Ở vùng trung tâm nội thành do ảnh hưởng bởi việc khai thác nước mạnh mẽ hàng chục năm nay cộng với việc bố trí các giếng khai thác nước chưa hợp lý, xa nguồn bổ cập đã dẫn đến hình thành
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Lương Thị Phương Thảo
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM
KHU VỰC NỘI ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2019
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Lương Thị Phương Thảo
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM
KHU VỰC NỘI ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 8440301.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS Nguyễn Xuân Cự
Hà Nội – 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc đến người hướng dẫn - GS.TS Nguyễn Xuân Cự – Bộ môn Tài nguyên và Môi trường Đất, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở Bộ môn Tài nguyên và Môi trường đất, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như làm luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn quan tâm động viên và đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 30 tháng 11 năm 2019
Học viên
Lương Thị Phương Thảo
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan tình hình khai thác, sử dụng và suy thoái tài nguyên nước ngầm trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.1 Khái niệm nước ngầm 3
1.1.2 Tình hình khai thác, sử dụng và suy thoái tài nguyên nước ngầm trên thế giới 4
1.1.3 Tình hình khai thác, sử dụng và suy thoái tài nguyên nước ngầm tại Việt Nam 9
1.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm thành phố Hà Nội 13
1.2.1 Bãi chôn lấp chất thải 13
1.2.2 Các khu nghĩa trang 15
1.2.3 Các nguồn nước thải và sự ô nhiễm các nguồn nước mặt 16
1.2.4 Ô nhiễm môi trường đất 20
1.3 Điều kiện địa lý tự nhiên – kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 21
1.3.1 Điều kiện địa lý tự nhiên 21
1.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
2.2 Nội dung nghiên cứu 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Phương pháp thu thập, phân tích và hệ thống hóa tài liệu, số liệu 30
2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát, lấy mẫu và phân tích bổ sung 31
2.3.3 Phương pháp kế thừa các kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước ngầm hiện có 33
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 Đặc điểm cấu trúc các tầng chứa nước cần bảo vệ thành phố Hà Nội 34
3.1.1 Tầng chứa nước Holocen (qh) 34
Trang 53.1.2 Tầng chứa nước Pleistocen trên (qp2) 36
3.1.3 Tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp1) 37
3.1.4 Tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Vĩnh Bảo (n2) 39
3.2 Hiện trạng chất lượng nước ngầm khu vực nội đô thành phố Hà Nội 41
3.2.1 Hiện trạng chất lượng nước năm 2019 theo khảo sát 41
3.2.2 Chất lượng nước ngầm tại các vị trí quan trắc thuộc mạng Hà Nội 44
3.2.3 Diễn biến chất lượng nước ngầm khu vực nội đô thành phố Hà Nội 49
3.3 Quản lý, khai thác và sử dụng nước ngầm nội đô thành phố Hà Nội 65
3.3.1 Hiện trạng khai thác và sử dụng nước ngầm 65
3.3.2 Các vấn đề về khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngầm 72
3.3.3 Dự báo nhu cầu sử dụng nước 78
3.4 Đề xuất các giải pháp khai thác bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên nước ngầm thành phố Hà Nội 80
3.4.1 Giải pháp quản lý 80
3.4.2 Giải pháp kỹ thuật 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 91
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IWMI (International Water
Management Institute)
Viện quản lý tài nguyên quốc gia
TTTVKTTV - MT Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy Văn và
Môi trường
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân chia mức độ giàu nước của các tầng chứa nước 4
Bảng 1.2 Quy mô dân số thành phố Hà Nội năm 2018 25
Bảng 2.1 Vị trí các mẫu thu thập 31
Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng 5 mẫu nước 43
Bảng 3.2 Hiện trạng khai thác nước ngầm quy mô lớn 66
Bảng 3.3 Hiện trạng khai thác nước ngầm quy mô trung bình 70
Bảng 3.4 Hiện trạng khai thác nước ngầm quy mô nhỏ 71
Bảng 3.5 Hiện trạng khai thác nước ngầm theo đơn vị hành chính 72
Bảng 3.6 Kết quả quan trắc lún mặt đất tại các trạm trên địa bàn Hà Nội 77
Bảng 3.7 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước thành phố Hà Nội 78
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hiện trạng nước toàn cầu 5
Hình 1.2 Bản đồ thể hiện sự bền vững khi khai thác nước dưới đất 6
Hình 1.3 Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội 21
Hình 3.1 Bản đồ đẳng bề dày TCN qh 36
Hình 3.2 Bản đồ ĐCTV TCN qh 36
Hình 3.3 Bản đồ đẳng bề dày TCN qp2 37
Hình 3.4 Bản đồ ĐCTV TCN qp2 37
Hình 3.5 Bản đồ đẳng bề dày TCN qp1 39
Hình 3.6 Bản ĐCTV TCN qp1 39
Hình 3.7 Điểm lấy mẫu chất lượng nước 41
Hình 3.8 Biến động mực nước tầng qh tại khu vực Đống Đa 49
Hình 3.9 Biến động mực nước tầng qh tại khu vực Hoàng Mai 49
Hình 3.10 Biến động mực nước tầng qh tại khu vực Tây Hồ 50
Hình 3.11 Biến động mực nước tầng qh tại khu vực Hà Đông 50
Hình 3.12 Biến động mực nước tầng qp2 tại khu vực Bắc Từ Liêm 51
Hình 3.13 Biến động mực nước tầng qp2 tại khu vực Hà Đông 51
Hình 3.14 Biến động mực nước tầng qp1 tại khu vực Cầu Giấy 52
Hình 3.15 Biến động mực nước tầng qp1 tại khu vực Đống Đa 52
Hình 3.16 Biến động mực nước tầng qp1 tại khu vực Hoàng Mai 53
Hình 3.17 Biến động mực nước tầng qp1 tại khu vực Tây Hồ 53
Hình 3.18 Diễn biến hàm lượng sắt tầng qh trong mùa khô 54
Hình 3.19 Diễn biến hàm lượng sắt tầng qh trong mùa mưa 55
Hình 3.20 Diễn biến hàm lượng Nitrat tầng qh trong mùa khô 56
Hình 3.21 Diễn biến hàm lượng Nitrat tầng qh trong mùa mưa 56
Hình 3.22 Diễn biến hàm lượng Clorua tầng qh trong mùa khô 57
Hình 3.23 Diễn biến hàm lượng Clorua tầng qh trong mùa mưa 57
Hình 3.24 Diễn biến hàm lượng sắt tầng qp2 trong mùa khô 58
Hình 3.25 Diễn biến hàm lượng sắt tầng qp2 trong mùa mưa 59
Trang 9Hình 3.26 Diễn biến hàm lượng Clorua tầng qp2 trong mùa khô 60
Hình 3.27 Diễn biến hàm lượng Clorua tầng qp2 trong mùa mưa 60
Hình 3.28 Diễn biến hàm lượng sắttầng chứa nước qp1 mùa khô 61
Hình 3.29 Diễn biến hàm lượng sắt tầng chứa nước qp1 mùa mưa 62
Hình 3.30 Diễn biến hàm lượng Nitrat tầng chứa nước qp1 mùa khô 62
Hình 3.31 Diễn biến hàm lượng Nitrat tầng chứa nước qp1 mùa mưa 63
Hình 3.32 Diễn biến hàm lượng Clo tầng chứa nước qp1 mùa khô 63
Hình 3.33 Diễn biến hàm lượng Clo tầng chứa nước qp1 mùa mưa 64
Hình 3.34 Công nghệ giếng thu nước đường kính lớn Nagaoka 82
Trang 10MỞ ĐẦU
Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của cả nước, là một trong các khu vực nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ Ở đây tập trung số lượng lớn dân số có mật độ dân cư cao nhất cả nước Các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh có nhu cầu về nước cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất rất lớn
Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội đang phát triển mạnh đã làm biến đổi mạnh mẽ các điều kiện môi trường nói chung và tài nguyên nước ngầm nói riêng Tình trạng suy giảm nguồn nước ngầm (ô nhiễm, cạn kiệt) đã diễn ra tại một số nơi, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và các ngành kinh
tế trên địa bàn thành phố Ở vùng trung tâm nội thành do ảnh hưởng bởi việc khai thác nước mạnh mẽ hàng chục năm nay cộng với việc bố trí các giếng khai thác nước chưa hợp lý, xa nguồn bổ cập đã dẫn đến hình thành phễu hạ thấp mực nước với diện tích lớn hàng trăm kilomet vuông, góp phần thúc đẩy các tác động tiêu cực đến môi trường như cạn kiệt tài nguyên nước, gia tăng quá trình ô nhiễm nguồn nước ngầm, sụt lún mặt đất
Khu vực nội thành Hà Nội với mật độ dân số lớn khoảng 12.000 người/km2, vì vậy lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất là rất lớn Hiện nay, nước cung cấp cho Hà Nội gồm khoảng 800.000m3/ngày, nước được khai thác từ nước ngầm tại các nhà máy lớn (không kể khai thác đơn lẻ, khai thác khu vực nông thôn) và khoảng 300.000m3/ngày lấy từ nước mặt Nguồn nước ngầm của thành phố Hà Nội đang ngày càng bị suy giảm cả về lượng và chất Sự suy thoái về lượng biểu hiện rõ nhất ở sự suy giảm công suất khai thác ở các bãi giếng khu vực nội thành thành phố và sự giảm mực nước ngầm theo thời gian, sự mở rộng phễu hạ thấp mực nước ngầm Nước ngầm ở vùng Hà Nội biểu hiện ở sự nhiễm bẩn của một số yếu tố ở một số khu vực Biểu hiện
rõ nhất là nhiễm bẩn các hợp chất nito, cụ thể là amoni ở khu vực phía nam thành phố, nơi có các bãi giếng Hạ Đình, Pháp Vân Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự phát triển đô thị hóa, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc quản lý khai thác nước ngầm còn chưa được chặt chẽ Từ những vấn đề nêu trên cho thấy cần phải có nghiên cứu về suy thoái tài nguyên nước ngầm đầy đủ, để sử dụng hợp lý và bền vững
Trang 11tài nguyên nước ngầm Đề tài “Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố Hà Nội” được đặt ra với mục tiêu nhằm đánh giá hiện trạng chất
lượng nước, thực trạng khai thác và mức độ suy thoái nước ngầm khu vực nội đô thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước ngầm khu vực nội đô thành phố Hà Nội
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình khai thác, sử dụng và suy thoái tài nguyên nước ngầm trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Khái niệm nước ngầm
Nước dưới đất là nước chứa trong các tầng nước dưới đất [12] Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát, bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều , phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất
đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có 3 vùng chức năng : vùng thu nhận nước, vùng chuyển tải nước, vùng khai thác nước có áp
Phần lớn nước ngầm hình thành theo một nhánh trong vòng tuần hoàn nước cùng với các yếu tố thủy văn khác Có bốn con đường hình thành nước ngầm Nguồn gốc khí quyển: do nước mưa, nước mặt trong sông hồ, đầm lầy, ngấm xuống các tầng đất đá bên dưới khi những tầng này có đới độ rỗng cao Phần lớn nước ngầm thuộc dạng này Nguồn gốc trầm tích: khi lắng đọng thì ở dạng bùn ướt Quá trình trầm tích tiếp theo tạo ra lớp đè lên trên, gây nén kết đá và nước bị tách ra thành vỉa Các vỉa nước dưới đáy mỏ dầu khí thuộc dạng này Nguồn gốc magma (Nguyên sinh): do magma nguội đi thì quá trình kết tinh xảy ra, lượng dư hydro và oxy nếu có
sẽ tách ra, rồi kết hợp thành nước Nguồn nước từ magma đã giảm nhiều, do vỏ rắn Trái Đất hiện dày hơn, và hydro là nguyên tố nhẹ nên ít nằm lại trong lòng Trái Đất Nguồn gốc biến chất (Thứ sinh): các hoạt động xâm nhập làm nóng đất đá, gây biến chất các lớp trầm tích bên trên, dẫn đến thải nước từ trầm tích [24]
Trang 13Tầng chứa nước là thành tạo địa chất đất đá có tính thấm đủ để nước có thể chứa
và vận động trong chúng và có thể khai thác được một lượng nước có ý nghĩa kinh tế
từ các nguồn lộ, hoặc từ các công trình nhân tạo như giếng, lỗ khoan
Các thành tạo địa chất rất nghèo nước là các thành tạo địa chất có tính hấp phụ và khả năng thấm nước rất nhỏ, không đủ để tạo ra một lượng nước có ý nghĩa kinh tế khai thác từ các nguồn lộ tự nhiên hoặc từ các công trình nhân tạo như giếng, lỗ khoan Trong phân loại chúng thường được xếp vào nhóm các tầng không chứa nước
Các thành tạo địa chất không chứa nước là các thành tạo địa chất không có khả năng hấp phụ hay thấm nước Đất đá có hệ số thấm nhỏ hơn 10-9 m/s Trong mặt cắt địa tầng, các thành tạo này đóng vai trò của một tầng cách nước
Các tầng chứa nước lỗ hổng là các tầng chứa nước mà nước được chứa và vận động trong lỗ hổng giữa các hạt đất đá
Các tầng chứa nước khe nứt là các tầng chứa nước mà nước được chứa và vận động trong các khe nứt, kẽ hổng hoặc hang động karst
Căn cứ vào khả năng chứa nước các thành tạo địa chất được chia thành hai dạng chủ yếu: các tầng chứa nước và các tầng không chứa nước Phân chia mức độ giàu nước cụ thể trong bảng 1.1:
Bảng 1.1 Phân chia mức độ giàu nước của các tầng chứa nước
1.1.2 Tình hình khai thác, sử dụng và suy thoái tài nguyên nước ngầm trên thế giới
Tổng lượng nước có trên trái đất có khoảng 1.357,5 triệu km3 nước [42], hiện trạng nước toàn cậu được thể hiện trong hình 1.1, trong đó chỉ có 3% là nước ngọt, phần còn lại 97% là nước mặn trong các đại dương Trong số 3% tổng nước ngọt trên trái đất thì có tới 77% tồn tại ở dạng đóng băng vĩnh cửu (các khối băng vùng bắc cực, nam
Trang 14cực), còn lại chỉ 1% nước chứa trong sông, hồ trên khắp các châu lục và 11% nước dưới đất ở độ sâu từ 800m trở lại có thể khai thác sử dụng được, còn 11% nước dưới đất ở độ sâu dưới 800m không thể khai thác sử dụng trong điều kiện kỹ thuật hiện nay
Hình 1.1 Hiện trạng nước toàn cầu [42]
Những nước khai thác với lượng nước lớn nhất lần lượt là Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Pakistan và Iran Hàng năm, ở Mỹ khai thác sử dụng 569,45 tỷ m3, trong đó nước ngầm chiếm 1/4 Khai thác nước ngầm mạnh mẽ nhất diễn ra ở các bang California, Texas và Nebraska
Nhìn chung trên thế giới sự khai thác và sử dụng tài nguyên nước ngày càng gia tăng nhanh chóng trong khi nguồn tài nguyên nước là có hạn Hệ quả đã làm suy giảm và gia tăng cạn kiệt nguồn tài nguyên nước Bản đồ thể hiện sự bền vững khi khai thác nước dưới đất trong hình 1.2 Bản đồ do các nhà địa chất thủy văn Hà Lan thành lập năm 2006 đã đưa ra chỉ số có giá trị < 20% cho biết lãnh thổ đó còn dư dật nước dưới đất và có thể khai thác bền vững Những nước có chỉ số 100% và lớn hơn nằm ở Trung Đông và Bắc Phi, nơi đó nước dưới đất đang bị cạn kiệt dần Những nước có chỉ số từ 20% đến 100% là những nước mà ở đấy việc khai thác nước dưới đất chỉ có thể bền vững nếu kiểm soát chặt chẽ việc khai thác nước và có kế hoạch bổ sung nhân tạo nước dưới đất Việt Nam nằm trong những nước có chỉ số trung bình
Trang 15Hình 1.2 Bản đồ thể hiện sự bền vững khi khai thác nước dưới đất
Tuy nhiên, những khu vực có tài nguyên nước dưới đất ổn định trên thế giới đang từng ngày thu nhỏ lại Có 3 vấn đề chính ảnh hưởng đến việc sử dụng nước dưới đất: cạn kiệt do sử dụng quá mức, do quy hoạch khai thác không đúng và do bị ngập úng, bị nhiễm mặn do việc khai thác nước chưa hợp lý và việc sử dụng liên tục không
có hiệu quả, và bị ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và các hoạt động khác của con người gây ra
Ở tỉnh Hà Nam, tỉnh rộng nhất miền Bắc Trung Quốc với diện tích 2 triệu ha,
đã khai thác nước từ các giếng đào để tưới một diện tích chiếm tới 52% diện tích đất canh tác Dữ liệu kiểm tra mực nước trên 358 giếng trong khu vực 75.000 km2 cho thấy mực nước đã giảm xuống khoảng 0,75 m đến 3,68 m trong thời gian từ năm 1975 đến năm 1987 Ở quận Trường Châu của tỉnh Hà Bắc, nơi có 76.800 giếng cung cấp nước tưới tiêu cho 0,29 triệu ha - tương ứng với 37% diện tích đất canh tác - diện tích này bị bao phủ bởi nước mặn và tỉ lệ nước mặn tăng 9,1 % trong giai đoạn từ năm 1980-1990 Ở lưu vực sông Phúc Dương phía Bắc Trung Quốc, Viện quản lý tài nguyên nước Quốc gia (IWMI) đã nghiên cứu sự hình thành các lưu vực, việc cung cấp nước mặt cho nông nghiệp đã bị giảm đi trầm trọng hơn 20 năm qua do phải đáp ứng nhu cầu nước cho ngành công nghiệp, người dân đã tăng cường khai thác nước dưới đất để tưới với số giếng đào khai thác trong các lưu vực đã tăng lên khoảng 91.000 giếng trong những năm 2000, hậu quả làm cho mực nước dưới đất đã giảm xuống từ 8 đến 50 m từ năm 1967-2000 [46] Khoảng 300 thành phố vừa và lớn của
Trang 16Trung Quốc với mật độ dân cư đông đúc phải sống phụ thuộc vào nước dưới đất - họ phải đối mặt với vấn đề thiếu nước trầm trọng và họ rất bi quan về nhu cầu nước của
họ Các nhà nghiên cứu của IWMI ở tỉnh Guanajuato, một trong những khu vực có nền nông nghiệp rất phát triển của Mexico, đã phát hiện mực nước ở 10 tầng chứa nước nghiên cứu đã suy giảm với mức độ trung bình hàng năm từ 1,79 m đến 3,3 m/năm trong những năm gần đây [45] Các tầng chứa nước ở lưu vực sông Phúc Dương đang
bị sức ép từ 2 phía: những người dân đang ngày càng làm cạn kiệt nguồn nước dưới đất ở dưới hạ lưu và ngành công nghiệp đang làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất ở thượng lưu
Ngân hàng thế giới gần đây đã thông báo: vấn đề khai thác nước dưới đất được cho là mối đe dọa chủ yếu đối với hạnh phúc của người dân Yemen [46] Ví dụ như trên các khu vực cao nguyên, ước tính sự tiêu thụ nước vượt quá so với tiềm năng đến 400% Trong thời gian gần đây, ở Tây Á, Tây Nam Á, bán đảo Ấn Độ và Pakistan hàng năm người ta đã xây dựng thêm nhiều giếng khoan khai thác nước cho tưới, lượng nước dưới đất được sử dụng vượt trội so với lượng nước được bổ sung trên nhiều diện tích lớn đang ngày càng gia tăng Quá trình này đã diễn ra nhanh chóng ở các nơi khiến cho hậu quả trở nên nghiêm trọng Hậu quả của việc khai thác nước dưới đất quá mức ở 3 khu vực Punjabs, Haryana và Tây Rajasthan của Ấn Độ đã làm cho nước dưới đất bị nhiễm mặn Ở Bắc Gujarat và Nam Rajasthan nước dưới đất bị nhiễm florua Ở phía Nam Ấn Độ, sự sụt giảm lưu lượng giếng khoan khai thác nước trong các thành tạo đá cứng đã phát sinh do sự đua tranh tăng độ sâu giếng khoan Ở các khu vực ven biển, hậu quả nghiêm trọng nhất của việc khai thác nước quá mức nước ngầm
là làm cho nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền
Việc khai thác nước dưới đất không theo quy hoạch có thể phá hoại các hệ sinh thái dễ bị tổn thương, ví dụ như các vùng đầm lầy, ốc đảo châu Phi, châu Á Ốc đảo Azraq - trái tim của Jordanian Badia là một ví dụ điển hình của việc khai thác nước dưới đất quá mức [44] Đầm lầy Azrag ở Ramsar với diện tích hơn 7500 ha là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật ở cạn và ở dưới nước, các loài sinh vật bản địa, các loài độc nhất vô nhị và các loài với số lượng lớn Ốc đảo này đã từng được thế giới ca ngợi
là nơi trú ngụ lớn cho các loài chim di trú và là một trong những địa danh thu hút
Trang 17khách du lịch lớn nhất của Jordanian Badia Tuy nhiên, hiện nay ốc đảo này bị cạn sạch nước do việc khai thác nước dưới đất quá mức phía thượng lưu để tưới ruộng và cung cấp nước cho thành phố Aman Khai thác nước dưới đất quá mức đã gây ra sự suy giảm mực nước tầng nông từ 2,5 đến 7m trong suốt những năm 1980 và làm khô cạn các mạch lộ tự nhiên cung cấp nước cho ốc đảo Kết quả đã phá hủy toàn bộ hệ sinh thái của ốc đảo, làm tăng lượng muối trong nước dưới đất từ 1200 đến 3000 ppm
và làm thiệt hại kinh tế do lượng khách du lịch đến ốc đảo ngày càng giảm [45]
Các cánh đồng màu mỡ từ các khu vực lân cận của Manisa nơi mà các cư dân ở
đó ngày càng lo lắng về việc cung cấp nước lại chính là nguồn cung cấp thực phẩm cho thành phố của Izmir ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ Ở Đông Nam Á tình trạng sử dụng nước dưới đất ở đô thị đang đạt đến thời điểm nóng Băngkok, Jakarta và thành phố Mêxico đang phải đối mặt với vấn đề diện tích đất đô thị ngày càng bị thu hẹp trầm trọng do nước dưới đất cạn kiệt Cơ quan quản lý tài nguyên nước và rừng thuộc các nước Nam Mỹ ước tính rằng hơn 400 thành phố và thị trấn ở đó phải dùng nước dưới đất làm nguồn nước sinh hoạt Và nhiều khu vực gần bờ biển bao gồm cả Alexandria, vịnh Jeffery, Kleinmond, Bushmansrivemouth và Kenton-on-Sea, vịnh St.Phransis, vịnh Plettenberg, Atlantis, cảng Alfred, cảng St.Johns đã có nguy cơ bị nhiễm mặn Công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng là một trong những yếu tố chính gây ra các vấn đề
về nước dưới đất đô thị Trong các thành phố công nghiệp lớn ở Hàn Quốc như Seoul, Busan và Daegu mực nước đã giảm xuống 10 - 50m trong vòng 30 năm qua do khai thác nước phục vụ phát triển công nghiệp Sự khai thác nước dưới đất sử dụng cho công nghiệp ở đảo Cheju là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xâm nhập của nước biển vào tầng chứa nước dải ven bờ [43]
Sự ô nhiễm tầng chứa nước ngầm từ các nguồn nước mặt nhiễm bẩn đang lan rộng khắp thế giới Lưu vực sông Gediz vùng Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ, các chất gây ô nhiễm lan tràn hầu hết là hóa chất nông nghiệp đều làm ô nhiễm trầm trọng nước dưới đất và nước sông vùng hạ lưu đến nỗi mà các thành phố như là Izmir và các chủ vườn dâu tây ở Menemen đều muốn bơm nước dưới đất hơn là dùng nước sông để tưới Ở quận Arcot Bắc thuộc bang Indian kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 0,2% lượng crôm trong nước các trái dừa là do nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm do quá trình mạ
Trang 18crôm ở các xưởng thuộc da Ở Gujarat của Ấn Độ sự ô nhiễm nước dưới đất do quá trình dệt may và tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp hóa chất gây ra hậu quả xấu đến nỗi mà vào năm 1998 tòa án tối cao của bang đã ra lệnh đóng cửa 70% trong tổng số hơn 1200 đơn vị sản xuất công nghiệp hóa chất và chưa giải quyết việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải và hệ thống nghiền rác
1.1.3 Tình hình khai thác, sử dụng và suy thoái tài nguyên nước ngầm tại Việt Nam
Về nước ngầm, Việt Nam có nguồn nước chất lượng tốt với trữ lượng lớn nhưng
ở nhiều nơi, nước ngầm bị khai thác tập trung nên đang có mức sụt giảm nghiêm trọng Tại Hà Nội và nhiều khu vực ở thành phố Hồ Chí Minh, mực nước ngầm đã giảm 30m
so với mực nước tự nhiên Tình trạng khai thác quá mức cũng diễn ra ở Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long Theo đánh giá của các nhà khoa học, một số tầng nước ngầm hiện nay chỉ còn tồn tại được trong khoảng thời gian ngắn nữa
Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các đô thị từ vài trăm đến hàng triệu m3/năm, trong đó khoảng 50% nguồn nước cung cấp cho các đô thị được khai thác từ nguồn nước dưới đất Các nguồn nước dưới đất được khai thác nằm ngay trong đô thị hoặc ven đô thị Chỉ tính riêng Hà Nội, hiện mỗi ngày khai thác khoảng 800.000 m3 (khoảng 300 triệu m3/năm); thành phố Hồ Chí Minh khai thác khoảng 500.000 m3 (khoảng 200 triệu m3/năm) Các đô thị khu vực đồng bằng Nam bộ cũng đang khai thác khoảng 300.000 m3/ngày (110 triệu m3/năm) [2]
Các kết quả nghiên cứu quan trắc mới nhất cho thấy, tại một số đô thị lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hòn Gai, Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… nguồn nước dưới đất đang có những dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn Mực nước của các tầng chứa nước khai thác bị hạ thấp liên tục theo thời gian Điển hình như Hà Nội, mực nước tầng chứa Pleistocen hạ thấp với tốc độ 0,4m/năm; thành phố Hồ Chí Minh là 0,6m/năm; Cà Mau là 1m/năm Sự nhiễm bẩn nguồn nước ngầm quan sát được ở các thành phố Hà Nội, Lạng Sơn, Đồng Hới, TP.HCM ; lún sụt nền đất ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cam Lộ (Quảng Trị)
Tại thành phố Lạng Sơn, Thái Nguyên, hệ thống giếng khoan khu vực sông Kỳ Cùng, sông Cầu đang bị ô nhiễm nặng Tại Quảng Ninh, Hải Phòng, hàng loạt giếng khoan đang bị nhiễm mặn nặng nề do tốc độ khai thác quá nhanh trên cùng một địa tầng
Ở nội thành Hải Phòng, nhiều giếng khoan bị nhiễm mặn và mực nước tụt sâu 1-2 m
Trang 19Với các đô thị miền Trung, nước ngầm được khai thác ở độ sâu nhỏ (khoảng 10-25m), lớp phủ bề mặt mỏng nên dễ bị ô nhiễm Qua khảo sát, phần lớn các nguồn nước này đều bị nhiễm vi sinh và một số chỉ tiêu vi lượng vượt mức cho phép nhiều lần Đáng quan ngại là tình trạng xuất hiện hàm lượng thủy ngân vượt quá giới hạn cho phép có nguyên nhân từ quá trình khai khoáng, sản xuất công nghiệp và phân bón
Chính sự khai thác mạnh mẽ tài nguyên nước để phục vụ các nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, du lịch và dịch vụ đã khiến nước dưới đất ở thành phố
Hà Nội bao gồm các quận nội thành và vùng lân cận đã có một số biểu hiện suy thoái
Sự suy thoái về lượng biểu hiện rõ nhất ở sự suy giảm công suất khai thác ở các bãi giếng khu vực nội thành thành phố Lưu lượng khai thác ở tất cả các bãi giếng ở đây đều giảm hơn so với thiết kế Theo đó, các bãi giếng vùng ven sông Hồng như Yên Phụ, Lương Yên không bị giảm, thậm chí còn tăng công suất khai thác Tất cả các bãi giếng còn lại của bảng trên nằm xa sông Hồng trong khu vực nội thành của thành phố đều bị giảm công suất khai thác so với thiết kế Việc giảm này thể hiện ở việc giảm dần công suất khai thác ở các giếng khoan, có nơi thậm chí phải dừng khai thác ở một số giếng Đến nay công suất khai thác các bãi giếng chỉ đạt từ 69 đến 78% công suất thiết kế
Theo tài liệu quan trắc mực nước dưới đất liên tục ở mạng cố định của Trung tâm Quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc từ những năm 90 của thế kỉ trước đến nay cho thấy, mực nước ở các lỗ khoan quan trắc trong lòng thành phố bị giảm trong thời kì 1990-2005 với tốc độ trung bình từ 0,3-0,5 đến 0,6-0,8m/năm, làm cho mực nước dưới đất hạ xuống rất sâu như ở Mai Dịch đến 26m, Hạ Đình dến 34m cách mặt đất Từ năm 2005 đến nay do giảm công suất khai thác nên mực nước dưới đất không giảm nữa Việc hạ thấp mực nước dẫn đến hình thành phễu hạ thấp bao trùm lên các công trình khai thác Cùng với sự giảm dần mực nước theo thời gian, phễu hạ thấp mực nước cũng được mở rộng dần Nếu lấy giới hạn vùng có độ cao mực nước thấp hơn 0 mét so với mực nước biển là vùng bị ảnh hưởng do khai thác thì diện tích vùng này vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước chỉ khoảng 200 km2 nay đã tăng lên đến trên
250 km2 cũng là những biểu hiện của sự suy thoái về lượng [31]
Trang 20Nước dưới đất ở vùng Hà Nội biểu hiện ở sự nhiễm bẩn của một số yếu tố ở số khu vực Nguyên nhân của sự suy thoái nguồn nước dưới đất chính là do quá trình đô thị hóa Việc bê tông hóa bề mặt đã làm giảm hoặc triệt tiêu nguồn cung cấp cho nước dưới đất Các công trình xây dựng lớn, nhà cao tầng với các móng sâu làm cản trở dòng chảy cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp và cũng là nhân tố đáng kể làm suy thoái tài nguyên nước dưới đất về lượng
