng.
Với những đặc điểm trên, cho thấy bản vị vàng là chế độ tiền tệ ổn địnhkhông những là chế độ tiền tệ quốc gia mà còn là chế độ tiền tệ quốc tế thống nhất
2.2 Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu
Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu (tiền giấy) là đặc trưng cơ bản của lưu thôngtiền tệ trong giai đoạn phát triển sau này của CNTB Tuy nhiên, trong thời kỳ phongkiến, tiền giấy đã xuất hiện sớm ở Trung Quốc (TK VII) Trong thời kỳ phong kiến,tiền giấy ra đời từ lý do là nó tạo ra thu nhập do việc in tiền và phát hành tiền chocác Nhà nước phong kiến, ngoài ra do các đế chế cần tập trung kim loại để chế tạosúng, đạn khí giới…đó cũng là nguyên nhân khiến tiền giấy ra đời
Đến giai đoạn phát triển của CNTB, lực lượng sản xuất phát triển nhanh nênlàm nảy sinh sự khan hiếm tiền kim loại, mặt khác việc sử dụng tiền đúc trong lưuthông cũng có nhiều trở ngại vì nó bị hao mòn, bị biến chất Và khi hệ thống ngânhàng phát triển thì càng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tíndụng
Vậy nguyên nhân ra đời của tiền dấu hiệu là xuất phát từ những đòi hỏi thực
tế về lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ dưới tác động của hệ thống ngân hàng
Sử dụng tiền dấu hiệu trong chế độ lưu thông tiền tệ có 2 tác dụng lớn:
- Giải quyết được tình trạng thiếu phương tiện trao đổi phát sinh từ chế độ lưuthông tiền kim loại
Trang 12- Tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội.
Tóm lại, tiền dấu hiệu là những phương tiện có thể thay thế được cho vàngtrong chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán
Có 2 chế độ lưu thông tiền giấy:
- Chế độ lưu thông tiền giấy khả hoán: Đây là loại tiền giấy được chuyển đổi
ra vàng 1 cách tự do và không hạn chế số lượng
- Chế độ lưu thông tiền giấy bất khả hoán: Là tiền giấy không chuyển đổiđược ra vàng
2.2 Chế độ lưu thông tiền tệ quốc tế
Quan hệ mậu dịch giữa các nước dẫn đến hình thành các chế độ tiền tệ quốc tế Đó là 1 tập hợp những quy định thống nhất giữa các nước trong việc tổ chức và điều hành thống nhất các quan hệ tiền tệ- tín dụng phát sinh giữa các nước nhằm thiết lập một trật tự cho các quan hệ kinh tế- mậu dịch
Lịch sử các chế độ tiền tệ quốc tế điển hình:
Chế độ tiền tệ quốc tế Pari 1867Chế độ tiền tệ Genova 1922Chế độ tiền tệ Bretton Woods 1944Chế độ tiền tệ Jamaica 1977
Chế độ tiền tệ Europe 1979
2.2.1.Chế độ tiền tệ quốc tế Pari năm 1867
Song song với việc thực thi chế độ tiền vàng ở các nước, trên phạm vi quốc tế, một chế độ tiền tệ dựa trên tiêu chuẩn vàng đã được thiết lập Đó là chế độ tiền tệ quốc tế Pari Chế độ tiền tệ quốc tế này được xác lập vào năm 1867 tại Pari sau cuộccách mạng công nghiệp diễn ra trên thế giới Những nội dung chủ yếu của chế độ tiền tệ này là:
Trang 13- Thừa nhận vàng là tiền tệ thế giới, được chu chuyển và trao đổi tự do giữa các quốc gia.
- Vàng là căn cứ để xác lập tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia của các nước
- Vàng thực hiện mọi chức năng của tiền tệ Chế độ tiền tệ quốc tế Pari, về cơ bản là
có sự đồng nhất
2.2.2 Chế độ tiền tệ Genova (Italia)
- Bối cảnh ra đời của chế độ tiền tệ Giê-nơ: Sau Thế chiến lần thứ I, việc khôi
phục lại nền kinh tế ở các nước châu Âu trở nên cấp thiết Nhu cầu thiết lập một trật
tự mới trong các quan hệ mậu dịch, tín dụng, tiền tệ quốc tế nhằm nhanh chóng khôiphục lại nền kinh tế bị tổn thất trong chiến tranh trở nên vô cùng cấp thiết đối với các quốc gia ở châu Âu Thực tế này đòi hỏi phải có những thoả thuận thống nhất giữa các nước để thiết lập một trật tự mới trong các quan hệ mậu dịch, tín dụng và tiền tệ quốc tế
- Nội dung của chế độ tiền tệ Giê-nơ:
Chế độ tiền tệ Giê-nơ hình thành là kết quả của những thoả thuận giữa các nước tham gia Hội nghị tiền tệ-tài chính quốc tế tổ chức chức tại thành phố Giê-nơ (Italia)vào năm 1922 Qua hội nghị nhằm tổ chức lại các quan hệ tiền tệ-tài chính quốc tế, thúc đẩy các quan hệ mậu dịch và các quan hệ kinh tế quốc tế khác giữa các nước thành viên vào thời kỳ hậu chiến Trong chế độ này các nước đã thoả thuận những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, các nước chính thức thừa nhận vai trò đặc biệt quan trọng của đồng Bảng Anh (GBP) trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tín dụng quốc tế Họ thừa nhận đồng Bảng Anh là phương tiện thanh toán và phương tiện dự trữ quốc tế, đánh giá nó ngang với vàng, coi đồng Bảng Anh là đồng tiền chủ chốt Vì vậy, thực chất
Trang 14của chế độ tiền tệ này là chế độ bản vị Bảng Anh, một đồng tiền quốc gia do Ngân hàng Anh phát hành.
Hai là, việc sử dụng đồng Bảng Anh trong thanh toán quốc tế về ngoại thương
và các quan hệ kinh tế quốc tế khác không hạn chế Các nước muốn có Bảng Anh thìphải chuyển vàng đổi lấy Bảng Anh của nước Anh
Chế độ tiền tệ Giê-nơ tạo nên nhiều lợi thế cho nước Anh trong lĩnh vực mẫu dịch, dịch vụ, thanh toán và tín dụng quốc tế Điều đó đã làm cho Chính phủ Anh “lạm dụng” quyền phát hành đồng Bảng Anh, để rồi đẩy đồng tiền ây lâm vào tình trạng khủng hoảng liên tục, làm cho uy tín của nó trên trường quốc tế ngày cànggiảm sút nghiêm trọng Đánh dấu sự kiện này chính là việc nước Anh đã tuyên bố chính thức phá giá đồng tiền nước mình với mức 33% so với đồng đô la Mỹ vào ngày 21-09-1931 Việc phá giá đồng Bảng Anh – xương sống của chế độ tiền tệ Giê-
nơ cũng là sự “khai tử” đối với chế độ tiền tệ quốc tế này
2.2.3 Chế độ tiền tệ Bretton-woods
- Bối cảnh ra đời của chế độ tiền tệ Bretton-woods: Sự sụp đổ của chế độ tiền
tệ Giê-nơ làm cho các quan hệ tiền tệ-tài chính quốc tế trở nên rối ren đã dẫn đến sự hình thành các liên minh tiền tệ do một số nước tư bản đầu sỏ cầm đầu Đó là các khu vực tiền tệ như khu vực đồng Phơ-răng Pháp, khu vực đồng đô la Mỹ, khu vực đồng Bảng Anh
Khu vực đồng đô la do Mỹ cầm đầu tồn tại bên cạnh các “đối thủ không hơn kém” là khu vực đồng Bảng Anh và khu vực đồng Phơ-răng Pháp Nhưng sau Đại chiến thế giới lần thứ II, Mỹ trở thành một cường quốc mạnh nhất thế giới về ngoại thương, về tín dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếmkhoảng ¾ tổng dự trữ vàng của toàn bộ thế giới tư bản) Đây chính là những yếu tố tạo nên thế mạnh cho đồng đô la Mỹ trên trường quốc tế, đưa đồng tiền này “lên ngôi” đồng tiền chủ chốt của thế giới
Trang 15Tháng 7 năm 1944, lợi dụng địa vị kinh tế và tài chính của mình trên trườngquốc tế, Hoa Kỳ đã đứng ra triệu tập Hội nghị tiền tệ - tài chính quốc tế tại thành phố Bretton-woods với sự tham gia của 44 nước Hội nghị đã ký kết một Hiệp định quốc tế bao gồm những thoả thuận của các nước về việc thiết lập các quan hệ tiền tệ
- tài chính quốc tế mới cho thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II Được gọi là chế độtiền tệ Bretton-woods
- Nội dung chủ yếu của chế độ tiền tệ Bretton-woods:
Một là, chế độ tiền tệ Bretton-woods đã thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này Nó được coi là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò chủ chốt trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tính dụng quốc tế
Hai là, việc sử dụng USD trong thanh toán quốc tế về ngoại thương và các quan hệ đối ngoại khác không hạn chế, các đồng tiền của các nước khác phải liên hệ chặt chẽ với USD theo chế độ tỷ giá cố định Theo chế độ tỷ giá này thì các nước thành viên phải chấp hành những quy định sau đây:
+ Phải xác định và công bố cho IMF tiêu chuẩn giá cả (nội dung vàng) của đồng tiền nước mình
+ Không được tự ý tăng, giảm nội dung vàng của đồng tiền nước mình vượt quá mức ±10% nếu không được IMF đồng ý
+ Ngân hàng trung ương của các nước thành viên của IMF phải can thiệp vào thị trường để giữ cho tỷ giá hối đoái thị trường không biến động vượt ra ngoài biên độ ±1% so với đồng giá vàng
Ba là, các nghiệp vụ về vàng được thực hiện theo 1 giá chính thức là 35 USD
= 1 ounce vàng (1 ounce vàng = 31,1035 gram vàng nguyên chất) Đô la Mỹ được tự
do chuyển đổi ra vàng theo giá đó Vì vậy, để duy trì tỷ giá cố định của USD với
Trang 16đồng tiền các nước, ngân hàng trung ương của các nước thành viên cũng phải can thiệp vào thị trường vàng để giữ giá vàng chính thức luôn luôn ở mức 35 USD = 1 ounce vàng Nếu giá vàng này biến động thì cũng có nghĩa là chế độ tỷ giá cố định cũng bị vô hiệu hoá.
