1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật dân sự ở việt nam

101 89 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 877,64 KB

Nội dung

Yêu cầu khác theo qui định của luật” [8, Điều 11] Song với sự phát triển của xã hội, pháp luật cũng chưa thể dự liệu hết được các trường hợp có thể xảy ra trên thực tế khi mà tình trạng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

PHẠM MINH CHÂU

CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN THEO PHÁP

LUẬT DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số : 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Kiên

Hà Nội – 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định

Tác giả

Phạm Minh Châu

Trang 3

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ TÀI ĐỐI

VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY

1.2 Quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân 19

1.2.2 Quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân 25 1.3 Cơ sở áp đặt chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân

CHƯƠNG 2 QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT

NAM VỀ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH

2.1 Quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp

2.2 Các loại chế tài dân sự đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân

phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam 40 2.3 Cơ sở áp đặt chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân 62

Trang 4

phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam

2.3.1 Cơ sở áp đặt chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân

phẩm, uy tín của cá nhân theo qui định của BLDS năm 2005 62 2.3.2 Cơ sở áp đặt chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân

phẩm, uy tín của cá nhân theo qui định của BLDS năm 2015 68 2.4 Chủ thể chịu trách nhiệm do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín

2.5 Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm theo qui định của pháp luật

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ

TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN

PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN

3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về chế tài đối với hành vi xâm phạm

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế tài đối với hành vi

xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân 85

Trang 5

DANH MỤC T VIẾT TẮT

TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao

VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân Tối cao

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong số những quyền con người, quyền nhân thân cơ bản, được ghi nhận không chỉ trong pháp luật Việt Nam mà còn được pháp luật thế giới thừa nhận Từ nhiều năm trước đây, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc công nhận

và bảo vệ đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người Theo đó, Tuyên

ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã khẳng định: “Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy”

[2, Điều 12] Bên cạnh đó, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

năm 1966 cũng nhấn mạnh: “Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy” [1, Điều 17]

Để đảm bảo quyền này được thực hiện trên thực tế, pháp luật Việt Nam cũng

đã sớm có quy định về vấn đề này Từ Hiến pháp năm 1980 đã quy định:

“Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm” [3, Điều 70] Đến Hiến pháp năm 1992 lại tiếp tục ghi nhận

quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân tại Điều 71

“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm” [4, Điều 71] Tiếp đến, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không

Trang 7

bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác

xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” [5, Điều 20]

Như vậy quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một quyền hiến định

Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin cũng đã len lỏi sâu rộng vào cuộc sống của con người, bên cạnh việc mang lại cho chúng ta một cuộc sống đầy

đủ hơn, tiếp cận thông tin tốt hơn thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhiều công dân rất dễ bị bêu rếu, xúc phạm trên mạng Internet, trên báo chí với nhiều động cơ, mục đích khác nhau, điều đó khiến cho những người bị xúc phạm gặp không ít khó khăn trong cuộc sống

Mặc dù sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc so với Bộ luật Dân sự năm 2005 trước đó khi đã quy định cụ thể, chi tiết hơn về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và những biện pháp để bảo đảm quyền này được bảo vệ, thực thi trên thực tế

Nếu BLDS năm 2005 quy định:

“Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:

Trang 8

“Khi quyền dân sự của cá nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo

vệ theo qui định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

1 Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền dân sự của mình;

2 Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

3 Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

4 Buộc thực hiện nghĩa vụ;

5 Buộc bồi thường thiệt hại;

6 Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;

7 Yêu cầu khác theo qui định của luật” [8, Điều 11]

Song với sự phát triển của xã hội, pháp luật cũng chưa thể dự liệu hết được các trường hợp có thể xảy ra trên thực tế khi mà tình trạng xâm phạm danh

dự, nhân phẩm, uy tín ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng và phức tạp hơn, pháp luật điều chỉnh về vấn đề này cũng gặp phải những hạn chế nhất định từ

đó gây khó khăn và lúng túng cho cán bộ làm công tác xét xử

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học các qui định của pháp luật về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh

dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân để hiểu đúng và thực hiện đúng cũng như phát hiện những điểm bất cập cần hoàn thiện là việc hết sức cần thiết và cấp bách

Với mục đích làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tôi xin lựa

chọn đề tài “Chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín

của cá nhân theo pháp luật dân sự ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của

mình Tác giả mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào những tri thức cơ bản về quyền nhân thân, về chế tài dân sự nói chung và chế tài đối với hành vi

Trang 9

xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng để từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Liên quan đến nội dung quyền nhân thân, nội dung chế tài dân sự nói chung và chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan Về nội dung quyền nhân thân và nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã có sự nghiên cứu tương đối nhiều, có thể kể đến như: Bài viết của tác

giả Lê Đình Nghị (2004), Một số vấn đề về quyền nhân thân, Dân chủ và pháp luật, số 7; Bài viết trên Tạp chí luật học của tác giả Lê Đình Nghị, Quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS năm 2005 – những bất cập và hướng hoàn thiện, số 3, 2014; bài viết của tác giả Lê Hương Lan (2005), Qui định về các quyền nhân thân cơ bản của cá nhân trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Dân chủ và pháp luật, số 9; Trần Thùy Dương (2012), Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khóa luận tốt nghiệp; Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân, luận văn thạc sĩ luật học; Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín (2011), Tự do báo chí và vấn đề bảo vệ nhân phẩm, danh

dự, uy tín của cá nhân, Khoa học pháp lý, số 3; Nguyễn Tôn (2010), Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, Luận văn Thạc sĩ; trong đó các công trình này

cũng đã ít nhiều đề cập đến chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân Tuy nhiên, các đề tài, công trình nghiên cứu triển khai trực tiếp về vấn đề này hoặc đã được thực hiện từ rất lâu hoặc số lượng

Trang 10

đề tài nghiên cứu còn khá khiêm tốn trong khi tình hình xã hội hiện nay biến động và thay đổi không ngừng

Do đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn sẽ phần nào khắc phục được những tồn tại nói trên, góp phần bổ sung kịp thời những nghiên cứu về vấn đề này với hy vọng tăng cường nhận thức của mọi người về chế tài dân sự nói chung và chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng

3 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Để đảm bảo quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, Nhà nước

ta đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau như hình sự, dân sự, hành chính,… để điều chỉnh vấn đề này Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để tập trung sâu hơn về vấn đề chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và phù hợp với chuyên ngành học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về chế tài dân sự đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật Dân sự Việt

Nam từ góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định chủ yếu trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân

sự năm 2015, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017

Mục đích nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu các qui định của pháp luật hiện hành về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm,

uy tín của cá nhân; tìm hiểu thực tiễn áp dụng qui định này để nghiên cứu làm sáng tỏ những vướng mắc, khó khăn khi áp dụng Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn nhằm tìm ra những phương hướng, giải pháp kịp thời góp phần hoàn thiện pháp luật về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trang 11

Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận văn phải giải quyết các vấn đề sau:

Một là, phân tích khái quát nội dung chế tài dân sự, quyền nhân thân, quyền

đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín và cơ sở áp đặt chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân từ góc độ lý luận