Tài nguyên nước bị nhiễm bẩn chủ yếu do chất thải tăng lên quá nhiều Việc khai thác nước quá mức, làm cho mực nước hạ xuống sâu, tốc độ thấm tăng lên đồng nghĩa với việc các chất bẩn được chuyển tải một cách nhanh lên Việc khai thác ở trong lòng thành phố, ở các vùng có nhiều nguồn gây bẩn ở trên mặt thì càng nhiễm bẩn nhanh hơn
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, cho tới nay đã có nhiều công trình, dự án nghiên cứu về chất lượng nước ngầm trong các tầng chứa nước Việc nghiên cứu chất lượng nước khá đa dạng từ những nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm chất lượng nước ngầm trong các đề tài khoa học đến những nghiên cứu tổng quan về đặc điểm chất lượng nước trong các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước ngầm, dự án quan trắc động thái nước ngầm Các công trình nghiên cứu và kết quả chính cụ thể như sau:
Năm 1985, Cao Sơn Xuyên - Đoàn địa chất 63 đã lập Bản đồ ĐCTV (địa chất thủy văn) tỷ lệ 1:200.000 cho toàn khu vực Hà Nội với diện tích 7.867 km2 bao gồm thành phố Hà Nội (chưa mở rộng) và một phần diện tích các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam và Hải Dương [35]
Năm 1996, Trần Minh – Đoàn 64 lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT (địa chất công trình) tỷ lệ 1:50.000 cho lãnh thổ thành phố Hà Nội với diện tích 2.139 km2 bao gồm toàn bộ diện tích thành phố Hà Nội cũ [14]
Những năm 1970, 1980, có nhiều công trình nghiên cứu ĐCTV cung cấp nước ngầm vùng nội thành Hà Nội (Lê Thế Hưng, Lê Huy Hoàng, Tô Văn Nhụ, Nguyễn Văn Túc, Trần Minh)
Năm 1983, Trần Minh đã hoàn thành báo cáo thăm dò nước ngầm vùng Hà Nội với diện tích nghiên cứu 462 km2 bao gồm 4 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành:
Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm [13]
Trang 21Đặc điểm chung của các nghiên cứu này là thực hiện công tác phân tích, đánh giá và so sánh với các quy chuẩn hiện hành từ đó xác định khả năng khai thác sử dụng
và đáp ứng chất lượng của từng tầng chứa nước
Năm 2012, Nguyễn Đình Thông và nnk đã hoàn thành báo cáo Điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội, trên diện tích phần lớn thuộc thành phố Hà Nội, phần còn lại là các vùng phụ cận thuộc các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Dương, với diện tích 872 km2 [34]
Năm 2016, Phạm Bá Quyền và nnk đã hoàn thành báo cáo Điều tra, đánh giá tài nguyên nước vùng thủ đô Hà Nội trên phạm vi các tỉnh, thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình với diện tích 13.436 km2 Báo cáo đã đánh giá đặc điểm chất lượng nước trên toàn vùng thủ đô nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng Theo đó, nhìn chung các tầng chứa nước lỗ hổng có thành phân hóa học và tổng khoáng hóa biển đổi theo hướng tây bắc đông nam Kết quả phân vùng theo độ tổng khoáng hóa đã xác định diện tích nhiễm mặn tầng chứa nước Holocen là 1074,5 km2; tầng chứa nước Pleistocen là 1874,1 km2 [25]
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, chất lượng nước ngầm trong các tầng chứa nước được quan trắc tại các lỗ khoan quan trắc thuộc mạng quan trắc Hiện nay có hai
hệ thống quan trắc nước ngầm tồn tại và hoạt động: 1 của Trung ương (thuộc hệ thống mạng lưới Quốc gia) và 1 của địa phương (thành phố Hà Nội) và đều tập trung chủ yếu vào các tầng chứa nước trong các tầng chứa nước lỗ hổng thuộc trầm tích đệ tứ và các sông tự nhiên lớn như sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, sông Cà Lồ và hồ Tây
Các điểm quan trắc tài nguyên nước ngầm thuộc mạng lưới quan trắc Quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội được đầu tư xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn
1985 – 1995 tổng số 30 điểm với 52 công trình Tiếp theo giai đoạn 2007 – 2010 bổ sung thêm 16 công trình Từ đó đến nay, mạng được quan trắc thường xuyên, liên tục Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có 37 điểm với 68 công trình quan trắc (mỗi điểm có từ 1 đến 3 công trình quan trắc) được phân bố như sau:
+ Tầng chứa nước Pleistocen (qp) có 33 công trình
+ Tầng chứa nước holocen (qh) có 27 công trình
+ Tầng chứa nước Neogen (n) có 6 công trình
Trang 22+ Điểm quan trắc nước mặt có 2 công trình
Mạng lưới quan trắc động thái nước ngầm thuộc mạng lưới quan trắc địa phương thành phố Hà Nội được khởi công xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn
1991 - 1994 có 66 trạm quan trắc với 114 công trình Sau khi được nâng cấp cải tạo và tiếp nhận một số công trình từ dự án thăm dò khai thác bãi giếng Bắc Thăng long - Vân Trì, đến nay có 84 trạm quan trắc với 142 công trình Trong đó, 77 trạm gồm 135 công trình là các giếng quan trắc động thái nước ngầm, 07 trạm quan trắc nước mặt tại các sông hồ lớn Phân bố như sau:
+ Tầng chứa nước qh có 57 công trình
+ Tầng chứa nước qp có 76 công trình
+ Tầng chứa nước Neogen có 2 công trình
+ Nước mặt có 7 công trình
1.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm thành phố Hà Nội
1.2.1 Bãi chôn lấp chất thải
Thành phố Hà Nội có 14 bãi chôn lấp trong đó có 3 bãi chôn lấp lớn và tập trung đó là: khu xử lý CTR (chất thải rắn) Kiêu Kỵ (6.3 ha), khu xử lý CTR Nam Sơn (106 ha), khu xử lý CTR Xuân Sơn (26 ha) Các bãi chôn lấp còn lại chủ yếu có quy
mô nhỏ do địa phương bố trí đất để chôn lấp rác thải phát sinh mà chưa thể vận chuyển
đi nơi khác Hiện nay trong tổng số 14 bãi chôn lấp chỉ còn 05 bãi chôn lấp còn hoạt động bao gồm 03 khu xử lý CTR và bãi chôn lấp Thọ Sơn, bãi chôn lấp Vân Đình Các bãi chôn lấp đang hoạt động đều được thiết kết chôn lấp hợp vệ sinh theo các tiêu chuẩn hiện hành, có hệ thống thu gom nước rác, nước rỉ và có vật liệu lót đáy Các bãi chôn lấp còn lại đều đã dừng hoạt động do không đảm bảo tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh (không có hệ thống thu gom nước rác, nước rỉ và có vật liệu lót đáy) Theo
số liệu thống kê cho thấy lượng tiếp nhận và xử lý tại 03 khu xử lý CTR vào khoảng 4.000 tấn/ngày [25]
Hiện trạng phân bố: Trên diện tích nghiên cứu có tất cả 406 bãi rác trong đó có
162 bãi rác xử lý bằng phương pháp đốt tại chỗ, 239 bãi rác tập kết và chuyển đi nơi khác, 05 bãi rác tự phát của các khu dân cư chưa được thu gom Tổng lượng rác thải tiếp nhận theo điều tra vào khoảng 379 tấn/ ngày
Trang 23Hiện trạng thu gom: Trên địa bàn thành phố Hà Nội có tất cả 26 đơn vị môi trường thực hiện chức năng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp Hiện tại tất cả các quận nội thành của thành phố Hà Nội bao gồm: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hòa Kiếm, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên đã được thu gom rác thải sinh hoạt và công nghiệp 100% về các khu xử lý tập trung như Nam Sơn, Kiêu Kỵ Không có các bãi rác mới phát sinh, các bãi rác phát sinh từ trước thì cũng được thu gom và vận chuyển đi nơi khác Các huyện ngoại thành rác thải được thu gom một phần ước tính khoảng 60% đến 80% lượng rác sinh hoạt Lượng rác này đa phần được vận chuyển đi nơi khác để xử lý một
số ít được xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp tại chỗ
Các bãi rác hiện đang tồn tại chủ yếu tập trung tại 14 huyện ngoại thành bao gồm Sóc Sơn, Gia Lâm, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất và Ba Vì Các bãi rác này cơ bản có các đặc điểm phần lớn các bãi rác được địa phương bố trí đất để tập kết rác thải của các khu vực dân cư Chỉ có một số ít bãi rác là tự phát (05 bãi rác) Loại hình bãi rác: trong tổng số 406 bãi rác thì có 270 bãi rác có loại hình là rác thải sinh hoạt và 36 bãi rác sinh hoạt có thành phần rác thải làng nghề Quy mô bãi rác: Quy mô các bãi rác tại vùng nghiên cứu thay đổi rất lớn từ 20 m2 đến hơn 2000 m2 Số bãi rác quy mô dưới 100 m2 có 70 bãi rác (chiếm 19,4%), số bãi rác có quy mô từ 100
m2 đến 300 m2 có 170 bãi rác (chiếm 41,8%), số bãi rác có quy mô từ 300 m2 đến 500
m2 (chiếm 22,4%), số bãi rác có quy mô lớn hơn 500 m2 có 62 bãi rác (chiếm 16,4%) Trong đó có một số bãi rác rất lớn với diện tích trên 1500 m2 như bãi rác Bình Minh huyện Thanh Oai, bãi rác Phú Minh huyện Phú Xuyên, bãi rác Phương Đình huyện Đan Phượng và bãi rác Chàng Sơn huyện Thạch Thất Lượng rác thải tiếp nhận từ các bãi rác: Các bãi rác trong vùng đa phần có lượng rác tiếp nhận trong ngày từ 0,2 tấn đến 2 tấn Số bãi rác tiếp nhận dưới 0,5 tấn có 91 bãi rác ( chiếm 22,7%), số bãi rác tiếp nhận từ 0,5 tấn đến 1 tấn có 101 bãi rác (chiếm 25,1%), số bãi rác tiếp nhận từ 1 tấn đến 2 tấn có 186 bãi rác (chiếm 46,3%), số bãi rác tiếp nhận từ 2 tấn trở lên có 24 bãi rác (chiếm 5,9%) Vật liệu lót đáy bãi rác: Trong tổng số 406 bãi rác trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn 244 bãi rác chưa có vật liệu lót đáy, rác được đổ trực tiếp