Bốn là, các nước phải thực hiện ngay các biện pháp thiết thực để loại trừ chế
độ kiểm soát và quản chế ngoại hối, đồng thời thiết lập chế độ tiền tệ tự do chuyển đổi, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các quan hệ thương mại
và các quan hệ đối ngoại khác giữa các nước với nhau
Năm là, thiết lập một tổ chức tiền tệ quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ tiền
tệ - tài chính quốc tế theo những nguyên tắc của chế độ tiền tệ Bretton-woods
Chế độ tiền tệ Bretton-woods đã lấy USD làm chuẩn Thực chất, các nước
đã cố định tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình theo đồng đô la Tuy các nước vẫn phải xác định nội dung vàng của đồng tiền nước mình, nhưng chỉ là hình thức Đồng tiền các nước không tự do chuyển đổi ra vàng, muốn có vàng thì các đồng tiền
đó trước hết phải chuyển thành USD, tức là các nước sẽ phải có USD, từ USD sẽ chuyển được thành vàng theo tỷ giá chính thức (giá vàng chính thức) 35 USD = 1 ounce vàng Vì lẽ đó, chế độ tiền tệ Bretton-woods được gọi là bản vị vàng-hối đoái dựa trên USD, còn gọi là chế độ bản vị đô la
Chế độ bản vị đô la đã làm cho sự liên hệ giữa đồng tiền các nước với vàng lại một bước nữa bị nới lỏng Chế độ tiền tệ này đã hợp pháp hoá, biến đồng tiền quốc của Mỹ thành đồng tiền quốc tế Chính vì thế đã khuyến khích Hoa Kỳ lạm phát đô la Tình trạng này đã kéo theo sự lạm phát quốc tế, trước hết là ở những nước thành viên của chế độ tiền tệ này
Lạm phát ở trong nước và quốc tế làm cho uy tín của USD trên trường quốc
tế giảm dần Nhưng vấn đề quan trọng là ở chỗ, các nước “đồng minh” của Hoa Kỳ
đã không chấp hành chế độ tỷ giá cố định, không can thiệp vào thị trường tiền tệ để
Trang 17giữ giá USD như đã cam kết, mà thả nổi tỷ giá trên thị trường Đô la Mỹ càng bị mấtgiá, thì các nước càng tìm mọi cách chuyển nó ra vàng với số lượng ngày càng tăng
Để đối phó với tình trạng này, ngày 15-8-1971 Mỹ đã phải tuyên bố ngừng chuyển đổi USD ra vàng theo tỷ giá chính thức Sau đó, ngày 18-12-1973, USD lại một lần nữa bị phá giá với mức 10%
Qua hai lần phá giá USD (17,89%) đã chứng tỏ rằng, những nội dung cơ bản của chế độ tiền tệ Bretton-woods gần như bị phá vỡ hoàn toàn USD lại trở về vịtrí đồng tiền quốc gia Nhưng do tiềm lực kinh tế của Mỹ rất lớn, cho nên USD vẫn còn là một đồng tiền mạnh, đồng thời nó vẫn chiếm 1 tỷ trọng đáng kể trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia của các nước
2.2.4 Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca
Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca ra đời trên cơ sở Hiệp định được ký kết giữa các nước thành viên IMF tại Gia-mai-ca vào những năm 1976-1978 Chế độ tiền tệ này vận hành theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Thừa nhận SDR là cơ sở của chế độ tiền của các nước SDR trở thành một đơn vị tiền tệ tính toán quốc tế mới Giá trị của nó được xác định theo phương pháp
rổ tiền tệ, lúc đầu rổ tiền tệ gồm 16 đồng tiền mạnh nhất của thế giới Hiện nay, tham gia “rổ tiền tệ” là 5 đồng tiền mạnh của những quốc gia có tiềm lực về kinh tế, tài chính Như vậy, chế độ tiền tệ Gia-mai-ca thực chất là chế độ bản vị SDR
- Các nước thành viên được tự do lựa chọn thi hành chế độ tỷ giá hối đoái
mà không cần đến sự can thiệp của IMF
- Thực hiện phi tiền tệ hoá vai trò của vàng Không thừa nhận vàng trong chức năng là thước đo giá trị và là cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái của các đồng tiền quốc gia các nước
Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca đến nay vẫn chưa đi đến cùng của sự hoàn thiện Một số nguyên tắc của chế độ tiền tệ ấy vẫn chưa được chấp hành triệt để, chưa trở thành
Trang 18hiện thực.
2.2.5 Chế độ tiền tệ châu Âu
Chế độ tiền tệ châu Âu là một chế độ tiền tệ quốc tế khu vực Chế độ tiền tệ này trong bối cảnh mâu thuẫn giữa ba trung tâm thế lực quốc tế trong lĩnh vực thương mại, tiền tệ, tài chính ngày càng trở nên gay gắt Nó được xây dựng trên cơ
sở Hiệp định tiền tệ do các nước trên lục địa châu Âu ký kết vào tháng 3-1979
Nội dung cơ bản của chế độ tiền tệ này như sau:
- Chế độ tiền tệ châu Âu không dựa trên SDR mà dựa vào ECU - một đơn vị tiền tệ quốc tế khu vực của các nước châu Âu Giá trị của ECU được đảm bảo bằng dự trữ vàng và ngoại hối của các nước thành viên
Khác với chế độ tiền tệ Gia-mai-ca, chế độ tiền tệ châu Âu không dựa trên SDR mà dựa vào ECU - một đơn vị tiền tệ quốc tế khu vực của các nước thuộc khối
EU Đồng ECU có các chức năng tương tự như SDR, là hình thái tiền “bút tệ” Giá trị của ECU được tính theo phương pháp “rổ tiền tệ”, nghĩa là giá trị của nó được dựa trên sức mua “tổng hợp” của các đồng tiền tham gia “rổ tiền tệ” Khi “giá trị” của các đồng tiền tham gia “rổ tiền tệ” thay đổi, thì giá trị của toàn rổ cũng thay đổi
và do đó, giá trị của ECU cũng được được xác định lại Hiện nay đồng tiền chung châu Âu có tên gọi mới là EURO
2.3 Chế độ lưu thông tiền tệ Việt Nam
Cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống
về lịch sử “ra đời, phát triển và tiêu vong” của các thể loại, chất liệu, hình thức vàgiá trị của tiền Việt nam trong hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước và phát triển đấtnước Tuy nhiên trong một khuôn viên hẹp, có cái nhìn khái quát về tiền tệ vấn đềmang tính “lịch sử, kinh tế và văn hoá” Xin tạm phân chia các “Thời đại tiền tệ”
Trang 19của Việt nam ra thành các giai đoạn gắn với lịch sử kinh tế - Chính trị - Xã hội củađất nước.
