tuàn 8 - Giáo án sử 8

8 991 3
tuàn 8 - Giáo án sử 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án : Lịch Sử 8 Giáo viên : Lưu Thị Hải Tuần 8 - Tiết 15 Ngày soạn : 11/10/2010 Ngày dạy : 13/10/2010 CHƯƠNG II: CHÂU Á THẾ KỈ XVIII- ĐẦU THẾ KỈ XX BÀI 9: ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII- ĐẦU THẾ KỈ XX A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức : Học sinh nắm được: - Sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước nầy ngày càng phát triển mạnh mẽ. - Sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ và điển hình là khởi nghĩa Xi-pay,khởi nghĩa Bom bay và hoạt động của Đảng Quốc Đại,của giai cấp tư sản Ấn Độ. 2. Kĩ năng: -Bước đầu phân biệt được các khái niệm "cấp tiến" và "ôn hoà" đánh giá được vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. -Biết đọc và sử dụng bản đồ Ấn Độ để trình các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu 3. Tư tưởng: - Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị dã man,tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ. - Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc. B/ THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC *GV: -Bản đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thé kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Bảng thống kê xuất khẩu lương thực và số người chết đói ở Ấn Độ. -Bảng niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. *HS: nghiên cứu bài C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về kỉ thuật của thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX? Những tiến bộ của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ? 2 Giới thiệu bài mới: GV dùng bản đồ để giới thiệu :Đây là một đất nước rộng lớn ,đông dân ,tài nguyên phong phú,có truyền thống văn hoá lâu đời ,là nơi phát sinh ra nhiều tôn giáo lớn .Năm 1498Va-xcô-dga-ma đã tìm tới được Ấn Độ,từ đó các nước phương tây xâm nhập vào nước nầy ,chúng đã thực hiện chính sách thống trị trên đất Ấn Độ ra sao?và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề trên. 3. Dạy và học bài mới Giáo án : Lịch Sử 8 Giáo viên : Lưu Thị Hải Hoạt động giữa thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: cá nhân GV: Từ thế kỉ XIV, tư bản phương Tây đã từng bước xâm nhập vào châu Á, đặc biệt ở Ấn Độ. GV:Vì sao thực dân phương Tây, nhất là Anh, Pháp lại giành Ấn Độ? HS: Là nước đất rộng người đông, tài nguyên phong phú, có truyền thống văn hoá lâu đời, là miếng mồi ngon chúng không thể bỏ qua. GV:Thực dân Anh đã đẩy mạnh xâm lược Ấn Độ như thế nào? Kết quả? HS: Dựa vào giai đoạn đầu SGK trang 56. GV treo bảng thống kê (bảng phụ) cho HS quan sát. GV:Qua bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về chính sách thống trị của Anh? HS: Giá trị xuất khẩu của Ấn Độ tăng nhanh tỉ lệ thuận với số người chết đói ngày càng tăng Anh chỉ chú ý tăng cường vơ vét lương thực xuất khẩu kiếm lợi mà không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân Ấn Độ. GV: Phân tích, làm rõ chính sách vơ vét, bót lột tàn bạo của Anh (vơ vét tài nguyên, lương thực, tăng thuế) và thủ đoạn thống trị thâm độc(chính sách chia để trị gây hằn thù tôn giáo, dân tộc, thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị .) Đây là chính sách thống trị hết sức tàn bạo. GV: Chính sách thống trị của Anh đã gây những hậu quả gì cho xã hội và nhân dân Ấn Độ? HS:- Đất nước ngày càng lạc hậu, xã hội bị kìm hãm không phát triển được. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh bần cùng, chết đói hoàn loạt. GV phân tích thêm: Nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nhiệp suy sụp. Các tầng lớp nhân dân lâm vào tình trạng bần cùng, chết đói hàng loạt. Nền văn minh lâu đời của Ấn Độ bị phá hoại nghiêm trọng mâu thuẩn xã hội càng trở nên gay gắt. GV:Xã hội Ấn Độ nảy sinh những mâu thuẫn nào? HS:Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. GV kết luận: Sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh I- Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh: - Đầu thế kỉ XVIII ,Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh. - Chúng thi hành chính sách vơ vét tàn bạo. ⇒ Nhân dân Ấn Độ mâu thuẩn với thực dân Anh ⇒ dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc . - Hậu quả: Đất nước ngày càng lạc hậu . Đời sống nhân dân lâm vào cảnh bần cùng chết đói hàng loạt. Giáo án : Lịch Sử 8 Giáo viên : Lưu Thị Hải dẫn đến mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh trở nên gay gắt, đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Hoạt động 2: cả lớp GV treo lược đồ Ấn Độ. GV:Vì sao cuộc khởi nghĩa bùng nổ? HS:Sự bất mãn của binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh. GV:Theo em đó có phải là nguyên nhân chính để cuộc khởi nghĩa nổ ra hay còn nguyên nhân nào khác? HS: Nguyên nhân chủ yếu là do sự xâm lược và sự thống trị tàn bạo của thưc dân Anh. GV:Vì sao gọi là cuộc khởi nghĩa Xi-pay? HS:Xi-pay là tên gọi của những đội quân nước Ấn Độ đánh thuê cho đế quốc Anh. Họ là những người nghèo khổ đi lính để kiếm sống nên gọi là khởi nghĩa Xi-pay. GV dùng hình 41 SGK làm rõ tinh thần chiến đấu của nhân dân và binh lính. GV: Vì sao có thể gọi cuộc khởi nghĩa Xi-pay là cuộc khởi nghĩa dân tộc? HS thảo luận làm rõ: Từ binh lính khởi nghĩa đã lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia từ một địa phương, khởi nghĩa lan rộng giải phóng được nhiều nơi. GV: Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào? HS: Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất ,chống chủ nghĩa thực dân ,giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ. GV):Vì sao khởi nghĩa Xi-pay bị thất bại? HS:Vì lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là phần tử quý tộc,phong kiến vừa thiếu khả năng và tinh thần chiến đấu vừa dễ dao động.Nhân dân chưa kết thành một khối thống nhất,thiếu vũ khí,không có người chỉ huy giỏi. GV:Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục đích gì? HS: Mục đích giành quyền tự chủ ,phát triển kinh tế dân tộc. GV:Hoạt động của đảng Quốc đại cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có những điểm nào đáng chú ý? HS: Phân hoá thành hai phái "ôn hoà " và "cấp tiến". II-Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ: a/ Khởi nghĩa Xi-pay (1857- 1859): -Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc. Diễn biến : SGK. Ý nghĩa: Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất ,chống chủ nghĩa thực dân ,giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ. b/Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản: Trong hoàn cảnh Ấn Độ lúc đó thì giai cấp tư sản là lực lượng tiên tiến đứng ra tổ chức lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Giáo án : Lịch Sử 8 Giáo viên : Lưu Thị Hải GV giải thích rõ điểm khác cơ bản trong đường lối,chủ trương hoạt động của hai phái. GV: Nhấn mạnh:Trong hoàn cảnh Ấn Độ lúc đó thì giai cấp tư sán là lực lượng tiên tiến đứng ra tổ chức lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc.Đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ lên cao,mạnh mẽ,tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bom-bay. GV : Tường thuật những nét chính của cuộc khởi nghĩa GV:Nét mới của phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX là gì? HS:Giai cấp công nhân tham gia ngày càng đông,có tổ chức,thể hiện tính giai cấp ngày càng cao. GV:Trong phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ đầu thế kỉ XX ,cuộc khởi nghĩa Bom-bay là sự kiện quan trọng nhất ,đây là cuộc chiến tranh chính trị lớn đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn Độ. GV: Kết luận: Từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển mạnh mẽ .Tuy thất bại ,phong trào đặt cơ sở cho những thắng lợi về sau. - Đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ lên cao,mạnh mẽ,tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bom-bay c/ Khởi nghĩa Bom-bay 1908 đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ đầu thế kỉ XX. 4.Sơ kết bài học: - Lập bảng niên biểu về phong trào chống Anh ở Ấn Độ giửa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Niên đại Sự kiện 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà : Học bài và làm bài tập,chuẩn bị bài mới. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 8 - Tiết 16 Ngày soạn : 16/10/2010 Ngày dạy : 18/10/2010 BÀI 10: TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1.Kiến thức: giúp học sinh nắm được những nội dung - Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX do chính quyền Mãn Thanh suy yếu, hèn nhát nên đất nước Trung Quốc rộng lớn có nền văn minh lâu đời, đã bị các nước đế quốc xâu xé trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Giáo án : Lịch Sử 8 Giáo viên : Lưu Thị Hải - Các phong trào đấu tranh chống phong kiến và đế quốc diễn ra hết sức sôi nổi, tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân, phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, cách mạng Tân Hợi, ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó. 2. Kĩ năng: Bước đầu nhận xét, đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc rơi vào tay đế quốc. Biết đọc kênh hình và sự dụng bản đồ Trung Quốc để trình bày các sự kiện tiêu biểu của phong trào. 3.Tư tưởng: Có thái độ phê phán triều đại Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc trở thành miếng mồi ngon cho các nước đế quốc xâu xé biểu lộ sự cảm thông, khâm phục nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi và vai trò của Tôn Trung Sơn. B/ THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC *GV: - Bản đồ Trung Quốc trước sự xâm lược của các nước đế quốc. - Lược đồ " Phong trào nghĩa Hoà Đoàn " . *HS: nghiên cứu bài C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày hậu quả sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ? 2. Giới thiệu bài: 3.Dạy và học bài mới: Hoạt động giữa thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: cả lớp GV: Sử dụng bản đồ Trung Quốc thế kỉ XIX giới thiệu điều kiện tự nhiên. GV: Em nêu nhận xét tình hình Trung Quốc cuối thế kỉ XIX (Lĩnh vực kinh tế , chính trị )? HS: Giàu tài nguyên thiên nhiên,đông dân, chính quyền phong kiến thối nát GV:Trước tình hình đó các nước tư bản có âm mưu gì HS: 1840-1842 Anh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện mở đầu quá trình các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc GV: Tại sao gọi là chiến tranh thuốc phiện ? HS: Thuốc phiện là món hàng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho thương nhân người Anh .Thuốc phiện nhập lậu vào Trung Quốc gây nên những tai hại về kinh tế ,xã hội . Lâm Tắc Từ ra lệnh tịch thu và tiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện . Điều đó khiến cho người Anh rất căm tức,vin vào cớ bị thiệt hại , Anh gây chiến tranh với Trung Quốc. GV: Nêu tác hại của thuốc phiện -Liên hệ với tình hình hiện nay. I-Trung Quốc trước nguy cơ bị các nước chia sẻ - Cuối thế kỉ XIX Trung Quốc là một nước:giàu tài nguyên thiên nhiên ,đông dân , chính quyền phong kiến thối nát - Năm 1840 thực dân Anh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện mở đầu quá trình xâm chiếm Trung Quốc Giáo án : Lịch Sử 8 Giáo viên : Lưu Thị Hải GV:Sau cuộc chiến tranh này ,tình hình Trung Quốc như thế nào? HS: Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. GV hướng dẫn HS đọc kênh hình 42: Đây là bức tranh biếm hoạ phản ánh việc Trung Quốc dần dần trở trành thị trường béo bở ,tranh giành của các nước đế quốc .Trung Quốc được ví như chiếc bánh ngọt khổng lồ nhưng không một quốc gia nào nuốt được . Cái bánh chia sáu ,trên có ghi dòng chữ "Trung Quốc,Mãn Châu, Triều Tiên". Ngồi xung quanh là 6 người với những chiếc nĩa nhọn hoắt trong tay.Kể từ trái sang phải là:Hoàng đế Đức;tổng thống Pháp; Nga Hoàng ; Nhật Hoàng: TT Mĩ ; Thủ tướng Anh. GV giải thích thuật ngữ '' Nửa thuộc địa,nửa phong kiến" Là : Thực chất là thuộc địa nhưng chế độ phong kiến được duy trì để làm tay sai cho thực dân. Hoạt động 2: cá nhân GV: Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của triều đình Mãn Thanh nhân dân Trung Quốc có thái độ như thế nào? HS: Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra mạnh mẽ chống đế quốc và phong kiến. GV: Hãy nêu các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? HS: Cuộc kháng chiến chống Anh( 1840-1842 ). Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc( 1881-1884). Cuộc vân động Duy Tân(1898) của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. Phong trào nghĩa Hoà Đoàn vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. GV(giảng) Trước nguy cơ xâm chiếm của các nước đế quốc, để canh tân đất nước, một số người trong giai cấp thống trị Trung Quốc chủ trương cải cách chính trị là thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến, theo con đường Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản. GV(H): Ý nghĩa và kết quả của cuộc vận động Duy Tân? HS: Kết quả: Thất bại Ý nghĩa: Làm lung lay trật tự nền tản phong kiến. mở đường cho trào lưu tư tưởng mới xâm nhập vào Trung Quốc. GV( chuyển tiếp): Sau các cuộc đấu tranh bị đành áp - Các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc ⇒ Trung quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. II.Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX -Cuộc kháng chiến chống Anh 1840-1842 - Phong trào Thái Bình Thiên Quốc(1851-1864) - 1898 phong trào Duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. - 1900 phong trào.Nghĩa Hoà Đoàn. Kết quả: Thất bại Ý nghĩa: Làm lung lay trật tự nền tản phong kiến. mở đường cho trào lưu tư tưởng mới xâm nhập vào Trung Quốc. Giáo án : Lịch Sử 8 Giáo viên : Lưu Thị Hải phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc không dừng lại mà vẫn tiếp tục. Hoạt động 3: cá nhân GV: Đầu thế kỉ XX giai cấp tư sản hình thành tập hợp lực lượng đấu tranh. Tiêu biểu là Tôn Trung Sơn. GV: giới thiệu về Tôn Trung Sơn(1866-1925) GV: Nêu hạt động tích cực của Tôn Trung Sơn? HS: Thành lập Trung Quốc đồng minh hội, đề ra học thuyết Tam dân. GV: Tổ chức của Đồng Minh Hội là tổ chức của giai cấp nào? HS: Là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản. GV: Sử dụng lược đồ(H45 trang 61 SGK) tường thuật diễn biến của cuộc cách mạng Tân Hợi. GV: Kết quả và ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi? HS: Lật đổ chế độ phong kiến hơn 2000 năm tồn tại.Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Trung Quốc.Mở đường cho cách mạng tư sản phát triển ở Trung Quốc.Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộcchâu Á. III.Cách mạng Tân Hợi (1911): - Tôn Trung Sơn (1866-1925):tên là Văn ;tự Đức Minh; hiệu Dật Tiên. -Tháng 8/1905 Trung Quốc đồng minh hội thành lập .Cương lĩnh : Đánh đuổi triều Mãn Thanh khôi phục Trung Quốc - 10/10/1911 Khởi nghĩa nổ ra ở Vũ Xương thắng lợi lan khắp cả nước. - 29/12/1911 Chính phủ lâm thời được thành lập. - 2/1912 Viên Thế Khải lên làm tổng thống ,cách mạng kết thúc. * Kết quả:Lật đổ chế độ phong kiến hơn 2000 năm tồn tại. * Ý nghĩa: Mở đường cho cách mạng tư sản phát triển ở Trung Quốc.Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Trung Quốc 4. Sơ kết bài học: Em hãy lập bảng so sánh những khác biệt giữa cuộc vận động Duy Tân và cách mạng Tân Hợi Các nội dung so sánh Cuộc vận động Duy Tân Cách mạng Tân Hợi Lực lượng lãnh đạo Thành phần tham gia Mục đích Phương thức tiến hành Kết quả 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa - Chuẩn bị bài sau " Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX". Giáo án : Lịch Sử 8 Giáo viên : Lưu Thị Hải . tập,chuẩn bị bài mới. -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- Tuần 8 - Tiết 16 Ngày soạn. XX -Cuộc kháng chiến chống Anh 184 0- 184 2 - Phong trào Thái Bình Thiên Quốc( 185 1- 186 4) - 189 8 phong trào Duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. - 1900

Ngày đăng: 30/09/2013, 03:10

Hình ảnh liên quan

GV: Đầu thế kỉ XX giai cấp tư sản hình thành tập hợp lực lượng đấu tranh. Tiêu biểu là Tôn Trung Sơn - tuàn 8 - Giáo án sử 8

u.

thế kỉ XX giai cấp tư sản hình thành tập hợp lực lượng đấu tranh. Tiêu biểu là Tôn Trung Sơn Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan