thực trạng thị trường liên ngân hàng việt nam

10 760 1
thực trạng thị trường liên ngân hàng việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Liên Ngân Hàng, Thị trường liên ngân hàng

1 Lời mở đầu Thị trường liên ngân hàng là một thành phần cơ bản của thị trường tài chính, là nơi diễn ra các giao dịch vốn ngắn hạn quan trọng giữa các tổ chức tín dụng.Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam và quá trình hội nhập của ngành ngân hàng vào thị trường tài chính tiền tệ thế giới, thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam đã hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế .Có thể nói ,từ lúc hình thành tới nay thị trường liên ngân hàng Việt Nam đã góp phần nhất định trong quá trình phát triển thị trường tiền tệ nói riêng và kinh tế đất nước nói chung, nhất là quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.Vì vậy, nhóm mình chọn đề tài “Hoạt động của thị trường liên ngân hàng Việt Nam hiện nay” trong bài tiểu luận này. Chương 1:Tổng quan về thị trường liên ngân hàng. I.Khái niệm thị trường liên ngân hàng Thị trường liên ngân hàngthị trường cho nhau vay giữa các ngân hàng (giữa các tổ chức tín dụng) và có sự tham gia của ngân hàng trung ương với tư cách là người điều tiết, chi phối thị trường. II.Đặc trưng cơ bản của thị trường liên ngân hàng 1.Chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng Chủ thể tham gia trên thị trường liên ngân hàng bao gồm : Ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty môi giới, công ty kinh doanh trên thị trường tiền tệ và các tổ chức nhận tiền gửi khác.Trong đó, Ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại là chủ thể chính . 2.Đặc điểm của thị trường liên ngân hàng  Là thị trường vô hình, liên kết toàn cầu : hoạt động giao dịch 24/24 giờ 1 ngày trên phạm vi quốc tế.  Là thị trường cực kỳ nhạy cảm và là thị trường thông tin.  Chủ yếu là thị trường bán buôn 2  Là thị trường có độ tin cậy rất cao : các chủ thể tham gia thị trường chủ yếu là các ngân hàng và các tổ chức tài chính đáp ứng được yêu cầu về vốn, ký quỹ, chuyên môn và có giấy phép hành nghề.  Là thị trường vốn ngắn hạn.  Thực hiện giao dịch thông qua các công cụ hiện đại : mua bán tiền gửi qua điện thoại, máy tính bằng các công cụ phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai. 3.Lãi suất liên ngân hàng Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng thông qua thị trường liên ngân hàng. Lãi suất này luôn biến động lên xuống tuỳ thuộc thời điểm trong ngày và khả năng của mỗi ngân hàng. Các tổ chức công bố thông tin (Ngân hàng trung ương, Bloomberg, ) sẽ tập hợp số liệu các ngân hàng rồi tính toán,đưa ra một con số bình quân vào buổi sáng. Cách thức xác định lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng: bình quân gia quyền của các mức lãi suất có cùng kỳ hạn phát sinh trong ngày giao dịch. Đối với những kỳ hạn không phát sinh giao dịch hoặc lãi suất giao dịch bình quân không đại diện cho xu hướng của thị trường thì lãi suất và doanh số giao dịch là mức lãi suất giao dịch bình quân và doanh số giao dịch của kỳ hạn đó trong ngày giao dịch gần nhất. Trong đó : Ngân hàng trung ương (A) : đóng vai trò là nhà phân phối. 3 Ngân hàng lơn (B) :Đóng vai trò đại lý, với đặc điểm : tiền dự trữ dồi dào,thì phần lớn có uy tín và danh tiếng. Ngân hàng nhỏ (C) : đóng vai trò là khách hàng, với đặc điểm : tiền dự trữ có hạn thì khó huy động được nhiều tiền gửi tiết kiệm của người dân. III.Phân loại thị trường liên ngân hàng 1.Theo loại tiền tệ giao dịch: • Thị trường nội tệ liên ngân hàngThị trường ngoại tệ liên ngân hàng 2.Theo các loại giao dịch: • Thị trường liên ngân hàng truyền thống : gồm thị trường tiền gửi và tiền vay. • Thị trường liên ngân hàng phái sinh : Repo. Swaps 3.Phân loại theo công cụ giao dịch trên thị trường. • Thị trường trái phiếu chính phủ trung ương và trái phiếu chính quyền địa phương. • Thị trường tín phiếu ngân hàng trung ương. • Thị trường thương phiếu và các chấp phiếu ngân hàng. 4.Phân loại theo