Thời kỳ các triều đại Phong kiến: Hầu hết các triều Vua, Chúa nước ta đềuphát hành tiền bằng hai nguyên liệu chính là đồng và kẽm Riêng Vua Hồ Quí Lycho phát hành tiền giấy và chỉ tồn tại 4 năm từ 1400 đến 1404, đến 1405 lại trở về sửdụng bằng chất liệu tiền đồng và tiền kẽm
Thời kỳ thuộc Pháp
Từ 1858 đến 1875 khi chưa có Ngân hàng Đông Dương (NHĐD) thì trên đấtViệt tiêu đồng thời nhiều loại tiền khác nhau: Tiền Fran của Pháp, tiền Mêxicô, tiền
“Liên hiệp Pháp”, tiền Trung Quốc
Từ 1875 khi NHĐD thành lập thì dân ta tiêu tiền Đông Dương mang bản vịbạc Đến 1880 tiền Đông Dương mang bản vị vàng, tiêu song song với đồng Francủa Pháp và các loại tiền đồng, tiền kẽm cũ Từ 1880 đến 1930, tiền giấy ĐôngDương ra đời và mang bản vị bạc, từ 1930 đến 1936 đồng tiền này mang bản vịvàng Từ 1936 đến 1954 chế độ bản vị vàng bị sụp đổ và đồng Đông Dương neo giátrị vào đồng Fran của Pháp - có thể gọi là bản vị Fran Pháp
Chế độ tiền tệ đa khu vực từ 1945 đến 1975: Thời kỳ kháng chiến chống xâmlược Pháp 1945 - 1951: Chính quyền cách mạng của chính thể VNDCCH phải lãnhđạo toàn dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Kháng chiến và kiếnquốc - Trong đó vấn đề tài chính, tiền tệ được đặc biệt quan tâm và coi đó là một vũkhí sắc bén, trực tiếp của cả 2 nhiệm vụ chiến lược nói trên Ngày 1/12/1945, đúng 3tháng sau ngày thành lập nước VNDCCH – Mở đầu thời đại Hồ Chí Minh ở Việtnam, đồng tiền tài chính với chất liệu nhôm đầu tiên lọai hai hào của ta được pháthành, tiếp theo đó ngày 21/1/1946 ta phát hành đồng tiền nhôm loại năm hào, ngày31/1/1946 phát hành tiền giấy gọi là "giấy bạc Việt Nam" đầu tiên ở miền Trung,ngày 13 tháng 8/ 1946 phát hành giấy bạc trên toàn miền bắc và sau kỳ họp Quốchội lần thứ 2 vào tháng 11/1946, chính phủ đã cho phép Bộ Tài chính tiếp tục phát
Trang 20hành giấy bạc Việt nam trên phạm vi toàn quốc Để phù hợp với chủ trương "tự cấp,
tự túc, toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến và địa phương tự lập", Chínhphủ đã cho hình thành một chế độ tiền tệ đặc biệt: vừa tập trung, vừa phi tập trung:Trên toàn quốc, nơi nào có điều kiện (chủ yếu là vùng tự do) thì lưu hành tiền tàichính (giấy bạc Việt Nam), nơi nào thuộc vùng địch kiểm soát thì tiêu đồng thời cảtiền Đông dương, cả tiền tài chính địa phương do chính phủ trung ương uỷ quyềncho chính quyền cách mạng địa phương phát hành và gồm cả "tiền Việt Nam hoá"bằng cách đóng dấu của Uỷ ban kháng chiến địa phương lên tiền địch để lưuhành Đây không chỉ là thời kỳ đấu tranh trên các lĩnh vực chính trị, quân sự vớiđịch, mà thuật ngữ "đấu tranh tiền tệ với địch" cũng trở thành một khẩu hiệu hànhđộng trong chỉ đạo chiến lược của Đảng lao động Việt nam suốt thời kỳ toàn quốckháng chiến (từ 19/12/1946 đến chiến thắng Điện biên phủ 1954) Đến 6/ 5/ 1951 tạisắc lệnh số 15/ SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký chuẩn y việc thành lập Ngân hàngQuốc gia Việt nam (NHQG VN) (để thay thế “Nha ngân khố quốc gia” và “Nha tíndụng sản xuất” trực thuộc Bộ Tài Chính đã thành lập trước đó trên cơ sở “Việt namquốc gia Ngân hàng” thuộc Bộ Tài chính được thiết lập theo sắc lệnh số 86/SL ngày17/9/1947 của Chủ tịch Chính phủ dân chủ cộng hoà Việt nam)
Ngay khi ra đời, NHQG đã chính thức phát hành đồng tiền giấy mang tên:
"NHQG Việt Nam" thay đồng tiền Tài chính Đổi 10 đồng tiền Tài chính ăn 1 đồngtiền NHQG - Một cuộc đổi tiền diễn ra tới 20 tháng - Dài nhất trong lịch sử đổi tiềncủa NHVN Song vì tiền NHQG đầu tiên được in ra là để đổi đồng Tài chính trước
đó nên hầu hết những người có tiền đổi là thuộc khu vực công chức hưởng lương từNSNN nên đến tháng 2 năm 1959 Chính Phủ quyết định phân phối lại thu nhập và
đã đổi tiền lần thứ 2 với tỷ lệ 01 đồng NHQG mới ăn 1000 đồng NHQG 1951 cũ.Với giá trị mới này, vào thời điểm từ tháng 2/1959 đến tháng 10/1960 một đồngNGQGVN bằng 1,36 Rúp Liên Xô và cũng tương đương 1, 2 USD Cuộc đổi tiền
Trang 21năm 1959 được đánh giá là “ ngoạn mục” nhất trong lịch sử tiền tệ Việt nam Đếntháng 10/ 1961 đồng tiền NHQG VN ở miền Bắc được đổi tên thành đồng tiền Ngânhàng Nhà nước Việt nam (NHNN VN) với cùng một mệnh giá để tránh trùng tên vớiđồng tiền NHQG ở miền Nam của chính phủ nguỵ quyền Sài gòn
Vào thời kỳ 1966 -1973 - thời kỳ cả nước có chiến tranh, Nhà nước đã chophép Quân đội ở tuyến Trường Sơn sử dụng đồng “tiền Trường sơn” hay còn gọi là
"phiếu bách hóa" - Một hiện tượng tiền tệ kỳ diệu đã giúp quân đội có một cơ chế
"phân phối" rất linh hoạt: Thay vì bộ đội hậu cần phải chuyển nhu yếu phẩm đếntừng đơn vị đóng quân dọc Trường sơn thì chỉ cần chuyển hàng đến từng binh trạm
cố định Việc phân phối sau đó đã trở nên vô cùng thuận tiện thông qua hình thức
"mua hàng" và thanh toán bằng tiền Trường sơn theo tổng định lượng vật chất đãđược giá trị hoá - Tính vô danh của tiền trong quan hệ phân phối đã giảm đi một chiphí khổng lồ về thời gian, chứng từ, tem phiếu, sổ theo dõi của cả hai bên nhập hàng
và nhận hàng, đặc biệt là giảm biên chế hậu cần, giảm chi phí kho lán ở từng đơn vị
và do đó cũng hạn chế thương vong xương máu trên đường đi phân phối nhu yếuphẩm cho từng đơn vị Còn người “có tiền” thì tuỳ nghi chủ động đến các binh trạm
để “ mua ” hàng cho đơn vị mình đồng thời lại tạo ra được sự đùm bọc giúp đỡ lẫnnhau giữa những đơn vị và cá nhân, giữa Quân đội với Thanh niên xung phong trêntoàn tuyến Trường sơn - Thay vì việc ủng hộ, tương trợ lẫn nhau bằng hiện vật vốnrất khó khăn và bất tiện thì những người lính dễ dàng ủng hộ nhau dưới hình thứcgiá trị của định lượng
Chế độ tiền của chính quyền Ngụy Sài gòn từ 1954 đến 1975: Dưới sự đô hộcủa Đế Quốc Mỹ, hầu như cả miền Nam là một thị trường tiêu thụ và cung ứngnguồn tài nguyên, sức lao động rẻ mạt - Bức tranh kinh tế thời chiến của chínhquyền Sài gòn là một nền kinh tế phồn vinh giả tạo: Thủ công, lắp ráp và tiêu thụ
Trang 22Chính quyền Ngụy có luật nghiêm cấm lưu hành đồng tiền miền Bắc và đồng tiềnĐông Dương ở miền Nam Chúng thành lập Ngân hàng năm 1954 và cũng lấy tên làNHQG Việt nam, cho phép tiêu song song đồng USD và đồng tiền Quốc gia với tỷgiá 35đồng Quốc gia ăn 1 đồng USD Tỷ giá này ổn định từ năm 1954 đến năm