Trang 24lên mặt đất và 162 bãi rác đã có vật liệu lót đáy trong đó có 153 bãi rác lớt đáy bằng nền bê tông, 04 bãi rác lót đáy bằng vật liệu HDPE, 05 bãi rác sử dụng thùng sắt để chứa Hệ thống thu gom và xử lý nước rác: Hiện tại hầu như tất cả các bãi rác đều không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác Phương pháp xử lý: Gần một nửa số bãi rác trên địa bàn (162 bãi rác) chỉ để tập kết sau đó rác được vận chuyển đi nơi khác Số bãi rác còn lại được đốt (239 bãi rác) và 05 bãi rác để tự nhiên chưa được xử lý
Tại các bãi rác, bãi chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử
lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ chất thải dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất Chất thải đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ… nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao
1.2.2 Các khu nghĩa trang
Trên diện tích nghiên cứu 11 quận nội đô trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng
58 nghĩa trang, trong đó có 44 nghĩa trang có loại hình hung táng, 14 nghĩa trang có loại hình cát táng Các nghĩa trang chủ yếu là có quy mô nhỏ (do xã, phương quản lý), chỉ có
02 nghĩa trang do thành phố quản lý là nghĩa trang Mai Dịch, nghĩa trang Hà Nội; và 01 nghĩa trang do cấp quận, huyện, thị xã quản lý là nghĩa trang Xuân Đỉnh [31]
Bên cạnh nghĩa trang được quy hoạch như nghĩa trang Mai Dịch, nghĩa trang
Hà Nội, các nghĩa trang còn lại gần như không có quy hoạch Loại hình các nghĩa trang bao gồm cát táng, hung táng và hỗn hợp cát táng, hung táng Tuy nhiên, phần lớn
là loại hình hỗn hợp cát táng, hung táng Các nghĩa trang chủ yếu có quy mô từ vài trăm đến vài nghìn mộ Các nghĩa trang tại các huyện thường phân bố tại các khu canh tác nông nghiệp (trồng lúa, hoa mầu), cách xa khu dân cư Do các nghĩa trang hầu hết không có quy hoạch cụ thể, các nghĩa trang lại tồn tại từ rất lâu nên các thông tin về công suất, quy mô, tỷ lệ an táng, thời gian hoạt động có độ tin cậy tương đối Các thông tin khác như loại hình nghĩa trang, chiều sâu an táng đã được làm sáng tỏ Các nghĩa trang thường có chiều sâu án táng từ 1,5 đến 1,8 m Đa phần các nghĩa trang đều không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải bề mặt, nước thải từ các nghĩa trang một phần được thấm trực tiếp xuống đất, một phần chảy tràn trên bề mặt ra các hệ thống kênh, nương thủy nông Về đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn khu vực nghĩa
Trang 25trang: Phần lớn các huyệt được chôn sâu từ 1,5 đến 1,8 m thuộc lớp thấm cách nước bề mặt hoặc thấm nước yếu bề mặt có thành phần thạch học là sét, sét pha Mực nước ngầm tại khu vực các nghĩa trang dao động từ 1,5 đến 3,0 m
1.2.3 Các nguồn nước thải và sự ô nhiễm các nguồn nước mặt
Trên địa bàn Hà Nội theo số liệu thống kê mới đây cho thấy, trung bình một ngày
Hà Nội thải hơn 600.000 m3 nước thải, trong đó 41% là nước thải sinh hoạt, 57% nước thải công nghiệp, 2% nước thải bệnh viện trong đó chỉ có khoảng 240.000 m3 nước thải tại các khu xử lý Kết quả điều tra hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước cho thấy tại các quận huyện ngoại thành, nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, công suất xả thải nhỏ, các điểm xả nước thải khu dân cư phân tán ra các hệ thống thủy nông trong khu vực Tại các quận nội thành, nước thải một phần được thu gom và xử lý bởi nhà máy xử
lý nước thải Yên Sở và một số khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải riêng Phần lớn nước thải tại khu vực nội thành không được xử lý mà xả thải tiếp ra các hệ thống sông chảy trong nội thành như sông Nhuệ, Tô Lịch, Sét, Kim Ngưu
Do quá trình đô thị hóa quá nhanh từ những năm 90 đến nay thành phố Hà Nội tiếp nhận một lượng nhập cư quá lớn Các hệ thống tiếp nhận và xử lý nước thải hiện tại không kịp đáp ứng dẫn đến tình trạng nhiều con sông trong nội thành đã có những dấu hiệu ô nhiễm Hiện trạng nguồn tiếp nhận nước thải và chất lượng nước một số con sông chính hiện tại như sau:
* Sông Nhuệ
Sông Nhuệ bắt nguồn từ cống Liên Mạc đến Phủ Lý nhập lưu vào sông Đáy Đoạn đi qua thành phố Hà Nội đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do tiếp nhận nước thải từ các làng nghề, các trung tâm y tế, sản xuất nông nghiệp, từ sinh hoạt của dân cư hai bên bờ sông Theo kết quả phân tích chất lượng nước của Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy Văn và Môi trường ( TTTVKTTV - MT) năm 2009 và 2010 chất lượng nước sông Nhuệ ô nhiễm nặng, vượt QCVN 08/2008 BTNMT loại B1 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt dành cho tưới tiêu nông nghiệp (gọi tắt là quy chuẩn B1) rất nhiều lần, đặc biệt tại một số vị trí quan trắc hàm lượng các chất ô nhiễm cao hơn QCVN 08/2008 BTNMT loại B1 đến hơn 50 lần Dựa vào số liệu phân tích chất lượng nước, đặc điểm về địa hình, chế độ thủy văn và phân bố nguồn thải tại các khu
Trang 26vực là khác nhau, chúng ta có thể chia sông Nhuệ đoạn qua khu vực thành phố Hà Nội thành 2 đoạn với các diễn biến chất lượng nước khác nhau
- Đoạn sông Nhuệ từ cống Liên Mạc đến Cầu Tó, xã Hữu Hoà (trước điểm nhập lưu của sông Tô Lịch với sông Nhuệ) Đoạn sông này có chiều dài khoảng
20 km và là đoạn sông đào nên lòng sông tương đối thẳng và có chiều rộng ổn định từ
30 - 50 m Đoạn sông này chỉ có các chi lưu là những mương, kênh nhân tạo phục vụ cho tưới tiêu và thoát nước của huyện Từ Liêm, khu vực nội thành Hà Nội và quận Hà Đông Các kênh mương này chiều dài từ 3 km – 6 km là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và làng nghề trong lưu vực đổ vào chảy ra sông Nhuệ Trên đoạn sông này, mức độ ô nhiễm tăng dần từ cống Liên Mạc đến trước khi nhập lưu với sông Tô Lịch:
- Đoạn sông Nhuệ từ Cầu Tó – Cầu Cống Thần, huyện Ứng Hòa Đoạn sông dài khoảng 32 km, là đoạn sông tự nhiên có từ lâu đời, lòng sông uốn khúc quanh co, nước chảy rất chậm Tại đoạn này nước sông phải tiếp nhận thêm một khối lượng lớn nước thải sinh hoạt và công nghiệp, y tế chưa được xử lý từ khu vực thành phố Hà Nội qua đập Thanh Liệt, và dân cư hai bên bờ sông nên đã bị ô nhiễm nghiêm trọng trên một đoạn dài
* Sông Đáy
Theo số liệu phân tích chất lượng nước của Trung tâm Tư vấn Khí tương Thủy Văn và Môi trường (TTTVKTTV - MT) trong hai năm 2009 và 2010, chất lượng nước sông Đáy đang ô nhiễm cục bộ tại một số điểm tiếp nhận nước thải của dân cư sống dọc 2 bờ sông Tại đô thị Hà Nôi Sông Đáy có đáy hiệu ô nhiễm đoạn chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ, Ứng Hòa Nước sông Đáy tại đây bị ô nhiễm, không đạt quy chuẩn loại A1, nhiều chỉ tiêu chất lượng nước còn vượt quy chuẩn B1 Hàm lương COD đo được là 26,3 - 27,5 mg/l cao hơn quy chuẩn loại A1 2,6 - 2,8 lần, BOD5 là 17,2 - 17,4 mg/l vượt quy chuẩn 4,4 lần , hàm lương NH4+ vượt 3 - 4 lần so với quy chuẩn Giá trị NO2- là khá cao, vượt quy chuẩn B1 tới 4,8 lần Vào thời điểm tháng 6/2010, ô nhiễm hữu cơ đã giảm tuy nhiên hàm lượng NH4+, Coliform lại có xu hướng tăng, vượt xa quy chuẩn B1
* Sông Tô Lịch
Trang 27Đây là con sông dài nhất thành phố và cũng là trục chính thoát nước cho khu vực phía Tây thành phố Hà Nội, Lưu vực thoát nước của sông Tô Lịch rất lớn, khoảng
20 km2 thuộc các quận Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, và huyện Thanh Trì tiếp nhận lượng nước thải 150.000 m3/ ngày đêm Hiện nay, sông Tô Lịch đã được
kè 2 bên bờ, được tiến hành suy trì vớt rác trên sông, tuy nhiên do tiếp nhận trực tiếp nước thải chưa qua xử lý từ hệ thống cống 2 bên bờ sông nên mức độ ô nhiễm vẫn cao, nước sông bốc mùi hôi thối ngay cả trong những ngày không có nắng và có màu đen
Hàm lượng BOD5, COD trên toàn bộ sông đều vượt quá chỉ tiêu cho phép, BOD5 đo được khoảng 50 - 89 mg/l, cao nhất ở đập Thanh Liệt, vượt QCCP từ 2 - 3,56 lần, trung bình vượt 2,27 lần COD từ khoảng 96 - 173 mg/l, vượt QCCP từ 1,92 – 3,46 lần, COD trung bình vượt ngưỡng cho phép 2,68 lần, cao nhất vẫn là ở đập Thanh Liệt Sông thường trong tình trạng yếm khí, lượng oxy hoà tan (DO) chỉ đạt từ 1,39 - 1,81 mg/l nhỏ hơn 2 mg/l dù đây là dòng chảy động Hàm lượng amoni dao động từ 24 - 43,1 mg/l, tại đập Thanh Liệt lên đến 43,1 mg/l, trung bình gấp 30 lần so với ngưỡng cho phép
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên là do: Sông Tô Lịch là con sông chính tiếp nhận nguồn nước thải của thành phố Hà Nội, mật độ nước thải đổ ra sông là rất lớn Một số nguồn nước thải chính mà ta có thể thống kê được là: Bệnh viện Lao, Bệnh viện Nhi Thuỵ Điển, Bệnh viện Phụ Sản, bệnh viện Giao Thông, nhà máy Giầy Thượng Đình, nhà máy Cao Su Sao vàng, nhà máy Bóng đèn, nhà máy Bia Hà Nội, nhà máy Nhựa Đại Kim, nhà máy Sơn Tổng Hợp Ngoài ra nguồn nước thải sinh hoạt của hơn 1 triệu dân nội thành (khách sạn, nhà hàng, khu chợ…) cùng với những cơ sở sản xuất nhỏ len lỏi qua hệ thống cống thoát nước đổ ra hệ thống sông Tô cũng chiếm
tỷ lệ cao và không kém phần độc hại
* Sông Kim Ngưu
Sông Kim Ngưu dài 11,87 km là một phân lưu của sông Tô Lịch Song bắt đầu
ở Cầu Giấy đoạn nhập lưu với sông Tô Lịch, chảy theo hướngTây - Đông tới Đội Cấn
và lại nhập lưu với sông Tô Lịch ở Thụy Khê, chảy theo hướngBắc - Nam (đoạn này còn gọi là sông Ngọc Hà), chảy qua Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, ô Chợ Dừa,
Xã Đàn, Kim Liên, ô Cầu Dền, ô Đông Mác, Yên Sở, rồi hợp lưu trở lại ở Văn Điển
Theo số liệu phân tích cho thấy sông Kim Ngưu bị ô nhiễm nặng, các chỉ tiêu BOD5, COD và colifrom cũng vượt quá chỉ tiêu cho phép BOD5 dao động từ 57 – 83
Trang 28mg/l, vượt ngưỡng cho phép từ 2,28 - 3,32 lần, trung bình vượt 2,97 lần, tại vị trí hạ lưu sông hàm lượng BOD5 là cao nhất COD dao động trong khoảng 101 - 169 mg/l, tại hạ lưu sông hàm lượng COD là cao nhất, trung bình vượt 2,91 lần so với ngưỡng cho phép Hàm lượng amoni dao động từ 32,5- 43,8 mg/l, thấp nhất ở cầu Mai Động, cao nhất ở mương Thanh Nhàn amoni lên đến 43,8 mg/l Sông luôn trong tình trạng yếm khí, bốc mùi hôi thối Lượng oxy hoà tan (DO) thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép, dao động từ 1,12 - 1,49 mg/l cao nhất là ở mương Thanh Nhàn
Theo đồ thị thể hiện mức độ ô nhiễm theo không gian của sông Kim Ngưu ta thấy hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ, colifrom tăng dần từ thượng lưu đến hạ lưu Hàm lượng ô nhiễm hữu cơ ở vị trí mương Thanh Nhàn là cao, là do đoạn Mương dài chưa đầy 100 m, rộng 2 - 3 m nhưng có hàng chục miệng cống xả nước thải sinh hoạt xuống mương, mương chưa được cống hoá hết, bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm Đặc biệt mương này nằm đối diện với bệnh viện Thanh Nhàn, mà hàng ngày nước thải của bệnh viện vẫn chảy ra đây Phía hạ lưu sông Kim Ngưu hàm lượng ô nhiễm tăng là do đoạn cuối cùng này không được cải tạo, lượng nước lại còn ít, bị lấn chiếm và đổ phế thải xuống lòng sông, nên khu vực này đang bị mất dần
* Sông Lừ
Sông Lừ dài 5,242 km, là một phân lưu của sông Kim Ngưu, chảy qua địa bàn các phường Nam Đồng, Trung Tự, Kim Liên, Khương Thượng, Phương Mai, Phương Liên (quận Đống Đa) Đến Phương Liên, sông Lừ chia làm hai, một nhánh rẽ sang phía Đông tới Giáp Bát và hòa lưu với sông Sét, một nhánh chảy tiếp về phía Nam qua Định Công và hội lưu với sông Tô Lịch tại phía Bắc gần cầu Dậu, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai Nhánh hòa lưu với Tô Lịch càng gần đến chỗ hòa lưu thì dòng chảy càng bị thu hẹp lại Cũng giống như các sông khác trong nội thành sông Lừ tiếp nhận nước thải của các khu dân cư chảy qua nên chất lượng trên sông đã có nhưng đấu hiệu
ô nhiễm
* Sông Sét
Sông Sét dài 5,806 km, là một phân lưu của sông Kim Ngưu, nó tách khỏi Kim Ngưu ở Phương Liệt Sông bắt nguồn từ hồ Bảy Mẫu trong Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), chảy theo hướng Bắc - Nam và đổ vào hồ Yên Sở (quận Hoàng Mai) Khi đi qua Giáp Bát, nó nhận nước từ một phân lưu của sông Lừ từ Phương
Trang 29Liên chảy sang Sông Sét suốt nhiều năm bị bùn bồi lắng và bị các công trình xây dựng lấn bờ, nên bề rộng và độ sâu của sông đã giảm đáng kể Nhiều nơi, sông chỉ rộng chừng 5 m Độ sâu trung bình của sông chỉ hơn 1 m Cũng như những con sông khác trong nội thành sông Sét cũng đang trong tình trạng bị ô nhiễm do hoạt động xả nước thải Theo số liệu phân tích chất lượng nước trên sông Sét, ta thấy mức độ ô nhiễm trên sông Sét là rất cao, hàm lượng BOD5 trung bình vượt 2,86 lần cho với tiêu chuẩn cho phép, COD trung bình vượt 2,64 lần, hàm lượng amoni cao hơn tiêu chuẩn cho phép đến 30 lần Mức độ ô nhiễm vi sinh vật trên sông rất cao, xấp xỉ vượt 1000 lần so với tiêu chuẩn cho phép, dầu mỡ vượt 7,8 lần so với ngưỡng cho phép Hàng ngày sông Sét nhận nguồn thải của khu vực dân cư là chủ yếu, bên cạnh đó là nước thải của các bệnh viện K, Việt Đức đổ thải vào sông
1.2.4 Ô nhiễm môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4…
Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất
sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, nguyên nhân đầu tiên
là do người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón không đúng cách Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), hiện nay, có khoảng hơn 300 loại thuốc bảo vệ thực vật đang lưu thông trên địa bàn Với hơn 90 nghìn ha đất nông nghiệp, trung bình một năm bà con nông dân sử dụng hơn
80 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại Do quá trình sử dụng không đúng quy trình, không theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng nên một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật đã phát tán và tồn đọng trong môi trường đất, trong đó, có một số loại thuốc chứa nhóm Clo, độc tính cao Nếu tồn tại nhiều trong đất, các hóa chất này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, hoạt động của vi sinh vật có ích khiến đất đai bị suy kiệt và mất dần khả năng canh tác Cùng với đó, việc sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất Theo các chuyên gia của ngành
Trang 30Nông nghiệp, khả năng hấp thụ phân bón của các loại cây trồng ở Việt Nam nói chung
và của tỉnh nói riêng chỉ đạt từ 40 - 45% Như vậy, bà con cứ bón 100kg phân bón thì cây trồng chỉ hấp thụ được 45 - 50kg Phần còn lại bị rửa trôi, cây không hấp thụ được chính là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm đất Không chỉ vậy, một số loại phân bón còn tồn dư axit, làm chua đất, tăng độc tố trong đất
Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này
1.3 Điều kiện địa lý tự nhiên – kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
1.3.1 Điều kiện địa lý tự nhiên
a Vị trí địa lý
Thành phố Hà Nội hiện nay có diện tích 3.344,7 km2 nằm ở phía hữu ngạn sông
Đà và hai bên sông Hồng, có vị trí tọa độ trong khoảng từ 20°25' đến 21°23' vĩ độ Bắc, 105°15' đến 106°03' kinh độ Đông và là thủ đô rộng nhất Đông Nam Á Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ
Hình 1.3 Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội
Nguồn: https://www.vntrip.vn/
Trang 31Thành phố Hà Nội mở rộng bao gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã Số đơn vị hành chính cấp xã là 584 (386 xã, 177 phường, 21 thị trấn), gần 8.000 thôn, tổ dân phố
- nhiều nhất cả nước [22]
Cụ thể, hiện Hà Nội có 12 quận gồm: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống
Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Tây
Hồ và Nam Từ Liêm 17 huyện gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên và Ứng Hòa và 1 thị xã (Sơn Tây)
b Địa hình, địa mạo
Địa hình khu vực thành phố Hà Nội mang tính chất phân bậc Ở phía tây và phía bắc là núi cao từ 400 - 500m đến 1.200m Ven chân núi là dãy đồi cao từ 20 - 40m đến 300 - 350 m liên kết với nhau tạo thành hệ thống các Pendiment điển hình, chuyển tiếp xuống là đồng bằng tích tụ với các đồi núi sót
- Mùa hạ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa Tây Nam và tín phong Nam Bán cầu, kéo dài từ tháng 5 - tháng 9, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều
- Mùa đông trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 - tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và khô hanh, ít mưa
* Lượng mưa:
Khu vực Hà Nội có lượng mưa khá lớn, trung bình năm khoảng 1.684 mm (trạm Láng) đến 1.909 mm (trạm Sơn Tây) Lượng mưa năm lớn nhất đo được tại trạm Láng là 2.536 mm, tại Ba Vì là 2.651 mm và tại Sơn Tây là 2.259 mm Lượng mưa năm nhỏ nhất đo được tại trạm Láng là 1.033 mm, tại Ba Vì là 1.325 mm, tại Sơn Tây
là 1.230 mm [22]
* Bốc hơi
Trang 32Lượng bốc hơi trung bình năm ở trạm Láng đo được là 961,5 mm, ở Ba Vì là
838 mm, ở Sơn Tây là 742,8 mm Các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm là các tháng trong mùa hè và đầu mùa đông (5 - 12), lượng bốc hơi trung bình tháng ở Hà Nội từ 81,1 – 97,8 mm, tại Ba Vì là 65,7 – 90,8 mm Các tháng có lượng bốc hơi ít nhất là tháng 1 - 4, lượng bốc hơi trung bình tháng tại trạm Láng từ 53,8 – 64,8 mm và tại Ba Vì từ 49,8 – 64,4 mm Các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là 6 - 7, lượng bốc hơi trung bình tháng từ ở Hà Nội là 95 - 97 mm [22]
* Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình năm tại trạm Láng là 75% và tại trạm Sơn Tây là 82% Thời kỳ cuối mùa hè đến đầu mùa Đông (11 - 12) là thời kỳ tương đối khô, độ
ẩm trung bình tháng tại Hà Nội chỉ 75% và tại Ba Vì chỉ 83% Thời kỳ từ tháng 3 - 4
do thời tiết ẩm ướt, có mưa phùn nên độ ẩm trung bình tháng đạt cao nhất trong năm đạt 83% tại Hà Nội và 85% tại Ba Vì, biên độ độ ẩm trong ngày chỉ từ 20 - 30% Các tháng giữa mùa mưa độ ẩm tương đối lớn, trung bình từ 80 - 82% tại Hà Nội và 83 - 86% tại Ba Vì [22]
d Thủy văn
Thành phố Hà Nội có hệ thống sông, hồ khá dày đặc, độ uốn khúc mạnh, lòng sông rộng, nước mưa sau khi rơi xuống mặt đất nhanh chóng thoát ra sông Hệ thống sông hồ của Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình gồm các sông chính chảy qua là sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Cà Lồ; ngoài ra còn
có các con sông nhỏ khác như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét và rất nhiều hồ
Trang 33Sông Hồng là con sông chính gắn liền với Hà Nội, bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn ở
độ cao l.776 m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam từ Hà Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc bộ ở cửa
Ba Lạt (Nam Định), có chiều dài khoảng 1.160 km, phần chảy qua Việt Nam khoảng
556 km Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì Sau khi uốn vòng lên phía Bắc bao quanh bậc thềm Cổ Đô, Tản Hồng thì phóng về phía Đông rồi Nam đến hết xã Quang Lãng huyện Phú Xuyên là hết địa phận Hà Nội khoảng 127
km Trên địa bàn thành phố Hà Nội, sông Hồng có chiều rộng thay đổi từ 480 m đến
1440 m (Trạm Hà Nội) Hai bên bờ sông Hồng được bao bọc bởi hệ thống đê được đắp
từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì gọi là đê Cơ Xá, độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14 km [31]
Chế độ thủy văn sông Hồng thuộc chế độ thủy văn vùng đồng bằng Dòng chảy hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn
Số liệu quan trắc đã thu thập được từ 1956 - 2010 cho thấy: lưu lượng trung bình nhiều năm là 2.650 m3/s, tương ứng với tổng lượng dòng chảy năm là 83,5 tỷ m3, năm có lưu lượng trung bình năm lớn nhất là 3.464 m3/s (1971), năm có lưu lượng trung bình năm nhỏ nhất là 1.620 m3/s (2010) Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, lưu lượng lớn nhất đo được là 22.200 m3/s (20/8/1971) Tốc độ dòng chảy lớn nhất là 2,81 m/s (21/8/1971) Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lưu lượng nhỏ nhất đo được vào 21/2/2010 chỉ đạt là 207 m3/s [31]
Lũ sông Hồng chủ yếu do lũ các phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô gây nên Mực nước đỉnh lũ cao nhất hàng năm trạm Hà Nội thường xuất hiện chủ yếu vào tháng
8 (tần suất (số lần xuất hiện) chiếm 53,4%) và tháng 7 (tần suất chiếm 30,0%) Mực nước cao nhất là 1.397 cm (22/8/1971) Mực nước nhỏ nhất hàng năm thường xuất hiện vào các tháng 2 (tần suất chiếm 30,0%), tháng 4 (tần suất chiếm 29,0%) và tháng
3 (tần suất chiếm 17,0%) Mực nước nhỏ nhất là 10 cm (21/2/2010) [31]
Hàng năm sông Hồng tải một lượng phù sa lớn ra biển trung bình khoảng 96,46.106 tấn/năm, nước sông rất đục, lượng chất lơ lửng lớn nhất 13.200 kg/s (14/7/2001), chiều dày lớp bùn phù sa của sông lớn (theo tài liệu của trạm thuỷ văn Quốc gia) Nhưng dọc theo sông Hồng khu vực Hà Nội mặt cắt địa chất thuỷ văn thể
Trang 34hiện rất rõ những cửa sổ địa chất thuỷ văn ven sông nơi mà nước sông Hồng là nguồn
bổ cập trực tiếp cho nước ngầm [31]
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung mực nước các sông và hồ những năm gần đây đều có dấu hiệu suy giảm, nguyên nhân là do thời tiết khô hạn kéo dài, sự phát triển đô thị hoá gây cản trở các dòng mặt thậm chí rất nhiều hồ bị lấp và thu hẹp về diện tích 64,49% và bị ô nhiễm nghiêm trọng từ chất thải sinh hoạt và công nghiệp [31]
1.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a Dân cư
Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với gần 8 triệu người (năm 2018), sau Thành phố Hồ Chí Minh
Dân số trung bình năm 2018 của Hà Nội đạt 7.852,6 nghìn người, tăng 191,6 nghìn người, tương đương tăng 2,5% so với năm 2017, bao gồm dân số thành thị là 3.874,3 nghìn người, chiếm 49,3%; dân số nông thôn là 3.978,3 nghìn người, chiếm 50,7%; dân số nam là 3.863,8 nghìn người, chiếm 49,2%; dân số nữ là 3.988,8 nghìn người, chiếm 50,8% [22]
Mật độ dân số trung bình là 2.338 người/km2, dân cư phân bố không đều, tốc độ
đô thị hóa phát triển tương đối nhanh, mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao (mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.468 người/km2, trong đó cao nhất là quận Đống Đa 42.422 người/km2), cao gấp 4,9 lần so mật độ dân số trung bình toàn Thành phố [22]
Tỷ số giới tính là 96,8 nam/100 nữ; tỷ suất sinh thô là 15,03‰; tỷ suất chết thô
là 4,37‰ [22]
Dân cư trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ lớn, còn lại là các dân tộc Dao, Mường, Tày
Bảng 1.2 Quy mô dân số thành phố Hà Nội năm 2018
Trang 35Năm Tổng số
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2018
b Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
Hà Nội là vùng trung tâm kinh tế đặc biệt quan trọng Năm 2018, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội (GRDP) theo giá hiện hành đạt 920.272 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 117 triệu đồng (tương đương 5.134 USD) Trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 22,6%, các ngành dịch
vụ chiếm 64,1%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,4% [22]
Theo giá so sánh, GRDP năm 2018 tăng 7,12% so với năm 2017 Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,27% so với năm trước, đóng góp 0,06 điểm phần trăm mức tăng chung Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, nhất là bị ảnh hưởng đợt mưa lũ tháng 7/2018, diện tích bị ngập úng hơn 8.400 ha, nhưng Thành phố đã chỉ đạo kịp thời, đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả Bên cạnh đó, giá nông sản những tháng cuối năm tiếp tục ổn định đã tạo điều kiện kích thích sản xuất, kinh doanh; tình hình sâu bệnh có xảy ra nhưng ở phạm vi nhỏ và mức
độ nhẹ; diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng năng suất của hầu hết các loại cây trồng đều tăng (lúa 57,1 tạ/ha, tăng 3,1%; đậu tương 18,4 tạ/ha, tăng 4,7%; khoai lang 107,4 tạ/ha, tăng 2,5%, ) các loại cây lâu năm chủ lực cho giá trị cao như nhãn, vải được mùa, sản lượng tăng gấp 1,4 lần năm trước (sản lượng nhãn đạt 17.776 tấn, tăng 35,1%; sản lượng vải đạt 7.677 tấn, tăng 45,3%) cùng với giá cả ổn định đã góp phần cho sản xuất nông nghiệp tăng trưởng Chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, sản lượng đàn vật nuôi và sản lượng trứng gia cầm đều tăng trưởng so với năm trước, giá sản phẩm đầu ra tăng so với cùng kỳ trong khi chi phí đầu vào cơ bản ổn định đã tạo điều kiện duy trì và mở rộng sản xuất; trong năm không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; đối với các
Trang 36bệnh truyền nhiễm thông thường, có xảy ra một số bệnh nhưng mang tính chất lẻ tẻ, tỷ
lệ ốm thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao; ước tính cả năm 2018, sản lượng thịt gia súc, gia cầm hơi xuất chuồng tăng 0,5%, sản lượng trứng gia cầm tăng 7,8% [22]
Giá trị tăng thêm ngành công nghiê ̣p - xây dựng tăng 8,34% so với năm trước, đóng góp 1,85 điểm phần trăm vào mức tăng chung [22]
Ngành công nghiệp tiếp tục khẳng định đóng góp trong phát triển kinh tế Hà Nội, tuy không đạt được tốc độ tăng cùng kỳ năm 2017 nhưng đã đóng góp vào mức tăng chung ngành công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng cao nhất trong các khu vực Thành phố đã ban hành Quyết định thành lập 05 cụm công nghiệp và tiếp tục xem xét thành lập các cụm công nghiệp đủ điều kiện, đồng thời lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đủ tiêu chí để xem xét công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố năm 2018; bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại trong các lĩnh vực công nghệ cao vào sản xuất tạo ra các sản phẩm bảo đảm chất lượng được thị trường tiêu thụ ổn định Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2018 tăng 7,73% so với năm trước, đóng góp 1,22 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung GRDP Nguyên nhân tốc độ tăng khu vực công nghiệp thấp hơn tốc độ tăng năm 2017 một phần do ảnh hưởng của các sản phẩm công nghiệp nhập khẩu từ các nước ASEAN được nhập về với thuế xuất 0% như sản phẩm đường, sữa; ô tô và phụ tùng ô tô; sắt thép; khiến các doanh nghiệp trong nước sản xuất gặp một số khó khăn để cạnh tranh, nên chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 các ngành này giảm hoặc tăng chậm, như: Sản xuất và chế biến thực phẩm tăng 3,3%; sản xuất xe có động