thời hạn của các giao dịch : • Cho vay qua đêm • Cho vay có kỳ hạn cố định( thường là dưới 1 năm). • Cho vay qua đêm liên tục Chương 2: Thực trạng hoạt động của thị trường liên ngân hàngViệt Nam. I.Lịch sử hình thành và phát triển 1.Lịch sử hình thành Ngày 7/10/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị số 07/CT-NH cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau,đây có thể nói là văn bản pháp lý đầu tiên hướng dẫn và pháp lý hoá quan hệ cho vay và đi vay giữa các tổ chức tín dụng, đánh dấu sự ra đời chính thức của Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam. 4 Ngày 21/01/1993,Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động thị trường liên ngân hàng kèm theo Quyết định số 114/QĐ-NH14, đánh dấu sự hình thành thị trường liên ngân hàng Việt Nam có tổ chức. Ngày 15/10/2001, Ngân hàng nhà nước đã ban hành quy chế cho vay lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng, kèm theo quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, nhằm nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong giao dịch liên ngân hàng.Đồng thời đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam. Mới đây nhất là thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn các giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào thị trường liên ngân hàng như hệ thống thanh toán điện tử bù trừ liên ngân hàng,hệ thống Reuter đã góp phần thúc đẩy các hoạt động giao dịch trên thị trường liên ngân hàng diễn ra sôi nổi và hiệu quả hơn. 2.Quy mô của thị trường liên ngân hàng Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy, từ khi được hình thành đến nay, quy mô giao dịch của thị trường liên ngân hàng ngày càng tăng và thị trường đang tiến gần hơn với các thông lệ quốc tế. Danh số hoạt động của thị trường cho vay, gửi tiền liên ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Năm 2000, khi thị trường liên ngân hàng mới bước đầu được hình thành, tổng doanh số giao dịch cho vay, gửi tiền giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng chỉ vào khoảng 280 tỷ đồng thì đến 2005 con số này đã lên tới 760 nghìn tỷ đồng, cao gấp 2,7 nghìn lần so với giai đoạn đầu mới hình thành. Năm 2011, tổng doanh số giao dịch toàn thị trường đạt 6.896 nghìn tỷ đồng tăng 1.860 nghìn tỷ so với doanh số năm 2010 và cao gấp 9 lần so với số liệu năm 2005. 10 tháng đầu năm 2012, doanh số cho vay, gửi tiền lẫn nhau giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã lên tới 5.354 nghìn tỷ. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của thị trường liên ngân hàng trong việc đáp ứng khả năng thanh khoản và nhu cầu vốn ngắn hạn của hệ thống ngân hàng. II.Thực trạng hoạt động hiện nay 5 1.Nhìn lại hoạt động của thị trường liên ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng. Lãi suất trên thị trường LNH có những thay đổi lớn, liên tục do NHNN điều chỉnh cặp LS chỉ đạo gồm lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay lưu phiếu ( thế chấp tín phiếu, hối phiếu . ) nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ của NHNN. Như trong năm 2008, cầu về vốn của các tổ chức tín dụng tăng cao đã gây nên một cuộc chạy đua lãi suất trên thị trường LNH, đấy lãi suất bình quân LNH lên rất cao , NHNN đã phải từng bước giảm lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn nhằm tạo thêm vốn lưu động cho các tổ chức tín dụng có thể bù đắp khả năng thanh toán và cung cấp vốn cho nền kinh tế. Hay khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng (2009 -2010) , lạm phát ở mức quá cao, để kiềm chế lạm phát , NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, liên tục nâng lãi suất tái chiết khấu (từ 6% cuối 2009 lên 13% năm 2010) , lãi suất tái cấp vốn (từ 8% cuối 2009 lên 15% năm 2010). Th tr   ng liên ngân hàng m    u n m 2008 v i m c lãi su t VND qua  êm (over night) nh  nhàng 6,52%. Nh ng ch ch a   y m t tháng sau  ó, con s  này  ã t ng v t g p 4 l n, gây “s c”   i v i nh ng ngân hàng c n v n và có th  c  v i nhà  i  u hành chính sách ti n t .T  6,52%, lãi su t qua  êm trên th tr   ng liên ngân hàng d n t ng theo c u v n c a các ngân hàng th   ng m i khi n m h t, T t   n, nhu c u rút ti n trong dân c  và doanh nghi p t ng cao. Tr   c  ó, tháng 11/2007, c u VND   y lãi su t trên th tr   ng liên ngân hàng v t lên 17%. Ngân hàng Nhà n   c vào cu c, b m thêm h n 10.000 t    ng vào th tr   ng, lãi su t d n h  v  8%. Nh ng tình hình này không  n   nh    c bao l u.  