1960 Từ năm 1960 đến 1965 đồng tiền Ngụy mất giá dần dần và đến năm 1965 tỷgiá này còn 118đ/USD Từ năm 1966 đến 1968 sức mua của đồng tiền Ngụy tiếp tụcmất giá mạnh xuống còn 250đ/ USD và đến năm 1973 thì tỷ giá này đã là 500đ/USD - giảm 14,3 lần so với thời kỳ những năm 1954 - 1960
Từ năm 1975 đến năm 1984: Trong 3 năm đầu sau ngày miền nam giải phóng,
để có một thời gian đệm cần thiết và quan trọng, hai miền vẫn dùng hai đồng tiềnkhác nhau: Miền Bắc vẫn là tiền NHNN VN, miền Nam tiếp tục dùng tiền của chínhquyền cũ Ngày 3/5/1975 chính quyền cách mạng tiếp quản NHQG của Nguỵ quyềnSài gòn và vẫn sử dụng đồng tiền của chế độ cũ trong lưu thông để không gây rốiloạn trong lưu thông tiền tệ ở miền Nam những ngày đầu giải phóng Ngày 6/6/1975
- 5 tuần sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền NamViệt nam đã ra Nghị định số 04/PCT - 75 về thành lập Ngân hàng Quốc gia ViệtNam do Ông Trần Dương làm Thống đốc Đến ngày 22/ 9/1975, dưới sự lãnh đạocủa Bộ chính trị và TW Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thờiCộng Hoà miền nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên qui mô toàn miền Nam
để đưa đồng tiền mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam" (còn gọi là tiền giảiphóng) vào lưu thông với tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500đ tiền của chế độ cũ và tươngđương với 1 USD Ngày 2/5/ 1978 - Đúng dịp kỷ niệm 3 năm ngày giải phóng hoàntoàn miền Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam công bố đổi tiền lần thứ 3 trênphạm vi toàn quốc, thống nhất tiền tệ cả nước với tỷ lệ 1đ tiền NHNN cũ ở miềnBắc hoặc 0,8 đồng tiền Giải phóng ở miền Nam ăn 1đ NHNN mới
Trang 23Sau bao biến cố của lịch sử, đồng tiền mới được thống nhất trên phạm vi cảnước Lẽ ra đây sẽ là thời điểm đầu tiên của lịch sử phát triển tiền tệ của đất nước,nhưng đáng tiếc là vì nhiều nguyên nhân, đồng tiền lại rơi vào những thăng trầmmới
Ngay sau đó do nền kinh tế nói chung còn ở trình độ quá nghèo nàn, lạc hậu lại
do những sai lầm trong cải tạo các thành phần kinh tế - nhất là cải tạo giới côngthương nghiệp miền Nam để áp dụng cơ chế bao cấp giống như ở miền Bắc trong cảnước nên lạm phát đã liên tục gia tăng – Từ chỗ giá trị đồng tiền mới sát với sứcmua của đồng Dola Mỹ (1,25đ/1USD) đã nhanh chóng bị “doãng ra” Đồng tiềnNHNN VN mất giá mạnh so với đồng USD, đến trước ngày đổi tiền tháng 9/1985 tỷgiá giữa đồng tiền NHNN VN so với đồng USD đã là: 150đ/USD
3 Quy luật lưu thông tiền tệ
3.1 Nội dung của quy luật
Quy luật lưu thông tiền tệ do K.Marx nghiên cứu và phát hiện, làm nền tảng lýluận trong nghiên cứu tiền tệ ngày nay và trong điều hành chính sách tiền tệ Theoông, trong lưu thông, sự vận động của hàng hoá và sự vận động của tiền tệ giữnhững vai trò khác nhau hoàn toàn Hàng hoá vận động để phục vụ cho nhu cầu tiêudùng của xã hội và con người
Sự vận động đó là tương đối bất biến từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêudùng Còn tiền tệ vận động là để phục vụ cho sự vận động của sản phẩm hàng hoádịch vụ Vì vậy, nó luôn luôn vận động và tồn tại mãi trong lưu thông để phục vụcho sự luân chuyển của sản phẩm xã hội
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật kinh tế phổ biến, hoạt động trong bất kỳmột nền kinh tế, xã hội nào nếu ở đó còn tồn tại kinh tế hàng hoá, tồn tại tiền tệ vàlưu thông tiền tệ
Có thể nói, quy luật lưu thông tiền tệ chứa đựng 2 nội dung cơ bản:
Trang 24Thứ nhất, phản ánh mối quan hệ có tính quy luật giữa quy luật lưu thông hàng
hoá với tiền tệ và lưu thông tiền tệ Trong đó sản xuất lưu thông hàng hoá bao giờcũng vai trò cơ sở, quyết định còn tiền tệ và lưu thông tiền tệ có tác động ngược trởlại đối với sản xuất lưu thông hàng hoá Trong nền kinh tế thị trường phát triển sựvận động của hàng hoá và sự vận động của tiền tệ xoắt xuýt với nhau nhưng lưuthông hàng hoá bao giờ cũng giữ vai trò cơ sở cho lưu thông tiền tệ K.Marx nói:
“Sự vận động mà lưu thông hàng hoá buộc lưu thông tiền tệ phải theo, làm cho tiền
tệ luôn luôn xa rời điểm xuất phát của nó để luôn luôn chuyển từ tay người này sangtay người khác: Đó là cái mà người ta gọi là Lưu thông tiền tệ”
Lưu thông tiền tệ diễn ra một cách có quy luật Quy luật đó bắt nguồn từ chỗlưu thông hàng hoá là cơ sở lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng hoá chỉ thu hút mộtkhối lượng tiền tệ nhất định Như vậy lưu thông tiền tệ, không chỉ là quy luật xácđịnh khối lượng lưu thông tiền tệ cần thiết cho lưu thông, mà nó còn chỉ rõ mối quan
hệ có tính quy luật giữa các yếu tố số lượng hàng hoá dịch vụ, mức giá cả, số lượngtiền tệ và tốcđộ lưu thông tiền tệ
Thứ hai: Đưa ra công thức cơ bản, công thức tổng quát để xác định nhu cầu
tiền tệ cho nền kinh tế (khối lượng tiền tệ cần thiết cho nền kinh tế) và đi đến kếtluận có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn:
- Nhu cầu tiền tệ tăng giảm tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế - nghĩa làsản xuất, lưu thông hàng hoá gia tăng thì nhất định làm tăng nhu cầu tiền tệ của nềnkinh tế
- Nhu cầu tiền tệ tăng giảm tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ (Velocity
of Money) K.Marx viết: Như vậy tổng số lượng tiền hoạt động với tư cách làphương tiện lưu thông trong mỗi một khoảng thời gian nhất định, một mặt đượcquyết định bởi tổng số giá cả của thế giới hàng hoá đang lưu thông và mặt khác bởitốc độ nhanh hay chậm của những quá trình ngược nhau của lưu thông hàng hoá, tuỳtheo tốc độ này mà một bộ phận lớn hay nhỏ trong tổng số giá cả có thể được thực
Trang 25hiện với cùng một đồng tiền K.Marx cho rằng lưu thông tiền tệ là: “quy luật theo đó
số lượng các phương tiện lưu thông được quyết định bởi tổng số giá cả các hàng hoáđang lưu thông và tốc độ lưu thông trung bình của tiền” Quy luật ấy còn có thể diễnđạt như sau: Với một tổng số giá trị hàng hoá nhất định và với một tốc độ trung bìnhnhất định của những sự biến đổi hình thái của các hàng hoá, thì số lượng tiền hay vậtliệu tiền đang lưu thông sẽ phụ thuộc vào bản thân của giá trị vật liệu này Từ quyluật trên, có thể rút ra những kết luận quan trọng sau đây:
Một là: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông (nhu cầu tiền tệ) được quyết
định bởi 3 yếu tố:
- Tổng số lượng hàng hoá dịch vụ;
- Mức giá cả;
- Tốc độ lưu thông tiền tệ
Trong đó nhu cầu tiền tệ biến đổii tỷ lệ thuận với hai yêú tố đầu và tỷ lệ nghịchvới yếu tố thứ ba
Hai là, số lượng tiền tệ trong lưu thông có ảnh hưởng ngược trở lại với mức
giá cả hàng hoá
Từ sự phân tích nói trên, nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ cho rằng khốilượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định phụ thuộc vào tổnggiá cả của hàng hoá được sản xuất đưa vào lưu thông và tốc độ lưu thông tiền tệtrong thời gian đó
Công thức: Mc = H/V = ΣPxQ / VPxQ / V
Trong đó: Mc: Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông
H: Tổng giá cả hành cần được thực hiện
P: Giá cả hàng hoá
Q: Khối lượng hàng hoá đưa vào lưu thông
V: Tốc độ lưu thông của tiền tệ
* Ý nghĩa của quy luật
Trang 26Nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ của K.Marx cũng như tiếp thu có chọnlọc những học thuyết tiền tệ của các nhà kinh tế học nổi tiếng một cách đúng đắn và
có cơ sở khoa học về phạm trù kinh tế tiền tệ nói riêng và nền kinh tế tiền tệ nóichung giúp việc hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ hợp lý Qua đó, đảm bảocung cấp đầy đủ các phương tiện cho nền kinh tế nhờ đó mà thúc đẩy nền kinh tếphát triển
3.2 Cung cầu tiền tệ
3.2.1 Cầu tiền tệ
3.2.1.1 Khái niệm cầu tiền tệ
Cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
và các cơ quan Nhà nước cần nắm giữ để thoả mãn các nhu cầu giao dịch, dự phòng
- Chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán các tài sản sinh lời khi cầnthiết Chi phí này càng cao mức cầu tiền giao dịch càng lớn
- Mức lãi suất ròng (chi phí cơ hội) phải trả khi nắm giữ tiền Nếu chi phí cơhội của việc nắm giữ tiền tăng lên thì mức cầu tiền giao dịch giảm
- Mức thu nhập Nhu cầu chi tiêu tăng lên cùng với sự tăng lên của thu nhậpđịnh kỳ
* Mức cầu tiền dự phòng
Là nhu cầu tiền nhằm đáp ứng các khoản chi tiêu không dự tính trước được khi
có các nhu cầu đột xuất như ốm đau, hỏng xe, tai nạn hoặc giá cả tăng…Mức cầutiền dự phòng chịu tác động của các nhân tố như:
Trang 27- Tính lỏng của các tài sản tài chính Nếu các tài sản tài chính được nắm giữvới tính lỏng cao thì nhu cầu tiền dự phòng giảm xuống và ngược lại.
- Sự biến động của các chính sách vĩ mô, môi trường kinh tế, thất nghiệp cũngảnh hưởng đến nhu cầu tiền dự phòng
* Mức cầu tiền đầu tư
Là lượng tiền cần nắm giữ nhằm quản lý tài sản một cách linh hoạt và có hiệuquả trên cả hai góc độ: tối đa hoá lợi nhuận và an toàn
Nhu cầu về tiền tệ để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phụ thuộc vào 2 nhân tốquan trọng là:
- Lãi suất tín dụng ngân hàng
- Mức lợi nhuận từ hoạt động đầu tư
3.2.2 Cung tiền tệ
3.2.2.1 Khái niệm cung tiền tệ
Cung tiền tệ là việc tạo ra và đưa vào lưu thông tổng phương tiện đóng vai tròtiền để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền trong nền kinh tế
Khối lượng tiền trong nền kinh tế được cung ứng từ những tác nhân sau:
- Ngân hàng Trung ương
- Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
3.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng mức cung tiền
Cung tiền tệ trong nền kinh tế do ngân hàng Trung ương quyết định thông quachính sách tiền tệ Khi ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặtthì mức cung tiền giảm và ngược lại Các yếu tố làm cơ sở để ngân hàng Trung ươngquyết định đến chính sách tiền tệ của mình là:
- Chỉ số trượt giá và tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ
- Mức độ thâm hụt ngân sách Nhà nước
Trang 28- Mức độ thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế
3.3 Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ:
Cơ sở cung ứng tiền: Ngân hàng Nhà nước độc quyền cung ứng tiền, điều tiết
khối cung tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền Mức cung ứng tiền được dựa vào các cơsở:
- Chỉ số trượt giá của hàng hóa
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
- Thâm hụt ngân sách
- Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế
Quan điểm cung ứng tiền:
- Chính sách tiền tệ thắt chặt: Hạn chế cung ứng tiền, vốn, tín dụng, đầu tư, tăngtrưởng kinh tế nóng; chống lạm phát
- Chính sách tiền tệ nới lỏng: Mở rộng việc cung ứng tiền, vốn, tín dụng, đầu tưnhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái kinh tế
3.4 Các khối tiền trong lưu thông
Việc định nghĩa tiền tệ là một phương tiện trao đổi mới chỉ đưa ra một cáchhiểu khái quát về tiền, nó không cho chúng ta biết rõ trong nền kinh tế hiện tạinhững phương tiện cụ thể nào được coi là tiền, số lượng của nó là nhiều hay ít Vìvậy người ta phải định nghĩa tiền một cách cụ thể hơn bằng việc đưa ra các phép đo
về các khối tiền tệ trong lưu thông
Các khối tiền tệ trong lưu thông tập hợp các phương tiện được sử dụng chunglàm phương tiện trao đổi, được phân chia tuỳ theo “độ lỏng” hay tính thanh khoảncủa các phương tiện đó trong những khoảng thời gian nhất định của một quốc gia
Độ “lỏng” hay tính thanh khoản của một phương tiện trao đổi được hiểu là khả năngchuyển đổi từ phương tiện đó ra hàng hoá, dịch vụ - tức là phạm vi và mức độ có thể
sử dụng những phương tiện đó trong việc thanh toán chi trả
Trang 29Các phép đo khối tiền tệ được đưa ra tuỳ thuộc vào các phương tiện được hệthống tài chính cung cấp và thường xuyên có sự thay đổi cho phù hợp, nhưng nhìnchung các khối tiền tệ trong lưu thông bao gồm:
- Khối tiền giao dịch (M1) gồm những phương tiện được sử dụng rộng rãi
trong thanh toán chi trả về hàng hoá dịch vụ, bộ phận này có tính lỏng cao nhất:
+ Tiền mặt trong lưu hành: Bộ phận tiền mặt (giấy bạc ngân hàng và tiền đúc)nằm ngoài hệ thống ngân hàng
+ Tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng
- Khối tiền tài sản (M3) bao gồm:
+ M2
+ Trái khoán có mức lỏng cao như: Hối phiếu, tín phiếu kho bạc… Bộ phậntrái khoán này là tài sản chính nhưng vẫn có thể được chuyển đổi ra tiền giao dịchtương đối nhanh chóng
Trang 30phép đo “tổng lượng tiền có tỷ trọng” trong đó mỗi loại tài sản có một tỷ trọng khácnhau tuỳ theo độ “lỏng” của nó khi cộng lại với nhau Việc lựa chọn phép đo nàophụ thuộc vào nhận thức và khả năng của NHTƯ trong điều hành chính sách thực tế.Tuy nhiên, sử dụng trực tiếp trong các giao dịch làm phương tiện trao đổi chủ yếu làkhối tiền M1, vì vậy định nghĩa M1 được sử dụng thường xuyên khi nói tới cung-cầutiền tệ.