cơ giảm 7,2%; sản xuất kim loại giảm 0,4%; [22]
Hoạt động xây dựng duy trì mức tăng trưởng cao, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng công trình xây dựng tiếp tục được tăng cường, nhất là các dự án sử dụng vốn nhà nước, công trình có quy mô lớn, phức tạp Các công trình, những dự án phát triển hạ tầng, phát triển đô thị đã được chủ đầu tư và các nhà thầu tập trung triển khai thi công ngay từ những ngày đầu năm; giá trị tăng thêm ngành xây dựng năm 2018 tăng 9,87% so với năm trước, đóng góp 0,63 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung GRDP của Thành phố [22]
Giá trị tăng thêm các ngành di ̣ch vu ̣ tăng 6,89% so với năm trước (đóng góp 4,45% điểm phần trăm vào mức tăng chung), trong đó đóng góp của một số ngành có
Trang 37tỷ trọng lớn vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định Thành phố tiếp tục khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại; đã rà soát quy hoạch mạng lưới chợ; đẩy mạnh thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các chợ đầu mối để cung ứng hàng hóa, đáp ứng đa dạng nhu cầu nhân dân; năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 11% so với năm trước, góp phần làm giá trị tăng thêm ngành thương mại tăng 8,27%, đóng góp 1,23 điểm phần trăm vào mức tăng chung GRDP Du lịch cũng đạt được những kết quả khả quan, nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch hoàn chỉnh đưa vào phục vụ nhân dân và du khách đã mang lại hiệu ứng tích cực và sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân và du khách như: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn; lễ hội văn hóa, ẩm thực tại khu vực không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; khai trương thí điểm không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, tuyến buýt du lịch 2 tầng; giới thiệu không gian bích họa phố Phùng Hưng; chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh "Tinh hoa Bắc Bộ" tại khu
du lịch Tuần Châu Hà Nội; năm 2018, lượng khách du lịch đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 16,4 triệu lượt khách, tăng 16,5% so với năm 2017 [22]
Tính đến 31/12/2018 tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn dự kiến đạt 3.098 nghìn tỷ đồng, nợ quá hạn được kiểm soát ở mức 2,3% tổng
dư nợ, hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn ổn định, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, giá trị tăng thêm Ngành ngân hàng, bảo hiểm năm 2018 ước tăng 8,4% so cùng kỳ, đóng góp 0,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung GRDP Các ngành khối hành chính, sự nghiệp như quản lý nhà nước, giáo dục, văn hoá, y tế… vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không cao như cùng kỳ năm trước một phần do các Bộ, Ngành Trung ương và Thành phố thực hiện giảm chi thường xuyên trong năm 2018 [22]
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,67% so năm trước Nguyên nhân tăng thấp do thuế nhập khẩu từ khu vực ASEAN một số mặt hàng giảm về 0%, trong
đó có mặt hàng ô tô nguyên chiếc; các mặt hàng điện máy, điện lạnh, đồ dùng nhà vệ sinh, nhà bếp nhập khẩu mức thuế giảm từ 5 đến 10%; hàng nông sản giảm từ 3 đến 5% [22]
Trang 38c Cơ sở hạ tầng
Hà Nội là thành phố trung tâm của cả nước, hệ thống giao thông phát triển dày đặc bao gồm hệ thống đường bộ, xe buýt, đường sắt và cầu, Hà Nội là một đầu nút quan trọng của đường sắt Thống Nhất Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong tổng chiều dài 2.600 km đường sắt Viêt Nam, là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hành hóa và hành khách Hệ thống cầu ở Hà Nội có nhiều cầu lớn bắc qua sông Đà, sông Mã, sông Đáy Có nhiều tuyến sông trung ương chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để Phú Thọ có thể giao lưu và trao đổi thuận lợi với các tỉnh trong vùng và cả nước
Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn, có 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội địa và đường sắt, rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh
Năm 2018, diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành đạt 11.358 nghìn m2, tăng 3,7% so với năm 2017 Trong đó, nhà ở chung cư đạt 1.863 nghìn m2, chiếm 16,4% tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành và tăng 9,4% so năm trước; nhà riêng lẻ đạt 9.495 nghìn m2, chiếm 83,6% và tăng 2,7% [22]
Diện tích nhà ở xây dựng mới tại khu vực đô thị năm 2018 đạt 4,4 triệu m2, tăng 3,4% so với năm 2017 Trong đó, diện tích do Trung ương xây dựng đạt 577 nghìn m2, chiếm 13,2% tổng diện tích nhà ở xây dựng mới tại khu đô thị và tăng 5%
so năm 2017; diện tích do địa phương xây dựng đạt 3.812 nghìn m2, chiếm 86,8% và tăng 3,2% [22]
Trang 39CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nước ngầm thuộc địa bàn khu vực nội đô thành phố Hà Nội phía Nam sông Hồng: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Tây Hồ và Nam Từ Liêm
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Khu vực nội đô thành phố Hà Nội
Phạm vi thời gian: từ năm 1996 đến năm 2019
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước ngầm tại khu vực nội đô thành phố Hà Nội
- Thực trạng khai thác và mức độ suy thoái nước ngầm nội đô thành phố Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp về quản lý và kỹ thuật nhằm kiểm soát ô nhiễm bảo
vệ tài nguyên nước ngầm thành phố Hà Nội
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập, phân tích và hệ thống hóa tài liệu, số liệu
Sưu tầm các tài liệu, số liệu đã được công bố, số liệu tại Trung tâm Quy hoạch Điều tra tài nguyên nước, Trung tâm quan trắc - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
số liệu lưu trữ tại Viện Khoa học tài nguyên nước
Rà soát thông tin, dữ liệu từ các kết quả điều tra giai đoạn trước để xác định dữ liệu thông tin có thể kế thừa, xác định được sự phân bố các tầng chứa nước, các khu vực cần điều tra chi tiết để khoanh định và có giải pháp cần bảo vệ
Kết quả đã thu thập và phân loại ra các nhóm tài liệu liên quan, rà soát, đánh giá phục vụ hữu ích cho công tác điều tra, khảo sát và các nội dung nghiên cứu chi tiết tiếp theo Các nhóm tài liệu đã thu thập bao gồm:
+ Các số liệu khí tượng, thủy văn tại các trạm quan trắc trong và lân cận vùng nghiên cứu, bao gồm các trạm khí tượng Láng, Ba Vì
+ Tài liệu dân sinh, kinh tế xã hội giai đoạn từ năm 2013 – 2018 ở Hà Nội
Trang 40+ Tài nguyên nước ngầm: thu thập thông tin về hiện trạng tài nguyên nước ngầm được khai thác sử dụng, hiện trạng sụt lún nền đất ở các khu vực do khai thác nước, các báo cáo lập bản đồ địa chất thủy văn, tìm kiếm, thăm dò nước ngầm, báo cáo điều tra địa chất đô thị, báo cáo điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm, báo cáo tìm kiếm, thăm dò nước khoáng, nước nóng Trong đó đã thu thập địa tầng các lỗ khoan thăm dò, các kết quả phân tích mẫu làm cơ sở dữ liệu thực hiện việc đánh giá tài nguyên nước ngầm trên vùng nghiên cứu
Hệ thống hóa các chỉ tiêu cần thống kê, tổng hợp thống kê, phân tích và dự báo Kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê toán học trên phần mềm excel
Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra, đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu
Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị
2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát, lấy mẫu và phân tích bổ sung
Tiến hành thực hiện khảo sát thực địa lấy mẫu, phân tích một số chỉ số cơ bản
về chất lượng nước ở 5 điểm thuộc khu vực nội đô thành phố Hà Nội, vị trí các mẫu được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Vị trí các mẫu thu thập
M1 177 Bạch Đằng, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội
M2 Ngõ 89 đường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
M3 168 Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
M4 Đường Dịch vụ Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
M5 Kiều Mai, Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
*Thời gian lấy mẫu: ngày 15 tháng 9 năm 2019
*Thiết bị lấy mẫu:
- 5 bình nhựa loại 500 ml, tráng rửa sạch, làm khô, dán nhãn
- 5 bình thủy tinh tối màu loại 500ml, tráng rửa, sấy khô, dán nhãn
- Mẫu nhãn
- Một thùng mốp
*Số lượng mẫu: Tại mỗi địa điểm tiến hành lấy mẫu tại 1 vị trí