Hai là, phân tích, đánh giá các qui định của pháp luật dân sự Việt Nam về chế

tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Ba là, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về chế tài đối với hành vi xâm

phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư

pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành đề tài luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như:

 Phương pháp phân tích (phương pháp phân tích qui phạm, phương pháp phân tích vụ việc), phương pháp diễn giải: những phương pháp này được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các qui định của pháp luật

và các vụ việc trên thực tế về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh

dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

 Phương pháp đánh giá: phương pháp này được người viết vận dụng

để đưa ra ý kiến nhận xét qui định của pháp luật hiện hành có hợp lý hay không, những thành tựu nào đã đạt được và những vướng mắc gì còn tồn tại

Trang 12

 Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: được vận dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, đặc biệt là các kiến nghị hoàn thiện Chẳng hạn, trên cơ sở những kiến nghị mang tính khái quát, người viết dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến nghị đó

 Phương pháp so sánh: phương pháp này sẽ phân tích khoa học pháp

lý của một số nền tài phán điển hình trên thế giới điều chỉnh, giải thích

về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN

Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ những qui định của

pháp luật về chế tài trong việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của

cá nhân; phân tích thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề này, chỉ ra những bất cập của pháp luật và đưa ra phương hướng hoàn thiện

Về mặt thực tiễn: Những giải pháp hoàn thiện pháp luật là cơ sở

quan trọng để các cơ quan chức năng trong phạm vi, thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tương ứng Đồng thời, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh viên mà còn có giá trị đối với những cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật về chế tài do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm ở Việt Nam

7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Trang 13

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục

từ viết tắt, mục lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh

dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Chương 2: Qui định của pháp luật dân sự Việt Nam về chế tài đối với hành vi

xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về chế tài đối với hành vi xâm phạm

danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và kiến nghị hoàn thiện

Trang 14

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY

TÍN CỦA CÁ NHÂN

1.1 CHẾ TÀI DÂN SỰ

1.1.1 Khái niệm chế tài dân sự

Chế tài dân sự với tư cách là một chế tài pháp lý có lịch sử hình thành

và phát triển một cách lâu dài

Thời kỳ thái cổ, khi chính quyền trong xã hội còn chưa được tổ chức một cách vững chãi, trong trường hợp nếu quyền của một cá nhân bị xâm phạm thì người đó được phép áp dụng chế độ “tư nhân phục cừu” đối với người đã gây thiệt hại cho mình Theo đó, cá nhân bị thiệt hại được tự ý trả thù đối phương để trừng phạt, bắt đối phương làm nô lệ hoặc lấy tài sản của người có hành vi gây thiệt hại

Giai đoạn thứ hai, để tránh sự trả thù, người gây thiệt hại có thể nộp tiền chuộc hay thục kim cho nạn nhân

Tiến lên một bước nữa, chính quyền nhận thấy việc áp dụng chế độ thục kim thực sự đem lại hiệu quả, có thể chấm dứt chế độ phục cừu, do đó họ

đã ấn định cả ngạch số các khoản tiền chuộc Số tiền này vừa được coi là hình phạt, vừa mang tính chất như một khoản bồi thường

Trước đây, pháp luật châu Á nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng không có sự phân biệt giữa chế tài dân sự và chế tài hình sự Trong cuốn Việt

Nam Dân luật lược khảo của Vũ Văn Mẫu có đoạn viết: “Theo tinh thần của luật pháp Đông phương, Cổ luật Việt Nam thường không quy định những vấn

Trang 15

đề liên hệ đến ngành tư pháp (Droit privé), và chỉ giải quyết các vấn đề thuộc trật tự công Vì vậy, các điều khoản trong các bộ luật cổ như bộ Quốc triều Hình luật của nhà Lê hay Hoàng Việt luật lệ của Gia Long đều có tính cách các điều khoản thuộc về luật hình Những điều khoản liên quan đến các vấn

đề trách nhiệm cũng không thoát khỏi thông lệ ấy” [18, tr.439]

Trong khi đó, một số trường hợp, luật La Mã đã tiến tới sự phân biệt giữa chế tài dân sự và chế tài hình sự Mặc dù các nhà làm luật thời kỳ này chưa quy định được hẳn một nguyên tắc trách nhiệm dân sự tổng quát nhưng

có thể thấy, người La Mã đã có công lao rất lớn trong việc phân biệt giữa hai khái niệm này Trong luật La Mã, đạo luật Aquilia về trách nhiệm dân sự chỉ

dự trù trường hợp một người nô lệ hay một súc vật bị thương hoặc bị chết, hay một vài trường hợp đồ vật khác bị tổn thiệt Tuy các pháp quan La Mã cũng tìm cách nới rộng phạm vi áp dụng đạo luật Aquilia, song cũng không

đề lập được một nguyên tắc tổng quát về các vấn đề trách nhiệm [18, tr.438]

Đến năm 1804, Bộ Dân luật Nã – phá – Luân ra đời đã đặt ra một nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm dân sự Theo đó, tại Điều 1382 có quy

định: “Phàm một tác động do người làm đã gây tổn thiệt cho người khác, thì người có lỗi làm tác động ấy phải bồi thường sự tổn thiệt”[18, tr.441] Khi

các nước trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, bên cạnh việc du nhập văn

hóa thì pháp luật cũng đã phần nào bị ảnh hưởng Từ đây, chế tài dân sự (trách nhiệm dân sự) mới chính thức hình thành với tư cách là một chế định biệt lập

Có thể thấy, những quy định của pháp luật về chế tài dân sự có lịch sử hình thành cùng với sự xuất hiện của chế độ tư hữu và nhà nước Trong mỗi chế độ xã hội khác nhau thì những biện pháp chế tài cũng được áp dụng rất khác nhau đối với người gây ra thiệt hại

Trang 16

Xoay quanh khái niệm chế tài dân sự (trách nhiệm dân sự), các học giả trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau Chẳng hạn, phản ánh quan điểm của hầu hết các luật gia Nga, O S Ioffe đưa ra định nghĩa:

“Trách nhiệm dân sự – đó là những chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ mà việc

áp dụng những chế tài đó sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho bên vi phạm dưới hình thức tước quyền dân sự và/hoặc bằng hình thức đặt ra cho họ những nghĩa vụ mới hoặc nghĩa vụ bổ sung như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nộp phạt vi phạm hoặc trả tiền lãi đối với khoản nợ chậm trả”

Hay các luật gia Việt Nam Cộng Hòa có quan niệm: “Trách nhiệm dân

sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ căn cứ vào hành vi mà Dân luật coi như là trái luật (illicite) Do đó dân luật đã bắt buộc người làm ra hành vi trái luật phải bồi thường cho người bị thiệt hại Tóm lại, trách nhiệm dân sự phát sinh

ra nghĩa vụ bồi thường đối với người nào đã làm ra một hành vi gì trái luật mà gây tổn thiệt cho người khác” [37]

Bên cạnh đó, Vũ Văn Mẫu cũng khẳng định: Trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ không căn cứ vào ý chí của đương sự, tức là nguồn gốc bất hợp pháp; vì vậy trách nhiệm dân sự làm phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối với người đã làm một hành vi trái luật gây tổn thiệt cho một người khác.[18, tr.431]