4 Lạm phát
4.1 Định nghĩa:
Những năm gần đây lạm phát trở thành vấn đề thời sự được đề cập thường
xuyên trên báo chí, đây là một trong những vần đề quan trọng hàng đầu trong chínhsách phát triển kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia, và lạm phát là một hiện tượng kinh
tế chỉ gắn với một số chế độ bản vị tiền tệ nhất định và hình thái tiền tệ nhất định màthôi Vì vậy, khi nghiên cứu tiền tệ, cần phải nghiên cứu đến tượng lạm phát để thấyđược một trong những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của tiền tệ đến nền kinh tế
Lạm phát gần như phạm trù vốn có trong nền sản xuất hàng hoá Có nhiềunhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa cho đúng thuật ngữ này nhưng nói chung chưa
có sự đồng ý hoàn toàn
Có nhiều quan điểm nhìn nhận và định nghĩa lạm phát rất khác nhau:
- Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả, nói cáchkhác đó là tình trạng mức giá cả tăng và tăng liên tục
- Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mứcđảm bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ …của quốc gia, vì vậy gây ra sự mất giá của tiềngiấy làm cho giá cả hàng hoá bị đẩy lên cao
- Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữatiền và hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối khiến cho giá cả tăng lên nhanh ở mọilúc mọi nơi
Từ những quan điểm trên có thể đưa ra một khái niệm về lạm phát như sau:
Trang 31Lạm phát là hiện tượng kinh tế, trong đó giấy bạc lưu thông vượt quá nhu cầucần thiết, làm cho chúng bị mất giá, dẫn đến giá cả của hầu hết các hàng hóa tronglưu thông không ngừng tăng lên.
4.2 Nguyên nhân của lạm phát:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, những nguyên nhân cơ bản đó là:
4.2.1 Lạm phát do cầu kéo:
Các hiện tượng kinh tế làm tăng tổng cầu tiền, dẫn đến tăng tổng cung tiền,trong điều kiện tăng trưởng kinh tế không tương ứng đã dẫn đến lạm phát Đó là lạmphát do nhu cầu hay còn gọi là lạm phát cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là:
A – Tăng cầu tiền do thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách lại do những nguyên nhân buộc chính phủ phát hành tiền
để chi, trong trường hợp dự trữ của nhà nước có hạn, nguồn thu không tăng tươngứng, như:
- Chi cho y tế, giáo dục, quốc phòng,…
- Khắc phục các hậu quả thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh… cần 1 khoản tiềnlớn
- Chính phủ giảm thuế do nguyên nhân nào đó làm cho nguồn thu bị giảm
- Chi mua ngoại tệ trong trường hợp cán cân vàng lại bị chênh lệch thiếu,hoặc nhập hàng hóa khẩn cấp cho nhu cầu quốc gia
- Tăng trợ cấp và phúc lợi xã hội…
Những nhu cầu phát sinh nêu trên buộc chính phủ phải chi là bất khả kháng
Dù lầ nguyên nhân nội sinh hay ngoại sinh, chúng đều tác động đến sự ổn định kinh
tế - xã hội Những khoản chi này dẫn đến thâm hụt ngân sách kéo dài, mà chưa cónhững giải pháp khắc phục, buộc chính phủ phải phát hành tiền bù đắp do đó dẫnđến lạm phát
B – Tăng cầu tiền bắt nguồn từ nhu cầu về hàng hóa
Trang 32Do tổng cung của một số hàng hóa chủ yếu, hoặc đại bộ phận các hàng hóatrên thị trường không thay đổi (hoặc giảm thấp), trong khi đó nhu cầu về nhữnghàng hóa này lại tăng lên (hoặc không đổi) làm cho giá cả sẽ tăng lên Hiện tượngnày cũng dẫn đến lạm phát Mặc dù giá cả tăng nhưng dân cư không thể ngừng tiêudùng, họ bắt buộc phải tăng cung tiền để đảm bảo nhu cầu hàng hóa dịch vụ nhưtrước, hoặc những hàng hóa mới theo sở thích Đối với dân cư, để đảm bảo cho nhucầu tiền tăng lên, chỉ còn cách duy nhất là huy động tiền dự trữ hiện có để đưa ratiêu dùng Còn đối với chính phủ thì ngoài sử dụng ngân sách dự phòng là phát hànhthêm tiền.
Như vậy nhu cầu về hàng hóa, đã dẫn đến tăng cầu tiền, do đó buộc phải tăngcung tiền Vì vậy đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát
4.2.2 Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát loại này xuất hiện khi chi phí đầu vào cho sản xuất tăng hoặc năng lực sản xuất của nền kinh tế giảm sút.Khi chi phí sản xuất tăng lên chắc chắn sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên làm giá bán sản phẩm tăng và chỉ số giá tăng Chi phí tăng lên do nhiều nguyên nhân:
- Tăng lương vượt quá mức tăng năng suất lao động xã hội
- Đầu tư cơ bản kém hiệu quả
- Nguyên liệu đầu vào của một số sản phẩm tăng lên Chủ yếu là những nguyên liệu nhập từ nước ngoài
- ………
Nếu lạm phát do cầu kéo ở mức vừa phải là một điều kiện rất tốt cho nền kinh
tế, nó sẽ kích thích đầu tư mở rộng sản xuất, người ta còn ví nó như một chất dầu
mở dùng để bôi trơn cho bộ máy kinh tế Nhưng lạm phát chi phí đẩy thì dù bất kỳmức độ nào cũng đều không tốt, vì bản thân nó đã mang trong mình sự suy thoáikinh tế Cùng một hiện tượng là lạm phát, nhưng bản chất và nguyên nhân khácnhau nên tác động của chúng là khác nhau
Trang 334.2.3 Hệ thống chính trị không ổn định, là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Hệ thống chính trị không ổn định dẫn đến việc điều hành kinh tế của chính phủkhông hiệu quả Nhưng vấn đề quan trọng hơn là dân chúng không tin tưởng vàogiấy bạc ngân hàng hiện hành Người ta tìm đến hàng hóa quý hiếm, ngoại tệ,vàng…để dự trữ giá trị Vì thế giấy bạc ngân hàng “bị đẩy” ra lưu thông nhiều hơn
và nó mất giá càng nhanh
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát Những nguyên nhân nàykhông giống nhau ở mỗi quốc gia Chúng cũng không tác động đồng thời trong mộtthời điểm Mặt khác nó còn tùy thuộc vào giải pháp chống lạm phát của mỗi chínhphủ, vì thế mà mức độ của lạm phát và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế cũngkhác nhau
có chia các nhóm: áo quần, nhà cửa, chất đốt, vận tải, y tế…và xác định mức độquan trọng của từng nhóm hàng trong tổng chi tiêu để làm căn cứ tính chỉ số giábình quân Vào đầu kỳ tính CPI thì các số liệu về giá cả hàng hoá, dịch vụ cần thiếtđược thu thập và sau đó chỉ số CPI được tính bằng cách so sánh giá trị hiện tại vàgiá trị gốc của rổ hàng hoá, dịch vụ được lựa chọn
Ở Việt Nam, CPI được tính cho toàn quốc và cho từng địa phương, chỉ số giábình quân được thông báo hàng tháng, hàng quý và hàng năm Hiện nay để tính CPI,
Trang 34một rổ hàng hoá được lựa chọn bao gồm 400 mặt hàng được phân thành 138 nhómcấp 4, 86 nhóm cấp 3, 35 nhóm cấp 2 và 10 nhóm cấp 1 Quyền số gốc để tính mứcgiá bình quân là cơ cấu chi tiêu hộ gia đình theo kết quả điều tra kinh tế hộ gia đìnhnăm 2000.