à t ng nhanh và m nh c a lãi su t qua  êm  ã th c s  gây “s c” b i k  l c 17%  ã b  ánh   .Ngày 29/1/2008, lãi su t qua  êm ch  m c 10,86%. M t ngày sau  ó, s    t bi n xu t hi n khi các m c 20%, 25% b  ánh   và   nh  i  m cú l c lên t i 27% - ch a t ng có trong lch 6 s  ti n t  Vi t Nam.Ngày 19/2/2008, th m chí lãi su t cho vay  ã   t   n m c 43/% n m 1 con s  khó có th  tin n i. Theo số liệu báo cáo nhanh của các tổ chức tín dụng đến ngày 23/12/2008, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở hầu hết các kỳ hạn đều có xu hướng giảm, ngoại trừ lãi suất giao dịch qua đêm và kỳ hạn 12 tháng tăng nhẹ so với lãi suất giao dịch tuần trước đó. Cụ thể, lãi suất bình quân cho vay qua đêm là 7,12%/năm, 1 tuần là 8,03%/năm, 2 tuần là 8,74%/năm, 1 tháng là 9,15%/năm, 3 tháng là 10,67%/năm, 6 tháng là 12%/năm và kỳ hạn 1 năm là 10,56%/năm. Lãi suất giao dịch bình quân các kỳ hạn bằng USD nhìn chung giảm nhẹ so với tuần trước đó. Lãi suất giao dịch USD trong tuần phổ biến ở các mức dưới 2,5%/năm, lãi suất cho vay qua đêm 0,82%/năm, lãi suất các kỳ hạn 1 tuần trở lên dao động trong khoảng 1,49% đến 2,3%/năm. Sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày 25/12/2008 lên mức 16.989 đ/USD. Mặt bằng tỷ giá mới sẽ góp phần hỗ trợ xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu và đảm bảo sự bền vững của cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ổn định. 7 Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bị đẩy cao xuất phát từ những nguyên nhân, như Ngân hàng Nhà nước chủ trương thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát bằng việc tăng dự trữ bắt buộc, đồng loạt tăng các lãi suất chủ chốt; cầu VND tăng mạnh mùa cuối năm; vốn khả dụng của nhiều ngân hàng “buộc” phải giải ngân mạnh cuối năm 2007 để tăng tổng dư nợ kịp “hẹn” Chỉ thị 03, vốn VND để mua ngoại tệ… Một số nguyên nhân chính có thể thấy đó là: Thứ nhất: Trong cỏc thỏng cuối năm 2007, đặc biệt là trong tháng 12-2007 các ngân hàng đẩy mạnh cho vay với tốc độ tăng trưởng rất cao, 14,2% so với tháng 11-2007. Diễn biến này một mặt gắn liền với nhu cầu vốn cuối năm gia tăng, mặt khác các ngân hàng đẩy mạnh tăng dư nợ tín dụng để bảo đảm thực hiện quy định về cho vay chứng khoán theo Chỉ thị số 03 của NHNN. Chính vì lẽ đó tạo ra nhu cầu vốn rất lớn và việc tăng mạnh và tăng cao lãi suất huy động của một số tổ chức tín dụng là điều dễ hiểu. Thứ hai: Trên thị trường liên ngân hàng, phần lớn các NHTM cổ phần nhỏ (có quy mô vốn thấp, hoạt động dịch vụ kém phát triển và chủ yếu là kinh doanh tín dụng) thường là các ngân hàng đi vay. Trong khi đó nhúm cỏc ngân hàng này cũng chính là các ngân hàng có dư nợ tín dụng lớn hơn so với tổng huy động vốn, tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tổng huy động vốn cao hơn 100%, thậm chí có NHTM cổ phần tỷ lệ này trên 200%. Một bộ phận vốn sử dụng cho vay khách hàng và nền kinh tế được các tổ chức tín dụng này vay từ thị trường liên ngân hàng. Song, bản chất của thị trường này là đáp ứng nhu cầu về thanh khoản, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn nhờ luân chuyển được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi (qua đêm, ngày, tuần), nhờ vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đừy chớnh 8 là nguyên nhân cơ bản tác động trực tiếp đến thị trường liên ngân hàng. Cùng với hiệu ứng nhu cầu vốn dịp Tết Nguyên đán đã làm nóng thị trường liên ngân hàngthị trường tiền tệ trên địa bàn trong thời gian qua. Thứ ba: Một bộ phận các NHTM cổ phần lớn (quy mô vốn lớn, dịch vụ phát triển mạnh, quản lý tốt) sử dụng