Trải qua từng thời kỳ, những quy định về chế tài dân sự cũng đã dần hoàn thiện hơn Mặc dù vậy, cho đến nay các nhà làm luật mới chỉ theo hướng liệt kê các biện pháp chế tài, các căn cứ phát sinh trách nhiệm, năng lực chịu trách nhiệm, mà vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào về chế tài dân sự

Vào thời La Mã cổ đại, đối với trường hợp xâm phạm thân thể của người khác không những về sức khỏe, tính mạng mà còn về tinh thần như

Trang 17

hành vi lăng nhục người khác, hành vi xúc phạm phụ nữ nơi công cộng đều phải chịu chế tài Trong trường hợp người bị thiệt hại là nô lệ, chủ nô chỉ có quyền kiện nếu người gây hại cố ý gây hại cho nô lệ nhằm mục đích xúc phạm chủ nô.[17, tr.17]

Cũng về vấn đề này, vào thế kỷ thứ V và VI SCN, có một bộ luật rất điển hình là Bộ luật Xalíc (Lox Salica) của quốc gia Frăng được ban hành vào đầu thế kỷ thứ VI Tại đây, có rất nhiều quy định bảo vệ quyền nhân thân của

người Frăng tự do Theo đó, luật quy định: “cướp một cô gái tự do, mỗi một người trong những kẻ đồng phạm bị phạt 30 xôlit Nếu như số người tham gia việc cướp cô gái tự do lớn hơn 3 thì mỗi người phạm pháp chịu phạt 5 xôlit”[17, tr.18] Bên cạnh đó, luật này còn quy định cụ thể về khoản phạt đối với các hành vi gây thiệt hại về danh dự của cá nhân như: “Hãm hiếp cô dâu trong thời điểm rước dâu bị phạt 200 xôlit, cướp vợ của một người tự do cũng

bị phạt tương tự, giết một phụ nữ tự do đang trong thời kỳ mang thai bị phạt

600 thậm chí tới 700 xôlit Một người cầm ngón tay của cô gái tự do ngoài ý muốn của người đó sẽ bị phạt 15 xôlit; nếu nắm cổ bàn tay sẽ bị phạt đến 30 xôlit; nếu nắm tay cô gái tự do tới trên khuỷu tay sẽ bị phạt tới 35 xôlit; nếu cắt đuôi sam (đoạn cuối mái tóc) của một cô gái tự do sẽ bị phạt 45 xôlit”[17,

tr.19]

Trong lịch sử pháp luật Việt Nam, có thể nói chế tài dân sự là một trong những chế định ra đời từ rất sớm Tuy nhiên, vào thời điểm đó, những quy định về chế tài dân sự còn khá sơ sài, tản mạn và chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa chế tài dân sự và chế tài hình sự Pháp luật cổ Việt Nam mới chỉ dừng lại ở những quy định chung chung dựa trên nguyên tắc “người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại”

Trang 18

Chẳng hạn, Điều 472 Bộ luật Hồng Đức quy định về trường hợp kẻ

dưới đánh quan lại, quan lại đánh lẫn nhau thì “khi một người đánh quan chức bị thương, ngoài việc phải chịu hình phạt, đền bù thương tổn còn phải đền tiền tạ Trái lại, nếu đánh người không phải quan chức, theo quy định tại các điều luật khác thì không phải chịu khoản tiền tạ

Điều 473 quy định khả năng kẻ dưới mắng nhiếc quan lại, quan lại mắng nhiếc nhau Quy định này đã không những chỉ đưa ra hình phạt mà còn quy định phạt tiền tạ nếu phạm tội lăng mạ quan chức, các trường hợp khác không phải chịu tiền tạ

Điều 474 cũng dự liệu trường hợp đánh người thân thuộc trong hoàng tộc cũng quy định trách nhiệm tiền tạ, nếu đánh hoặc lăng mạ người trong hoàng tộc từ hàng cháu năm đời của vua trở lên.” [36]

Phải đến khi có sự xuất hiện của ba bộ luật: Bộ luật Nam Kỳ (ban hành ngày 10/3/1883), bộ Dân luật Bắc Kỳ (ban hành ngày 01/4/1931), bộ Dân luật Trung Kỳ (ban hành ngày 31/10/1936) thì các nguyên lý chung về trách nhiệm bồi thường dân sự mới chính thức được ghi nhận, cụ thể: tại Điều 712 đến Điều 716 (Bộ Dân luật Bắc Kỳ); Điều 761 đến Điều 767 (Bộ Dân luật Trung Kỳ); Điều 729 đến Điều 739 (Bộ Dân luật Sài Gòn)

Từ những phân tích trên đây, ta có thể khái quát về chế tài dân sự như

sau: Chế tài dân sự là những hậu quả pháp lý bất lợi khi một chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải gánh chịu

Do đó, chế tài dân sự luôn được coi là một phương tiện pháp lý để bảo

vệ các quan hệ dân sự, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự khỏi bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật

Trang 19

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của chế tài dân sự

1.1.2.1 Đặc điểm của chế tài dân sự

Chế tài trong pháp luật dân sự mang một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, chế tài dân sự mang tính đa dạng Biểu hiện là chế tài dân sự có

nhiều hậu quả pháp lý khác nhau được áp dụng cho từng hành vi vi phạm tương ứng Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà áp dụng chế tài mang tính tinh thần như xin lỗi, cải chính hay chế tài mang tính vật chất như bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự

Thứ hai, chế tài dân sự có thể do các bên tự thỏa thuận và tự áp dụng Khác

với quan hệ pháp luật hành chính, trong quan hệ pháp luật dân sự khi một bên

vi phạm pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước bên còn lại chứ không phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, do đặc trưng này nên các bên có thể tự thỏa thuận và tự áp dụng các chế tài dân sự Ví dụ, với chế tài bồi thường thiệt hại, các bên có thể thỏa thuận về số tiền bồi thường, hình thức hay phương thức bồi thường,

Thứ ba, chế tài dân sự đa phần mang tính vật chất Lợi ích mà các bên hướng

tới đa phần mang tính chất tài sản, nên việc vi phạm của bên này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia, do đó cần có sự bù đắp bằng những lợi ích vật chất Trường hợp quyền nhân thân của một chủ thể bị xâm phạm (mang tính tinh thần) thì chế tài được áp dụng thường là buộc xin lỗi, đăng bài cải chính Tuy nhiên, việc áp dụng các chế tài này không thể khắc phục hoàn toàn thiệt hại, nên kèm theo chế tài buộc xin lỗi, đăng bài cải chính bên bị xâm phạm thường yêu cầu bồi thường thiệt hại (lợi ích vật chất) Như vậy, dù là quan hệ nhân thân hay quan hệ tài sản thì khi có hành vi vi phạm, chế tài áp dụng đa phần mang tính vật chất

Trang 20

Thứ tư, khác với các chế tài khác, chế tài dân sự có chức năng khôi phục,

khắc phục các hậu quả vật chất cho bên bị thiệt hại Trong khi với chế tài hình

sự và chế tài hành chính, dù người vi phạm đã khắc phục thiệt hại gây ra thì

họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (hoặc trách nhiệm hành chính) trước Nhà nước về hành vi vi phạm của mình Hai loại chế tài này không nhằm mục đích khắc phục hậu quả mà nhằm trừng phạt người vi phạm Đối với chế tài dân sự, mục đích của các bên là trả lại hiện trạng như trước khi có vi phạm, theo đó, có thể khôi phục hoặc khắc phục hậu quả Trường hợp hành vi xâm phạm gây thiệt hại về tài sản, việc bồi thường có thể khôi phục hậu quả Còn trong trường hợp thiệt hại về tinh thần, việc áp dụng chế tài không thể khôi phục hậu quả mà chỉ có thể khắc phục hậu quả gây ra

1.1.2.2 Vai trò của chế tài dân sự

Đời sống xã hội hiện nay với rất nhiều mối quan hệ phức tạp, chắc chắn

sẽ không thể tránh khỏi việc cá nhân, tổ chức này gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác Chính vì vậy, sự xuất hiện của chế tài dân sự không những có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội sâu sắc

Trước hết, chế tài dân sự là thước đo chuẩn mực cho cách xử sự của các chủ thể Nó tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự, từ đó góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội

Bên cạnh đó, bằng việc buộc người gây thiệt hại phải bù đắp những tổn thất do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người bị thiệt hại, chế tài dân sự góp phần đảm bảo công bằng xã hội

Đồng thời, thông qua việc áp dụng các biện pháp chế tài, sẽ giúp cho chủ thể nhận thức được những hậu quả bất lợi mà họ phải gánh chịu khi thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại Qua đó, có tác dụng phòng ngừa các

Trang 21

hành vi vi phạm pháp luật cũng như giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác

Không chỉ vậy, khi phát sinh tranh chấp, chế tài dân sự sẽ là cơ sở và điều kiện cho hoạt động xét xử, giúp việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, chính xác, công minh và khách quan nhất

1.1.3 Cơ sở triết học của chế tài dân sự

Trong chiều dài lịch sử của nhân loại, công lý là khái niệm xuất hiện khá sớm Tuy nhiên, do có sự khác biệt về địa lý, văn hóa, lịch sử, pháp luật

mà quan niệm về công lý trong từng giai đoạn, từng quốc gia cũng khác nhau

Thời kỳ sơ khai, khái niệm công lý thường gắn liền với hình ảnh “các

vị nữ thần xuất hiện với một tay cầm kiếm, một tay cầm cân và một dải băng bịt mắt để chứng tỏ sự vô tư, không thiên vị, đảm bảo phán quyết được công bằng.”[32, tr.85]

Theo quan niệm của các triết gia phương Đông cổ đại thì công lý mang nặng tính chất là sự báo thù “Điều này bắt nguồn từ tập quán trả thù nguyên thủy – nguyên tắc mà chỉ căn cứ vào hậu quả xảy ra trên thực tế để áp dụng trách nhiệm pháp lý chứ không xét trên phương diện mức độ lỗi và chủ thể thực hiện hành vi vi phạm Điều này được minh họa rõ nét thông qua một số điều luật được quy định trong Bộ luật Hammurabi, cụ thể như các điều 38, 39,

Điều 196: Nếu dân tự do làm hỏng mắt của con của bất cứ người dân tự

do nào, thì phải làm hỏng mắt của người gây ra hậu quả” [32, tr.85]

Trang 22

Đối với phương Tây cổ đại, tiêu biểu nhất phải kể đến Plato, người đã gửi gắm những quan điểm và tư tưởng của mình về công lý thông qua các tác phẩm kiệt xuất, điển hình như cuốn Cộng hòa (The Republic) Theo đó, ông nhấn mạnh “công lý là một khái niệm thể hiện phẩm hạnh và sự hài hòa của con người với cộng đồng” [33, tr.8] Càng về sau này, công lý càng được nhìn nhận rộng hơn, nhân văn hơn

Thời kỳ hiện đại, không thể không nói đến khái niệm công lý nổi bật của John Rawls, với tác phẩm nổi tiếng Một lý thuyết về công lý Ông coi công lý như là công bằng (justice as fairness), là niềm tin của pháp luật, là hạt nhân của đạo đức, và là điều kiện tiên quyết của xã hội công dân Do vậy,

theo ông trong một xã hội công bằng thì sự bình đẳng về các quyền công dân

và quyền tự do đối với tất cả mọi người là không thể thay đổi; những quyền được công lý đảm bảo thì không thể đem ra mặc cả về chính trị hay những tính toán về lợi ích xã hội.[33, tr.86]

Từ góc nhìn của Liên hợp quốc, khái niệm công lý được hiểu là “sự bảo

vệ xác đáng các quyền của con người và đồng thời chống lại những hành động ngược đãi đến các quyền con người một cách công bằng và có trách nhiệm Công lý bảo vệ cho quyền của các bị cáo, lợi ích của các nạn nhân nói riêng và hơn hết là bảo vệ cho sự ổn định của xã hội nói chung”.[34, tr.73]

Mặc dù, còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về công lý nhưng tựu chung lại, công lý có thể được hiểu là việc đảm bảo sự công bằng, bình đẳng

về quyền và lợi ích hợp pháp giữa tất cả mọi người Nếu một người xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì người đó sẽ phải trả giá cho những hành vi mà mình đã gây ra

Như vậy, để “công bằng”, “bình đẳng” đến gần hơn với thực tế, khi có hành vi trái pháp luật xảy ra, pháp luật phải thông qua bằng các biện pháp chế

Trang 23

tài Chế tài được Nhà nước ban hành chính là muốn hướng đến công lý, sự công bằng trong xã hội Hay nói cách khác, công lý chính là cơ sở triết học của chế tài

1.1.4 Phân loại chế tài dân sự

Đến nay, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về việc phân loại chế tài dân sự Qua tìm hiểu tác giả thấy rằng, việc phân loại chế tài dân sự mới chỉ dừng lại ở việc phân loại trong một số trường hợp cụ thể, chẳng hạn một

số luận văn có nghiên cứu về phân loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng song vụ chứ chưa có quy định tổng quát cho tất cả mọi trường hợp

Theo đó, chế tài dân sự có thể được phân loại dựa trên một số tiêu chí sau đây:

 Tiêu chí nguồn phát sinh

Chế tài dân sự có thể được ghi nhận trong luật để các bên mặc nhiên áp dụng hoặc ghi nhận trong thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ dân sự Theo đó, căn cứ vào tiêu chí nguồn phát sinh, chế tài dân sự có thể chia thành hai loại, đó là: (1) chế tài phát sinh theo luật và (2) chế tài phát sinh theo thỏa thuận hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự Việc phân loại theo tiêu chí này có ý nghĩa trong việc xác định nguồn viện dẫn cơ sở pháp lý để áp dụng chế tài đối với hành vi xâm phạm [19, tr.29]

 Tiêu chí tính bắt buộc thỏa thuận

Khi có tranh chấp trong quan hệ dân sự, bên cạnh các chế tài đương nhiên được áp dụng như chế tài bồi thường thiệt hại, thì pháp luật nhiều nước cũng quy định đối với một số chế tài cụ thể cần được thỏa thuận mới được áp dụng, ví dụ chế tài phạt vi phạm hợp đồng Do vậy, dựa vào tiêu chí tính bắt buộc thỏa thuận, có thể chia chế tài dân sự thành: (1) chế tài buộc phải thỏa thuận trong hợp đồng và (2) chế tài không buộc phải thỏa thuận

Trang 24

trong hợp đồng Việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ căn cứ và cơ sở viện dẫn chế tài, nhất là các chế tài buộc phải thỏa thuận trong hợp đồng nếu không có thì sẽ không có quyền viện dẫn [19, tr.29]

 Tiêu chí tính chất và mức độ thiệt hại

Hành vi trái pháp luật có thể gây thiệt hại về tài sản hoặc xâm phạm các quyền nhân thân của cá nhân Do đó, tùy thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại mà bên bị thiệt hại có thể áp dụng các biện pháp như buộc bên có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, xin lỗi, cải chính công khai hay bồi thường thiệt hại,

Như vậy, căn cứ theo tiêu chí này, chế tài dân sự được chia thành: (1) chế tài yêu cầu công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình; (2) chế tài buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; (3) chế tài buộc xin lỗi, cải chính công khai; (4) chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ; (5) chế tài bồi thường thiệt hại; (6) chế tài hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan,

tổ chức, người có thẩm quyền; (7) chế tài khác theo quy định của luật

Việc phân loại theo tiêu chí này giúp các bên tham gia quan hệ dân sự nắm được bản chất, mục đích, nội dung của chế tài cũng như bên bị thiệt hại biết được khả năng áp dụng các chế tài cần thiết ở mức tối ưu và tối đa mà pháp luật cho phép để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra

1.2 QUYỀN ĐỐI VỚI DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN

1.2.1 Quyền nhân thân

1.2.1.1 Khái niệm quyền nhân thân

Cùng với sự phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội, vấn đề con người ngày càng được coi trọng và đảm bảo cả về yếu tố vật chất lẫn tinh thần

Trang 25

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, tại Việt Nam, quyền con người

đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – văn bản có giá trị pháp lý cao nhất Trong những quyền được pháp luật ghi nhận và bảo vệ đó có quyền nhân thân

Có rất nhiều cách nhìn nhận, tiếp cận khác nhau về quyền nhân thân Trong cuốn Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự của TS Nguyễn Ngọc Điện có đoạn viết: “Trong luật của các nước theo văn hóa pháp lý romano-germanique, khái niệm quyền tài sản được dùng để đối lập với khái niệm quyền phi tài sản Trong các quyền phi tài sản có những quyền có tác dụng bảo vệ cá nhân về phương diện thể chất và tinh thần, gọi là các quyền nhân thân Với quan niệm đó, thì quyền nhân thân không phải là đối trọng của quyền tài sản; song, chắc chắn, quyền nhân thân, về bản chất là những quyền không có giá trị tiền tệ.” [20, tr.124]

Ở nước ta, phải đến khi Bộ luật Dân sự năm 1995 được thông qua thì khái niệm về quyền nhân thân mới chính thức hình thành Theo đó, quyền

nhân thân được hiểu là “quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” [6,

Điều 26] Tuy vậy, một số quyền nhân thân cụ thể đã được thừa nhận trước đó trong những văn bản pháp lý như: Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín năm 1957, Cụ thể, tại Điều 1 Luật Bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân năm 1957 đã quy định:

“Quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm Không ai được phép xâm phạm các quyền ấy”.[9, Điều 1]

Trang 26

Hay trong luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có ghi:

“Trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng về mọi mặt [10, Điều 12]; Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, săn sóc nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ, nuôi dạy con cái, lao động sản xuất, xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc” [10, Điều 13]

Sau này, các nhà làm luật kế thừa quy định của Bộ luật Dân sự năm

1995, khái niệm quyền nhân thân tại Bộ luật Dân sự năm 2005 và 2015 cũng không có gì thay đổi so với khái niệm quyền nhân thân được quy định trước

đó

Trong luận án Tiến sĩ luật học của mình, TS Lê Đình Nghị định nghĩa

về quyền nhân thân như sau:

“Theo nghĩa khách quan, quyền nhân thân được hiểu là một phạm trù pháp lý bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó có nội dung quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền của mình

Theo nghĩa chủ quan, quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao quyền này cho người khác trừ trường hợp luật

có quy định khác” [24, tr.18].

Tuy nhiên, có vẻ như những khái niệm này còn chưa được đầy đủ bởi một số lý do sau:

Thứ nhất, có một số quyền cũng mang đủ hai đặc điểm “là quyền dân

sự gắn liền với mỗi cá nhân” và “không thể chuyển giao” nhưng lại không được coi là quyền nhân thân mà là quyền tài sản, ví dụ như quyền được cấp dưỡng Pháp luật quy định quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng gắn

Trang 27

liền với những cá nhân nhất định như: giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà và cháu, giữa vợ và chồng; đồng thời, không thể chuyển giao được cho chủ thể khác Có thể thấy, quyền này có giá trị tài sản nhưng không chuyển giao được, do gắn chặt với nhân thân của người có quyền Đây được coi là một quyền tài sản chứ không phải quyền nhân thân; hay nói đúng hơn, là quyền tài sản gắn với nhân thân Như vậy, nếu đưa ra khái niệm quyền nhân thân chỉ với hai đặc điểm như đã nêu ở trên thực sự chưa đủ cơ sở để phân biệt quyền nhân thân với các quyền dân sự khác

Thứ hai, pháp luật dân sự quy định quyền nhân thân là quyền “gắn liền

với mỗi cá nhân”, vậy thì với các chủ thể khác như: pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, họ có quyền nhân thân không? Tại Điều 1 Nghị quyết số 03/2006/HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định:

“Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin…

vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất

mà tổ chức phải chịu” [14, Điều 1]

Như vậy, một mặt, pháp luật ghi nhận quyền đối với danh dự, uy tín của pháp nhân và các chủ thể khác Mặt khác, khi xây dựng khái niệm quyền nhân thân lại không hề đề cập đến đối tượng là các chủ thể này Phải chăng có

sự mâu thuẫn? Chia sẻ về vấn đề này, PGS TS Bùi Đăng Hiếu cho rằng khái niệm quyền nhân thân nên được mở rộng không những gắn với cá nhân mà với cả các chủ thể khác; đồng thời, nên bổ sung thêm một số đặc điểm như: gắn liền với giá trị tinh thần, không định giá được,… để phân biệt quyền nhân thân với các quyền dân sự khác Theo đó, quyền nhân thân là quyền dân sự

Trang 28

gắn với đời sống tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho chủ thể khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.[38]

Trên cơ sở tiếp thu và đánh giá các quan điểm khác nhau, tác giả nhận thấy cần phải xây dựng một khái niệm quyền nhân thân chứa đựng đầy đủ nội dung, đồng thời thể hiện rõ nét những dấu hiệu để có thể phân biệt quyền nhân thân với các quyền khác Qua đây, ta có thể đưa ra khái niệm quyền nhân thân như sau:

Quyền nhân thân là quyền dân sự được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, gắn liền với những giá trị tinh thần của các chủ thể, không định giá được thành tiền và không thể chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

1.2.1.2 Đặc điểm của quyền nhân thân

Qua phân tích khái niệm quyền nhân thân, ta nhận thấy quyền nhân thân mang một số đặc điểm cơ bản sau:

Một là, quyền nhân thân là quyền dân sự do luật định

Quyền dân sự được hiểu là “những quyền công dân được thể hiện trong mối quan hệ giữa các cá nhân và được bảo đảm bằng pháp luật dân sự” [31, tr.6] Hay trong Từ điển giải thích thuật ngữ luật học có định nghĩa: “Quyền dân sự

là cách xử sự được phép của chủ thể trong quan hệ dân sự Quyền dân sự hiểu theo nghĩa rộng là quyền của chủ thể được pháp luật quy định như là nội dung của năng lực pháp luật của chủ thể đó Quyền dân sự hiểu theo nghĩa hẹp là quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự nhất định mà chủ thể đó đang tham gia; quyền tự mình thực hiện những hành vi nhất định, quyền yêu cầu người

có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm” [22, tr.104] Khi quyền con người được pháp luật quy định thành các quyền cụ thể thì nó trở thành các quyền dân sự Mà quyền nhân thân lại là một khái niệm

Trang 29

được bao hàm trong nội dung quyền con người Vì vậy, quyền nhân thân là một quyền dân sự

Hai là, quyền nhân thân gắn liền với giá trị tinh thần của các chủ thể

Giá trị tinh thần được hiểu là toàn bộ hoạt động nội tâm của con người như ý nghĩ, tình cảm, Nói quyền nhân thân gắn liền với giá trị tinh thần của các chủ thể bởi nó phát sinh trong hoạt động nội tâm của mỗi chủ thể

Ba là, quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản

Như đã phân tích ở trên thì đối tượng của quyền nhân thân là những giá trị tinh thần, do đó, không thể đo, đếm được bằng tiền Chúng không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá Mặc dù, có một số quyền nhân thân gắn với tài sản nhưng bản chất của những quyền này vẫn là quyền nhân thân, chỉ có điều khi những quyền này được xác lập nó sẽ làm phát sinh quyền tài sản như: quyền cấp dưỡng, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,

Bốn là, quyền nhân thân không thể chuyển giao, trừ trường hợp pháp

luật có quy định khác

Điều này có nghĩa là, quyền nhân thân của mỗi cá nhân hay tổ chức phải do chính cá nhân hoặc tổ chức đó thực hiện Hay nói cách khác, quyền này không thể là đối tượng của các giao dịch dân sự như tặng cho, mua bán, trao đổi Ví dụ, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền đối với họ tên, Tuy nhiên, pháp luật cũng có một số trường hợp ngoại lệ như đối với trường hợp công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết đi thì quyền này có thể chuyển giao cho người thừa kế của tác giả Mặc dù vậy, những yếu tố luôn gắn liền với chủ thể như quyền đứng tên tác giả hay quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm thì không thể thay đổi hay chuyển giao được 1.2.1.3 Hiệu lực của quyền nhân thân

Trang 30

Quyền nhân thân luôn gắn liền với đời sống tinh thần của mỗi chủ thể,

nó là đặc điểm nhận dạng của mỗi chủ thể Do vậy, hiệu lực của quyền nhân thân là tuyệt đối, nó có thể tồn tại kể cả sau cái chết của cá nhân, pháp nhân

và có thể thừa kế hoặc hiến tặng (mức độ khác nhau tùy thuộc vào thẩm quyền và luật pháp của mỗi quốc gia) Chẳng hạn, một người bị bôi nhọ tên tuổi sau khi chết và người thừa kế kiện yêu cầu bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người đó Vậy, một câu hỏi đặt ra là trong trường hợp này người thừa kế

đó có quyền khởi kiện không khi người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm đã chết? Thực ra, nhân thân pháp lý của một người được xác lập khi người đó sinh ra, nhưng không hẳn mất đi khi người đó chết Cuộc sống xã hội mà một người trải qua tạo ra những giá trị gắn liền với tên tuổi của người đó khi còn sống; những giá trị ấy có thể tiếp tục tồn tại dù người đó không tồn tại nữa về phương diện vật chất Ta nói rằng, trong những trường hợp nhất định, nhân thân pháp lý có thể thoát ra khỏi thân xác của người mang nhân thân đó để tiếp tục là chỗ dựa của các quyền nhân thân của người này[20, tr.127]

1.2.2 Quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

1.2.2.1 Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín

Theo từ điển tiếng Việt xuất bản năm 2006 của Nhà xuất bản Đà Nẵng

và Từ điển luật học xuất bản năm 2006 của Nhà xuất bản Tư pháp thì danh dự của cá nhân được hiểu là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần và đạo đức tốt đẹp Đây là một khái niệm rộng gắn liền với một cá nhân xác định Danh dự của con người không tự nhiên mà có, nó phải được hình thành qua hoạt động thực tiễn Như vậy, danh dự chính là sự suy tôn các tiêu chuẩn đạo đức đối với con người, là một trong những yếu tố để khẳng định vị trí, vai trò và uy tín của cá nhân đó trong xã hội

Trang 31

Cũng theo từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2006 của Nhà xuất bản Đà Nẵng và Từ điển Luật học xuất bản năm 2006 của Nhà xuất bản Tư pháp thì nhân phẩm là tổng hợp những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân, là toàn bộ những yếu tố tạo nên giá trị của một con người

Uy tín là sự tín nhiệm, mến phục và kính trọng của mọi người xung quanh, của tập thể, cộng đồng đối với một cá nhân về một lĩnh vực nào đó như phẩm chất đạo đức, nhân cách

Từ những phân tích trên có thể thấy, danh dự, nhân phẩm và uy tín của

cá nhân là những yếu tố gắn liền với quyền nhân thân, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và quan điểm của thời đại lịch sử Nếu như khái niệm danh dự và uy tín có thể được dùng cho tổ chức hoặc cá nhân và được hình thành, phát triển theo thời gian thì nhân phẩm lại là khái niệm chỉ dành cho cá nhân và được hình thành kể từ thời điểm cá nhân đó được sinh ra và tồn tại theo thời gian

Đồng thời, danh dự, nhân phẩm và uy tín của mỗi cá nhân có mối quan

hệ gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau Danh dự có nội hàm rộng và ở một góc độ là giá trị xã hội nó còn bao hàm cả nhân phẩm và uy tín Nhân phẩm của mọi người trong xã hội là ngang nhau, còn danh dự và uy tín của mỗi người lại khác nhau tùy thuộc vào nhân cách, lối sống, thái độ ứng xử, tài năng và đạo đức của họ Mặc dù vậy, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mọi người trong xã hội đều được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng Mọi hành

vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân đều bị trừng trị nghiêm khắc Người có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật

1.2.2.2 Đặc điểm của danh dự, nhân phẩm, uy tín

Trang 32

Thứ nhất, danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân là những yếu tố

của quyền nhân thân Do vậy, nó gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho chủ thể khác vì bất cứ lý do gì Đồng thời, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cũng không phải là tài sản nên không thể quy đổi thành tiền, không thể định giá hay là đối tượng để mua, bán, tặng, cho, đặt cược, bảo lãnh trong các giao dịch dân sự Bản thân nó không tự nhiên phát sinh tài sản mà chỉ được bồi thường bằng tài sản khi có hành vi xâm phạm

Thứ hai, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nếu bị tổn thất thì

không thể khôi phục lại như tình trạng ban đầu Khi có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì việc áp dụng các chế tài xử lý cũng chỉ nhằm khắc phục hậu quả chứ không thể khôi phục lại như tình trạng ban đầu Bởi lẽ, nếu các loại tài sản thông thường khi bị thiệt hại thì hoàn toàn có thể thay thế bằng một tài sản cùng loại khác hoặc có thể bồi thường bằng một loại tài sản ngang giá là tiền thì riêng với danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, như đã nói ở trên, đây là yếu tố gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao, do

đó, khi có thiệt hại xảy ra không thể lấy danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác ra để thay thế, bồi thường được mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục phần nào thiệt hại

Thứ ba, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân có đặc tính lịch sử Có

thể thấy, ở mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau hoặc trong một hình thái kinh tế xã hội nhưng ở những giai đoạn lịch sử khác nhau thì quan điểm về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là khác nhau Ví dụ: Nếu trước đây, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân không được coi trọng hoặc có rất ít chế tài để xử lý đối với những hành vi xâm phạm thì ngày nay, vấn đề này đã được pháp luật của các quốc gia trên thế giới chú trọng hơn rất nhiều Đối với những hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có tính chất, mức độ

Trang 33

nghiêm trọng thì chủ thể gây thiệt hại ngoài việc phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

1.2.2.3 Quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân vừa là quyền

con người, vừa là quyền nhân thân

Trước hết, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là quyền con người

Nói như vậy bởi lẽ, từ nhiều năm trước đây, quyền này đã được pháp luật của các quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo vệ Kể cả trong Công ước quốc tế, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền là những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, vấn đề này cũng đã được quy định rất rõ ràng Cụ thể:

Tại Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 có ghi:

“1 Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín

2 Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ chống lại những can thiệp hoặc xúc phạm như vậy.” [1, Điều 17]

Hay Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 cũng khẳng định:

“Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy” [2, Điều 12]

Cùng với đó, để đảm bảo quyền này được thực thi trên thực tế, pháp luật Việt Nam cũng đã sớm có qui định về vấn đề này Từ Hiến pháp năm

1980 đã quy định: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm” [3, Điều 70] Đến Hiến pháp năm 1992 lại

tiếp tục ghi nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân

Trang 34

tại Điều 71 “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm” [4, Điều 71] Tiếp đến, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” [5, Điều 20]

Đồng thời, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín còn là một quyền nhân thân quan trọng của mỗi cá nhân

Đề cập đến việc bảo vệ danh dự và phẩm cách, nguyên tắc dân pháp

của Liên - Xô và các nước Cộng hòa liên bang có ghi: “Các công dân và tổ chức có quyền kiện trước tòa án để cải chính những tin tức bôi nhọ danh dự

và phẩm cách của mình nếu những kẻ tung ra những tin tức đó không chứng minh được là đúng với sự thực

Nếu những tin tức đó được truyền bá trên báo chí thì trong trường hợp không đúng với sự thực cũng phải được cải chính trên báo chí” [28, Điều 7].

Bên cạnh đó, dưới thời pháp luật phong kiến, Nhà nước ta cũng đã phần nào ghi nhận việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân Tuy vậy, phải đến khi có sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1995 thì quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân mới chính thức được công nhận là một quyền nhân thân riêng biệt Theo đó, tại Điều 33 của Bộ luật này có quy định:

“1 Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

2 Không ai được xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” [6, Điều 33]

Trang 35

Cùng với sự phát triển của xã hội, các quy định về quyền nhân thân cũng ngày một hoàn thiện hơn, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cũng không là ngoại lệ Có thể thấy, tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền này được quy định khá cụ thể và chi tiết:

“1 Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ

2 Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không

có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác

3 Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được

gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ

4 Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng

5 Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm,

uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

[8, Điều 34]

1.3 CƠ SỞ ÁP ĐẶT CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM DANH

DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN

Trang 36

Từ khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín như đã phân tích ở trên, có thể hiểu hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là hành vi của một chủ thể làm cho người nào đó bị xúc phạm, bị coi thường, bị khinh rẻ trong gia đình, tập thể, trong xã hội Tùy thuộc vào vị thế, vai trò, nhiệm vụ, tuổi tác của người bị thiệt hại mà mức độ của hành vi xâm phạm sẽ khác nhau

Theo đó, chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín

của cá nhân được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi mà một chủ thể phải gánh

chịu khi có những hành vi xúc phạm đến một cá nhân, khiến người đó bị gia đình, xã hội xa lánh, coi thường, khinh rẻ, mà giữa chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại trước đó không có giao kết hợp đồng

Pháp luật mỗi quốc gia khác nhau, ở từng thời kỳ tùy vào đặc điểm, cấu trúc, kỹ thuật pháp lý của mình sẽ xây dựng các cơ sở, điều kiện cho việc áp đặt chế tài đối với hành xi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu pháp luật so sánh và lịch sử pháp luật cho thấy, tuy có nhiều quy định khác nhau nhưng các quốc gia cũng chia sẻ một

số điều kiện chung để áp đặt chế tài dân sự đối với hành vi xâm phạm danh

dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân Các điều kiện đó thường là: (1) có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân; (2) có thiệt hại vật chất hoặc tinh thần xảy ra; (3) có quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại; (4) có lỗi; và (5) không thuộc các trường hợp miễn trừ trách nhiệm

Đơn cử như, theo quy định của Luật Hồng Đức (Quốc triều Hình luật), điều kiện để áp đặt chế tài đối với chủ thể có hành vi gây thiệt hại đó là: có tổn thất về vật chất, tổn thất về tinh thần và người gây thiệt hại có lỗi

Trang 37

Tổn thất vật chất được hiểu là sự xâm phạm đến tính mạng con người, tài sản Theo đó, chủ thể có hành vi gây thiệt hại vừa phải chịu chế tài hình sự (hình phạt) vừa phải bồi thường thiệt hại cho người bị xâm hại

Ví dụ, Điều 29 Luật Hồng Đức quy định:

“Tiền đền mạng – nhất phẩm, tòng nhất phẩm được đền 15.000 quan; nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9.000 quan; tam phẩm, tòng tam phẩm 2.000 quan; lục phẩm, tòng lục phẩm 1.000 quan; thất phẩm, tòng thất thẩm

500 quan; bát phẩm đến cửu phẩm 300 quan; thứ nhân trở xuống 150 quan.” [23, Điều 29]

Tổn thất tinh thần là một sự xâm phạm vào các quyền lợi ngoại sản nghiệp, các tình cảm hoặc các giá trị tinh thần hay luân lý như sự mất danh giá hoặc lòng đau thương đối với nạn nhân [18, tr.478] Vào thời Lê, những quy định về bồi thường tổn thất tinh thần được đưa ra chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi cho một bộ phận có địa vị trong xã hội lúc bấy giờ Chẳng hạn như Điều 473 Luật Hồng Đức có quy định:

“Đồng bực hay thua bực mà lăng mạ quan tam phẩm thì xử biếm một

tư Thua 2, 3 bực thì xử biếm hai tư Không có chức quan thì xử đồ làm khao đinh, phạt tiền tạ như luật Lăng mạ quan tứ phẩm trở xuống mà đồng bực hay thua bực thì luận tội theo thứ thượng giả, phẩm đồng cập

ti, các dĩ thứ luận Nhược tam phẩm quan mạ ti nhứt đẳng, nhị đẳng giả, biếm nhứt tư Ti tam đẳng, chỉ luận tạ tiền Tứ phẩm dị hạ mạ ti giả, diệc dĩ thứ luận ” [23, Điều 473]

Bên cạnh đó, Luật Hồng Đức còn có các quy định về bồi thường tổn thất tinh thần trong quan hệ hôn nhân và một số quan hệ xã hội cụ thể khác, quy định này được áp dụng với tất cả mọi người trong xã hội Điều 315 Luật

Hồng Đức quy định: “Nếu cha mẹ cô gái đã nhận sính lễ trong việc gả con

Trang 38

gái, sau đó lại từ chối gả con thì phải bồi thường thiệt hại về danh dự cho gia đình người con trai đã có sính lễ đó” [23, Điều 315]

Bên cạnh tổn thất vật chất và tổn thất tinh thần thì lỗi cũng là một yếu

tố không thể thiếu trong việc thành lập trách nhiệm Để áp đặt chế tài cho một chủ thể, pháp luật nhà Lê không chỉ xem xét đến thiệt hại mà còn quan tâm đến việc hành vi đó gây ra trong hoàn cảnh như thế nào, nhận thức chủ quan của chủ thể khi thực hiện hành vi gây tổn thất cho người khác ra sao Chẳng hạn, trong trường hợp người gây thiệt hại có lỗi cố ý thì tính nghiêm trọng của

nó tăng lên nhiều lần so với hành vi gây thiệt hại có lỗi vô ý, sơ ý Theo đó, chế tài áp dụng và khoản tiền bù đắp tổn thất khi phạm lỗi cố ý cũng lớn hơn rất nhiều so với khi phạm lỗi vô ý Có thể thấy, Quốc triều Hình luật quy định

về vấn đề này khá chặt chẽ, phần nào cho thấy sự đánh giá nghiêm khắc của các nhà làm luật ngay cả trong lĩnh vực dân sự

Nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới khi quy định về căn cứ phát sinh chế tài thấy có sự khác nhau Chẳng hạn: Cộng hòa Pháp khi xem xét căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường phải có ba điều kiện là: có thiệt hại xảy ra; có một sự kiện (sự kiện cố ý hoặc không cố ý); có mối quan

hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự kiện Ở Liên bang Xô Viết cũ, việc xác định trách nhiệm bồi thường dân sự chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau: có xử sự bất hợp pháp của đương sự, có mối quan hệ giữa xử sự bất hợp pháp và kết quả xảy ra; có lỗi của đương sự Ở Nhật Bản, việc xác định trách nhiệm căn

cứ vào rất nhiều yếu tố, bao gồm: có lỗi cố ý hay vô ý khi xảy ra thiệt hại; có năng lực trách nhiệm (có phân biệt giữa hành vi của người chưa thành niên và người ở trạng thái không có năng lực hành vi); tính trái pháp luật của hành vi khi xâm phạm quyền và gây thiệt hại; phải phát sinh thiệt hại; có quan hệ nhân quả thực tế giữa hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại và người

bị thiệt hại phải gánh chịu [26, tr.20-tr.21]

Trang 39

Ở Anh, trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín lại chỉ được áp dụng khi nguyên đơn chứng minh được ba yếu tố: hành vi có tính chất phỉ báng; hành vi đề cập đến nguyên đơn và hành vi được công bố Hành vi xâm phạm đó có thể đề cập đến người bị thiệt hại một cách trực tiếp hay gián tiếp, miễn là bên bị thiệt hại chứng minh được với một người bình thường, duy lý khi đọc hay nghe các tuyên bố đó sẽ cho rằng tuyên bố đó hướng đến mình Không nhất thiết tất cả xã hội nói chung hay bất

kì người nào trong xã hội đều phải có nhận thức như vậy, chỉ cần những người gần gũi hay biết nguyên đơn, khi đọc hay nghe tuyên bố xúc phạm có nhận thức rằng tuyên bố đó đề cập đến nguyên đơn là đủ [35, tr.9]

Trong một số trường hợp lỗi vô ý cũng có thể bị áp đặt chế tài Như trong vụ Newstead v London Express Newspaper Ltd (1940) khi Báo tin nhanh London đã đăng tin hoàn toàn trung thực về một người tên là Newstead sống ở Camberwell có quan hệ đa thê Nhưng tại khu vực đó cũng có một người tên là Newstead sinh sống và tờ báo lại không đăng đầy đủ địa chỉ của ông Newstead có quan hệ đa thê để giúp phân biệt giữa những người này với nhau Do đó, tờ báo đã bị áp đặt trách nhiệm [35, tr.9]

Về nguyên tắc, khi có thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra thì chủ thể gây thiệt hại phải chịu chế tài Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ dân sự, trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật cho phép chủ thể gây thiệt hại được miễn trách nhiệm:

Một là, hành vi xâm phạm phản ánh đúng sự thật

Điều 7 Nguyên tắc dân pháp của Liên – Xô và các nước Cộng hòa liên bang

có quy định: “Các công dân và tổ chức có quyền kiện trước tòa án để cải chính những tin tức bôi nhọ danh dự và phẩm cách của mình nếu những kẻ tung ra tin tức đó không chứng minh được là đúng với sự thực” [28, Điều 7]

Trang 40

Điều này có nghĩa là, trong trường hợp nếu người đưa ra tin tức đó chứng minh được những tin tức mình đưa ra là đúng với sự thật thì sẽ không phải chịu chế tài

Trong một bài viết về Internet và chế định trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm: Kinh nghiệm của Vương quốc Anh, TS Trần Kiên có viết: Tuyên bố đưa ra phản ánh đúng sự thật khách quan là sự biện hộ mạnh nhất cho một tuyên bố có khả năng xâm phạm uy tín, danh dự của người khác Bị đơn cần phải chứng minh rằng tuyên bố hay hành

vi của mình là đúng sự thật Bị đơn không cần phải chứng minh từng chi tiết trong tuyên bố của mình là đúng sự thật Thay vào đó, bị đơn chỉ cần chứng minh tuyên bố của mình khi nhìn nhận một cách tổng thể là phản ánh đúng sự thật Điều 5 Đạo luật về Hành vi xâm phạm uy tín, danh dự năm 1952 quy định khi một tuyên bố chứa đựng nhiều hơn hai sự cáo buộc khác nhau đối với nguyên đơn, thì bị đơn không cần phải chứng minh rằng mọi lời cáo buộc đều là đúng sự thật, cho đến mức độ nếu lời cáo buộc không đúng sự thật không gây ra tổn hại gì cho nguyên đơn và cáo buộc còn lại là đúng sự thật Quy định này đã được áp dụng trong án lệ nổi tiếng Gecas v Scottish Television (1992) trong đó Scottish Television đã phát phóng sự đưa ra một loạt cáo buộc khác nhau về sự tham gia của nguyên đơn Gecas vào nạn diệt chủng người Do Thái trong Thế chiến thứ 2, một trong các cáo buộc đó là không đúng sự thật nhưng nó không ảnh hưởng đến sự chính xác của các cáo buộc khác và cũng không làm tăng thêm thiệt hại về uy tín, danh dự của nguyên đơn.[35, tr.15-tr.16]

Hai là, hành vi xâm phạm là một bình luận hợp lý

Để được coi là một bình luận hợp lý, hành vi xâm phạm đó phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

Ngày đăng: 26/05/2020, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w