Trên cơ sở xác định được chỉ số giá tiêu dùng bình quân, tỷ lệ lạm phát phảnánh sự thay đổi mức giá bình quân của giai đoạn này so với giai đoạn trước và đượctính theo công thức sau:
Tỷ lệ lạm phát = (Mức giá năm hiện tại - Mức giá năm trước) x 100
Mức giá năm trước
* Chỉ số giá cả sản xuất PPI (Producer Price Index) Đây là chỉ số giá
thành sản xuất của một số mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu Ở Mỹ người ta sửdụng giá của 3.400 loại hàng hoá để tính PPI Chỉ số này thường được các doanhnghiệp sử dụng, cách tính của PPI hoàn toàn giống như cách tính của CPI
4.4 Các loại lạm phát
Lạm phát là thuật ngữ chung để chỉ sự mất giá của giấy bạc Tùy theo mức độbiểu hiện và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, lạm phát đc chiathành các loại sau:
a Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải là loại lạm phát mà tại thời điểm xảy ra, giá cả hàng hóa sovới trước không cao và tốc độ tăng chậm Tỷ lệ lạm phát đo được dưới 10% gọi làlạm phát ở mức “1 con số”
Loại lạm này thường thấy ở các nước có nền kinh tế phát triển Nguyên nhân của loại lạm phát này có thể do:
- Hiện tượng kinh tế tự nhiên: sụt giảm sản lượng nông nghiệp cục bộ, khắc phục hậu quả thiên tai trong một vùng
- Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế vĩ mô, như tăng lương, tăng giá thu mua nông phẩm, khởi công những chương trình quốc gia
Trang 35- Chính phủ duy trì mức độ lạm phát này với mục đích riêng
Lạm phát vừa phải không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội Thậm chí nó còn tác động ngược lại làm cho nền kinh tế năng động hơn Vì vậy mà nhiều chính phủ còn có kế hoạch duy trì lạm phát vừa phải trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình
Các nước tư bản phát ttriển như: Nhật Bản, Hoa Kì, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh, Pháp thường duy trì lạm phát ở mức thấp nhằm đạt những mục tiêu kinh tế - xã hội
đã dự định
b Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã là loại lạm phát mà tại thời điểm xảy ra, giá cả hàng hóa tăngcao, với tốc độ nhanh so với trước Tỷ lệ lạm phát thường ở mức 2 hoặc 3 con số: từ 10%, 20%, 100% hoặc 200%
Thông thường lạm phát phi mã có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xãhội Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì lạm phát này sẽ là cơ sở dẫn đếnlạm phát cao hơn
c Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là loại lạm phát mà giá cả của tất cả các hàng hóa tăng cao gấpnhiều lần lạm phát phi mã Loại lạm phát này có tốc độ tăng rất nhanh, liên tục vàkhông thể kiềm chế được
Loại lạm phát này có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tê – xã hội Nếukhông có những giải pháp đột phá thì không thể khắc phục được tình trạng siêu lạmphát này
Trong thời kì xảy ra siêu lạm phát, chỉ số phát hành giấy bạc, giá cả hàng hóatiêu dùng đều tăng với tốc độ rất cao, chúng đạt tới con số khó đọc, vì vậy chúngđược gọi là những con số “thiên văn”
4.5 Hậu quả của lạm phát ở mức độ nghiêm trọng:
Trang 36Chức năng của tiền tệ hay công dụng của tiền tệ không phát huy được tác dụng.Chức năng thước đo giá trị bị bóp méo vì để đo lường tất cả các hàng hoá người ta
sẽ dùng vàng hoặc ngoại tệ hoặc hàng hoá đổi trực tiếp để lấy vàng dẫn đến chứcnăng phương tiện trao đổi cũng không thực hiện được
- Công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước là thuế bị vô hiệ hoá bởi vì sức mua của tiền
tệ giảm, thu ngân sách không đủ chi
- Trật tự kinh tế bị rối loạn, kích thích đầu cơ, tích luỹ hàng hoá, tăng nhu cầu giảtạo, người ta có khuynh hướng tập trung vào những ngành kinh doanh dịch vụ, khuvực sản xuất bị thu hẹp
- Các ngân hàng trung gian, chính phủ gặp khó khăn về tài chính
- Đời sống người dân gnày càng khó khăn, tệ nạn xã hội ngày càng phát triển do sảnxuất bị thu hẹp nên tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng
- Địa vị kinh tế quốc tế của quốc gia suy yếu
LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁT KIỀM CHẾ LẠM
PHÁT NHẰM ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Việt Nam đã trải qua thời kỳ lạm phát cao kéo dài với những ảnh hưởng nặng nềtrong suốt thập kỷ 80, được coi như là hậu quả tất yếu của cơ chế quản lý kinh tếthiếu hiệu quả và tình trạng bao cấp tràn lan Mặc dù lạm phát đã được kiềm chế ởmức một con số Trong những năm 90, nhưng sự bất ổn của nó cùng với những biểuhiện lạm phát cao gần đây đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà làm chính sách Căn cứvào mức độ, tính chất và Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát ở Việt Nam có thểđược chia thành các giai đoạn như sau:
1 Giai đoạn 1976 - 1980
Lạm phát ở Việt Nam là lạm phát “ngầm” nghĩa là tuy chỉ số giá cả ở thị trường có
tổ chức tăng không nhiều bởi chính sách kiềm chế giá cả, nhưng chỉ số này ở thịtrường tự do lại tăng khá cao Mặc dù vậy, mức giá cả chung tăng với tốc độ chậm
Trang 37bởi vào thời gian này ở khu vực thị trường có tổ chức chiếm tỷ trọng quyết địnhtrong cung cấp hàng hóa tiêu dùng cho xã hội và thói quen hạn chế tiêu dùng trongchiến tranh, điều này làm giảm sự căng thẳng trong quan hệ cung cầu hàng hóa Tuynhiên, tình trạng phát hành bù đắp sự thiếu hụt của Ngân sách Nhà nước liên tục với
số lượng lớn nhằm bù lỗ, bù giá và thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội đãlàm cho mức giá chung thời kỳ 1976-1980 tăng 2,62 lần trong khi tổng sản lượngthực tế tăng 5,8%, thu nhập quốc dân tăng 1,5%
2 Giai đoạn 1980-1989
Đây là thời kỳ lạm phát phi mã với chỉ số giá cả thưởng xuyên ở mức 3 con số Giá
cả ở thị trường có tổ chức và thị trường tự do đều tăng mạnh Trong đó giá cả thịtrường tự do tăng nhanh hơn kéo theo sự điều chỉnh giá trên thị trường có tổ chức.Những ảnh hưởng lạm phát bao trùm lên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, tiêu dùng, tàichính tín dụng, đời sống nhân dân và sự ổn định của chế độ chính trị Nguyên nhânchủ yếu của lạm phát thời kỳ này là do nhu cầu có khả năng thanh toán tăng lên vượt
xa so với khả năng cung ứng hàng hoá của xã hội Lạm phát còn xuất phát từ sựthiếu hiệu quả trong kinh doanh do sử dụng lao động và phân bổ các nguồn lực xãhội không hợp lý, không tôn trọng yêu cầu hạch toán kinh tế dẫn đến làm tăng giáthành sản phẩm và làm suy giảm mức sản lượng thực tế Tuy nhiên nguyên nhân sâu
xa của tất cả các vấn đề trên là do cơ chế quản lý kinh tế quan liêu, mệnh lệnh dựatrên chế độ công hữu và Nhà nước nắm độc quyền trên tất cả các lĩnh vực
3 Giai đoạn 1990-2006
Trong giai đoạn này Chính phù đã thực hiện đồng thời các giải pháp, trước hết là cácbiện pháp hạn chế sự tăng cầu quá mức đã được áp dụng đem lại kết quả tức thời:hạn chế chi tiêu ngân sách, khơi tăng nguồn thu, giảm bội chi, hạn chế và tiến tớingừng phát hành tiền bù đắp thiếu hụt ngân sách (từ năm 1992) Chính sách tiền tệkhan hiếm bắt đầu được sử dụng để kiểm soát lượng cung tiền, cùng với sự thay đổitrong khái niệm về tiền tệ cũng như quản lý tiền tệ, hệ thống ngân hàng đã được cải
Trang 38tiến theo hướng hiệu quả và chất lượng nhằm tăng cường hiệu lực của chính sáchtiền tệ Chính sách lãi suất cao được áp dụng, lần đầu tiên sau nhiều thập kỳ ngườigửi tiền tiết kiệm nhận được mức lãi suất dương Các giải pháp chiến lược nhằm tạo
sự ổn định tiền tệ vững chắc vẫn tiếp tục được hoàn thiện trong suốt những năm củathập kỷ 90 và những năm đầu của thế kỳ 21: tăng cường hiệu lực chính sách tiền tệ,kết hợp với việc điều chỉnh hợp lý tỷ giá ngoại tệ, cải cách chính sách tài khoá,chính sách thuế, thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước một cách triệt để
là cơ sở để duy trì mức lạm phát vừa phải trong suốt những năm 1990-2006
4 Lạm phát 2007 đến nay
Năm 2007, lạm phát của nước ta đã tăng cao và rơi vào tình trạng khó kiểm soát, chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt từ hơn 6% năm 2006 lên 12,69% năm 2007 Nguy cơ
tỷ lệ lạm phát tiếp tục ở mức cao trong năm 2008 là rất rõ ràng khi chỉ riêng haitháng đầu năm, tỷ lệ này đã ở mức 5,94% so với 2007 Nếu chúng ta dùng các biệnpháp tác động tích cực thì tỷ lệ lạm phát năm 2008 có thể xoay quanh mức17% vớichỉ số giá tiêu dùng trong các tháng của năm 2008 được biểu diễn qua sơ đồ sau:
a Nhận diện lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Nhận diện lạm phát hiện tại ở Việt Nam là sự tích hợp của lạm phát tiền tệ, lạm phátcầu kéo và lạm phát chi phí đẩy, ba loại này tác động lẫn nhau làm cho lạm phátcàng trở nên phức tạp
* Lạm phát tiền tệ
Do việc thực thi chính sách chính sách tiền tệ không nghiêm, có thể chưa phù hợpnên việc phát huy tác dụng của chính sách không được như mong muốn Quản lýyếu kém dẫn tới lượng cung tiền trong lưu thông đã vượt quá lượng tiền cần có trênthị trường nhiều lần do đó dẫn tới lạm phát Có thể kể ra các nguyên nhân trực tiếplàm lượng cung tiền tăng lên như sau:
- Thứ nhất, chi tiêu ngân sách ngày càng lớn: chi tiêu ngân sách năm sau cao hơnnăm trước do yêu cầu phát triển tế xã hội đòi hỏi các điều kiện hạ tầng như đường
Trang 39xá, cầu cống, bến cảng, các khu đô thị, khắc phục hậu quả của thiên tai Trong đó
có nhiều các vụ việc tiêu cực, hiệu quả chi tiêu ngân sách thấp, nhiều công trình kéodài, tốn kém, hiệu quả thấp Những khoản chi tiêu ngân sách này đã đưa một lượngtiền mặt lớn ra thị trường
- Thứ hai, quản lý tiền mặt kém hiệu quả: hiện nay ở Việt Nam có nhiều đơn vị nhưNgân hàng Nhà nước, hệ thống các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phingân hàng, công ty bảo hiểm liên quan tới công tác lưu hành tiền tệ Lượng tiềncần có (D) để cân đối với hàng hoá không đồng nhất với lượng tiền mặt thực tế đang
có trên thị trường Lượng tiền này không chỉ phụ thuộc vào lượng tiền mặt thực tế(T) mà còn phụ thuộc vào vòng quay đồng tiền (V), chúng tỷ lệ thuận với nhau theocông thức:
D = T V
Lượng tiền D cân đối với hàng cần phải được kiểm soát chặt và thường ổn địnhtrong một thời gian thích hợp có lợi cho sự phát triển kinh tế Khi có nhu cầu tăng D,các nhà quản lý thường tăng vòng quay của đồng tiền (V), hạn chế tăng T Vấn đềnày rất quan trọng cả đối với quản lý vĩ mô và quản lý vi mô
- Thứ ba, ngoại tệ tăng mạnh: năm 2007 đầu tư nước ngoài vào Việt nam tăng cao,kiều hối cũng tăng đáng kể, riêng hai khoản này cũng đã gần 30 tỷ USD Với lượngtiền đó đòi hỏi phải có lượng tiền VNĐ lớn tung ra thị trường, làm cho lượng tiềnmặt trên thị trường tăng lên
- Thứ tư, sức hút của thị trường chứng khoán: thị trường chứng khoán phát triểnmạnh trong thời gian qua đã hút một lượng tiền lớn vào đây Ngoài lượng tiền nhànrỗi trong dân được huy động, lượng vốn bằng tiền còn được huy động thông qua vayngân hàng, rút tiết kiệm, bán tài sản (do thay đổi mục tiêu kinh doanh), từ các nhàđầu tư nước ngoài
Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác là tâm lý hoang mang của người dântrước giá cả thị trường tăng cao, đồng tiền giảm giá nhanh chóng Để bảo toàn vốn
Trang 40của mình, các nhà đầu tư cũng như dân chúng đã chuyển sang mua vàng hoặc kimloại quý, đá quý khác thay vì dùng vốn đó kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm Do vậymột lượng tiền lớn được tung vào lưu thông đã làm cho lạm phát trầm trọng hơn Tất
cả những nhân tố trên làm cho lượng tiền mặt thực tế có trong lưu thông (T) tăng lênquá nhiều, vượt xa lượng tiền mặt thực tế cần có
* Lạm phát cầu kéo
Lạm phát cầu kéo có nguyên nhân bắt nguồn từ nội bộ nền kinh tế, vì vậy loại lạmphát này thường chỉ diễn ra đối với từng nền kinh tế cá biệt Lạm phát cầu kéo dotốc độ phát triển kinh tế cao, quy mô đầu tư lớn và dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp,vượt quá khả năng đáp ứng về tài nguyên tiềm năng của nền kinh tế Nền kinh tếphát triển nóng khiến cho nhu cầu quá lớn trong khi khả năng cung ứng có hạn, mấtcân đối này làm giá cả tăng liên tục với tỷ lệ cao Năm 2007 nền kinh tế Việt Nam
đã rơi vào tình trạng phát triển nóng Điều này thể hiện rõ nhất ở mất cân đối caogiữa cung cầu, cung luôn thấp hơn cầu (năng lượng, nhân lực chất lượng cao, tắcnghẽn mạch thông tin liên lạc, hạ tầng quá tải, công trình, dự án chậm tiến độ ).Chúng ta đang tập trung mọi nỗ lực nhằm đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP 8,5 – 9% trongnăm 2008, điều này sẽ dẫn tới mất cân đối cung cầu hơn nữa và sẽ làm lạm phát tăngcao hơn
* Lạm phát chi phí đẩy
Lạm phát chi phí đẩy do giá vật tư đầu vào tăng Trong năm qua, nhiều loại nguyênvật liệu giá tăng rất cao như dầu mỏ, than đá, sắt thép, nhựa, … Những loại chi phítăng lên đó đã tác động tới hầu hết các nền kinh tế, tạo nên chi phí đầu vào rất caođối với nhiều loại hàng hoá, dẫn tới chi phí sản xuất cao, buộc các doanh nghiệptăng giá bán hàng hoá của mình Làn sóng tăng giá này làm giá cả chung trên thịtrường tăng mạnh mẽ, đẩy nền kinh tế tới lạm phát Năm 2007 và năm 2008, giá dầutăng cao tác động tới hầu hết các Ngành sản xuất trong nước, dẫn tới tăng giá bán ởđầu ra Trong năm qua, không ngành sản xuất nào trong nước cưỡng lại được xu thế