vốn hợp lý hơn, cơ cấu nguồn và cơ cấu tín dụng hợp lý (dư nợ tín dụng so với tổng huy động vốn dưới 100%, có ngân hàng chỉ khoảng 50%-60%) – thường là các ngân hàng cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Chính việc quan hệ một chiều (các ngân hàng thường xuyên cho vay và nhúm cỏc ngân hàng thường xuyên đi vay) cũng tạo ra những hạn chế nhất định trong quan hệ trên thị trường liên ngân hàng, làm xuất hiện hiện tượng "kinh doanh" quá mức ngay trên thị trường này. Trong một số trường hợp lãi suất đẩy lên quá cao vì nhu cầu thanh khoản và các ngân hàng đi vay không có sự lựa chọn nào khác. Trong giai đoạn 2009 – 2011, nhu cầu thanh khoản đã khiến lãi suất trên thị trường LNH có lúc đã vọt lên 30% cho kỳ hạn 1 tháng. Để ngân hàng tránh bị thua thiệt lãi suất tín dụng cho vay ra cho đối với nền kinh tế (doanh nghiệp, cá nhân) cũng bị đẩy lên cao hơn.Các DN không thanh toán được nợ làm phát sinh nợ xấu, vốn bị ứ đọng trong các khoản nợ này làm phát sinh nhu cầu lớn về VKD, và dẫn đến một cuộc chạy đua lãi suất trên TTLNH. Năm 2009 2010 2011 2012 04 tháng 2013 Tháng 1 206,238 309,998 501,055 562,340 247,022 Tháng 2 254,617 227,825 377,518 665,063 166,977 Tháng 3 281,914 355,343 528,917 777,123 352,558 Tháng 4 220,437 349,317 470,084 565,148 338,920 Tháng 5 281,084 352,963 402,512 519,021 Tháng 6 281,084 453,386 565,677 508,420 Tháng 7 299,774 438,846 636,743 534,585 9 Tháng 8 258,254 428,347 540,926 498,428 Tháng 9 293,222 377,245 477,253 277,980 Tháng 10 314,020 525,645 702,269 290,287 Tháng 11 362,983 549,923 740,965 227,768 Tháng 12 493,130 667,627 952,487 276,168 Tổng 3538,867 5,036,465 6,896,406 5,702,331 1,105,477 BQ tháng 294,906 419,705 574,701 475,194 276,369 Bảng3.1: Khối lượng giao dịch cho vay, gửi tiền 2009-2011 2.Hoạt động của thị trường liên ngân hàng năm 2012 và nửa đầu 2013 2.1.Năm 2012 Thị trường liên ngân hàng đã thay đổi rõ rệt trong năm 2012.Khối lượng giao dịch hoạt động liên ngân hàng đã giảm đáng kể trong năm do tiền gửi của khách hàng tăng giúp cho ngân hàng bớt phụ thuộc vào các nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng để tài trợ cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Một nhân tố nữa góp phần làm giảm hoạt động trên thị trường liên ngân hàng là sự ra đời của thông tư 21/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2012.Thông tư 21 quy định rằng các tổ chức tín dụng chỉ có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng nếu như họ không có khoản vay liên ngân hàng nào quá hạn trên 10 ngày.Các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng có thể được coi là kém ổn định hơn nếu so với các khoản tiền gửi dài hạn hơn của khách hàng .Chính vì vậy, chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm 2012, nhiều tổ chức tín dụng yếu kém lộ rõ thực chất quá trình hoạt động đã phải cầu cứu hỗ trợ của ngân hàng nhà nước qua thị trường OMO.Biểu đồ dưới thể hiện phần nào tác động của thông tư 21 tới doanh số giao dịch liên ngân hàng : 10 Nguồn : Ngân hàng nhà nước Thêm vào đó, Ngân hàng cho vay phải trích lập sự phòng tín dụng cho các khoản vay liên ngân hàng của họ và điều này cũng góp phần làm giảm tính hấp dẫn của việc cho các tổ chức tín dụng khác vay. Điểm đáng chú ý là gần ½ các ngân hàng có ít hơn 1/2 tổng tài sản là các khoản vay khách hàng.Gần 50% các ngân hàng có tài sản liên ngân hàng ở mức trên 20% tổng tài sản . thị trường. II.Đặc trưng cơ bản của thị trường liên ngân hàng 1.Chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng Chủ thể tham gia trên thị trường liên ngân hàng. hàng Việt Nam hiện nay” trong bài tiểu luận này. Chương 1:Tổng quan về thị trường liên ngân hàng. I.Khái niệm thị trường liên ngân hàng Thị trường liên ngân

Ngày đăng: 29/09/2013, 22:25

Hình ảnh liên quan

Bảng3.1: Khối lượng giao dịch cho vay, gửi tiền 2009-2011 - thực trạng thị trường liên ngân hàng việt nam

Bảng 3.1.

Khối lượng giao dịch cho vay, gửi tiền 2009-2011 Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan