DOAN TNCS HCM (TU DAI HOI DEN DAI HOI)

9 423 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
DOAN TNCS HCM (TU DAI HOI DEN DAI HOI)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỪ ĐẠI HỘI ĐẾN ĐẠI HỘI 1. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH: Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh. 2. Từ ngày 07 – 13/02/1950, tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ nhất Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam. Tham dự Đại hội với trên 400 đại biểu đại diện cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Hoàng Quốc Việt trực tiếp chỉ đạo Đại hội. Đại hội đã thông qua bản báo cáo Chính trị nhan đề: “Chiến đấu và xây dựng tương lai” do Đồng chí Nguyễn Lam, Bí thư Trung ương Đoàn trình bày. Bản báo cáo đã đánh giá sự phát triển của Đoàn Thanh niên Cứu quốc từ năm 1941 đến năm 1950; đồng thời đề ra những nhiệm vụ cấp bách của Đoàn nhằm thống nhất lực lượng thanh niên trong cả nước cùng với toàn dân đẩy mạnh công cuộc kháng chiến cứu quốc mau đến thắng lợi. Báo cáo chính trị đã dành một phần quan trọng đề cập đến những vấn đề có tính chất định hướng trước mắt và lâu dài cho phong trào thanh niên như: Lý tưởng của thanh niên, nhiệm vụ của Đoàn, sự phát triển mới của Đoàn, công tác xây dựng và củng cố Đoàn, v.v . Báo cáo khẳng định: “Chủ nghĩa cộng sản là lý tưởng lâu dài mà các thế hệ thanh niên Việt Nam phải quyết tâm phấn đấu để thực hiện”. Nhiệm vụ trước mắt của Đoàn là “động viên, giáo dục, thống nhất lực lượng thanh niên, cổ vũ thế hệ trẻ tích cực tham gia sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân 1 tộc, quét sạch quân thù ra khỏi đất nước; xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa góp phần vào công cuộc bảo vệ hòa bình thế giới”. Đại hội đã thông qua báo cáo chính trị và Điều lệ Đoàn. Điều lệ xác định rõ vai trò của Đoàn là “Cánh tay và đội dự trữ của Đảng, công tác dưới dự lãnh đạo trực tiếp của Đảng”. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá mới. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu lại làm Bí thư Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam. Ngày 19/10/1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Đây là cuộc vận động chính trị lớn. Thông qua việc học tập đổi tên Đoàn, các cấp Đoàn đã giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đoàn viên, củng cố tổ chức Đoàn, chuẩn bị về mọi mặt để đón nhận những nhiệm vụ mới mà Đảng và Bác Hồ giao cho. 3. Từ ngày 25/10 – 04/11/1956, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ hai Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Tham dự Đại hội có 479 đại biểu thay mặt cho gần nửa triệu đoàn viên trong cả nước. Đại hội khẳng định những cống hiến xuất sắc của Đoàn và phong trào thanh niên trong 9 năm kháng chiến và 3 năm khôi phục kinh tế. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của Đoàn trong giai đoạn cách mạng mới là: “Động viên mọi người, mọi tầng lớp thanh niên đem hết sức lực, trí tuệ của mình vào công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, tham gia tích cực vào công cuộc củng cố miền Bắc, tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà”. Đại hội được Bác Hồ kính yêu và các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước đến dự, Bác đã chỉ thị: “Muốn Đoàn củng cố và phát triển thì tất cả đoàn viên phải gương mẫu”. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá mới gồm 30 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. 4. từ ngày 23 – 25/3/1961, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ ba Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Tham dự Đại hội có 677 đại biểu thay mặt cho hơn 1 triệu đoàn viên trong cả nước. Đại hội xác định nhiệm vụ của Đoàn trong giai đoạn cách mạng mới là: “Đoàn kết thanh niên, tổ chức mọi lực lượng, giáo dục thanh niên trong cả nước tiến lên dưới ngọn cờ của Đảng, cống hiến hết sức mình phấn đấu hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ lịch sử mà Đảng đề ra”. Đại hội vạch rõ: “Tất cả mọi hoạt động của Đoàn và thanh niên đều cần hướng vào việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng của Đảng là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”. Đại hội đã nêu ra nhiệm vụ trước mắt của Đoàn là “hướng toàn thể nam nữ đoàn viên, thanh niên suy nghĩ và hành động với tư cách là người lính xung kích, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất 2 nước nhà thể hiện trên các mặt sản xuất, công tác, học tập, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng cuộc sống văn minh”. Đại hội được Bác Hồ kính yêu và các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước đến dự. Bác Hồ chỉ rõ: “Đoàn thanh niên cần phải làm đầu tàu, gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước. Phải thực hiện khẩu hiệu: Đâu Đảng cần, thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá mới gồm 71 đồng chí; Ban Chấp hành bầu ra 15 đồng chí tham gia Ban Thường vụ và 5 đồng chí tham gia Ban Bí thư. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Sau đại hội, đồng chí Nguyễn Lam được Đảng điều đi nhận nhiệm vụ mới và đồng chí Vũ Quang được cử làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/1970), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết cho Đoàn Thanh niên Lao động được mang tên Bác: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam nay là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Kỷ niệm lần thứ 39 năm ngày truyền thống vẻ vang của Đoàn (26/3/1931 – 26/3/1970), Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã tổ chức trọng thể lễ đón nhận nghị quyết của Ban Chấp Trung ương Đảng cho phép tổ chức Đoàn được mang tên Bác Hồ vĩ đại. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã quyết định đổi tên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đại hội Đảng đã đánh giá cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ và những cống hiến xuất sắc của Đoàn và phong trào thanh niên cả nước trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học cộng sản chủ nghĩa của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng. Đoàn phải giáo dục, rèn luyện thanh niên, một cách toàn diện trong thực tế đấu tranh cách mạng; phát huy những truyền thống tốt đẹp của thanh niên, bồi dưỡng thanh niên cả nước thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng cao đẹp, có khí phách anh hùng “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Việc đổi tên thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là sự kiện có ý nghĩa chính trị to lớn đối với tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên nước ta. Nó thể hiện sự tin tưởng sâu sắc và quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam đi theo con đường cách mạng của Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. 5. Từ ngày 20 – 22/11/1980, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ IV Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Về dự Đại hội có 623 đại biểu (trong đó có 19 anh hùng lực lượng vũ trang, 2 anh hùng lao động, 152 chiến sỹ thi đua, 10 chến sĩ quyết thắng…) thay mặt cho 4,3 triệu đoàn viên trong cả nước. Đây là Đại hội đầu tiên sau ngày Bác Hồ kính yêu của chúng ta đi xa. Đại hội đã đánh giá cao những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc của thế hệ trẻ Việt Nam; khái quát những kinh nghiệm trong công tác Đoàn và 3 phong trào thanh niên. Đại hội xác định nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài là tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, xác định rõ nhiệm vụ của Đoàn với sự nghiệp chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Về dự Đại hội có các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và các chiến sĩ cách mạng lão thành, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đặc biệt còn 13 đoàn đại biểu các tổ chức thanh niên quốc tế: Liên Đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới, Hội học sinh đại học quốc tế và tổ chức thanh niên các nước: Liên Xô (cũ), Lào, Cămpuchia, Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ), Cu Ba, Ba Lan, Hunggari, Bungari, Mông Cổ, Rumani… Đại hội đã chăm chú lắng nghe bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định vai trò và đánh giá cao những cống hiến to lớn của Đoàn Thanh niên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH, đồng thời cũng đặt niềm tin vào thế hệ trẻ hôm nay sẽ thực hiện xuất sắc nhiệm vụ cách mạng của mình: Xây dựng thành công CNXH trên đất nước Việt Nam thống nhất. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá mới gồm 113 đồng chí; Ban Chấp hành bầu ra Ban Bí thư gồm 13 đồng chí. Đồng chí Đặng Quốc Bảo được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Tháng 5/1982, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khoá IV) được triệu tập. Hội nghị đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ và ba chương trình hành động cách mạng của Đoàn và tuổi trẻ cả nước trong hai năm 1982 - 1983. Tại hội nghị này, đồng chí Vũ Mão đã được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thay đồng chí Đặng Quốc Bảo chuyển sang nhận công tác mới của Đảng. 6. Từ ngày 27 – 30/11/1987, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ V Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Dự đại hội có 750 đại biểu thay mặt cho hơn 17 triệu đoàn viên, thanh niên trong cả nước, có 24 đoàn khách quốc tế đến dự Đại hội. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã đến dự Đại hội. Phát biểu trước Đại hội, đồng chí Tổng Bí thư đã thay mặt Đảng, Nhà nước căn dặn: “… Từng đoàn viên, từng chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải tìm đến với thanh niên, nhưng không phải để lên lớp, thuyết lý suông, mà bằng việc giải quyết những khúc mắc, khó khăn; từng bước một, Đoàn lôi cuốn họ vào việc vừa sức, có ích cho xã hội, cho bản thân đưa lại niềm vui và lòng tin vào cuộc sống…” Đại hội nhất trí với bản báo cáo về tình hình thanh niên và công tác Đoàn do đồng chí Vũ Mão Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá IV trình bày. Bản báo cáo nêu rõ: “Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đến nay thanh niên và nhân dân cả nước đã hăng hái thực hiện Nghị quyết của Đại hội, bắt tay vào công cuộc đổi mới trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, bước đầu phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, khơi dậy tinh thần dân chủ, ý thức phê bình và tự phê bình kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, đạt được một số thành tựu mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội xác định 4 mục tiêu nhiệm vụ, đề ra những phong trào, chương trình hành động cách mạng cho nhiệm kỳ tới. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá mới gồm 150 ủy viên; Ban Chấp hành đã bầu Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn. Đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. 7. Từ ngày 15 – 18/10/1992, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ VI Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Dự Đại hội có 797 đại biểu thay mặt cho 2,5 triệu đoàn viên và hơn 20 triệu thanh niên cả nước. Đồng chí Đỗ Mười - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các đồng chí Cố vấn của Đảng và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tham dự. Đại hội còn có đại diện các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sĩ, các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, các đồng chí nguyên là Bí thư thứ nhất Trung Đoàn các khoá về dự. Thay mặt Đảng và Nhà nước, phát biểu tại Đại hội, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đánh giá cao và biểu dương những cố gắng và đóng góp to lớn của tuổi trẻ thời gian qua và khẳng định: “Để có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ ., tuổi trẻ Việt Nam mà nòng cốt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải xây dựng cho mình hoài bão, trí tuệ, đạo đức và ý chí cách mạng…”. Đại hội đã đánh giá tình hình tổ chức hoạt động của Đoàn và phong trào thanh thiếu niên, biểu dương những cố gắng to lớn của các cấp bộ Đoàn, của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên trong cả nước. Đại hội đã thông qua, phương hướng, nhiệm vụ và các biện pháp xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1993 -1997; thông qua các chương trình hành động cách mạng của Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội nhất trí chọn bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”, nhạc và lời Hoàng Hoà, làm bài ca chính thức của Đoàn. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khoá VI gồm 91 đồng chí. Ban Chấp hành đã bầu ra Ban Thường vụ, Ban Bí thư. Đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Từ ngày 28 – 30/12/1996, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 9 (khoá VI), đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thay đồng chí Hồ Đức Việt được Đảng điều động nhận công tác mới. 8. Từ ngày 26 - 29/11/1997, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ VII Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tham dự Đại hội có 899 đại biểu, đại diện cho trí tuệ và niềm tin của gần 20 triệu cán bộ, đoàn viên và tuổi trẻ Việt Nam. Đại hội vui mừng được đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đoàn các khoá. Đến dự Đại hội còn có các đoàn đại biểu thanh niên nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Thay mặt Đảng, Nhà nước đồng chí Tổng Bí thư đã đánh giá và biểu dương những đóng góp to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, 5 xác định rõ: “ .Hơn 10 năm qua, trong sự nghiệp đổi mới, đoàn viên, thanh niên nước ta luôn phát huy truyền thống “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm” và đã có nhiều đóng góp tích cực vào những thành tựu to lớn về mọi mặt của đất nước xứng đáng là đội quân xung kích của cách mạng trong thời kỳ mới. Hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” đã thu hút hàng triệu đoàn viên và thanh niên cả nước hăng hái tham gia. Nhiều cuộc vận động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, xóa mù chữ, tình nguyện đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo ., nhiều gương điển hình tiên tiến đã và đang xuất hiện. Trong hoạt động thực tiễn phong phú và sôi nổi đó, lớp thanh niên đó có kiến thức, giàu sức sống, năng động, sáng tạo và gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng đông đảo .”. Đại hội đã đánh giá tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trong nhiệm kỳ VI và thảo luận xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi nhiệm kỳ 1997 - 2002. Đại hội đã xác định mục tiêu chung của công tác Đoàn và phong trào thanh; thiếu nhi nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với khẩu hiệu hành động: “Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ”. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa VII gồm 125 ủy viên. Ban Chấp hành đã bầu Ban Thường vụ gồm 23 ủy viên và bầu Ban Bí thư Trung gồm 5 đồng chí. Đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Ngày 18/6/2001, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 9 (khoá VII) đã bầu đồng chí Hoàng Bình Quân làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thay đồng chí Vũ Trọng Kim được Đảng điều động nhận công tác mới. 9. Từ ngày 07 – 11/12/2002, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ VIII Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tham dự Đại hội có 898 đại biểu đại diện cho hơn 4,3 triệu đoàn viên và hàng chục triệu hội viên, thanh niên từ khắp mọi miền đất nước. Đại hội rất phấn khởi, vinh dự và nhiệt liệt chào mừng đồng chí Tổng Bí thư Trung ương Đảng Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương; các đại biểu lão thành cách mạng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thế hệ cán bộ Đoàn . đã đến dự Đại hội và dành cho tuổi trẻ những tình cảm sâu sắc, sự quan tâm chân thành; Đại hội nhiệt liệt chào mừng và chân thành cám ơn những người anh em, bè bạn thân thiết đại diện cho các tổ chức thanh niên trên thế giới đã vượt ngàn trùng xa cũng như các vị đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam thân ái mang đến Đại hội tình hữu nghị thắm thiết, sự hợp tác cùng phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Đại hội đã lắng nghe bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư đã nhấn mạnh: " . Trong những năm gần đây, phong trào thanh niên tiếp tục phát triển cả về bề 6 rộng và chiều sâu, có nhiều sáng tạo và những khâu đột phá, tạo được những dấu ấn tốt đẹp trong đời sống xã hội. Các phong trào thanh niên vừa có tác dụng vận động, tổ chức và tập hợp lực lượng trẻ chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, vừa thiết thực chăm lo lợi ích, nhu cầu chính đáng của thanh niên. Phong trào thanh niên tình nguyện tiếp tục truyền thống "Ba sẵn sàng", "Năm xung phong" trước đây đã thôi thúc và thu hút đông đảo thanh niên tham gia, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào, khẳng định vai trò xung kích của thanh niên trong thời kỳ mới. Qua các hoạt động thực tiễn, Đoàn Thanh niên đã góp phần đáng kể vào việc giáo dục, rèn luyện, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên… Số đoàn viên ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng ngày càng tăng. Lớn lên cùng với phong trào, đội ngũ cán bộ Đoàn ngày càng trưởng thành và là nguồn cán bộ trẻ của Đảng và chính quyền các cấp. Thay mặt Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và khen ngợi những thành tích xuất sắc của phong trào thanh niên, của cán bộ, đoàn viên, thanh niên, các cháu thiếu nhi và các cấp bộ Đoàn đã nỗ lực phấn đấu, tổ chức phong trào hành động cách mạng qua đó góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng, giáo dục về phát huy thế hệ trẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Đại hội chỉ ra nhiệm vụ: đánh giá tình hình công tác thanh niên, kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 1997 - 2002; xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002 - 2007; thảo luận thông qua Điều lệ Đoàn sửa đổi; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VIII thực sự là một tập thể có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ trình độ, năng lực, uy tín tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của thanh niên, lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và chương trình công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn mới. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII với 134 đồng chí. Ban Chấp hành bầu ra Ban Thường vụ 24 đồng chí, Ban Bí thư 6 đồng chí. Đồng chí Hoàng Bình Quân được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Từ ngày 02 – 04/7/2005, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 7 (khoá VIII) đã bầu đồng chí Đào Ngọc Dung làm Bí thư thư nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (Trước đó ngày 01/4/2005 đã được Bộ Chính trị phân công giữ chức quyền Bí thư thứ nhất thay đồng chí Hoàng Bình Quân được Đảng điều động công tác khác). Từ ngày 10 – 13/01/2007, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 11 (khoá VIII) đã bầu đồng chí Võ Văn Thưởng làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (trước đó từ ngày 24 – 29/7/2006, tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã điều động công tác khác đối với đồng chí Đào Ngọc Dung do vi phạm quy chế thi). 10. Từ ngày 17 – 21/12/2007, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ IX Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tham dự Đại hội có 1.033 đại biểu, thay mặt cho gần 5,5 triệu đoàn viên và hơn 30 triệu hội viên, thanh niên cả nước. Tới dự Đại hội 7 có đồng chí Nông Đức Mạnh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt, các vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Mẹ Việt Nam anh hùng, đại diện các Bộ, ban ngành của T.Ư và Hà Nội . cùng 300 khách mời. Đại hội đã lắng nghe bài phát biểu chỉ đạo của đồng chí Nông Đức Mạnh – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định: “…Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, các tầng lớp thanh niên đã tiếp bước cha anh, nhận thức đúng tình hình và nhiệm vụ, nêu cao chí tiến thủ, phát huy phẩm chất tốt đẹp và thế mạnh của tuổi trẻ, xung kích, đảm đương những việc khó, nơi khó, chấp nhận mọi gian nan, thách thức, chủ động, sáng tạo, góp phần tạo nên những thành tựu mới to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu trong lao động sản xuất, làm kinh tế, trong hoạt động văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật cũng như trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vv . đã làm sâu sắc thêm niềm tự hào của thế hệ trẻ trong giai đoạn mới .”. Báo cáo Ban Chấp hành khẳng định: “Cùng với sự phát triển của đất nước, của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, thái độ và ý thức chính trị của thanh niên có chuyển biến tích cực. Ý thức lập thân, lập nghiệp của thanh niên cao hơn trước. Lòng nhân ái, tính tích cực chính trị - xã hội và tinh thần xung phong, tình nguyện của thanh thiếu nhi ngày càng được khơi dậy mạnh mẽ. Tâm thế, năng lực hội nhập quốc tế của thanh niên tự tin và chủ động hơn. Vai trò, vị trí của thanh niên trong xã hội tiếp tục được đề cao và nhận được sự quan tâm nhiều hơn của Đảng, Nhà nước và xã hội”, và Đại hội lần này là: "Đại hội đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển, Đại hội tập trung cao nhất của khát vọng, ý chí của thế hệ trẻ Việt Nam được đem tài năng, sức trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với tinh thần tuổi trẻ xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đoàn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX kêu gọi toàn thể thanh thiếu nhi Việt Nam hãy giương cao ngọn cờ vinh quang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nguyện tiếp bước truyền thống cha anh, nắm chắc thời cơ, vận hội, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, thách thức, đổi mới mạnh mẽ, phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thành công mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ”. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá IX gồm 145 đồng chí. Ban Chấp hành bầu ra Ban Thường vụ gồm 27 đồng chí và Ban Bí thư 03 đồng chí. Đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. BÍ THƯ THỨ NHẤT BCH TRUNG ƯƠNG ĐOÀN 8 QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI 1. Đ/c Nguyễn Lam (Từ 1941 – 1963); 2. Đ/c Vũ Quang (Từ 1963 – 20/11/1980); 3. Đ/c Đặng Quốc Bảo (Từ 22/11/1980 – tháng 5/1982); 4. Đ/c Vũ Mão (Từ tháng 5/1982 – 27/11/1987); 5. Đ/c Hà Quang Dự (Từ 30/11/1987 – 15/10/1992); 6. Đ/c Hồ Đức Việt (Từ 18/10/1992 – 28/12/1996); 7. Đ/c Vũ Trọng Kim (Từ 30/12/1996 – 18/6/2001); 8. Đ/c Hoàng Bình Quân (Từ 18/6/2001 – 02/7/2005); 9. Đ/c Đào Ngọc Dung (Từ 04/7/2001 – 24/7/2006); 10. Đ/c Võ Văn Thưởng (Từ 13/01/2007 – nay). 9 . ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỪ ĐẠI HỘI ĐẾN ĐẠI HỘI 1. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH: Mùa xuân năm 1931, từ ngày. – 22/11/1980, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ IV Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Về dự Đại hội có 623 đại biểu (trong đó có 19 anh hùng lực

Ngày đăng: 29/09/2013, 21:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan