Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2010 - 2011 của Bộ GD & ĐT Căn cứ vào dự thảo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 của PGD & ĐT Huyện Bình Liêu với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, hưởng ứng và triển khai sâu rộng phong trào thi Đua:"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Tăng cường nền nếp, kỷ cương trong quản lý và dạy học; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, nhằm tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, vận dụng CNTT (Công nghệ thông tin) vàodạy học. Trong thực tế giảng dạy sử dụng các phương pháp truyền thống chỉ thiên về giao tiếp một thầy - một trò sẽ dẫn đến một số học sinh lười suy nghĩ, thụ động tiếp thu kiến thức, ngại giao tiếp, không mạnh dạn và không linh hoạt. Do đó, hiệu quả dạyhọc chưa cao. Trong khi đó nhu cầu học hỏi của học sinh ngày càng cao, các em thích tìm hiểu ham học hỏi, khám phá những kiến thức mới lạ. Còn về phía giáo viên lại không được đào tạo bài bản về nội dung này. Hầu hết các giáo viên đều tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu các kiến thức về công nghệ thông tin nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng máy tính trong quá trình giảng dạy của mình. Đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy đa số còn trẻ, khả năng tiếp cận với khoa học và công nghệ luôn nhanh, nhạy, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của giáo dục hiện nay. Tuy vậy, các phòng họchọc chức năng, phòng làm việc của GV và tổ chuyên môn còn phải sử dụng chung với nhiều phòng chức năng khác, nên các hoạt động của tổ chuyên môn hầu hết phải sử dụng các lớp học của học sinh, các hoạt động này đều mang tính thủ công vì không có các trang thiết bị hợp lý. Qua tìm hiểu cũng như thực tế giảng dạy, bản thân nhận thấy việc “Ứng dụng CNTT và TT” trong dạyhọc có thuận lợi và ưu điểm nổi bật: Môi trường đa phương tiện kết hợp với hình ảnh video, camera, âm thanh, văn bản, biểu đồ… được trình bày qua máy theo kịch bản vạch sẳn nhằm đạt hiệu quả tối đa một quá trình dạyhọc đa giác quan. Kỹ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên xã hội mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện trường học. Những ngân hàng đề, thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: hình, chữ, âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận các em có thể dự đoán được các tính chất, những quy luật mới. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạyhọc mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạyhọc được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của GV đến từng gia đình HS thông qua mạng. Nhờ có máy tính mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy trở nên sinh động hơn, thông qua bài giảng điện tử, GV có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở (đặc biệt câu hỏi trắc nghiệm khách quan…) tạo điều kiện cho HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Có thể khẳng định rằng, môi trường CNTT và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS và điều này làm nảy sinh những lí thuyết học tập mới. Kk Các trang thiết bị còn ít, chưa đáp ứng được với số lượng HS và điều kiện làm việc của giáo viên tại trường. - GV chưa được cung cấp các phần mềm dạyhọc Toán nên việc soạn giảng và thiết kế bài giảng điện tử còn có nhiều khó khăn. KẾT LUẬN Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc ở các trường phổ thông đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên cần phải có: - Năng lực đề xuất phương án dạy học, đề xuất phương án kiểm tra kiến thức của HS. - Kĩ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học. - Kĩ năng ứng dụng những thành tựu của cổng thông tin, sử dụng các phần mềm phù hợp để thể hiện tốt các ý tưởng sư phạm. Tuy nhiên, giáo viên cần xác định bài giảng hay phần bài giảng nào đó thích hợp cho việc soạn giáo án điện tử, tuỳ thuộc vào đặc trưng của môn học và mục tiêu của từng bài. Giáo án điện tử chỉ là phương tiện hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Cho nên không nhất thiết bài học nào chúng ta cũng thực hiện soạn giảng giáo án điện tử. Nhiều bài cần kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin với phương pháp giảng dạy truyền thống (kết hợp ghi bảng với công nghệ phần mềm trong quá trình dạy học). Tuỳ theo kiến thức của từng phần, từng bài mà lựa chọn phần mềm thích hợp sao cho hợp lý, đúng lúc vừa đủ phù hợp với nội dung kiến thức của bài. Điều cơ bản là phải biết ứng dụng CNTT đưa kiến thức thực tế vào bài giảng. GV cần chú ý đến việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạyhọc ở một số bài học. . phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, nhằm tăng cường phát huy. trong học tập, tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, vận dụng CNTT (Công nghệ thông tin) vào dạy học. Trong thực tế giảng dạy sử dụng các